Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần cho xã hội, lao động có năng suất chất lượng hiệu
quả cao, là nhân tố quyết định sự phát triển của Đất nước. Do vậy, việc bảo đảm
quyền lợi cho người lao động đặc biệt là vấn đề tiền lương luôn luôn được Đảng
và Nhà nước quan tâm. Vì thế, các quy định của pháp luật về quản lý lao động
đã được pháp điểm hoá thành bộ luật lao động đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực kể
từ ngày 01/01/1995.
Tuy nhiên, từ năm 1993 chúng ta mới chính thức coi sức lao động là hàng
hoá từ đó mà thị trường lao động ở nước ta mới dần được hình thành do tính
chất mới mẻ của thị trường lao động ở nước ta, cho nên còn đang nảy sinh nhiều
vấn đề bức xúc và vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết,
trong đó vấn đề quan trọng nhất đặt ra cho luật pháp là làm thế nào để tạo ra một
cơ chế nhằm cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ lao động, vừa đảm
bảo quyền và lợi ích hợp lý, hợp pháp cho người lao động, vừa đảm bảo quyền
và lợi ích hợp lý, hợp pháp cho người sử dụng lao động trong đó tiền lương là
vấn đề có tính nhạy cảm nhất, tác động tới tính cân bằng lợi ích nói trên như
vậy thì nghiên cứu tiền lương là cần thiết.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh nghiệp không
những có quan hệ với Nhà nước, với các doanh nghiệp và với các chủ thể khác
mà còn có các quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp trong đó quan hệ về bảo đảm
tiền lương có vị trí rất quan trọng là vấn đề được đông đảo người lao động quan
tâm. Vì vậy, em chọn đề tài: "Pháp luật về tiền lương và việc thực hiện tại
Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí".
3
Chuyên đề ngoài phần lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung
được chia làm 3 chương.
Chương I: Những vấn đề lý luận về pháp luật tiền lương
Chương II: Thực tiễn việc áp dụng pháp luật tiền lương tại Công ty
dụng cụ cắt và đo lường cơ khí.
Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về tiền
lương trong doanh nghiệp nói chung và tại Công ty dụng cụ
cắt và đo lường cơ khí nói riêng.
68 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2610 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Pháp luật về tiền lương và việc thực hiện tại công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Một số giải pháp cơ bản nhằm
hoàn thiện pháp luật về tiền
lương trong doanh nghiệp nói
chung và tại Công ty dụng cụ cắt
và đo lường cơ khí nói riêng
2
LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần cho xã hội, lao động có năng suất chất lượng hiệu
quả cao, là nhân tố quyết định sự phát triển của Đất nước. Do vậy, việc bảo đảm
quyền lợi cho người lao động đặc biệt là vấn đề tiền lương luôn luôn được Đảng
và Nhà nước quan tâm. Vì thế, các quy định của pháp luật về quản lý lao động
đã được pháp điểm hoá thành bộ luật lao động đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực kể
từ ngày 01/01/1995.
Tuy nhiên, từ năm 1993 chúng ta mới chính thức coi sức lao động là hàng
hoá từ đó mà thị trường lao động ở nước ta mới dần được hình thành do tính
chất mới mẻ của thị trường lao động ở nước ta, cho nên còn đang nảy sinh nhiều
vấn đề bức xúc và vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết,
trong đó vấn đề quan trọng nhất đặt ra cho luật pháp là làm thế nào để tạo ra một
cơ chế nhằm cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ lao động, vừa đảm
bảo quyền và lợi ích hợp lý, hợp pháp cho người lao động, vừa đảm bảo quyền
và lợi ích hợp lý, hợp pháp cho người sử dụng lao động trong đó tiền lương là
vấn đề có tính nhạy cảm nhất, tác động tới tính cân bằng lợi ích nói trên như
vậy thì nghiên cứu tiền lương là cần thiết.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh nghiệp không
những có quan hệ với Nhà nước, với các doanh nghiệp và với các chủ thể khác
mà còn có các quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp trong đó quan hệ về bảo đảm
tiền lương có vị trí rất quan trọng là vấn đề được đông đảo người lao động quan
tâm. Vì vậy, em chọn đề tài: "Pháp luật về tiền lương và việc thực hiện tại
Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí".
3
Chuyên đề ngoài phần lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung
được chia làm 3 chương.
Chương I: Những vấn đề lý luận về pháp luật tiền lương
Chương II: Thực tiễn việc áp dụng pháp luật tiền lương tại Công ty
dụng cụ cắt và đo lường cơ khí.
Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về tiền
lương trong doanh nghiệp nói chung và tại Công ty dụng cụ
cắt và đo lường cơ khí nói riêng.
4
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TIỀN LƯƠNG
I.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA TIỀN LƯƠNG
I.1.1. Khái niệm tiền lương
I .1.1.1. Tiền lương nhìn dưới góc độ kinh tế
Tiền lương là một phức tạp và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học khác nhau, chủ yếu và trước hết là khoa học kinh tế và khoa học pháp lý
Dưới góc độ kinh tế tiền lương có thể được gọi với nhiều tên khác nhau,
như: Tiền lương, tiền công, thủ lao lao động...
Trong cơ chế cũ, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân,
biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối kế hoạch cho công
nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã
cống hiến.
Hiện nay ở nước ta vẫn có sự phân biệt giữa tiền lương và thu nhập lao
động, tiền lương và phụ cấp, tiền lương và tiền thưởng. Bộ luật lao động : "Tiền
lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và
được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc "(Điều55) "các chế độ
phụ cấp tiền thưởng, nâng bậc lương các chế độ khuyến khích khác nhau có thể
thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc qui định
trong qui chế doanh nghiệp" (Điều 63) ; "Người sử dụng lao động có trách
nhiệm trợ cấp thôi việc cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương cộng với phụ
cấp lương nếu có"(Điều 42)... Tuy nhiên những khái niệm này chủ yếu sử dụng
trong khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước. đối với
các doanh nghiệp không thuộc khu vực kinh tế Nhà nước thì hầu như không có
sự phân biệt giữa tiền lương với phụ cấp lương.
5
Nhìn chung, về mặt kinh tế có thể hiểu tiền lương là biểu hiện bằng tiền
của giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự
thoả thuận giữa người sử dụng lao động và do người sử dụng lao động trả cho
người lao động. Tiền lương tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị
trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Đồng thời, tiền lương phải bao
gồm đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu
của bản thân và gia đình người lao động là điều kiện để người hưởng lương hoà
nhập vào cuộc sống xã hội.
I.1.1.2. Dưới góc độ pháp lý
Tiền lương nhìn dưới góc độ pháp lý là gì ? Tổ chức lao động quốc tế
(ILO) có công ước số 95 (1949) về bảo vệ tiền lương, trong đó qui định "Tiền
lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi, cách tính thế nào, mà có thể
biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao
động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp qui quốc gia, do người sử
dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động viết hay
bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải làm" (Điều 1).
Bộ luật lao động nước ta qui định : "Tiền lương của người lao động do
hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động,
chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định"(Điều 55).
Như vậy, về mặt pháp lý, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử
dụng lao động phải trả cho người lao động theo sự thoả thuận giữa hai bên trong
hợp đồng lao động trên cơ sở năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công
việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định.
I.1.1.3. Một số khái niệm về tiền lương : Bên cạnh khái niệm chung về
tiền lương, còn có một số khái niệm cụ thể về tiền lương như sau :
6
- Tiền lương danh nghĩa : Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng lao
động, thoả ước lao động tập thể. Thực tế mọi mức lương trả cho người lao động
đều là tiền lương danh nghĩa, bản thân nó chưa thể đưa ra một nhận thức đầy đủ
về mức trả công thực tế cho người lao động, vì lợi ích mà người lao động nhận
được ngoài việc phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào rất
lớn vào giá cả hàng hoá dịch vụ và mức thuế mà người lao động phải sử dụng số
tiền đó để mua sắm hoặc đóng thuế.
- Tiền lương thực tế : Là số lượng tư liệu sinh hoạt mà người lao động có
thể mua được từ tiền lương của mình sau khi đã đóng các loaị thuế theo qui định
của Nhà nước. Đối với người lao động, mục đích của việc tham gia vào quan hệ
lao động là tiền lương thực tế chứ không phải là tiền lương danh nghĩa, vì tiền
lương thực tế quyết dịnh khả năng tái sản xuất sức lao động quyết dịnh trực tiếp
lợi ích của họ. Sự giảm sút tiền lương thực tế khi nền kinh tế đang có lạm phát
cao (giá cả hàng hoá tăng, đồng tiền mất giá) trong khi những thoả thuận về tiền
lương danh nghĩa lại không điều chỉnh kịp thời là sự điển hình về sự thiếu ăn
khớp giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Trong nhiều trường hợp,
Nhà nước phải trực tiếp can thiệp bằng các chính sách cụ thể bảo hộ mức lương
thực tế cho người lao động. ở một số quốc gia, mức lương tối thiểu được luật
hoá và Nhà nước có những cơ quan giám sát chặt chẽ việc thực hiện và để kịp
thời kiến nghị điều chỉnh lại khi xét thấy chỉ số giá cả chung đã tăng lên để đảm
bảo giữ mức lương thực tế ổn định cho người lao động. Bộ luật lao động nước ta
cũng qui định "Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của
người lao động bị giảm sút thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm
bảo tiền lương thực tế" (Điều 56).
- Tiền lương kinh tế : Các doanh nghiệp muốn có được sự cung ứng sức
lao động như nó yêu cầu cần phải trả mức lương cao hơn mức lương tối thiểu.
Khoản tiền trả cao hơn vào tiền lương tối thiểu đó được gọi là tiền lương kinh tế.
7
Do đó, có quan niệm tiền lương kinh tế giống như tiền thưởng thuần tuý cho
những người đã cung ứng sức lao động, với các điều kiện mà người sử dụng lao
động đó yêu cầu.
- Tiền lương lao động theo qui định của Bộ luật lao động.
I.1.2. Ý nghĩa pháp lý của tiền lương
Với phương diện là một yếu tố thuộc phạm trù kinh tế, tiền lương có các
chức năng cơ bản như : Chức năng là thước đo giá trị, chức năng tái sản xuất sức
lao động, chức năng kích thích lao động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh chức
năng tích luỹ... thì với phương diện là một yếu tố thuộc phạm trù chính sách xã
hội, tiền lương thực hiện chức năng là công cụ bảo đảm công bằng xã hội, bảo
vệ người lao động và giúp người lao động, gia đình họ hoà nhập vào sinh hoạt
xã hội...
Về phương diện pháp lý tiền lương có ý nghĩa quan trọng thể hiện ở các
diểm sau :
- Chế độ tiền lương là công cụ pháp lý bảo vệ người lao động là công cụ
để Nhà nước thực hiện việc điều tiết thu nhập dân cư và đảm bảo công bằng xã
hội.
- Chế độ tiền lương là phương diện pháp lý để Nhà nước định hướng
phân công lao động xã hội và phát triển kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô.
- Chế độ tiền lương là cơ sở pháp lý để người sử dụng lao động, người
lao động thực hiện các chính sách, pháp luật về kinh tế, tài chính và Ngân sách
có liên quan.
- Chế độ tiền lương là cơ sở pháp lý để người lao động, người sử dụng
lao động và đại diện hai bên thoả thuận với nhau khi giao kết hợp đồng lao
động, thoả ước lao động tập thể và là cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức giải
quyết tranh chấp lao động tiến hành giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
8
- Tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động : Tiền lương của người
lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng
suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động
không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 55).
I.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT TIỀN LƯƠNG :
Để tiền lương thực sự thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm
đời sống người lao động và gia đình họ cũng như góp phần thực hiện mục tiêu
"Dân giàu nước mạnh. xã hội công bằng văn minh" có những nguyên tắc cơ bản
và quan trọng của tiền lương cần phải được quán triệt xuyên suốt quá trình xây
dựng, thực hiện chế độ pháp lý về tiền lương như sau :
I.2.1. Tiền lương phải được trả trên cơ sở thoả thuận nhưng không trái
pháp luật. Nguyên tắc này được xác định tại Điều 55 Bộ luật lao động. Quan hệ
lao động được thiết lập giữa người lao động và người sử dụng lao động tuân
theo nguyên tắc thoả thuận, bình đẳng và không trái pháp luật. Là một nội dung
cơ bản trong quan hệ lao động, tất yếu là tiền lương cũng phải tuân theo nguyên
tắc này. Tiền lương phải được trả trên cơ sở thoả thuận và không trái pháp luật
còn bởi tiền lương là giá cả của sức lao động trong thị trường lao động dưới sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nguyên tắc này đòi hỏi khi giao
kết hợp đồng lao động cũng như giao kết thoả ước lao động tập thể và cả khi
thực hiện việc trả lương, hai bên người lao động và người sử dụng lao động phải
có sự bàn bạc trao đổi, tiến tới thống nhất các vấn đề có liên quan đến tiền lương
không bên nào được áp đặt ý chí cho bên kia và ngược lại. Tuy nhiên, do phải
chịu tác động của yếu tố cung cầu của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mà
sức ép dôi thừa lao động xã hội luôn lớn, thì trong nhiều trường hợp, nguyên tắc
thoả thuận, bình đẳng này khó có thể được thực hiện triệt để. Do đó, bên cạnh
việc thoả thuận, bình đẳng đòi hỏi việc trả lương không được trái pháp luật, nhất
là phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định có tính bắt buộc nhằm bảo vệ cho
9
người lao động, như về lương tối thiểu về việc trả lương khi làm thêm giờ, làm
đêm...
I.2.2. Không được trả hoặc thoả thuận mức lương thấp hơn mức lương
tối thiểu do Nhà nước qui định. Nguyên tắc này cũng được xác định tại Điều 55
Bộ luật lao động. Khi tham gia quan hệ lao động mục đích quan trọng và có ý
nghĩa nhất đối với người lao động là có thu nhập. Đồng thời khi đã tham gia
quan hệ lao động có ý nghĩa là người lao động đã dành hết thời gian lao động
trong khả năng cho phép công việc mà mình đảm nhiệm. Thu nhập thông qua
tiền lương mà họ nhận được từ người sử dụng lao động phải đảm bảo cho họ tái
sản xuất sức lao động "Tái sản xuất sức lao động" ở đây bao gồm cả tái sản xuất
sức lao động giản đơn và tái sản xuất sức lao động mở rộng. Tiền lương của
người lao động phải đảm bảo giá trị thực tế để người lao động có thể chi tiêu
duy trì cuộc sống cho mình và một phần cho gia đình của mình cũng như một
phần cho tích luỹ dành cho cuộc sống khi hết tuổi lao động.
I.2.3. Tiền lương phải được thoả thuận và trả theo năng suất, chất lượng
và hiệu quả công việc :
Xét về bản chất tiền lương chính là giá cả của sức lao động, biểu hiện giá
trị sức lao động dưới sự tác động của các qui luật cung - cầu trong nền kinh tế
thị trường. Việc tiền lương phải được trả theo năng suất lao động, chất lượng
hiệu quả công viẹc cũng chính là việc tuân thủ và phán ánh bản chất này.
Trong cơ chế cũ, khái niệm tiền lương thuộc phạm trù phân phối và được
phân phối theo số lượng và chất lượng lao động của công nhân viên chức đã hao
phí và được kế hoạch hoá từ trung ương đến cơ sở, được Nhà nước thống nhất
quản lý. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nguyên tắc này vãn giữ nguyên giá
trị các nước tư bản phát triển cũng đề cao nguyên tắc này. Tuy nhiên trong cạnh
tranh hiệu quả kinh doanh cảu doanh nghiệp không giống nhau thu được ít hơn.
Vì vậy, nguyên tắc phân phối theo lao động có thể chỉ thích hợp trong một
10
doanh nghiệp, một đơn vị cụ thể; khó áp dụng và thích hợp trong một phạm vi
rộng lớn hơn vì tiền lương trong nền kinh tế thị trường không chỉ tuân thủ
nguyên tắc theo lao động mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nguyên tắc
tiền lương phải được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công
việc đã khắc phục một cách cơ bản hạn chế này.
I.2.4. Tiền lương phải được trả bình đẳng giữa lao động nam và lao động
nữ. Nguyên tắc này được xác định tại Điều 63 Hiến pháp và điều 111 Bộ luật lao
động :
Xuất phát từ mục đích bảo vệ lao động nữ do một thực tế tồn tại từ rất
lâu trong việc sử dụng lao động là : lao động nữ luôn bị xem nhẹ hơn so với lao
động nam nên tiền lương trả cho lao động nữ thường thấp hơn so với lao động
nam. Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng chế độ tiền lương cũng như
khi thoả thuận và thực hiện việc trả lương, không được có sự phân biệt về trả
lương với lý do giới tính. Nếu công việc như nhau, năng suất và chất lượng công
việc như nhau thì lao động nữ và lao động nam phải được trả lương như nhau.
I.2.5. Tiền lương phải được trả trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi
làm việc. Nguyên tắc này được xác định tại Điều 59 bộ luật lao động. trong điều
kiện thực tế ở nước ta những năm qua, cho thấy có rất nhiều hiện tượng trả
lương bị lạm dụng, như : lương trả cho người lao động qua nhiều khu trung gian,
bị cắt xén khấu trừ sai nguyên tắc, bị thường xuyên trả chậm.... những hành vi
này gây rất nhiều khó khăn, phiền hà cho người lao động và gia đình họ, nhất là
khi tiền lương thực tế lại quá eo hẹp. Do vậy, việc tiền lương phải được trả trực
tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn, tại nơi làm việc là một yêu cầu hết sức quan trọng
nhằm bảo vệ người lao động. Là một nguyên tắc pháp lý quan trọng, nguyên tắc
còn góp phần đảm bảo cho các nguyên tắc khác được tôn trọng và thực hiện.
11
I.3. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH :
Chế độ tiền lương là tổng hợp các qui định của Nhà nước nhằm xác định
các mức lương, hình thức và cách thức trả lương để người lao động và người sử
dụng lao động làm căn cứ thoả thuận và tiến hành việc trả lương trong quan hệ
lao động.
Chế độ tiền lương bao gồm các nhóm qui định chủ yếu như : Lương tối
thiểu, thang lương, bảng lương, hình thức và cách thức trả lương, những biện
pháp bảo đảm tiền lương cho người lao động.
1.3.1. Lương cơ bản.
Tiền lương cơ bản là tiền lương người lao động nhận được hàng tháng
theo cấp bậc công việc được quy định trong hệ thống thang lương bảng lương.
Như vậy tiền lương cơ bản mang tính ổn định và bắt buộc vì nó có giá trị
pháp lý, người lao động hàng tháng tuỳ theo tính chất công nhân ngoài việc
được trả tiền lương cơ bản có thể được trả các khoản phụ cấp khác và các loại
tiền thưởng, tiền làm thêm giờ…
Trong cơ chế thị trường sức lao động được coi là hàng hoá thì tiền lương
là giá cả của sức lao động được các bên trong quan hệ hợp đồng lao động thoả
thuận nhất trí với nhau và được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động có thể coi
tiền lương đó là tiền lương cơ bản.
Tóm lại, tiền lương cơ bản là tiền lương người sử dụng lao động trả cho
người lao động phù hợp với giá trị của sức lao động.
I.3.2. Lương tối thiểu :
I.3.2.1. Khái niệm lương tối thiểu :
Tiền lương tối thiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động làm công
việc giản đơn nhất, ở mức độ nhẹ nhàng nhất và trong điều kiện lao động bình
12
thường. Bảo đảm cho người lao động bù đắp sức lao động giản đơn và một phần
tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng (Điều 56 Bộ luật lao động).
I.3.2.2. Ý nghĩa pháp lý của tiền lương tối thiểu :
Luật hoá mức lương tối thiểu là nhằm hạn chế sự giãn cách quá lớn giữa
tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế và là một hình thức tác động quan
trọng nhất của Nhà nước vào chính sách tiền lương trong điều kiện thừa nhận và
phát triển thị trường lao động. Đặc biệt, với các nước trong quá trình công
nghiệp hoá, lạm phát luôn thường trực, nguồn nhân lực tăng quá nhanh so với
khả năng tạo việc làm của nền kinh tế, sự xâm nhập lớn của chủ nghĩa tư bản
nước ngoài để tận dụng thị trường và nguồn nhân lực tại chỗ... thì việc Nhà nước
công bố các mức lương tối thiểu ở mỗi thời kỳ là một yêu cầu hết sức cần thiết.
Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, việc luật hoá mức lương tối thiểu sẽ làm mất
đi sự linh hoạt thuộc về cơ chế tự điều tiết của thị trường lao động, ảnh hưởng
đến cả tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài của những nền kinh tế đang
cần vốn...
Từ trước đến nay, tiền lương tối thiểu được xem như là cái ngưỡng cuối
cùng để xây dựng lên các mức lương khác, tạo thành hệ thống tiền lương của
một ngành nào đó hoặc hệ thống tiền lương chung thống nhất của một nước, là
căn cứ để hoạch định chính sách tiền lương.
I.3.2.3. Các loại lương tối thiểu
- Căn cứ vào qui định của Điều 56 Bộ luật lao động có các loại lương tối
thiểu sau :
* Lương tối thiểu chung : Là mức lương tối thiểu được áp dụng thống
nhất trong phạm vị cả nước, mọi mức lương kẻ cả mức lương tối thiểu khác,
cũng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
13
* Lương tối thiểu vùng : là mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng
cùng lãnh thổ nhất định, căn cứ trên mức lương tối thiểu chung và có tính đến
những yếu tố đặc thù vùng lãnh thổ đó.
* Lương tối thiểu ngành : Là mức lương tối thiểu được áp dụng cho một
ngành nhất định, cũng căn cứ trên cơ sở mức lương tối thiểu chung và có tính
đến các yếu tố lao động đặc thù của từng ngành nghề đó.
Ngoài ra, đối với người lao động là công dân Việt Nam làm việc trong
các doanh nghiệp được thành lập theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
trong khu chế xuất, trong cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, theo qui
định của pháp luật lao động được áp dụng một mức lương tối thiểu riêng.
Việc qui định một mức lương tối thiểu riêng cho các đối tượng này xuất
phát từ quan điểm : các quan hệ lao động ở đây đòi hỏi cường độ lao động và chi
phí lao động cao hơn so với các quan hệ lao động khác. Đồng thời, do cách thức
tổ chức, quản lý lao động và việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến mà năng
suất, chất lượng và hiệu quả lao động ở đây cũng cao hơn so với các quan hệ lao
động