Chuyên đề Phương pháp trả lương tại công ty TNHH điện tử Phương Đông

Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế thoát khỏi trạng thái trì trệ, suy thoái, bước sang giai đoạn tăng trưởng liên tục tốc độ cao, sức sản xuất và tiêu dùng lớn, cường độ cạnh tranh cao và ngày càng gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh nhau bằng mọi cách, với mọi hình thức. Trong đó nổi bật là cạnh tranh về sản phẩm, giá cả, chất lượng, mẫu mã, phân phối, khuếch trương. Để đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới, năng động trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp hoàn toàn lo liệu đầu vào, đầu ra, hạch toán kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với Công ty TNHH điện tử Phương Đông, từ khi thành lập đến nay đã trải qua những biến động thăng trầm của nền kinh tế nhưng vẫn đứng vững được nhờ tích cực đổi mới, năng động trong kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn được coi là vấn đề bức xúc và hết sức quan trọng mà các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách kinh doanh của Công ty luôn quan tâm. Việc thực tập là vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên nói chung, nó giúp đưa các kiến thức sách vở ra ứng dụng thực tế, tạo cho mỗi sinh viên khỏi bỡ ngỡ, mạnh dạn, biết tin vào mình hơn khi đi làm việc. Qua thời gian thực tập tại trường và quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH điện tử Phương Đông em xin chọn đề tài: “Phương pháp trả lương tại Công ty TNHH điện tử Phương Đông" làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình . Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm có ba chương : Chương I: Khái quát về Công ty TNHH điện tử Phương Đông. Chương II: Thực trạng công tác trả lương của Công ty TNHH điện tử Phương Đông. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp trả lương của Công ty TNHH điện tử Phương Đông.

pdf56 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương pháp trả lương tại công ty TNHH điện tử Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 1 Luận văn Phương pháp trả lương tại Công ty TNHH điện tử Phương Đông Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 2 LỜI MỞ ĐẦU Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế thoát khỏi trạng thái trì trệ, suy thoái, bước sang giai đoạn tăng trưởng liên tục tốc độ cao, sức sản xuất và tiêu dùng lớn, cường độ cạnh tranh cao và ngày càng gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh nhau bằng mọi cách, với mọi hình thức. Trong đó nổi bật là cạnh tranh về sản phẩm, giá cả, chất lượng, mẫu mã, phân phối, khuếch trương... Để đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới, năng động trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp hoàn toàn lo liệu đầu vào, đầu ra, hạch toán kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với Công ty TNHH điện tử Phương Đông, từ khi thành lập đến nay đã trải qua những biến động thăng trầm của nền kinh tế nhưng vẫn đứng vững được nhờ tích cực đổi mới, năng động trong kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn được coi là vấn đề bức xúc và hết sức quan trọng mà các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách kinh doanh của Công ty luôn quan tâm. Việc thực tập là vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên nói chung, nó giúp đưa các kiến thức sách vở ra ứng dụng thực tế, tạo cho mỗi sinh viên khỏi bỡ ngỡ, mạnh dạn, biết tin vào mình hơn khi đi làm việc. Qua thời gian thực tập tại trường và quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH điện tử Phương Đông em xin chọn đề tài: “Phương pháp trả lương tại Công ty TNHH điện tử Phương Đông" làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình . Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm có ba chương : Chương I: Khái quát về Công ty TNHH điện tử Phương Đông. Chương II: Thực trạng công tác trả lương của Công ty TNHH điện tử Phương Đông. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 3 Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp trả lương của Công ty TNHH điện tử Phương Đông. Chuyên đề được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng Kế toán Công ty TNHH điện tử Phương Đông và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS. Mai Xuân Được. Mặc dù đã cố gắng song chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và các anh chị trong phòng Kế toán Công ty TNHH điện tử Phương Đông để chuyên đề này có thể hoàn thiện hơn. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 4 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ PHƯƠNG ĐÔNG I. Giới thiệu chung về Công ty TNHH điện tử Phương Đông 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH điện tử Phương Đông Công ty TNHH điện tử Phương Đông được Sở KH Thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 101956 thành lập ngày 17/5/1999 là một thành viên của tập đoàn CMC, một trong những tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, Công ty TNHH điện tử Phương Đông là nhà sản xuất và lắp ráp máy tính Thương hiệu số 1 Việt Nam - máy tính CMS, đồng thời là nhà phân phối chuyên nghiệp các thiết bị sản phẩm tin học. Ngày 17 tháng 5 năm 1999 khai trương Công ty có trụ sở tại 67B Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đến nay Công ty TNHH điện tử Phương Đông đã và đang phát triển không ngừng để trưởng thành, và thực tế CMS đã trở thành một nhà sản xuất lắp ráp, phân phối có tên tuổi với những sản phẩm được thị trường công nhận. - 01/2006 CMS đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. 1.2. Nhiệm vụ và chức năng Công ty TNHH máy tính CMS với chức năng sản xuất kinh doanh các thiết bị và dịch vụ trong lĩnh vực điện tử viễn thông tin học. Những ngành nghề chính của công ty được quy định trong giấy phép kinh doanh: - Máy tính, linh kiện máy tính và các thiết bị kèm theo máy tính. - Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ, cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực tin học hoá, hiện đại hoá cho các công ty, tổ chức. Hiện nay, CMS đang là nhà phân phối chính thức các sản phẩm của các Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 5 hãng sản xuất linh kiện và thiết bị tin học hàng đầu trên thế giới như Intel, BenQ, Kingston, Santak, Transcend, Foxconn… Nhờ có khả năng tài chính ổn định, tính chuyên nghiệp cao trong kinh doanh và dịch vụ, khả năng bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật ở mức tối đa, những mặt hàng CMS tham gia phân phối luôn được khách hàng tin tưởng và đạt doanh số cao. - Về mặt kinh doanh dịch vụ, công ty đã triển khai và cung cấp các loại hình dịch vụ chủ yếu sau: + Dịch vụ lắp đặt mới, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống máy tính, thiết bị mạng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các tổ chức Nhà nước. + Dịch vụ tư vấn về quy hoạch và phát triển nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, quản lý kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. + Khảo sát thiết kế xây dựng các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu của khách hàng. Khi mới thành lập, với quy mô nhỏ, thời gian hoạt động chưa dài vì vậy Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Trải qua hơn 6 năm hoạt động, Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS đã tìm ra cách thức hoạt động riêng, đặc trưng cho công ty mình, tìm ra hướng phát triển bền vững và có hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh thương mại của mình và thực tế CMS đã trở thành nhà sản xuất, lắp ráp, phân phối có tên tuổi với những sản phẩm được thị trường công nhận 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Hiện nay công ty có 25 nhân viên làm việc trong các phòng ban và bộ phận khác nhau. Cơ cấu bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến đến từng phòng ban, bộ phận sản xuất kinh doanh thông qua các trưởng phòng, đảm bảo luôn nắm bắt được những thông tin chính xác và tức thời về Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 6 tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường cũng như khả năng tài chính của công ty. Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS được mô tả bằng hình vẽ sau: Hình1 : Sơ đồ tổ chức công ty CMS + Đứng đầu công ty là Giám đốc công ty do các thành viên sáng lập đề cử là người chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý công ty. + Phó giám đốc phụ trách về kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý các hoạt động về kinh doanh, bán buôn, bán lẻ, quản lý và xét duyệt các hoạt động tìm đối tác kinh doanh từ các nhân viên nghiên cứu thị trường tại các phòng (chủ yếu là phòng phân phối). + Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm hoàn toàn về khâu kỹ thuật của công ty bao gồm: lắp máy và quản lý các dự án về máy tính và tiêu thụ máy tính cho công ty. + Phòng kế toán: gồm kế toán trưởng, kế toán viên, thủ quỹ chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, thống kê, theo dõi tình hình tài chính của công ty. + Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý lực lượng cán bộ công Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật Phòng kinh doanh phân phối Phòng kinh doanh bán lẻ Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Trung tâm bảo hành Phòng lắp máy Phòng dự án Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 7 nhân viên của công ty và các vấn đề hành chính có liên quan. + Công ty có hai phòng kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh bao gồm: Phòng bán lẻ (phục vụ người tiêu dùng có nhu cầu mua thiết bị lẻ hay mua máy đơn chiếc). Phòng phân phối (có nhiệm vụ tìm các nguồn hàng, các đại lý lớn để phân phối với số lượng nhiều, tổ chức các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường). + Phòng bảo hành: thực hiện bảo hành các sản phẩm bán buôn và bán lẻ của công ty. + Phòng lắp máy: chịu trách nhiệm lắp đặt máy móc đúng theo tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và tiện lợi cho việc sử dụng của khách hàng. + Phòng dự án: nghiên cứu thị trường, đề xuất các phương án về nguồn nhập hàng và nguồn tiêu thụ hàng hóa đem lại lợi nhuận cho công ty. 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2001 - 2005). * Về hoạt động chung của Công ty từ năm 2003-2005. Trải qua một số năm hoạt động, Công ty CMS đã gặt hái được nhiều thành công. Đó chính là sự tăng trưởng doanh thu, sự tăng trưởng mức lợi nhuận, sự đóng góp của Công ty vào Ngân sách nhà nước, nguồn lao động tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty được cải thiện. Các kết quả đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty máy tính CMS (Đơn vị: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng doanh thu 4.050.000 5.230.000 6.086.000 2. Nộp ngân sách NN 297.000 408.000 510.300 3. Doanh thu thuần 3.753.000 4.822.000 5.575.700 4. Giá vốn hàng bán 2.981.000 3.910.000 4.546.000 5. Lãi lỗ, lãi gộp 772.000 912.000 1.029.700 6. Chi phí quản lý kinh doanh 603.000 773.000 841.500 7. Lợi tức trước thuế 169.000 139.000 198.200 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 8 8. Thuế TNDN (32%) 54.080 44.480 60.230 9. Lợi tức sau thuế 114.920 94.520 127.970 10.Tổngsố lao động( Người) 15 20 24 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty TNHH điện tử Phương Đông) Qua bảng trên cho thấy: Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm là tương đối ổn định. Sau khi đạt được lợi nhuận là 114.920.000 đồng vào năm 2003 thì đến năm 2004 lợi nhuận chỉ đạt 94.520.000 đồng và tăng lên vào năm 2005 với lợi nhuận đạt 127.970.000 đồng. Đặc biệt, lợi nhuận của công ty giảm sút trong năm 2004 là do một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, chi phí quản lý kinh doanh tăng từ 603.000 đồng năm 2003 lên 773.000 đồng năm 2004. Sự cộng dồn của các khoản thuế và các khoản giảm trừ tăng từ 297.000.000 đồng năm 2003 lên đến 408.000.000 năm 2005. Thứ hai, là do công ty chưa thực sự sử dụng hết tiềm lực của mình để phát huy vào thị trường bán lẻ, bán buôn, phân phối toàn diện cho khách hàng. Thứ ba, mặc dù doanh thu trong năm 2004 tăng lên so với năm 2003 nhưng chi phí đầu vào tăng mạnh đã khiến cho giá vốn hàng hoá quá cao khiến cho lãi suất giảm (một phần là do sự khan hiếm của một số chủng loại hàng hóa, và sự dự trữ không hợp lý của công ty). Nhìn chung doanh thu của các năm có tăng lên, đi kèm là lợi nhuận cũng tăng theo, lượng thuế đóng góp cho nhà nước tăng dần lên theo các năm với 297.000.000 đồng năm 2003 cho đến 510.000.000 năm 2005. Theo đánh giá thì tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng phát triển đi lên. *. Về doanh thu : Bảng 2 : Cơ cấu doanh thu của Công ty CMS (Đơn vị: 1000 đồng) Lĩnh vực Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 9 Doanh thu Tỷ lệ % Doanh thu Tỷ lệ % Doanh thu Tỷ lệ % Máy tính 3.520.000 86,91% 4.475.200 85,56% 5.063.000 83,19% Dịch vụ 530.000 13,09% 754.800 14,44% 1.023.000 16,81% Tổng cộng 4.050.000 100% 5.230.000 100% 6.086.000 100% (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Lĩnh vực kinh doanh phần cứng như máy tính, phụ kiện và các sản phẩm liên quan là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS. Ban giám đốc Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS luôn coi đó là lĩnh vực kinh doanh chính của họ và trong thực tế lĩnh vực này đã có doanh thu chiếm tới 86,91% năm 2003; 85,56% năm 2004 và 83,19% năm 2005. Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ và cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho các công ty khác và các tổ chức trong các dự án tin học hoặc hiện đại hoá là một trong những lĩnh vực quan trọng không chỉ vì nó chiếm tới 13,09% năm 2003; 14,44% năm 2004 và 16,81% năm 2005 doanh thu mà còn vì lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới lĩnh vực kinh doanh phần cứng máy tính, nó chính là lĩnh vực hỗ trợ máy tính; khi tư vấn, cung cấp cho khách hàng những giải pháp hợp lý thì hình ảnh và uy tín của công ty được tăng thêm gấp nhiều lần. Trong thời gian gần đây, song song với việc phát triển kinh doanh lĩnh vực phần cứng, Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS cũng đang rất chú trọng tới việc kinh doanh các dịch vụ đi kèm để có thể khai thác hay tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng. * Về vốn kinh doanh: Bảng 3: Cơ cấu vốn của Công ty CMS Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 10 Tổng vốn kinh doanh 1.000 đồng 3.560.000 4.906.000 5.145.000 Vốn lưu động 1.000 đồng 2.966.000 4.272.000 4.504.000 Vốn cố định 1.000 đồng 594.000 634.000 641.000 Tỷ lệ vốn lưu động trong tổng vốn KD % 83,31% 87,08% 87,54% Nguồn vốn chủ sở hữu 1.000 đồng 2.020.000 3.149.000 3.525.000 Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS là một công ty tư nhân, có quy mô nhỏ, tuổi đời còn rất trẻ. Trong giai đoạn đầu bước vào kinh doanh trong lĩnh vực điện tử viễn thông tin học, công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng nguồn vốn, nhiều hợp đồng được ký kết dưới hình thức thanh toán sau, hoặc thanh toán dài hạn để cạnh tranh với các công ty khác. Vì vậy tình trạng nợ đọng vốn của công ty là không thể tránh khỏi, dẫn đến nguồn vốn quay vòng chậm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây công ty đã có nhiều chính sách mở rộng kinh doanh và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh như vay vốn ngân hàng, khuyến khích các nhân viên trong công ty cùng góp vốn. Tổ chức các đợt quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm với mục tiêu tăng lượng sản phẩm bán ra nhằm thu hồi vốn nhanh. Do đó, tổng nguồn vốn của công ty hiện nay đã đạt gần mức 5,2 tỷ đồng. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 11 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ PHƯƠNG ĐÔNG 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp trả lương của Công ty 2.1.1. Đặc điểm lao động của Công ty. Các thành viên ban giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng ban là những cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, họ có nhiều năm kinh nghiệm về quản lý kinh tế và kỹ thuật trong các công ty trong và ngoài nước, có tác phong làm việc hiện đại, nhạy bén và năng động, có khả năng quản lý điều hành tốt các hoạt động kinh doanh thương mại của công ty. Lực lượng lao động của công ty chủ yếu là đội ngũ nhân viên có tuổi đời còn rất trẻ, đa phần được đào tạo chính quy trong các trường cao đẳng và đại học, có năng lực và sự năng động của tuổi trẻ. Tuy nhiên, về trình độ kỹ thuật của công ty thì còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, có thể nói hầu hết nhân viên Marketing và nhân viên bán hàng phần lớn là những cử nhân kinh tế, điều này đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của công ty trong việc kinh doanh thương mại nhưng xét trên thực tế mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty lại là máy vi tính – là một mặt hàng kỹ thuật. Trong thời gian tới khi mở rộng thị trường kinh doanh, các nhân viên kinh doanh của công ty ngoài những kiến thức về kinh tế cũng cần phải có những hiểu biết kỹ thuật cơ bản về mặt hàng này. Vấn đề đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường cũng đang được ban giám đốc Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS quan tâm. Tuy nhiên, với tiềm lực nhỏ, kinh phí đào tạo là tương đối ít, do vậy để giải quyết vấn đề trên công ty chú trọng chỉ tuyển thêm những nhân viên đã được đào tạo có kiến thức về cả hai chuyên ngành, đồng thời khuyến khích những thành viên của công ty học tập nâng cao kiến Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 12 thức kết hợp với một số chương trình đào tạo cơ bản cho nhân viên với phương thức vừa học vừa làm, nhưng đây cũng không phải là một biện pháp lâu dài, trong thời gian kế tiếp khi công ty mở rộng và phát triển thì công ty sẽ phải có những đầu tư lâu dài cho lĩnh vực nhân lực. Bảng 4 : Cơ cấu lao động của Công ty TNHH điện tử Phương Đông ST T Tiêu chí Năm 2004 Năm 2005 Số lượng % Số lượng % 1 Theo tiêu chí lao động - Lao động gián tiếp - Lao động trực tiếp 20 4 16 100 20 80 24 4 20 100 16,67 83,33 2 Theo trình độ học vấn - Đại học và trên ĐH - Trung cấp, Cao đẳng - Khác 20 13 5 2 100 65 25 10 24 16 6 2 100 66,67 25 8,33 3 Giới tính - Nam - Nữ 20 14 6 100 70 30 24 17 7 100 70,83 29,17 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty CMS) 2.1.2. Đặc điểm về kinh doanh của Công ty *. Hoạt động mua hàng của Công ty . Cũng như các công ty tin học khác, Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS là công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ. Hầu hết các linh kiện, thiết bị máy vi tính của công ty được cung ứng qua các công ty xuất nhập khẩu như FPT, CMC, Samsung Vina, LG – SEL… hoặc một số công ty trung gian khác như CDS, ISTC, T&H, Hitech, Đại phong, Minh Quang… chính vì vậy mà sản phẩm máy vi tính của công ty hiện nay 100% được lắp ráp từ những linh kiện rời nhập ngoại. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 13 Năm 2000, Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS đã ký hợp đồng làm đại lý phân phối cho Samsung Vina về màn hình máy vi tính mang nhãn hiệu Monitor Samsung SyncMaster và Motorola với nhãn hiệu sản phẩm Fax modem Motorola… Ngoài ra, Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS còn làm bạn hàng và đại lý phân phối cho hãng MSI của Mỹ, UPSELEC của Đài Loan, HP của Singapore, LG của LG ELECTRONICS Vietnam… Bảng 5 : Nguồn hàng nhập trong năm 2004 - 2005 STT Nguồn hàng Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 1 Nhập khẩu trực tiếp 1.000 đồng 320.000 635.000 2 Nhập qua các đại lý của hãng 1.000 đồng 1.277.800 1.884.000 3 Nhập qua các trung gian khác 1.000 đồng 2.312.200 2.027.000 Tổng 3.910.000 4.546.000 Việc nhập hàng của Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS chủ yếu thông qua ba nguồn nhập cơ bản trên. Do quy mô của công ty còn nhỏ nên phần lớn các thiết bị, linh kiện đều được nhập thông qua các đại lý của các hãng tại Việt Nam hay qua các công ty trung gian khác có quy mô lớn hơn. Theo số liệu thống kê thì lượng hàng nhập qua các đại lý của các hãng tại Việt Nam tăng dần từ 1.277.800.000 đồng trong năm 2004 thì đến năm 2005 lượng hàng nhập đã tăng lên 1.884.000.000 đồng, tuy con số này chưa cao nhưng có thể nói Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ máy tính CMS đã dần đang mở rộng mối quan hệ của mình đến với các công ty là đại diện cho các hãng lớn, có uy tín trên thị trường công nghệ thông tin như: IBM, HP, Toshiba, Xerok, Epson, Compaq… Lượng hàng nhập thông qua các công ty trung gian khác không có sự dao động quá lớn với 2.312.200 đồng năm 2004 và 2.027.000 đồng năm 2005, nguồn hàng nhập này chiếm hơn một nửa trong tổng số lượng hàng nhập của công ty, điều này ảnh hưởng khá lớn trong việc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 14 cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ khác. Do quy mô nhỏ nên lượng hàng nhập thông qua nhập khẩu trực tiếp năm 2004 là 320.000.000 đồng và 2005 là 635.000.000 đồng, tuy tăng lên gần gấp đôi nhưng con số này chưa đáng được ghi nhận bởi nó chỉ chiếm 8,18% đến 13,97% trong tổng số. Trong thời gian tới công ty đang có kế hoạch giảm lượng hàng nhập thông qua nguồn nhập hàng thứ ba xuống chỉ còn 1/5, tăng lượng hàng nhập thông qua nguồn thứ nhất và thứ hai lên càng lớn càng tốt mà chú trọng tập trung vào nhập hàng trực tiếp là chủ yếu. *. Về công tác thị trường và chất lượng sản phẩm của Công ty. Nhu cầu tiêu dùng máy vi tính trong dân cư hiện nay chuyển dần sang loại máy tính lắp ráp là chủ yếu. Đón bắt được nhu cầu này đồng thời cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh mà công ty đã đề ra, công ty CMS đã tập trung và phân tích hai đối tượng tiêu dùng cuối cùng chủ yếu sau: Cá nhân, các hộ gia đình, các trung trò chơi (Internet): Tỷ trọng sử dụng máy nhập ngoại chiếm 18%, máy lắp ráp chiếm 82%. Đặc điểm tiêu dùng của họ như sau: - Sử dụng hầu hết là máy lắp ráp với mục đích học hành và phục vụ cho công việc. - Khi mua máy thường thông qua người thân quen giới thiệu. - Khi mua họ thường quan tâm hàng đầu đến chất lượng, s
Tài liệu liên quan