1. Xác định thẩm quyền xem xét việc khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai.
2. Thụ lý vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai
3. Xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai
4. Xác minh, thu thập chứng cứ đối với vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai
5. Giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hành chính
6. Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đối với vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Nguyễn Huy Du Thẩm phán-Trưởng ban Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: 1. Xác định thẩm quyền xem xét việc khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai. 2. Thụ lý vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai 3. Xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai 4. Xác minh, thu thập chứng cứ đối với vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai 5. Giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hành chính 6. Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đối với vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai. 1. Xác định thẩm quyền xem xét việc khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai Thẩm quyền chung Tòa án chỉ thụ lý các khiếu kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong các lĩnh vực sau đây: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 1. Xác định thẩm quyền xem xét việc khởi kiện vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 7. Thống kê, kiểm kê đất đai; 8. Quản lý tài chính về đất đai; 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công khai về đất đai. Thẩm quyền theo cấp tòa án: Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đối với Tòa án cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quản lý đất đai của UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và của UBND xã, phường, thị trấn. Thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết, vừa có đơn khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quản lý đất đai 1. Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện làm văn bản lựa chọn cơ quan giải quyết (hoặc Tòa án hoặc cơ quan quản lý về đất đai cấp trên); trường hợp người khởi kiện không làm được văn bản lựa chọn thì Tòa án phải lập biên bản về việc người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết. 2. Trường hợp QĐHC, HVHC chỉ liên quan đến một người: TH1. Lựa chọn Tòa án giải quyết: Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp trên giải quyết khiếu nại biết và yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án (nếu có) TH2. Lựa chọn người có thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp trên giải quyết: Tòa án căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 109 của BLTTHC trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý và có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án xem xét để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục chung. 3. Trường hợp QĐHC, HVHC có liên quan đến nhiều người 3.1. chỉ có một người vừa khởi kiện VAHC tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính cấp trên giải quyết khiếu nại, những người khác còn lại không khởi kiện, không khiếu nại thẩm quyền giải quyết được thực hiện như trong trường hợp 2. 3.2. Trường hợp có nhiều người vừa khởi kiện VAHC tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và những người này đều lựa chọn một trong hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện như trong trường hợp 2. 3.3. Trường hợp có nhiều người vừa khởi kiện VAHC tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, trong đó có một hoặc một số người lựa chọn Tòa án giải quyết và một hoặc một số người lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết phân biệt như sau: - Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại độc lập với nhau thì người khiếu nại ở cơ quan nào thì cơ quan đó giải quyết (TA thông báo với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại). - Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện không độc lập với nhau thì TA giải quyết và thông báo...và yêu cầu chuyển hồ sơ giải quyết khiếu nại. . 2. Thụ lý vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai Quyền khởi kiện vụ án hành chính Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện VAHC đối với QĐHC, HVHC liên quan đến quản lý đất đai trong trường hợp: + không đồng ý với QĐHC, HVHC của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai + đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết + đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại Thời hiệu khởi kiện - Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 104 của LTTHC thì thời hiệu khởi kiện đối với QĐHC, HVHC, là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được QĐHC, HVHC . - Thời hiệu khởi kiện bao gồm vấn đề sau: + Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện VAHC + Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan +Thời hiệu khởi kiện đối với QĐHC, HVHC liên quan đến quản lý đất đai Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính Phân biệt trường hợp “kể từ ngày nhận được”, trường hợp “kể từ ngày biết được” (điểm a khoản 2, Điều 104) như sau: a. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi QĐHC, HVHC và họ là đối tượng được nhận quyết định thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ nhận được QĐHC. b. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi QĐHC, HVHC và họ không phải là đối tượng được nhận quyết định và thực tế là họ không nhận được quyết định đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ biết được quyết định đó. c. Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật, thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện như sau: Kể từ ngày HVHC đó được thực hiện “nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chứng kiến việc thực hiện HVHC đó” Kể từ ngày được thông báo về thời điểm HVHC đó đã được thực hiện “ nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không chứng kiến việc thực hiện HVHC đó nhưng họ đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về thời điểm HVHC đó đã được thực hiện” Kể từ ngày biết được HVHC đó “nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không chứng kiến việc thực hiện HVHC đó và cũng không được cơ quan có thẩm quyền thông báo về thời điểm HVHC đó đã được thực hiện, nhưng họ đã biết được HVHC đó qua các thông tin khác như được người khác kể lại”. d. Hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện: Kể từ ngày hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ công vụ theo quy định của pháp luật. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan Không tính vào thời hiệu khởi kiện bao gồm: Thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan Nhà nước. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được (người đại diện chết) Thời hiệu khởi kiện đối với khiếu kiện QĐHC, HVHC liên quan đến đất đai từ 1/6/2006 đến 1-7-2011 Bộ luật TTHC có hiệu lực kể từ ngày 01-7-2011 vì vậy Tòa án chỉ thụ lý khiếu kiện QĐHC, HVHC về quản lý đất đai đối với trường hợp: Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày BLTTHC có hiệu lực pháp luật (01-7-2011 đến 30-6-2012) Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật TTHC có hiệu lực (ngày 01-7-2011) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện VAHC tại Tòa án nhân dân hoặc đã khởi kiện VAHC tại Tòa án nhân dân, nhưng Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết VAHC. Đối với trường hợp Tòa án đã đình chỉ việc giải quyết VAHC như trên, trong khoảng thời gian 1 năm kể từ ngày 01-7-2011, người khởi kiện có đơn khởi kiện đến Tòa án thì Tòa án tiếp tục thụ lý vụ án. Lưu ý: Khi thụ lý giải quyết các khiếu kiện nêu trên ngoài việc yêu cầu người khởi kiện cung cấp chứng cứ, tài liệu thì phải yêu cầu người khởi kiện cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh từ ngày 01-6-2006 đến ngày BLTTHC có hiệu lực. Lưu ý: Trường hợp người khiếu nại không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh thì Tòa án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ về việc người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có). Lưu ý: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi kiện chưa thực hiện việc khiếu nại thì Tòa án không thụ lý giải quyết. Lưu ý: Sau khi nhận được đơn khởi kiện (theo quy định tại Điều 105 BLTTHC) và các chứng cứ kèm theo thì Tòa án thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý. 3. Xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai Người khởi kiện trong VAHC liên quan đến quản lý đất đai bao gồm: Các tổ chức trong nước … Hộ gia đình, cá nhân trong nước … Cộng đồng dân cư… Cơ sở tôn giáo… Tổ chức nước ngoài… Người Việt Nam định cư ở nước ngoài… Tổ chức, cá nhân nước ngoài…, đầu tư vào Việt Nam… Người khởi kiện là người có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật TTHC… Người đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên) là người đứng đầu trong cơ quan nhà nước. có thể ủy quyền cho cấp phó của mình hoặc bất cứ người nào (trừ những trường hợp bị pháp luật ngăn cấm) tham gia TTHC. Đối với tổ chức thì các tổ chức được được thành lập và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có tư cách pháp nhận hoặc có đủ các dấu hiệu của một tổ chức (có cơ cấu tổ chức, trụ sở, con dấu…) và phù hợp với quy định của pháp luật. Người bị kiện trong VAHC căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết. Trường hợp có nhiều luật cùng quy định thẩm quyền ra QĐHC hoặc thực hiện HVHC về một lĩnh vực quản lý thì việc xác định thẩm quyền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan phải căn cứ vào luật chuyên ngành. Chú ý: Đối với người bị kiện trong vụ án liên quan đến quản lý đất đai thì chúng ta cần phải căn cứ vào Luật Đất đai cụ thể là: + Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai; + UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định. 4. Xác minh, thu thập chứng cứ đối với vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai Các chứng cứ cần phải chứng minh trong VAHC liên quan đến: 4.1. Lập hồ sơ địa giới hành chính 4.2. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4.3. Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 4.4. Đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4.5. Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 1- Chứng cứ cần phải chứng minh trong các vụ án hành chính liên quan đến việc lập hồ sơ địa giới hành chính: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính; Bản đồ địa giới hành chính Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính; Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các đặc điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính; Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính; Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính 2- Chứng cứ cần phải chứng minh trong các vụ án hành chính liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất : Quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bản đồ địa giới hành chính Văn bản chứng minh đã có việc công bố quyết định xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, tại trụ sở cơ quan quản lý đất đai các cấp và trên các phương tiện thông tin đại chúng 3- Chứng cứ cần phải chứng minh trong các vụ án hành chính liên quan đến việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Văn bản phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Văn bản thể hiện nhu cầu sử dụng đất (tổ chức, hộ gđ…) Văn bản công nhận kết quả đấu giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các giấy tờ chứng minh người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định Các giấy tờ chứng minh việc giá trị đất và tài sản trên đất bị thu hồi. 4- Chứng cứ cần phải chứng minh trong các vụ án hành chính liên quan đến việc đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Các giấy tờ chứng minh người đang sử dụng diện tích đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Các giấy tờ chứng minh việc người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Giấy tờ chứng minh đối với người nhận quyền sử dụng đất; Các giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất; Các giấy tờ khác: bản án, quyết định của TA, QĐ của CQTHA. 5- Chứng cứ cần phải chứng minh trong các vụ án hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất thuê; Quyết định giao đất và biên lai thu tiền sử dụng đất Giấy tờ hoàn công để chứng minh công trình, kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất (để được thực hiện các quyền…) Yêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ Trong quá trình giải quyết VAHC đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp xét thấy chứng cứ trong hồ sơ VAHC chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ: + Đối với người khởi kiện… + Đối với người bị kiện … +Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hữu quan… + Đối với người làm chứng … + Trường hợp đương sự không thể thu thập được…. Chú ý: Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu (phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do tại sao tự mình không thu thập được; họ tên, địa chỉ của cá nhân; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập) hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án. 5. Giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hành chính Việc giải quyết phần trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) trong VAHC phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây: 1- Chỉ được buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm do QĐHC, HVHC trái pháp luật gây ra khi người khởi kiện yêu cầu việc đòi bồi thường thiệt hại trong việc khởi kiện VAHC. 2- Việc giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong VAHC không được làm cản trở đến các hoạt động tố tụng trong các giai đoạn của quá trình giải quyết các VAHC. 3- Khi giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, cần có sự phân biệt rạch ròi về thẩm quyền giải quyết VADS với thẩm quyền giải quyết VAHC. 4- Khi giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong VAHC thì Tòa án áp dụng pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết. 5- Trách nhiệm dân sự trong VAHC là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 6- Khi giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong VAHC thì Tòa án cần áp dụng pháp luật dân sự (mà cụ thể là Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn) và tố tụng dân sự để giải quyết. 6. Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đối với vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai. Nội dung nghiên cứu hồ sơ: Những tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện … Những tài liệu, chứng cứ do người bị kiện cung cấp.. Nghiên cứu văn bản pháp luật hiện hành đang có hiệu lực pháp lý cao nhất trong từng lĩnh vực cụ thể về quản lý đất đai… Nghiên cứu văn bản pháp luật hiện hành về quản lý đất đai 1- Về trình tự, thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất: 2- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất : 3- Trình tự thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất: Trình tự, thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất: Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định: Luật đất đai Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Trình tự, thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất: => Căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục địch sử dụng đất : Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt + Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê +Thủ tục cưỡng chế thu hồi đất + Thủ tục tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư +Trình tự thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất; +Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất Nhu cầu sử dụng đất Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định: Văn bản pháp luật hướng dẫn từ việc tiếp nhận hồ sơ và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại. xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nghiên cứu các tài liệu do Thẩm phán thu thập: Tài liệu do TP chủ động xác minh để làm rõ tình tiết của vụ án có đủ chứng cứ để xác định tính hợp pháp của QĐHC,HVHC Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai Nghiên cứu đơn khới kiện Nghiên cứu quyết định hành chính hay h