Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và an toàn của các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Thanh Xuân

Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trình lên ngân hàng xem xét thường là phương án hoàn hảo do đó khi tiếp nhận ngân hàng phải xem xét tìm hiểu thông tin nhiều chiều. Nếu nhận thấy đó là doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, có kết quả kinh doanh tốt thì ngân hàng nên xét cho vay đủ nhu cầu vay. Mặc dù tài sản thế chấp chỉ cho phép nhu cầu vốn vay nhưng ngân hàng nên xem xét để doanh nghiệp được vay theo nhu cầu vốn.(Cho vay tín chấp một phần) Sở dĩ ngân hàng nên cho vay tín chấp một phần vì như vậy doanh nghiệp sẽ có đủ vốn thực hiện phương án và có lãi để trả nợ. Nếu ngân hàng không xét cho họ vay vốn thì họ sẽ phải đi huy động vốn từ nhiều nguồn phi ngân hàng ví dụ vay nặng lãi với lãi suất cao gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng. Lúc đó, chính bản thân ngân hàng sẽ là người bị thiệt vì đã bỏ lỡ khoản dư nợ và khách hàng vì quan hệ cá nhân sẽ trả nợ cho khoản vay phi ngân hàng trước nhất do vậy ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng có phát sinh nợ quá hạn. Trong quá trình xem xét yêu cầu vay vốn, nếu ngân hàng thấy phương án sản xuất kinh doanh vẫn đảm bảo có lãi nhưng về phía tài sản bảo đảm, ngân hàng thấy có khả năng xuất hiện cạnh tranh liên quan đến chủ nợ khác của người đi vay thì ngân hàng kiên quyết yêu cầu khách hàng xác nhận quyền ưu tiên khi xử lý đảm bảo và chỉ cho vay theo đúng quy định nhằm trách rủi ro. Việc giám sát sau khi phát tiền vay phải đặc biệt chú trọng nhất là giám sát sự biến sự biến động của tài sản đảm bảo.

pdf41 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và an toàn của các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN CỦA CÁC KHOẢN TÍN DỤNG CÓ BẢO ĐẢM CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY 1.1. KHÁI NIỆM BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY. 1.1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay là việc bảo về quyền lợi của người cho vay dưa trên cơ sở thế chấp cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thư ba. Các ngân hàng và các định chế tài chính khác coi bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất (các lưu chuyển tiền tệ) không thể thanh toán được nợ. Nếu cho vay kinh doanh thì nguồn thu nợ thứ nhất là từ doanh thu thực tế (cho vay ngắn hạn) hoặc khấu hao và lợi nhuận (cho vay trung và dài hạn). Còn trong cho vay tiêu dùng thì nguồn thu nợ thứ nhất là các khoản thu nhập các nhân như tiền lương, lợi tức từ cổ phiếu, trái phiếu. Tất cả các nguồn thu nợ thứ nhất đều được thể hiện dưới dạng lưu chuyển tiền tệ của người đi vay. Thực tế trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì có thể có nhiều lý do dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không được thực hiện, nếu không có nguồn bổ sung tất yếu thì TCTD sẽ gặp rủi ro. Chính vì thế, các ngân hàng thường yêu cầu người vay phải có bảo đảm cần thiết đó chính là bảo đảm tiền vay. 1.1.2. Biện pháp bảo đảm tiền vay. Theo Thông tư 06/NHNN1 thì có hai biện pháp bảo đảm tiền vay: 1.1.2.1. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Theo loại hình cho vay này, thì khách hàng không cần phải có bảo đảm bằng tài sản cho món vay của mình, khách hàng thường là khác truuyền thống có quan hệ tín dụng lành mạnh có uy tín với ngân hàng. Theo loại hình cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì lại được chia thành 3 loại như sau: a) Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản do TCTD lựa chọn. Theo phương thức này, ngân hàng chỉ áp dụng với những khách hàng lớn có uy tín và quan hệ lâu năm với ngân hàng. Khách hàng có nguồn thu ổn định lưu chuyển tiền tệ thuần dương thì các ngân hàng ít khi yêu cầu khách hàng thuộc nhóm này có bảo đảm tiền vay. Hiện nay những Tổng công ty 90, 91 các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi thì ít hoặc hiếm khi đưa ra biện pháp bảo đảm tiền vay khi tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng vì họ có dòng tiền thường xuyên ra và vào ngân hàng với số lượng lớn. Ngân hàng không yêu cầu các cơ quan này có bảo đảm tiền vay vì việc thu hút khách hàng nhóm này là chiến lược của các ngân hàng. b) Cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. Khi có chỉ định của Chính phủ hay nói theo cách khác đối với những món vay được Chính phủ bảo lãnh thì mức độ an toàn là rất cao nên NH thường cho vay mà không yêu cầu có tài sản bảo đảm. Chính phủ là cơ quan quản lý của ngân hàng Trung ương mà ngân hàng Trung ương lại là cơ quan quản lý của NHTM vì thế những món vay có Chính phủ bảo đảm là rất an toàn hơn thế nữa nó thể hiện quan hệ cấp trên đối với cấp dưới. c) Cho vay cá nhân hộ gia đình nghèo có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể. Loại hình cho vay này áp dụng phổ biến trong lĩnh vực cho vay hộ nông dân. Trong phạm vi chuyên đề tốt nghiệp này chúng ta không đề cập đến loại hình cho vay này. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không được áp dụng không rộng rãi trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam do đó chúng ta sẽ không đi sâu vào vấn đề này mà chỉ điểm qua các loại hình cho vay không có bảo đảm bằng tài sản mà tập trung vào cho vay có bảo đảm bằng tài sản. 1.1.2.2. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Đối với loại hình cho vay này khách hàng cần có tài sản thuộc sở hữu của chính mình để cầm cố thế chấp tại ngân hàng hoặc có thể được bảo lãnh bằng tài sản từ bên thứ 3 hoặc cũng có thể sử dụng tài sản từ tiền vay để bảo đảm cho món vay của mình. Nói chung bất kỳ tài sản hay quyền về tài sản được giao dịch mà có khả năng tạo ra lưu chuyển tiền tệ thì đều được làm bảo đảm. Tuy nhiên dưới góc độ người cho vay tổ chức tín dụng sẽ xét cho vay những món vay mà bảo đảm phải có ba đặc trưng. * Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm. Nghĩa vụ được bảo đảm gồm vốn gốc, lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phí khác trừ trường hợp các bên thoả thuận lãi và các chi phí không thuộc phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bảo đảm tín dụng không chỉ mang ý nghĩa là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa thúc giục người đi vay phải trả nợ đúng hạn nếu không tài sản của họ sẽ bị phát mại đồng nghĩa với việc họ sẽ mất tài sản. Nếu như giá trị của bảo đảm nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm người đi vay sẽ có động cơ không trả nợ. Đặc trưng này được thể hiện rất rõ thông qua mức cho vay của tổ chức tín dụng với một khách hàng có bảo đảm. Mức cho vay mà tổ chức tín dụng xác định thường chỉ đạt tới 70% giá trị của bảo đảm. Chẳng hạn như nếu giá trị quyền sử dụng đất là 100 triệu thì mức cho vay không vượt quá 70 triệu. * Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ. Đặc trưng này thể hiện tính lỏng của tài sản, mức độ chuyển tài sản thành tiền là nhanh hay chậm, dễ dàng hay không dễ dàng. Nhìn chung mức độ thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của người cho vay. Người cho vay khó chấp nhận tài sản khó bán. Tài sản có mức độ thanh khoản trung bình có thể được chấp nhận nhưng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý. * Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên và xử lý tài sản. Đặc trưng này phải thể hiện được các mặt sau: tài sản sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo lãnh, được pháp luật cho phép giao dịch và có đủ cơ sở pháp lý để ngân hàng - chủ thể cho vay - được quyền ưu tiên xử lý tài sản nhằm thu nợ khi người đi vay không thanh toán đúng hạn. a) Cho vay bảo đảm bằng cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng. a.1. Cho vay cầm cố tài sản của khách hàng. Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ 3 giữ. Những tài sản nếu không có đăng ký quyền sở hữu thì những tài sản đó phải chuyển cho bên cho vay giữ. Thông thường ngân hàng thường cầm cố hàng hoá, giấy tờ có giá vì chúng dễ dàng chuyển thành tiền mặt để thanh toán đủ nợ gốc lãi và lãi quá hạn cho ngân hàng. Đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì tài sản có thể giao cho bên cho vay hoặc thoả thuận để bên đi vay sử dụng tài sản nhưng giấy tờ đăng ký quyền sở hữu do ngân hàng hoặc bên thứ ba giữ. Tài sản cầm cố là các giấy tờ có giá trị, kim loại quý, đá quý thì ngân hàng cần phải thận trọng vì có thể bị giả mạo. Ngân hàng cần xem xét tính hợp pháp của cơ sở cấp giấy tờ đó. Cho vay cầm cố tài sản là loại hình cho vay thủ tục đơn giản và ít rủi ro. Ngân hàng hiện nay thường chuộng loại hình thức cho vay này đặc biệt là cầm cố bằng giấy tờ có giá. a.2. Cho vay có bảo đảm bằng thế chấp tài sản của khách hàng. Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên cho vay. Theo quy định của Luật dân sự và Luật đất đai thì có hai loại thế chấp: thế chấp bất động sản và thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. * Thế chấp bất động sản. Bất động sản là tài sản không di dời được (nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh). Ngoài ra còn có cả hoa lợi lợi tức, khoản tiền bảo hiểm phát sinh từ bất động sản thế chấp. * Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế sử dụng ổn định lâu dài. a.3. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên bảo lãnh. Bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản là bên bảo lãnh phải có tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Việc bảo lãnh tài sản được thực hiện theo biện pháp cầm cố hoặc thế chấp tài sản. Thực chất đây là hình thức bảo đảm kép nhằm đề phòng khi người bảo lãnh không thực hiện được đúng nghĩa vụ thì ngân hàng có thể xử lý tài sản kèm theo bảo lãnh. a.4. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Hình thức bảo đảm này thường là thế chấp tài sản. Khách hàng được xét cho vay phải là khách hàng có uy tín, thời hạn của khoản vay thường là trung dài hạn. Thông thường chỉ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực sự có uy tín mới được xét cho vay theo hình thức này. 1.2. NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TIỀN VAY, THỦ TỤC HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM. 1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay. Tổ chức tín dụng là người được ra yêu cầu bảo đảm tiền vay đối với khách hàng. Và khi thực hiện cho vay một món vay, tổ chức tín dụng đưa ra bốn nguyên tắc bảo đảm tiền vay sau: Thứ nhất, tổ chức tín dụng quyết định cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm do đó tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng dựa trên quan hệ của mình với khách hàng để xem xét yêu cầu của mình với khách hàng để xem xét có yêu cầu bảo đảm hay không. Nếu tổ chức tín dụng tự thấy khách hàng có uy tín lâu năm, có quan hệ tín dụng lành mạnh thì có thể cấp tín dụng mà không yêu cầu bảo đảm. tổ chức tín dụng hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi cho vay không có bảo đảm của mình. Nếu có rủi ro thì tổ chức tín dụng phải hoàn toàn tự cân đối để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của mình và của toàn hệ thống. Thứ hai, là khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản mà bên đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có dấu hiệu vi phạm hợp đồng tín dụng thì tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng phải có biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu nợ trước hạn. Sau khi phát tiền vay, tổ chức tín dụng tiến hành giám sát tín dụng. Giám sát tín dụng là đánh giá mức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng. Trong quá trình giám sát, tổ chức tín dụng mà thấy bất kỳ dấu hiệu rủi ro nào thì phải có biện pháp nhắc nhở hoặc sử dụng biện pháp mạnh (như nêu trên) để đảm bảo khoản tín dụng đó an toàn có chất lượng. Thứ ba, là tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh khoản cho khoản nợ (gốc + lãi). Tổ chức tín dụng không phải hỏi ý kiến của chủ tài sản vì tổ chức tín dụng được phép làm như thế là do điều khoản đó đã được ghi trong hợp đồng bảo đảm và được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng và được Chính phủ cho phép xử lý theo NĐ178. Thứ tư, sau khi đã xử lý bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Điều này xảy ra khi số tiền thu được từ xử lý tài sản đảm bảo chưa đủ để thanh toán nợ vay. Trong trường hợp này tổ chức tín dụng vẫn có quyền truy đòi người đi vay số còn thiếu hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. 1.2.2. Thủ tục hợp đồng bảo đảm. 1.2.2.1. Hợp đồng bảo đảm. Kèm theo với hợp đồng tín dụng thì có một hợp đồng rất quan trọng đó là hợp đồng bảo đảm. Hợp đồng bảo đảm xét về nguyên tắc thì phải lập thành hợp đồng riêng, nhưng cũng có trường hợp không cần phải lập thành một hợp đồng riêng mà chỉ ghi chung vào hợp đồng tín dụng. Chẳng hạn ở hệ thống Ngân hàng công thương thì việc cầm cố tài sản là giấy tờ có giá thì giám đốc chi nhánh có thể xem xét không cần lập hợp đồng cầm cố riêng mà có thể ghi chung vào hợp đồng tín dụng (Công văn 1472/CV - NHCT5) Tuy nhiên đối với trường hợp thế chấp (thế chấp giá trị quyền sử dụng đất) và bảo lãnh thì bắt buộc phải lập hợp đồng bảo lãnh riêng, thành văn bản riêng. 1.2.2.2. Việc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc công chứng hay không công chứng tài sản bảo đảm là do các bên thoả thuận với nhau. Việc giao dịch bảo đảm có phải đăng ký hay không được quy định tại nghị định 08/NĐ-CP. Thông thường các loại hình cho vay bằng hình thức cầm cố chứng khoán ít khi đòi hỏi phải có đăng ký, vì bản thân chứng khoán ghi danh, không ghi danh đều có tên số tiền và được ghi trong hợp đồng tín dụng. Tuy vậy, nhưng trường hợp sau đây pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký tài sản bảo đảm đó là: các tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản bảo đảm giao cho bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (Nghị định 08/2000/NĐ-Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm). Trong hệ thống Ngân hàng công thương thì theo tinh thần Công văn 1219/NHCT5 thì Ngân hàng công thương giao cho các chi nhánh xem xét thoả thuận với khách hàng có chứng thực tài sản hay không. Đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất thì việc đăng ký giao dịch được thực hiện tại Sở Địa chính nhà đất tỉnh hoặc thành phố nơi ngân hàng có giao dịch với khách hàng. 1.2.2.3. Việc chuyển giao tài sản bảo đảm. Đối với tài sản cầm cố là chứng khoán, giấy tờ có giá thì sau khi hợp đồng tín dụng được đăng ký thì các chứng từ đó sẽ chuyển cho ngân hàng bảo quản. Bên đi vay được ngân hàng giải ngân. Đối với tài sản cầm cố là máy móc thiết bị không gắn liền với nhà xưởng đất đai (động sản) mà lại cũng không có chứng nhận quyền sở hữu thì theo Thông tư liên tịch 12/2000/TTLT-NGNN-BTP-BTC-TCĐC quy định: nếu tổ chức tín dụng nhận cầm cố thì doanh nghiệp phải có giấy chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền quản lý sử dụng đối với các doanh nghiệp và phải giao cho tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy tờ này. Khi cơ quan đăng ký quốc gia thành lập sẽ tiến hành việc đăng ký giao dịch theo quy định của Chính phủ. Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản với tài sản là hợp đồng mua bán cho tặng tài sản, hợp đồng theo quy định của Bộ Tài chính, chứng từ nộp tiền, văn bản giao tài sản, biên bản nghiệm thu công trình và các giấy tờ khác kèm theo. Đối với tài sản thế chấp không phải là giá trị quyền sử dụng đất thì tổ chức tín dụng thực hiện như đối với tài sản cầm cố. Còn đối với tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất thì tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tránh trường hợp khách hàng sử dụng một tài sản thế chấp cho nhiều món vay tại nhiều tổ chức tín dụng mà tổng giá trị tài sản lại nhỏ hơn tổng giá trị nghĩa vụ.(Hiện nay theo Nghị định 178 thì một tài sản chỉ được thế chấp tại một TCTD) 1.2.2.4 Định giá tài sản bảo đảm. Về nguyên tắc, việc định giá tài sản bảo đảm phải theo giá thị trường. Nếu định giá cao hơn thị trường có thể dẫn đến khi phát mãi tài sản (hoặc chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng) trong trường hợp khách hàng không trả nợ, Ngân hàng không thu hồi đủ nợ gốc lãi và chi phí khác. Nếu định giá thấp hơn giá thị trường sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và làm suy yếu tính cạnh tranh của ngân hàng. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm phải được thực hiện tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, việc xác định này chỉ làm cơ sở để xác định mức cho vay của tổ chức tín dụng chứ không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác định phải được lập thành văn bản kèm theo hợp đồng bảo đảm. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất là vấn đề rất phức tạp. Đó là do trong điều kiện Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý nhưng pháp luật cho phép người sử dụng đất do Nhà nước giao hoặc cho thuê được quyền thế chấp. Do đó, khi nhận bảo đảm ngân hàng phải xác định giá trị quyền sử dụng đất và giá trị của hợp đồng thuê đất. Hiện nay giá trị quyền sử dụng đất có 2 loại giá khác nhau đó là giá thị trường và giá theo quy định của Nhà nước. Khi xác định giá trị tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng cần xem xét trên cơ sở giá thị trường có sự tham khảo mức giá quy đinh của Nhà nước. Hai loại giá này thường không khớp nhau, mức giá thị trường thường cao hơn mức giá do Nhà nước quy định rất nhiều. Đây chính là điểm bất cập khi xét cấp tín dụng cho món vay có bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất. Đối với đất do Nhà nước cho thuê, giá trị quyền sử dụng đất được xác định trên cơ sở tiền thuê đã trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đã trả cho thời gian đã sử dụng và cộng thêm tiền đền bù thiệt hại khi được Nhà nước cho thuê đất nếu có. Đối với tài sản bảo đảm không phải giá trị quyền sử dụng đất thì các bên có thể thoả thuận về giá trị của tài sản hoặc thuê tổ chức tư vấn có chuyên môn xác định giá trị trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm xác định có tham khảo giá quy định của Nhà nước giá trị còn lại trên sổ sách và các yếu tố khác về giá. Việc định giá tài sản bảo đảm là vấn đề phức tạp. Vì vậy để định giá chính xác phải tổ chức theo hướng chuyên môn hoá về nghiệp vụ định giá tài sản bảo đảm. Đối với món vay lớn thì chi nhánh ngân hàng phải thành lập tổ thẩm định. Theo hệ thống ngân hàng công thương thì đối với một mốn vay lớn bắt buộc phải lập tổ thẩm định tài sản bảo đảm bao gồm những thành viên sau:  1 đồng chí trong ban giám đốc chi nhánh.  1 đồng chí trưởng hoặc phó phòng kinh doanh.  2 cán bộ phòng kinh doanh. Trong trường hợp mức cho vay hơn 100 triệu thì chi nhánh xem xét quyết định lập hay không lập tổ thẩm định tài sản bảo đảm phù hợp với thực tế tại chi nhánh như việc xác lập phải lập thành văn bản. (Công văn 1219 và 1472/CV-NHCT5) Sở dĩ phải quy định như trên vì nếu địa bàn của ngân hàng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khoản tín dụng. Chẳng hạn ở địa bàn thành phố thì món vay < 100 triệu ta không cần phải phải lập tổ thẩm định nhưng nếu ngân hàng và khách hàng ở địa bàn nông thôn thì món vay gần 100 triệu phải thành lập tổ thẩm định tài sản bảo đảm. 1.3. XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM. 1.3.1. Trường hợp khách hàng phải trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Đối với ngân hàng với tư cách là chủ nợ việc xử lý tài sản bảo đảm phải đảm bảo thoả mãn tốt nhất hai yêu cầu sau: - Số tiền thanh toán là giá bán sau khi đã trừ hết chi phí phải ở mức giá bán sát giá thị trường ở thời điểm tốt nhất với chi phí thấp nhất. - Thời gian xử lý tài sản: Cần phải xử lý nhanh tài sản nếu sử lý chậm sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng vì hai lý do sau:  Ngân hàng không thu được lãi tiền vay trong khi vẫn phải trả lãi tiền gửi do vốn bị đóng băng  Kéo dài thời gian gây tốn kém chi phí và giảm giá trị tự nhiên của tài sản. Hợp đồng bảo đảm không có thời hạn riêng mà thời hạn của nó phụ thuộc vào hợp đồng tín dụng. Điều này nghĩa là khi người đi vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ được đảm bảo bằng tài sản thì thời hạn thế chấp chấm dứt. Sau khi người đi vay trả hết nợ (vốn gốc + lãi) ngân hàng sẽ trả lại giấy chứng nhận sở hữu tài sản thế chấp cho người vay và lập giấy xác nhận giải toả tài sản bảo đảm gửi đến cơ quan đơn vị có liên quan. 1.3.2. Trường hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn. Trong trường hợp này ngân hàng xem xét liệu tình hình tài chính của khách hàng có thể được cải thiện theo hướng tốt hay không. Nếu được, thì các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm chưa cần phải áp dụng, ngân hàng tổ chức tư vấn lập giải pháp ngăn ngừa khoản nợ xấu, và tiếp tục theo dõi. Nếu như biện pháp này được thực hiện và thành công thì ngân hàng vừa giúp cho khách hàng và cũng là giúp cho mình. Ngân hàng không phải bao giờ cũng thành công trong việc giúp khách hàng vì như thế ngân hàng chịu thiệt vì vốn bị đóng băng. Một trong những giải pháp mà ngân hàng áp dụng đó là tiến hành xử lý bảo đảm tiền vay. 1.3.2.1. Xử lý tài sản cầm cố. a. Xử lý tài sản tài chính và các quyền về tài sản. Tài sản tài chính là các giấy tờ có giá, tiền gửi hoặc tiền ký quỹ tại các tổ chức tín dụng,
Tài liệu liên quan