Chuyên đề: Phân biệt động từ- tính từ

I. THỰC TRẠNG : Trong quá trình dạy học, HS gặp không ít những khó khăn vướng mắc trong việc xác định từ loại nhất là các từ dễ nhầm lẫn như động từ chỉ trạng thái và tính từ. Do vậy, tôi đưa ra 1 số cách phân biệt các từ loại dễ lẫn đó. II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1.Một số kiến thức phân biệt cơ bản: a. Động từ ( ĐT ): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. V.D : - Đi, chạy ,nhảy,. (ĐT chỉ hoạt động ) - Vui, buồn, giận, . (ĐT chỉ trạng thái ) + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ). VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu ) Anh ấy đứng tuổi rồi . + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT( kết hợp được với các từ chỉ mức độ )

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phân biệt động từ- tính từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : PHÂN BIỆT ĐỘNG TỪ- TÍNH TỪ                            Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương                                 Tổ: 4-5                               Ngày thực hiện: 20/12/2014 I. THỰC TRẠNG :           Trong quá trình dạy học, HS gặp không ít những khó khăn vướng mắc trong việc xác định từ loại nhất là các từ dễ nhầm lẫn như động từ chỉ trạng thái và tính từ.  Do vậy, tôi đưa ra 1 số cách phân biệt các từ loại dễ lẫn đó. II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1.Một số kiến thức phân biệt cơ bản: a. Động từ ( ĐT ): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. V.D : - Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động )           - Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái )  + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).       VD :    Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )                   Anh ấy đứng tuổi rồi . + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT( kết hợp được với các từ chỉ mức độ ) VD: Tôi rất ghét anh.       + Có một số ĐT chỉ hành động được sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái.          VD :    Trên tường treo một bức tranh.                      Dưới gốc cây có buộc một con ngựa.       + ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Chính vì vậy mà dễ bị nhầm lẫn khi xác định từ loại đúng. b. Tính từ (TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,... *Có 2 loại TT đáng chú ý là : - TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,... ) - TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè,tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...)  2.  Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :       - Từ chỉ đặc điểm : Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật.      VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,...               + Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...       - Từ chỉ tính chất : Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...),      VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,...       - Từ chỉ trạng thái : Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.     VD :      Trời đang đứng gió .                   Người bệnh đang hôn mê.                   Cảnh vật yên tĩnh quá.                   Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ. 3) Cách phân biệt các  ĐT,TT dễ lẫn lộn :   - Để phân biệt các ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta phải dựa vào văn cảnh để hiểu nội dung cần biểu đạt của từ đó cần trong câu. VD:      + Danh từ: Tôi mới mua một cái cân.              + Động từ: Bác cân hộ tôi với!              + Tính từ: Bức tranh đặt rất cân.  - Ngoài ra, để phân biệt động từ và tính từ ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ. * Với Động từ :       - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,...ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)       - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu(TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...) * Với Tính từ :       - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm,quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...) * Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ : rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.  +Với động từ, khi xác định có thể thêm " đi, nào " và đằng sau ( chạy đi!Chơi nào! Với tính từ có thể thêm từ so sánh " hơn " vào đằng sau ( đẹp hơn, cay hơn, cao hơn..) III. Bài tập: Bài 1: Đặt 2 câu có từ “nhỏ” là tính từ và động từ.              - nhỏ là tính từ: Đôi giày này nhỏ quá!              -  nhỏ là động từ: Con nhớ nhỏ thuốc nhé! Bài 2: Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây : -         Anh ấy đang suy nghĩ.   --à động từ. -         Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc. -à danh từ -         Anh ấy sẽ kết luận sau.-à động từ -          Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn. -à danh từ -         Anh ấy ước mơ nhiều điều. -à động từ -         Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.-à danh từ/ Bài 3: Phân biệt động từ và tính từ : “ yêu mến, thân thương, lo lắng, trìu mến, xúc động , nhớ, thương, buồn, vui, suy nghĩ,  Nhận xét: với các từ trên dấu hiệu phân biệt rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn xác định 2 loại từ đó.  Nhưng tính từ là “thân thương và trìu mến” còn lại là động từ trạng thái.