Trong những năm gần đây, kể từ khi pháp lệnh về ngân hàng ra đời năm 1990
tới nay, hệ thống ngân hàng thương mại đã liên tục đổi mới cải tiến cơ cấu tổ chức,
mạng lưới phân phối, công nghệ và các loại hình dịch vụ. Trong bối cảnh Việt Nam
hiện nay đã trở thành một thành viên của WTO thì việc đổi mới, nâng cao các loại hình
dịch vụ là một đòi hỏi tất y ếu. Nhất là hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa của thế
giới, hoạt động thương mại quốc tế xuất nhập khẩu ngày càng chiếm vai trò quan trọng
trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho
hoạt động xuất nhập khẩu thì dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại
cũng phải được chú trọng và không ngừng phát triển.
Trải qua hơn 15 năm h ình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Quân Đội là
một trong những ngân hàng hoạt động tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù bối cảnh
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp phải nhiều khó khăn khi khủng
khoảng tài chính lan ra khắp toàn cầu nhưng Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn vững
vàng vượt qua mọi khó khăn thử thách, trụ vững được trong thị trường tài chính đầy
cạnh tranh hiện nay. Kết quả kinh doanh hàng năm cho thấy Ngân hàng TMCP Quân
Đội vẫn vượt qua khủng hoảng một cách dễ dàng, lợi nhuận hàng năm vẫn vượt kế
hoạch và đang dần vươn lên khẳng định vị trí của mình, vững bước trên con đường trở
thành một trong những tổ chức tài chính hàng đầu của Việt Nam, xứng đáng với khẩu
hiệu “Vững vàng – tin cậy” là nơi gửi trọn niềm tin của khách hàng.
Dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những đổi
mới mạnh mẽ kể từ sau khi ngân hàng hoàn thành cổ phần hóa năm 2004, cho tới nay
đã qua 6 năm hoạt động. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, dịch vụ thanh toán
quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những thành công và phát triển vượt
bậc, đạt nhiều giải thưởng uy tín của cả trong và ngoài nước. Tuy vậy, trong bối cảnh
cạnh tranh khốc liệt hiện nay trên thị trường, không tiến lên nghĩa là đang lùi bước, khi
nhu cầu của khách hàng ngày càng phong phú hơn, yêu cầu ngày càng khắt khe hơn
nữa thì việc phải phát triển hơn nữa về chiều rộng cũng như chiều sâu dịch vụ thanh
toán quốc tế là một yêu cầu tất yếu.
79 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Phát triển dịch vụ thanh toán
quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, kể từ khi pháp lệnh về ngân hàng ra đời năm 1990
tới nay, hệ thống ngân hàng thương mại đã liên tục đổi mới cải tiến cơ cấu tổ chức,
mạng lưới phân phối, công nghệ và các loại hình dịch vụ. Trong bối cảnh Việt Nam
hiện nay đã trở thành một thành viên của WTO thì việc đổi mới, nâng cao các loại hình
dịch vụ là một đòi hỏi tất yếu. Nhất là hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa của thế
giới, hoạt động thương mại quốc tế xuất nhập khẩu ngày càng chiếm vai trò quan trọng
trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho
hoạt động xuất nhập khẩu thì dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại
cũng phải được chú trọng và không ngừng phát triển.
Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Quân Đội là
một trong những ngân hàng hoạt động tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù bối cảnh
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp phải nhiều khó khăn khi khủng
khoảng tài chính lan ra khắp toàn cầu nhưng Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn vững
vàng vượt qua mọi khó khăn thử thách, trụ vững được trong thị trường tài chính đầy
cạnh tranh hiện nay. Kết quả kinh doanh hàng năm cho thấy Ngân hàng TMCP Quân
Đội vẫn vượt qua khủng hoảng một cách dễ dàng, lợi nhuận hàng năm vẫn vượt kế
hoạch và đang dần vươn lên khẳng định vị trí của mình, vững bước trên con đường trở
thành một trong những tổ chức tài chính hàng đầu của Việt Nam, xứng đáng với khẩu
hiệu “Vững vàng – tin cậy” là nơi gửi trọn niềm tin của khách hàng.
Dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những đổi
mới mạnh mẽ kể từ sau khi ngân hàng hoàn thành cổ phần hóa năm 2004, cho tới nay
đã qua 6 năm hoạt động. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, dịch vụ thanh toán
quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những thành công và phát triển vượt
bậc, đạt nhiều giải thưởng uy tín của cả trong và ngoài nước. Tuy vậy, trong bối cảnh
cạnh tranh khốc liệt hiện nay trên thị trường, không tiến lên nghĩa là đang lùi bước, khi
nhu cầu của khách hàng ngày càng phong phú hơn, yêu cầu ngày càng khắt khe hơn
nữa thì việc phải phát triển hơn nữa về chiều rộng cũng như chiều sâu dịch vụ thanh
toán quốc tế là một yêu cầu tất yếu.
Do đó, 15 tuần thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, em đã viết chuyên đề
tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội”.
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất những giải pháp cho dịch vụ thanh toán quốc tế
của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong những năm 2010 – 2011.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích thục trạng phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế từ năm 2004 tới năm
2009, thông qua đó đánh giá những thành công và hạn chế còn tồn tại trong
cung cấp dịch vụ Thanh toán quốc tế, tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Đề xuất những giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội và kiến nghị với
Nhà nước và ngân hàng Nhà nước nhằm phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội.
Phạm vi nghiên cứu: Các dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội giai đoạn 2004 – 2009 và các giải pháp cho năm 2010 – 2011.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá số liệu;
phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh.
Kết cấu chuyên đề: Chuyên đề bao gồm 2 chương
Chương 1: Thực trạng phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội.
Chương 2: Giải pháp phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội.
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội
Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức được thành lập theo quyết định số
00374/GP-UB của Ủy ban nhân nhân thành phố Hà Nội và đi vào hoạt động ngày 4
tháng 11 năm 1994 theo giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
vơi thời gian hoạt động là 50 năm. Trụ sở chính đặt tại số 3 đường Liễu Giai, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội.
Tên tiếng Việt đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.
Tên tiếng Việt viết tắt: Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Tên tiếng Anh đầy đủ: Military Commercial Joint Stock Bank.
Tên tiếng Anh viết tắt: Military Bank, hoặc MB.
Điện thoại : 04 3226 1088
Fax : 04 3226 1080
Website :
Email : mb247@mbbank.com.vn
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội
Ngày đầu thành lập, Ngân hàng TMCP Quân Đội hoạt động kinh doanh với một
quy mô tương đối khiêm tốn. Số vốn điều lệ khi mới thành lập năm 1994 chỉ vỏn vẹn
20 tỉ đồng. Khi đó mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội chỉ có duy
nhất một trụ sở chính đặt tại 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội với 25 nhân viên.
Tổng tài sản đạt 33 tỉ đồng. Nguồn vốn huy động được là 10 tỉ đồng, lợi nhuận trước
thuế đạt 0,23 tỉ đồng. Các cổ đông tham gia góp vốn thành lập nên Ngân hàng TMCP
Quân Đội gồm có:
Bảng 1.1: Danh sách cổ đông sáng lập Ngân hàng TMCP Quân Đội
STT Tên Số cổ phần Số tiền (triệu đồng) Tỉ trọng
1 Tổng công ty bay dịch vụ 4.669 4.669 23,34%
2 Công ty GAET 8.000 8.000 40,00%
3 Nhà máy Z113 500 500 2,5%
4 Công ty PESCO 500 500 2,5%
5 Công ty may 28 1.000 1.000 5%
6 Công ty cơ điện vật liệu nổ 31 500 500 2,5%
7 Công ty Tây Hồ 300 300 1,5%
8 Tổng công ty Thành An 1.000 1.000 5%
9 Ông Lê Văn Bé 10 10 0,05%
Tổng 16.479 16.479 82%
Nguồn: Điều lệ Ngân hàng TMCP Quân Đội (hiệu chỉnh ngày 01/06/2007)
Hiện nay, các cổ đông chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội là:
Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel
Công ty vật tư công nghiệp bộ quốc phòng GAET
Tổng công ty bay dịch vụ
Tổng công ty xây dựng Trường Sơn
Công ty Tân Cảng
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam VIETCOMBANK
Các công ty thành viên:
Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (TSC)
Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà Nội (HFM)
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC)
Công ty cổ phần địa ốc MB (MB Land)
Tới nay, sau hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những
bước phát triển vượt bậc, vị thế của Ngân hàng TMCP Quân Đội không ngừng được
nâng cao. Từ chỗ hoạt động với số vốn điều lệ ít ỏi là 20 tỉ đồng và chỉ có duy nhất một
trụ sở chính, ngân hàng tmcp quân đội ngày nay đã trở thành một trong những ngân
hàng bậc trung của Việt Nam. Nguồn vốn điều lệ trong vài năm qua lien tục được điều
chỉnh, trong năm 2008 được tăng lên 3.400 tỉ VND, sang tới năm 2009 là 4.400 tỉ
VND, và vừa rồi, kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2009, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã
được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cho phép nâng vốn điều lệ lên 5.300 tỉ VND. Cùng
với đó, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng được mở rộng trên
khắp cả nước. Đến nay ngoài 1 sở giao dịch đặt tại trụ sở chính, Ngân hàng TMCP
Quân Đội còn có 103 chi nhánh và phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh thành thuộc cả
ba vùng miền Bắc, Trung, Nam. Hệ thống các máy rút tiền tự động ATM và POS tính
đến cuối năm 2009 lần lượt là 234 và 1550 máy. Quan hệ hợp tác với các ngân hàng,
các định chế tài chính khác cũng rất được quan tâm, đặc biệt là các ngân hàng trên thế
giới. Hiện tại, Ngân hàng TMCP Quân Đội có quan hệ ngân hàng đại lý với trên 700
ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, Ngân
hàng TMCP Quân Đội luôn đặt quan hệ đại lý với những ngân hàng hàng đầu tại
những quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của một số chức danh, bộ phận trong ngân hàng
TMCP Quân Đội
Hình 1.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Quân Đội
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội
ĐẠI HĐ CỔ ĐÔNG
CÁC UB CAO CẤP HĐ TÍN DỤNG HĐ QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
QUẢN LÝ HỆ THỐNG
Kế hoạch tổng hợp
Pháp chế
Truyền thông
Kế toán tài chính
Công nghệ thông tin
Tổ chức, nhân sự
Chính trị
Văn phòng phía Nam
HỖ TRỢ KINH
DOANH
HỖ TRỢ KINH
DOANH
o Thanh toán quốc tế
o Trung tâm thanh
toán
o Hỗ trợ kinh doanh
HÀNH CHÍNH & QL
CHẤT LƯỢNG
o Hành chính
o Trang bị và quản lý
tài sản
o Quản lý chất lượng
o Contact center
QL & PT MẠNG LƯỚI
o Các chi nhánh
o Mạng lưới điện tử
o Phát triển mạng
lưới
KHỐI KINH DOANH
Treasury
Doanh nghiệp lớn và
định chế tài chính
Doanh nghiệp vừa và
nhỏ
Khách hàng cá nhân
Đầu tư
KHỐI QUẢN LÝ RỦI
RO
Quản lý rủi ro
Quản lý tín dụng
Quản lý thu nợ
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của một số bộ phận và chức danh của Ngân
hàng TMCP Quân Đội:
Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng TMCP Quân Đội, quyết
định các vấn đề lien quan tới chủ trương, định hướng phát triển của Ngân hàng trong
các thời kỳ trung và dài hạn, các chương trình đầu tư và các vấn đề lên quan đến hoạt
động ngân hàng vượt quá thẩm quyền của hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị:
Với chức năng là cơ quan quản trị của Ngân hàng TMCP Quân Đội do đại hội
hồng cổ đông bầu ra, hội đồng quan trị quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và
được đại hội đồng cổ đông ủy quyền thực hiện. Hội đồng quản trị cử ra thường trực hội
đồng quan trị để thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP
Quân Đội và lập tức xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền cho phép của tổng giám đốc (ví
dụ: các khoản vay, cho vay bảo đảm vượt quyền cho phép cảu tổng giám đốc, quyết
định liên quan đến phát hành trái phiếu, đầu tư không có trong ké hoạch kinh doanh và
đầu tư ngân sách vượt quá 10% số ngân sách năm). Hội đòng quản trị bao gồm 6 thành
viên: 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 3 thành viên.
Ban kiểm soát:
Là cơ quan kiêm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành
chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống, kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng
TMCP Quân Đội.
Nhiệm vụ là thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về tình hình hoạt
động. Ban kiểm soát có 4 thành viên: 1 trưởng ban và 3 thành viên.
Ban giám đốc:
Gồm có 1 tổng giám đốc, 6 phó tổng giám đốc và 1 giám đốc tài chính.
o Tổng giám đốc:
Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản
trị, trước pháp luật vè điều hành hoạt động hằng ngày của ngân hàng.
o Phó tổng giám đốc:
Là người giúp việc cho tổng giám đốc trong việc điều hành hoặc một số lĩnh
vực hoạt động của ngân hàng theo sự phân công của tổng giám đốc.
1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Vốn điều lệ
Hình 1.2: Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009
Đơn vị: Nghìn tỉ VND
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội
Trải qua một khoảng thời gian 15 năm hoạt động, từ số vốn ít ỏi 20 tỉ đồng
trong những ngày đầu tiên, kết thúc năm 2009 bước sang năm 2010 số vốn điều lệ của
Ngân hàng TMCP Quân Đội đã lên tới 5300 tỉ đồng. Chỉ tính riêng năm 2009, đã có 2
lần nâng vốn điều lệ (lên 4400 tỉ và lên 5300 tỉ), và so với năm 2008 thì đã tăng lên tới
56%. Với số vốn điều lệ này, Ngân hàng TMCP Quân Đội được xếp vào nhóm các
ngân hàng bậc trung của Việt Nam hiện nay.
ROA (Return on Assets) – Tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản
Công thức: ROA = Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản bình quân.
ROA được sử dụng để đánh giá khả năng quản lý và sử dụng vốn của doanh
nghiệp, nó đo lường khả năng sinh lời từ một đồng tài sản của công ty. ROA cung cấp
cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng
tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều
vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt
hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương
đồng nhau.
Hình 1.3: ROA của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai
nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của
việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì
càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
ROE (Return on Equity) – Tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Công thức: ROE = Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo
ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với
các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu
của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng
vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với
vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở
rộng quy mô.
Hình 1.4: ROE của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội
Trong những năm gần đây, ROE của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn luôn đạt
ở mức cao và ổn định trong mức từ 20 tới 30%. Trong ngành tài chính thì đây là mức
dao động tốt nhất của chỉ số ROE. Điều này đã khẳng định được khả năng quản lý, sử
dụng vốn cổ đông một cách vô cùng hiệu quả của Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Tổng tài sản
Tổng tài sản của một ngân hàng thể hiện sự lớn mạnh của ngân hàng đó. Như ta
đã biết, khi mới thành lập, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Quân Đội chỉ là 33 tỉ
đồng thì kết thúc năm 2009, con số này đã là 69008 tỉ đồng, tức là tăng lên hơn 2000
lần. Còn trong những năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng tài sản của Ngân hàng TMCP
Quân Đội luôn đạt ở mức cao, trung bình 60% / năm. Theo dõi hình dưới dưới đây ta
có thể nhận thấy rõ điều này.
Hình 1.5: Tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009.
Đơn vị: Nghìn tỉ VND
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội
Tổng dư nợ:
Tổng dư nợ cho thấy quy mô cho vay của ngân hàng. Theo như trên hình 1.6, ta
có thể thấy Ngân hàng TMCP Quân Đội đang ngày càng phát triển mạnh, hoạt động
kinh doanh không ngừng được mở rộng. Tổng dư nợ hàng năm đều tăng vọt so với
năm trước, đặc biệt là năm 2007 so với năm 2006 tổng dư nợ tăng gần 2 lần. Tương tự
với năm 2009 so với năm 2008, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng
trong nước ở mức thấp thì tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn tăng gần
gấp 2 lần.
Hình 1.6 : Tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009
Đơn vị: Nghìn tỉ VND
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội
Vốn huy động:
Vốn huy động cho thấy khả năng huy động vốn của một ngân hàng. Cũng như
tổng dư nợ, tổng vốn huy động của Ngân hàng TMCP Quân Đội liên tiếp gia tăng trong
các năm qua, cho thấy tham vọng mở rộng quy mô kinh doanh rất lớn của ngân hàng.
Con số tăng thêm 22.750 tỷ đồng vốn huy động chỉ riêng trong năm 2009 cho thấy
mức độ phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng TMCP Quân Đội như thế nào. Hình 1.7
dưới đây cho ta thấy được tổng dư nợ trong những năm qua của Ngân hàng TMCP
Quân Đội.
Hình 1.7: Vốn huy động của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 tới 2009
Đơn vị: Nghìn tỉ VND
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội
Lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận luôn là con số đầu tiên và quan trọng nhất khi nhăc tới hiệu quả kinh
doanh của bất kì một doanh nghiệp nào, dù lớn nhỏ, sản xuất hay dịch vụ, tư nhân hay
nhà nước. Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng không phải là ngoại lệ. Quan sát hình 1.8
để đánh giá về lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Lợi nhuận tăng
mạnh trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm trung bình
70%/ năm. Thậm chí năm 2007 có mức tăng so với năm 2006 là 126%. Thậm chí ngay
trong năm 2008 và 2009 cho dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng
Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn có mức lợi nhuận khá ấn tượng. Đây là cơ sở cho một
tương lai rất sáng sủa cho Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Hình 1.8: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2004 - 2009
Đơn vị: Nghìn tỉ VND
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội
1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP
Quân Đội
1.2.1. Bộ máy thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Ngân hàng TMCP Quân Đội hiện nay là một số các ngân hàng đầu tiên tại Việt
Nam thực hiện hạch toán tập trung, các nghiệp vụ xử lí đều được tập trung tại Hội sở.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng không phải là ngoại lệ. Bộ máy tổ chức hoạt động
thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội được tổ chức dọc theo hệ thống
ngân hàng, tập trung tại phòng Thanh toán quốc tế Hội sở chính và thông qua các
phòng khách hàng tại các chi nhanh và phòng giao dịch.
Phòng Thanh toán quốc tế tại Hội sở có nhiệm vụ thiết lập các mối quan hệ với
ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Các phòng khách hàng ở chi nhánh và phòng giao dịch
sẽ trực tiếp làm việc, tiếp nhận hồ sơ, thông báo tới các hàng trong khi phòng Thanh
toán quốc tế Hội sở sẽ xử lý những vướng mắc sai sót liên quan tới hồ sơ, thực hiện
việc thanh toán và hạch toán cho khách hàng.
Hình 1.9: Mô hình tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội.
1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế nói chung và ở ngân hàng TMCP Quân
Đội nói riêng
Thương mại quốc tế được hình thành và phát triển từ cách đây hàng ngàn năm,
hoạt động này kết nối các nền kinh tế và văn hóa từ khắp mọi nơi trên thế giới. Song
song với thương mại quốc tế không thể thiếu được thanh toán quốc tế. Trong giai đoạn
sơ khai của hoạt động thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, các nhà buôn thường
phải đem theo tiền là các loại kim loại quý hiếm hoặc là các hàng hóa khác để trao đổi
và mua bán vì vậy luôn tiềm ẩn những rủi ro vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển của
Phòng TTQT -
Hội sở
Khách hàng
Phòng
khách hàng
- Chi nhánh,
Phòng giao
dịch
Hồ
sơ
Hồ
sơ
thế giới, hoạt động thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế cũng có những sự thay
đổi vô cùng to lớn. Ngày nay hệ thống thanh toán quốc tế được hình thành nhờ vào một
mạng lưới và hệ thống ngân hàng khổng lồ trên khắp mọi quốc gia với 4 phương thức
thong qua hệ thống ngân hàng toàn cầu (ngoài ra còn có phương thức chuyển tiền mặt
trực tiếp nhưng phương pháp này không được thông dụng cũng như gặp khó khăn về
nhiều mặt như sự an toàn và vấn đề pháp lý). Như đã nói 4 phương thức được sử dụng
hiện nay là chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu và tín dụng chứng từ (còn được gọi thư
tín dụng).
1.2.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm:
Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng
(người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho
người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền
do khách hàng yêu cầu.
Các bên tham gia thanh toán:
Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): Là người yêu cầu Ngân hàng thay mình
thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, thường là người mua hàng, người trả nợ, hoặc nhà
đầu tư có nhu cầu chuyển vốn, kinh phí ra nước ngoài.
Người thụ hưởng (Beneficiary): là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua
ngân hàng, thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc người tiếp nhận đầu tư do người
chuyển tiền chỉ địn.
Ngân hàng ủy nhiệm chuyển tiền (Remitting Bank) là ngân hàng phuc vụ người
chuyển tiền, ở nước yêu cầu chuyển tiền.
Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ
hưởng, thông thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở
nước thụ hưởng.
Quy trình thực hiện
1
2 4
3
Hình 1.10: Quy trình nghiệp vụ theo phương thức chuyển tiền
o Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng hóa và chuyển bộ chứng từ cho người nhập
khẩu
o Bước 2: Người nhậ