Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các
doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng
quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức
doanh nghiệp phù hợp. Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn
tiền tệ về các doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất mới. Song
thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ
sản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác động của
môi trường cạnh tranh. Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảm
bảo cho doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càng
phức tạp và nặng nề.
Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì trước hết doanh nghiệp phải
đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Nhưng làm thế nào để đẩy nhanh
tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đó cả là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phân
tích và đánh giá mọi mặt tình hình của doanh nghiệp cũng như tình hình thị
trường, khách hàng. kết hợp với năng lực, sự sáng tạo của các nhà quản lý
doanh nghiệp để tìm hướng đi đúng đắn.
Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững
trong cơ chế thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát
triển vươn lên. Ngược lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ
bị mất đi thị phần , dần dần loại bỏ m ình ra khỏi quá trình kinh doanh. Bởi
vậy, tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian thực tập tại Công ty sản
xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà trên cơ sở những lý luận đã được
học ở Trường đại học kinh tế quốc dân và những điều đã học được trong thực
tế của doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS.Nguyễn Thu
Thuỷ và các cán bộ trong các phòng ban của Công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà , tôi đã quyết định chọn đề tài :
“Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia
hơi của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà ”
Tôi mong rằng đề tài này trước hết có thể giúp bản thân mình tổng
hợp được tất cả những kiến thức đã học được trong nhà trường vừa qua và
sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà .
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương :
* Chương 1: Tổng quan chung về Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà.
* Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sản
xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
* Chương 3:Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm
bia hơi của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
66 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia hơi của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1
Luận văn
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt
động tiêu thụ sản phẩm bia hơi
của Công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2
Lời mở đầu
***************
Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các
doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng
quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức
doanh nghiệp phù hợp. Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn
tiền tệ về các doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất mới. Song
thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ
sản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác động của
môi trường cạnh tranh. Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảm
bảo cho doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càng
phức tạp và nặng nề.
Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì trước hết doanh nghiệp phải
đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Nhưng làm thế nào để đẩy nhanh
tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đó cả là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phân
tích và đánh giá mọi mặt tình hình của doanh nghiệp cũng như tình hình thị
trường, khách hàng... kết hợp với năng lực, sự sáng tạo của các nhà quản lý
doanh nghiệp để tìm hướng đi đúng đắn.
Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững
trong cơ chế thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát
triển vươn lên. Ngược lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ
bị mất đi thị phần , dần dần loại bỏ mình ra khỏi quá trình kinh doanh. Bởi
vậy, tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian thực tập tại Công ty sản
xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà trên cơ sở những lý luận đã được
học ở Trường đại học kinh tế quốc dân và những điều đã học được trong thực
tế của doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS.Nguyễn Thu
Thuỷ và các cán bộ trong các phòng ban của Công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà , tôi đã quyết định chọn đề tài :
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3
“Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia
hơi của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà ”
Tôi mong rằng đề tài này trước hết có thể giúp bản thân mình tổng
hợp được tất cả những kiến thức đã học được trong nhà trường vừa qua và
sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà .
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương :
* Chương 1: Tổng quan chung về Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà.
* Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sản
xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
* Chương 3:Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm
bia hơi của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Song do thời gian có hạn và sự nhận thức còn hạn chế, kinh nghiệm
còn hạn chế nên bài viết của tôi chắc chắn còn không ít khiếm khuyết. Vì vậy
tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cố giáo, các đồng chí
lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên trong Công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn ./.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4
CHƯƠNG I
Tổng quan về Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà
1. Giới thiệu chung về Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ
Việt Hà.
Tên công ty: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
- Quyết định thành lập số: 6130/QÐ-UB ngày 04/09/2002 của UBND Thành
phố Hà nội
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất bia hơn, nước khoáng, nước giải khát
+ Kinh doanh đầu tư, dịch vụ
- Vốn pháp định: 20.000.000.000 VNÐ
- Tổng vốn kinh doanh: 54.818.735.823 VNÐ
- Địa chỉ giao dịch: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
254 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
ÐT: 04. 8628664 Fax: 04. 8628665
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Bia Việt Hà: 493 Trương Định - Hoàng Mai -
Hà Nội
ÐT: 04.8646411
Fax: 04.8646412
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
Sự ra đời và phát triển của công ty Việt Hà có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiền thân của nhà máy là hợp tác xã cao cấp Ba Nhất chuyên
sản xuất dấm, mỳ, nước chấm để phục vụ nhân dân thành phố Hà Nội quyết
định chuyển sở hữu tập thể lên sở hữu toàn dân và HTX cao cấp Ba Nhất
được đổi tên thành Xí nghiệp nước chấm trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội,
chuyên kinh doanh những mặt hàng chủ yếu là nước chấm, dấm, tương với
phương tiện lao động thủ công, đơn sơ, sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh, giao
nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu.
Nghị quyết hội nghị trung ương VI và nghị quyết 25, 26 CP ngày
21/10/1981 của Chính phủ cho phép các xí nghiệp tự lập kế hoạch, một phần
tự khai thác vật tư nguyên liệu và tự tiêu thụ. Thực hiện nghị quyết này xí
nghiệp đã áp dụng cơ chế đa dạng hóa sản phẩm với nhiều chủng loại mặt
hàng như: rượu, mỳ sợi, dầu ăn, bánh phồng tôm, kẹo các loại phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng. Với thành tích đó ngày 25/4/1982 Xí nghiệp được đổi
tên thành nhà máy thực phẩm Hà Nội theo quyết định 1652 QĐ-UB của
UBND thành phố Hà Nội. Lúc này nhà máy có khoảng 500 công nhân, sản
xuất vẫn mang tính thủ công.
Trong thời kỳ này, tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu sản xuất
sản phẩm mới nhưng do nguồn cung ứng các sản phẩm gặp nhiều khó khăn và
do biến động giá cả nên tình hình sản xuất của nhà máy gặp nhiều khó khăn.
Ðể tháo gỡ tình trạng này, nhà máy đã có nhiều biện pháp năng động, trong
đó có áp dụng phương pháp tiền lương sản phẩm theo kết quả cuối cùng.Điều
này đã trở thành động lực để kích thích sản xuất phát triển.
- Giai đoạn 2: Thời kỳ 1987 - 1993 có những thay đổi lớn trong chính sách vĩ
mô của nhà nước theo quy định số 217/HÐBT ngày 14/11/1987 đã xác lập và
khẳng định quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Theo đó, nhà máy được
hoàn toàn tự chủ về tài chính, được quyền huy động và sử dụng mọi nguồn
vốn, tự xác định phương án sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và khả
năng doanh nghiệp, tuy nhiên với một cơ sở vật chất yếu kém cùng với một
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6
đội ngũ kỹ thuật địa phương đã hạn chế phần nào tính năng động cũng như
năng lực tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Bởi vậy để đa dạng hóa sản phẩm,
nhà máy đã mạnh dạn vay 2 tỷ đồng của quỹ SIDA để lắp đặt dây chuyền sản
xuất chai nhựa, tổ chức sản xuất nước chấm và lạc bọc đường xuất khẩu sang
Ðông Âu và Liên Xô. Nhờ đó nhà máy đã tạo được việc làm cho 600 công
nhân. Song đến năm 1990, Ðông Âu biến động nhà máy mất nguồn tiêu thụ,
không thể sản xuất mặt hàng này. Thời gian nầy, nhà máy hầu như không sản
xuất chờ giải thể. Ðứng trước tình hình khó khăn, ban lãnh đạo nhà máy đã đề
ra mục tiêu chính là: đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, tìm phương hướng
sản xuất sản phẩm có giá trị cao, liên doanh liên kết trong và ngoài nước.
Ðược các cấp, các ngành giúp đỡ, nhà máy đã quyết định đi vào sản xuất bia.
Đây là hướng đi dựa trên nghiên cứu về thị trường, nguồn vốn và phương
hướng lựa chọn kỹ thuật và công nghệ. Nhà máy đã mạnh dạn vay vốn đầu tư
mua thiết bị sản xuất bia hiện đại của Ðan Mạch để sản xuất bia lon Halida.
Tháng 6/1992 nhà máy được đổi tên thành nhà máy bia Việt Hà theo quyết
định 1224 QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội. Chỉ sau 3 tháng, bia Halida
đã thâm nhập và khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Khi Mỹ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam, hàng loạt hãng bia và
nước giả khát lớn trên thế giới đã vào thị trường Việt Nam. Nhà máy xác định
cần thiết phải mở rộng sản xuất và tất yếu phải liên doanh với nước ngoài.
Ngày 1/4/1993 nhà máy ký hợp đồng liên doanh với hãng bia Carberg nổi
tiếng của Ðan Mạch được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt dự án hợp tác
và đầu tư.Tháng 10/1993 liên doanh chính thức đi vào hoạt động. Trong liên
doanh, nhà máy góp cổ phần là 40%. Nhà máy liên doanh mảng bia lon, sau
đó liên doanh được tách ra thành nhà máy bia Ðông Nam á. Nhà máy bia việt
Hà chuyên sản xuất bia hơi.
Ngày 2/1/1994 nhà máy đổi tên thành công ty bia Việt Hà theo quyết
định 2817 QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội tại địa chỉ 254 Minh Khai
Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Năm 1997, nhà máy quyết định nhập dây chuyền sản xuất nước khoáng
với sản phẩm có tên gọi OPAL, hiện sản phẩm này đang trong giai đoạn chế
thử và thâm nhập thị trường.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7
Năm 1998 theo quyết định số 3598/QĐ-UB ngày 15/9/1998/ của UBND
thành phố Hà Nội, công ty tiến hành cổ phần hóa 1 phân xưởng sản xuất bia
tại 57 Quỳnh Lôi – Hà Nội thành Công ty cổ phần hưởng ứng chủ trương cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công ty bia Việt Hà góp cổ phần là 20 %.
Năm 1999, theo quyết định 5775/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội
ngày 29/12/1999, công ty bia Việt Hà được phép cổ phần hóa tiếp một bộ
phận của doanh nghiệp là trung tâm thể dục thể thao tại 493 Trương Định
thành công ty cổ phần, công ty giữ 37% số vốn điều lệ.
Đến năm 2002, theo Quyết định của UBND TP Hà Nội, 2 công ty là
Công ty kinh doanh thực phẩm vi sinh và xí nghiệp mỹ phẩm đã được sáp
nhập vào Công ty bia Việt hà.
Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng, đòi hỏi phải
điều chỉnh phù hợp với quy mô của công ty ngày 04 tháng 09 năm 2002.
Công ty bia Việt Hà được đổi tên thành "Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà" trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội theo quyết định số
6130/QÐ-UB của UBND TP Hà Nội, gọi tắt là công ty Việt Hà.
1.2. Một số đặc điểm của công ty:
Công ty Việt Hà là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách
pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, hoạt động theo luật doanh
nghiệp nhà nước, thuộc UBND thành phố Hà Nội dưới sự quản lý trực tiếp
của Sở công nghiệp Hà Nội.
Sản xuất kinh doanh của công ty được phát triển theo hướng đa dạng hóa
ngành nghề, bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh các loại bia, nước khoáng
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh, nhập
khẩu thiết bị, nguyên liệu, hóa chất cho nhu cầu sản xuất của công ty và
thị trường.
- Liên doanh liên kết với cấc đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, làm đại
lý, đại diện mở cửa hàng dịch vụ, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của
công ty và sản phẩm liên doanh.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tập trung vào sản xuất bia hơi và từng
bước đưa sản phẩm nước khoáng vào thị trường. Do đó, đòi hỏi công ty phải
từng bước cụ thể hóa nhiệm vụ chủ yếu này theo các bước:
1. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bia hơi.
2. Từng bước chiếm lĩnh thị trường không những trong địa bàn Hà Nội
mà còn mở rộng ra các tỉnh phụ cận.
3. Từng bước nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ CNV để
nắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển
của công ty.
1.2.1:Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của công ty:
Tổ chức sản xuất của công ty Việt Hà được thực hiện theo kiểu: Công ty
– Phân xưởng - Tổ sản xuất – Nơi làm việc. Các bộ phận sản xuất được bố trí
theo hình thức công nghệ , với phương pháp tổ chức là phương pháp dây
chuyền liên tục từ khâu nấu đến lên men , lọc , chiết bia và làm lạnh.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
9
Có thể khái quát bộ máy tổ chức của công ty bia Việt Hà như sau:
1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc: Có trách nhiệm điều hành, quản lý giám sát hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc - Phó
giám đốc phụ trách kỹ thuật - PGÐ phụ trách tổ chức và PGÐ phụ trách tổ
chức và kinh doanh. Các PGÐ đảm nhiệm những công việc cụ thể mà giám
đốc theo theo chức năng.
- Phòng bán hàng và marketing: Phòng bán hàng và maketing có
nhiệm vụ.
+Thực hiện công tác quảng cáo sản phẩm.
+ Tổ chức nghiên cứu thiết kế mẫu mã, bao bì của sản phẩm
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(kỹ thuật)
PHÓ GIÁM ĐỐC
(tổ chức)
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Tài chính - KD
Phòng kỹ
thuật
Phòng
KCS
Phòng vi
sinh
Phòng
y tế
Phòng
tổ
chức
Phòng
hành
chính
Phòng
bảo vệ
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phò ng
bán
hàng -
mar
keting
Phòn
kinh
doanh
vận tải
Ban
nước
OPAL
Phân xưởng sản xuất
bia hơi Việt Hà
Phân xưởng sản xuất
nước khoáng Opal
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
10
+ Tổ chức nghiên cứu chiến lược khuyến mãi nhằm tăng cường khả
năng cạnh tranh của sản phẩm
+ Tham gia tư vấn điều tiết giá cả cho lãnh đạo công ty.
+ Thiết kế kiểm tra các chương trình kích thích tiêu thụ
+ Duy trì mối quan hệ với các đại lý cấp I
+ Quản lý hàng tồn đọng tại các đại lý cấp I
+Quản lý và cấp phát các loại hàng hoá phục vụ quảng cáo - khuyến mại
- Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm cân đối tài chính kế toán,
đảm bảo an toàn vốn sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho giám đốc về hoạt
động quản lý tài chính.
+ Thực hiện xây dựng các mức chi phí của công ty
+ Quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tài chính.
+Theo dõi hạch toán chi phí sản xuất, định giá thành, phân tích hoạt
động kinh doanh .
- Phòng kế hoạch vật tư:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm từng tháng - quý năm cho
công ty.
+ Xây dựng kế hoạch về vật tư - nguyên vật liệu cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các quy trình công nghệ và
an toàn lao động. Theo dõi, kiểm tra tu sửa, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm và nhiệm thu
sản phẩm.Tham mưu cho Giám đốc về chương xây dựng chính sách về chất
lượng sản phẩm các giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Phòng tổ chức và phòng hành chính:
Chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hành chính của công ty, tổ chức
đào tạo, tuyển mộ và tuyển dụng lao động. Trưởng phòng hành chính có chức
năng chủ yếu sau:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
11
+ Thực hiện chức năng tài chính quản trị, trợ giúp cho giám đốc điều
hành sản xuất.
+ Sắp xếp nơi làm việc hội họp, mua sắm cấp phát văn phòng phẩm.
+ Thực hiện công tác tổ chức, thực hiện công tác nhân sự, chế độ chính
sách đối với người lao động; công tác đào tạo cán bộ kế cận; công tác tiền
lương và bảo hộ lao động.
- Phân xưởng sản xuất bia hơi:
- Quản lý thiết bị công nghệ sản xuất
- Quản lý công nhân
- Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp
- Ghi chép các số liệu ban đầu.
-Phòng kinh doanh vận tải: Bao gồm 40 đầu xe bao gồm các loại xe
đông lạnh có tải trọng từ 1000 kg -> 3500 kg. Phòng có nhiệm vụ vận chuyển
các thành phẩm từ công ty đến các đại lý cấp I trong địa bàn Hà Nội cũng như
các tỉnh từ Ðà Nẵng trở ra phía Bắc.
2: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ
tại công ty :
2.1: Ðặc điểm về sản phẩm bia hơi của Công ty bia Việt Hà
- Từ ngày thành lập đến nay và trải qua hơn 40 năm hoạt động công ty
đã có nhiều sản phẩm khác nhau biến đổi theo thời gian đã phù hợp với tình
hình chung của yêu cầu thị trường. Có thời kỳ sản phẩm của công ty ngoài
các mặt hàng như nước chấm, dấm, tương còn có kẹo, rượu. Nắm bắt được
tình hình thực tế của sự phát triển nền kinh tế từ 1993 đến nay sản phẩm chính
của công ty Bia Việt Hà là bia hơi với công nghệ sản xuất của Ðan Mạch.
Năm 1995 sản lương kế hoạch của công ty là 9 triệu lít, tương ứng với dây
truyền thiết bị sản lượng thực tế là 7,6 triệu lít đạt 84,49% kế hoạch. Con số
này gấp 2 lần những ngày đầu sản xuất nhưng hiện nay sản lượng kế hoạch là
15 triệu lít và sản lượng thực tế là 16 triệu lít đạt 106,67%.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
12
- Bia là một loại đồ uống được sản xuất từ một loại hạt nảy mầm được
gọi là Malt (đại mạch) và hoa Houblon (hoa tạo hương bia). Những nguyên
liệu này chủ yếu là được nhập khẩu từ nước ngoài. Về cảm quan bia có màu
vàng óng ánh, trong suốt, có bọt mịn xốp trắng tinh. Hương vị đặc biệt được
tạo ra do một loạt các biến đổi vi sinh. Vị đắng dễ chịu hài hoà với cảm giác
mát, tê trong miệng, cảm giác đặc biệt khác với tất cả các loại nước giải khát
khác. Co2 hoà tan trong bia sau khi uống được giải phóng sẽ thu nhiệt của cơ
thể giúp cho người uống có cảm giác mát mẻ và nhanh chóng giảm cơn khát.
- Về dinh dưỡng: Bia là loại nước giải khát nếu sử dụng đúng mức sẽ
làm cho con người ta thoải mái dễ chịu tăng cường sức lực cho cơ thể. So với
chè và cà phê bia là loại sản phẩm không chứa các kim loại có hại, so với
rượu thì hàm lượng etylic trong bia thấp hơn do đó ảnh hưởng thấp đến cơ
thể. Mặt khác các chất hoà tan trong bia rất dễ hấp thụ và gần như được hấp
thụ hoàn toàn ( 95%). Một lít bia có thể cung cấp 400 - 800 kcal cho cơ thể.
Ngoài ra bia còn giúp cho quá trình tiêu hoá và làm cho con người ta ăn ngon
miệng.
- Lần đầu tiên bia được xuất hiện tại miền Bắc nước ta vào những năm
1957 - 1958 và đó vẫn là thứ đồ uống xa lạ với mọi người. Khi đó người ta
phải pha bia với 1loại nước là Soda để giảm vị đắng. Số lượng người tiêu
dùng bia rất ít. Dần dần người ta nhận ra tác dụng của đồ uống này đối với
sức khoẻ và bia trở lên thông dụng hơn người ta không chỉ uống bia vào
những ngày nóng nực mà còn uống cả vào những ngày mùa đông giá lạnh,
khô hanh. Ðặc biệt trong những dịp lễ tết, hội nghị , bia trở thành một thứ đồ
uống không thể thiếu. Trong tương lai bia sẽ trở thành 1 thứ đồ uống rất được
ưa chuộng và công nghệ sản xuất bia sẽ phát triển rất mạnh.
- Bia hơi là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho đông đảo nhân dân lao
động. Chính vì vậy nó có 1 thị trường vô cùng rộng lớn nhất là các khu công
nghiệp - thành phố - thị xã - thị trấn - khu du lịch... Bia hơi tiêu thụ mạnh vào
mùa hè tức là nó là sản phẩm mang tính mùa vụ còn mùa đông thì nhu cầu thị
trường giảm đi. Sự khác nhau trong đặc điểm tiêu dùng của từng mùa đã làm
cho quá trình sản xuất bia của công ty bia Việt Hà có những nét riêng biệt.
Công ty đã nghiên cứu và bố trí sản xuất theo từng mùa. Vào mùa đông sản
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
13
lượng cung cấp ra thị trường là tương đối đủ. Còn vào mùa hè (tháng 4 - 8)
sản lượng cung cấp ra thị trường thường thiếu khoảng 30% nên công ty đã bố
trí sản xuất cho công nghệ với một cường độ làm việc cao hơn và công nhân
có thể phải làm việc tới 12h/ngày. Tuy vậy bia vẫn không đủ bán có năm
công ty phải thuê thêm lao động theo dạng hợp đồng thời vụ để làm các công
việc phụ trợ giải quyết nhu cầu sản xuất thực tế của những tháng cao điểm.
- Bia có thành phần từ các nguyên liệu chủ yếu là : Gạo, Malt, hoa
Houblon cùng đường và 1 số loại hoá chất khác. Nhiên liệu sử dụng trong sả
xuất bia là : Điện và Than. Định mức cho 100lít bia mà công ty sản xuất như
sau:
- Malt: 13 kg - Than: 10 kg
- Gạo: 6 kg - Điện: 15 kw
- Hoa Houblon: 1 kg - Đường hoá chất: 1,5 kg
Khác với các sản phẩm khác sản phẩm bia khi sản xuất đòi hỏi yêu cầu
về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao mới cho cho 1 sản phẩm có
chất lượng. Song mặt khác nó yêu cầu có một chế độ bảo quản nghiêm ngặt
trong 1 khoảng nhiệt độ thấp từ lúc là thành phẩm hoàn chỉnh đến khi tiêu
dùng. Ðặc điểm này của bia hơi có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ
sản phẩm. Nếu làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác duy
trì và phát triể