Chuyên đề Quan hệ thị trường theo không gian

Trong kinh tế thương mại, thị trường đươc định nghĩa là nơi diễn ra trao đổi mua bán về một loại hàng hóa nào đó trên thị trường giữa người bán và người mua, dưới sự dẫn dắt về giá cả. Ở khái niệm này, thị trường đòi hỏi phải có một không gian cụ thể và được hoạt động trong một thời gian cụ thể. Nhu cầu của người mua đã gặp khả năng cung cấp của người bán dưới sự dẫn dắt của giá cả. Dưới gốc độ Marketing, thị trường được coi là tập hợp khách hàng hiện có và sẽ có của doanh nghiệp có chung một nhu cầu hay mong muốn, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Thị trường theo quan điểm Marketing không coi trọng yếu tố địa điểm và thời gian để diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán. Khoa học công nghệ luôn phát triển mạnh mẽ, môi trường cạnh tranh thì gay gắt, thị trường có thể hoạt động 24/24h trong ngày. Hơn nữa, khách hàng không cần đi đến một địa điểm cụ thể để mua sản phẩm mà có thể đặt mua thông qua báo – tạp chí, điện thoại, viết thư, mạng Internet, các đơn vị sản xuất sẽ giao hàng trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tận nhà cho khách hàng bất kể thời gian nào. [tài liệu 5, trang 14] Vậy điều kiện cần để tạo nên thị trường là phải có khách hàng, khách hàng phải có nhu cầu mua, phải có khả năng thanh toán và sẳn sàng mua khi nhu cầu được đáp ứng. Hình ảnh của thị trường bao gồm các yếu tố: - Quy mô thị trường; - Vị trí địa lý của thị trường; - Các đặc điểm của người mua trên thị trường; - Cách ứng xử của người mua. Từ định nghĩa thi trường theo quan điểm Marketing, quy mô thị trường được hiểu là số lượng khách hàng có thể có đối với một loại sản phẩm, một loại dịch vụ trong một thời gian và thời điểm nhất định. Có thể đo lường thị trường và chia thị trường ra nhiều mức khác nhau. Điều này phục vụ cho việc nghiên cứu mở rộng thị trường, các mức đó là: - Tổng thị trường là khối lượng sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ cần phải đáp ứng;

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quan hệ thị trường theo không gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên đề 5 QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO KHÔNG GIAN Giáo viên giảng dạy Sinh viên thực hiện: TS. BÙI VĂN TRỊNH Nhóm 5 Tháng 3 năm 2011 MỤC LỤC 5.1 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG 5.1.1 Khái niệm 3 5.1.2 Biểu hiện của thị trường 4 5.1.3 Chức năng của thị trường 4 5.2 CHI PHÍ LƯU THÔNG VÀ CƠ CẤU GIÁ CẢ THEO KHÔNG GIAN 5.2.1 Khái niệm cơ cấu giá cả theo không gian 5 5.2.2 Chi phí lưu thông 5 5.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH CÂN BẰNG THEO KHÔNG GIAN 5.3.1 Mô hình 2 khu vực 8 5.3.2 Mô hình 2 khu vực 9 5.3.3 Mô hình ứng dụng đơn giản về cân bằng theo không gian 12 5.4 BÀI TOÁN VẬN TẢI 5.4.1 Khái niệm 12 5.4.2 Bài toán vận tải dạng tổng quát 13 5.4.3 Giải bài toán vận tải. 15 5.4.4 Ví dụ minh họa 16 5.5 BỐ TRÍ SỐ LƯỢNG, QUI MÔ VÀ VỊ TRÍ CỦA CÁC XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN 5.5.1 Mô hình đơn giản 19 5.5.2 Mô hình ứng dụng 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mối quan hệ giữ chi phí lưu thông và giá cả mặt hàng gạo giữa 2 khu vực sản xuất (X,Y) và hai thị trường (A,B)……………………………………………..7 Hình 2: Giao thương giữa 2 khu vực có sự khác biệt về cung cầu sản phẩm………8 Hình 3: Đồ thị ghép thể hiện giá cả và lượng sản phẩm trao đổi giữa 2 khu vực…………………………………………………………………………..............9 Hình 4: Tác động của chi phí vận chuyển (t) đến giá cả và lượng hàng hóa trao đổi giữa hai khu vực………………………………………………………………… 10 Hình 5: Đồ thị ghép thể hiện tác động của chi phí vận chuyển đến giá cả và lượng hàng hóa trao đổi……………………………………………………......................11 Hình 6: Giá cả và lượng hàng hóa trao đổi giữa hai khu vực vào sự chênh lệch của đường thặng dư cung ứng (ESX-ESY)……………………………...........................11 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng vận tải tổng quát……………………………………………………16 Bảng 2: Bảng vận tải thể hiện số lượng nông sản, nhu cầu và cước phí…..............16 Bảng 3: Chu trình của bảng vận tải………………………………………..............18 Bảng 4: Thể hiện dạng bài toán quy hoạch tuyến tính đối với trường hợp hai khu vực…………………………………………………………………………………24 Chuyên đề 5 QUAN HỆ THỊ TRƯỜNG THEO KHÔNG GIAN 5.1 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG 5.1.1 Khái niệm Trong kinh tế thương mại, thị trường đươc định nghĩa là nơi diễn ra trao đổi mua bán về một loại hàng hóa nào đó trên thị trường giữa người bán và người mua, dưới sự dẫn dắt về giá cả. Ở khái niệm này, thị trường đòi hỏi phải có một không gian cụ thể và được hoạt động trong một thời gian cụ thể. Nhu cầu của người mua đã gặp khả năng cung cấp của người bán dưới sự dẫn dắt của giá cả. Dưới gốc độ Marketing, thị trường được coi là tập hợp khách hàng hiện có và sẽ có của doanh nghiệp có chung một nhu cầu hay mong muốn, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Thị trường theo quan điểm Marketing không coi trọng yếu tố địa điểm và thời gian để diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán. Khoa học công nghệ luôn phát triển mạnh mẽ, môi trường cạnh tranh thì gay gắt, thị trường có thể hoạt động 24/24h trong ngày. Hơn nữa, khách hàng không cần đi đến một địa điểm cụ thể để mua sản phẩm mà có thể đặt mua thông qua báo – tạp chí, điện thoại, viết thư, mạng Internet, các đơn vị sản xuất sẽ giao hàng trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tận nhà cho khách hàng bất kể thời gian nào. [tài liệu 5, trang 14] Vậy điều kiện cần để tạo nên thị trường là phải có khách hàng, khách hàng phải có nhu cầu mua, phải có khả năng thanh toán và sẳn sàng mua khi nhu cầu được đáp ứng. Hình ảnh của thị trường bao gồm các yếu tố: Quy mô thị trường; Vị trí địa lý của thị trường; Các đặc điểm của người mua trên thị trường; Cách ứng xử của người mua. Từ định nghĩa thi trường theo quan điểm Marketing, quy mô thị trường được hiểu là số lượng khách hàng có thể có đối với một loại sản phẩm, một loại dịch vụ trong một thời gian và thời điểm nhất định. Có thể đo lường thị trường và chia thị trường ra nhiều mức khác nhau. Điều này phục vụ cho việc nghiên cứu mở rộng thị trường, các mức đó là: Tổng thị trường là khối lượng sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ cần phải đáp ứng; Thị trường tiềm năng là khối lượng sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung ứng. [tài liệu 1, trang 25 – 26] 5.1.2 Biểu hiện của thị trường Thị trường được biểu hiện ở một số nơi như sau: Chợ là nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận (mặc cả) giá của hàng hóa. Siêu thị là nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được chọn lựa. Chứng khoán là nơi người mua và người bán đều phải thông qua môi giới trung gian. Đấu giá là nơi người mua và được quyền quyết định. 5.1.3 Chức năng của thị trường 5.1.3.1 Chức năng thừa nhận Trách nhiệm của các doanh nghiệp là phải nghiên cứu thị trường để cho ra đời các loại sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào việc sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp có được thị trường thừa nhận các nội dung sau: Thị trường thừa nhận chủng loại và cơ cấu chủng loại hàng hóa; Thị trường thừa nhận khối lượng sản phẩm hàng hóa; Thị trường thừa nhận giá cả; Thị trường thừa nhận phương thức trao đổi với một loại hàng háo hay dịch vụ cụ thể nào đó. 5.1.3.2 Chức năng thực hiện Thông qua chức năng này hàng hóa và dịch vụ sẽ hoàn thành quá trình chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Quá trình trao đổi hay mua bán là quá trình chủ yếu diễn ra trên thị trường. Thông qua quá trình này sản phẩm hay dịch vụ bằng quan hệ cung cầu sẽ hình thành nên giá cả, cơ sở để thanh toán và điều kiện để thõa mãn nhu cầu. Kết thúc một quá trình mua bán chức năng thực hiện của thị trường đã được hoàn thành. 5.1.3.3 Chức năng điều tiết kích thích Lợi nhuận là mục đích cao nhất của quá trình sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh chỉ hình thành thông qua hoạt động thị trường, vì vậy thị trường vừa là môi trường vừa là động lực để điều tiết kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – sự điều tiết và kích thích sản xuất thể hiện ở các khía cạnh: Dựa vào nhu cầu các loại sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các yếu tố sản xuất từ nghành này sang nghành khác, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn; Sự thay đổi nhu cầu và cơ cấu nhu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thay đổi phương hướng kinh doanh cho phù hợp hơn; Thị trường sẽ tạo ra động lực cạnh tranh. Những doanh nghiệp mạnh sẽ phải phát huy lợi thế của mình để phát triển, các doanh nghiệp yếu sẽ phải tìm cách đổi mới, vươn lên để tồn tại nếu không bị muốn phá sản; Thị trường có vai trò quan trọng trong điều tiết cung – cầu thông qua hệ thống giá cả. Doanh nghiệp muốn tồn tại phải tính toán các nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí để có mức giá phù hợp. 5.1.3.4 Chức năng thông tin Trên thị trường sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đa chiều. Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên của sự tương tác giữa con người, thiết bị và phương tiện kỹ thuật dùng để thu thập, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tin chính xác kịp thời và cần thiết để người phụ trách lĩnh vực Marketing sữ dụng chúng với mục tiêu lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch Marketing và kiểm tra hiệu quả của hoạt động Marketing. Chức năng này bao gồm: Tổ chức hệ thống phương tiện thông tin phù hợp với điều kiện thị trường và năng lực của doanh nghiệp; Tổ chức thu thập thông tin; Tổ chức phân tích thông tin đã thu thập được; Đánh giá kết quả thông tin và truyền thông. [tài liệu 1, trang 26 – 28] 5.2 CHI PHÍ LƯU THÔNG VÀ CƠ CẤU GIÁ CẢ THEO KHÔNG GIAN 5.2.1 Khái niệm cơ cấu giá cả theo không gian Giá cả theo không gian chủ yếu đề cập đến giá cả của một loại hàng hóa trên các thị trường ở các vùng khác nhau và sự lưu chuyển hàng hóa giữa các thị trường/vùng đó. 5.2.2 Chi phí lưu thông Chi phí lưu thông là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, thực hiện giá trị hàng hóa, bao gồm: Chi phí lưu thông thuần túy là các khoản chi phí có liện quan đến bán hàng như chi phí sổ sách, kế toán, quảng cáo, tiền lương của nhân viên bán hàng. Chi phí này không làm tăng giá trị hàng hóa; Chi phí lưu thông bổ sung là chi phí tiếp tục thực hiện quá trình sản xuất lưu thông như đóng gói, bao bì, vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Chi phí này có tính chất sản xuất và làm tăng giá trị hàng hóa. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh thì chi phí lưu thông hàng hóa là nhân tố chủ yếu xác định quan hệ giá cả giữa các vùng. Chi phí lưu thông kể cả chi phí bốc dỡ, quản lý cũng như vận chuyển thường tương đối cao so với giá trị sản phẩm ở nông trại, đặc biệt đối với sản phẩm dễ hư hỏng. Nếu chi phí vận chuyển và chi phí tiêu thụ chiếm tỉ trọng cao so với giá người tiêu dùng có thể thay đổi đáng kể đến mức thu nhập của người sản xuất. Trong các điều kiện thị trường cạnh tranh với sản phẩm đồng nhất thì những nguyên tắc quyết định đến sự khác biệt về giá cả giữa các cùng là: Mức chênh lệch về giá cả giữa hai vùng (hoặc thị trường) bất kỳ có giao không thương với nhau bằng đúng với chi phí lưu thông. Mức chênh lệch giá cả giữa hai vùng (hoặc thị trường) bất kỳ có giao không thương với nhau thì bằng hoặc thấp hơn phí lưu thông. Mức chênh lệch giá cả giữa hai vùng không thể cao hơn chi phí lưu thông. Nguyên nhân của vấn đề có thể nhận biết dễ dàng: nếu giá cả chênh lệch lớn hơn chi phí lưu thông thì người kinh doanh có thể mua sản phẩm từ thị trường có giá thấp và chuyển đến thị trường có giá cao bán để hưởng lợi nhuận. Quá trình kinh doanh khiến giá cả của thị trường giá thấp sẽ tăng lên và giá cả của thị trường giá cao giảm bớt. Việc kinh doanh sẽ được tiếp tục cho đến khi nào lợi nhuận của kinh doanh không còn nữa, có nghĩa là sự chênh lệch về giá cả giữa hai nơi không còn vượt quá chi phí lưu thông. Các nguyên tắc có liên quan đến việc xác định cơ cấu giá cả theo không gian có thể được minh họa bằng hình 1. Giả sử có hai thị trường A và B giao nhận từ nơi khác chuyển đến để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ hoặc xuất khẩu. Hai nơi sản xuất lúa gạo hàng hóa là X và Y. Chi phí lưu thông hàng hóa giữa các địa điểm được thể hiện trên các đường thẳng nối các địa điểm. Nếu có được số liệu về giá cả lúa gạo ở một địa điểm bất kỳ thì ta có thể xác định mức giá lúa gạo các điểm còn lại. A B Y X 300 đ 200 đ 500 đ 100 đ 400đ Hình 1. Mối quan hệ giữa chi phí lưu thông và giá cả mặt hàng gạo giữa hai khu vực sản xuất (X, Y) và hai thị trường (A, B) Thí dụ: như biết được giá lúa gạo tại A là 3000đồng/kg. Lúa gạo có thể được chuyển từ A sang B với mức lưu thông là 500đồng/kg thì mức giá tối đa tại B có thể là 3500đồng/kg. Tuy nhiên, gạo có thể mua được tại X là 2900đồng/kg (bằng giá tại A trừ bớt 100 đồng). Gạo mua tại X có thể chuyển đến bán tại B với giá 3300đồng/kg (=2900đồng + 400đồng chi phí lưu thông). Giá gạo tại B được xác định dưạ theo giá thu mua tối thiểu (3300 đồng thay vì 3500 đồng) đối với người sản xuất tại Y, họ có thể tiêu thụ lúa gạo tại thị trường A và B. Nếu họ lựa chọn thị trường A thì mức giá họ nhận được là 2700đồng/kg (=3000đồng – 300đồng chi phí lưu thông). Nếu họ lựa chọn thị trường B thì mức giá họ nhận được là 3100đồng (=330đồng – 200đồng). Do đó tiêu thụ ở thị trường B sẽ có lợi nhuận cao hơn thị trường B sẽ là cơ sở để xác định giá tại thị trường Y. Thí dụ trên minh họa cho nguyên tắc sau: Nguồn cung cấp có chi phí thấp nhất sẽ quyết định mức giá cả tại thị trương tiêu thụ. Người sản xuất bán sản phẩm của mình tại nơi đem lại lợi nhuận cao nhất. Giá cả tại địa bàn sản xuất hàng hóa bằng với giá trị tại thị trường tiêu thụ trừ bớt chi phí lưu thông đơn vị sản phẩm đến thị trường đó. [tài liệu 5, trang 39 – 40] 5.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH CÂN BẰNG THEO KHÔNG GIAN 5.3.1 Mô hình 2 khu vực (không có chi phí lưu thông) Xét mô hình đơn giản gồm 1 sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ tại 2 khu vực khác nhau. Trog trường hợp không có giao thương giữa 2 nơi thì giá cả tại mỗi khu vực được xác định bởi các đường cung và đường cầu của khu vực. Hình (2a) và (2b) minh họa cho trường hợp này. Tại khu vực X, cung và đường cầu Dx và đường cầu Sx xác định mức giá tại X là Oa. Tại khu vực Y, đường cầu Dy tương đối thấp và đường cung Sy thể hiện tình hình cung ứng dồi dào nên mức giá tại y thấp hơn, với giá tại Y thấp hơn, với giá là Ob. Khi không có giao thương giữa 2 khu vực thì các mức giá này và các lượng hàng hóa tiêu thụ tương ứng thể hiện mức giá cân bằng tại từng khu vực.[tài liệu 5, trang 40-42] Nếu 2 khu vực có giao thương với nhau và giả định rằng chi phí lưu thông là 0, các thương lái sẽ nhận thấy là giá cả các sản phẩm ở mức Y thấp hơn ở X. Nếu mua sản phẩm ở Y và bán lại ở X thì có thể thu được chênh lệch giá. Các thương lái sẽ tham gia việc mua bán này vì mục đích lợi nhuận. Mỗi phần lượng cung ở Y chuyển sang X và điều này khiến giá ở Y tăng trong khi giá ở X giảm. Với giả định là chi phí lưu thông bằng 0 thì việc mua bán này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra nên giá ở X còn cao hơn giá ở Y. Đến một lúc nào đó thì lượng hàng hóa lưu chuyển từ Y sang X đủ lớn khiến giá cả 2 nơi bằng nhau. P a c Dx Sx Qx O d e Qy O f g Sx+y Qx+y O Dx Sx P c b P c Dx+y Khu vực X Khu vực Y Tổng hợp a b c Hình 2: Giao thương giữa 2 khu vực có sự khác biệt về cung cầu sản phẩm Ví dụ: Giá hàng hóa ở khu vực 1 là P1=10.000đ/sản phẩm Giá hàng hóa ở khu vực 2 là P2=15.000đ/sản phẩm Giả sử trong trường hợp này chi phí lưu thông bằng 0. Người ta sẽ mua sản phẩm ở khu vực 1 và bán lại ở khu vực 2 để tìm lợi nhuận. Điều này khiến cho giá ở khu vực 1 tăng lên và giá ở khu vực 2 giảm xuống è Đến một lúc nào đó thì lượng hàng hóa lưu thông giữa hai nơi sẽ đủ lớn để giá cả ở hai nơi bằng nhau Việc giao thương tạo ra hiệu quả tổng hợp về đường cung và đường cầu của 2 đường cầu của 2 khu vực. Hình (2c) thể hiện đường cung và đường cầu tổng hợp. Giao điểm của hai đường thể hiện mức giá cân bằng chuyển sau cùng là Oc và lượng sản phẩm trao đổi là n. Lượng hàng hóa từ Y chuyển đi (fg) và lượng hàng hóa X nhận được (de) là bằng nhau ở mức giá Oc. Một phương pháp khác thuận tiện hơn để trình bày vấn đề là dung đồ thị ghép, được thể hiện ở đồ thị 3. Đường cung và đường cầu của khu vực Y thể hiện ở bên phải theo quy ước thong thường. Tuy nhiên đường cung và đường cầu của khu vực X được thể hiện mức chênh lệch của lượng cung vượt lượng cầu ở các mức giá khác nhau. Hai đường thặng dư cung ứng ESx và ESy cắt nhau tại điểm j thể hiện mức giá cân bằng Oc khi có giao thương. Khoảng cách cj (=Oh) thể hiện số lượng được chuyển từ Y sang X. Qx Qy Khu vực X ESx Khu vực Y P Sx Sy Dx Dy ESy e d O h f g Hình 3: Đồ thị ghép thể hiện giá cả và lượng sản phẩm trao đổi giữa 2 khu vực 5.3.2 Mô hình 2 khu vực (có chi phí lưu thông) Xét mô hình đơn giản gồm một sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ ở 2 thị trường khác nhau, có chi phí lưu thông khi lưu chuyển hàng hóa giữa hai khu vực. Trong trường hợp này thì hàng hóa sẽ lưu chuyển giữa hai khu vực cho đến khi nào mức chênh lệch giá cả giữa 2 khu vực đúng bằng chi phí lưu thông thì mức giá cân bằng của khu vực sản xuất sản phẩm bán sẽ thấp hơn mức giá cân bằng của khu vực nhận sản phẩm (sự khác biệt bằng chi phí lưu thông). Hình 4 thể hiện đường cung và cầu của khu vực Y được dịch chuyển lên khoảng cách t đúng bằng với chi phí lưu thông/đơn vị sản phẩm. Lưu ý rằng trong cách thể hiện này một đường giá bất kì không thể hiện mức giá bằng nhau giữa hai khu vực mà thực chất thể hiện các mức giá chênh lệch nhau bằng chi phí lưu thông. Tương tự với sơ đồ ghép ở hình 5. Đường cung và đường cầu của khu vực Y được dịch chuyển lên một khoảng cách bằng với mức chi phí lưu thông. Giao điểm của các đường thặng dư cung ứng của X và Y ở j thể hiện mức giá ở 2 khu vực khác biệt nhau bằng đúng mức chi phí lưu thông. Lượng hàng hóa lưu thông giữa hai khu vực là c’ và j’, ít hơn so với trường hợp chi phí lưu thông bằng 0 [tài liệu 5, trang 42-44] c’ Khu vực X Khu vực Y Tổng hợp SX+Y P O QX d e DX SX P O QY t’ f’ g’ c” DY SY P O n’ DX+Y Q a b c Hình 4: Tác động của chi phí vận chuyển (t) đến giá cả và lượng hàng hóa trao đổi giữa hai khu vực. Ví dụ: Giá cả hàng hóa ở khu vực sản xuất hàng hóa là P1=10.000đ/sản phẩm Giá hàng hóa ở khu vực nhận sản phẩm là P2=15.000đ/sản phẩm Chênh lệch giá cả giữa hai khu vực là 5.000đ/sản phẩm Chi phí lưu thông ở giữa hai khu vực là t=3.000đ/sản phẩm Trong trường hợp này thì các thương lái hàng hóa sẽ lưu thông từ khu vực có giá thấp (khu vực 1) đến khu vực có giá cao (khu vực 2) để có lợi nhuận. Việc này sẽ làm cho giá ở khu vực 2 tăng lên theo quy luật cung cầu cho đến khi chênh lệch giá giữa hai khu vực đúng bằng với chi phí lưu thông (t) è Chênh lệch giá=chi phí lưu thông=3.000đ/sản phẩm QX QY O O’ SX ESX DX DY ESY SY e’ d’ t h’ f’ g’ Hình 5: Đồ thị ghép thể hiện tác động của chi phí vận chuyển đến giá cả và lượng hàng hóa trao đổi Hình 6 thể hiện rõ hơn mối quan hệ giữa chi phí lưu thông và số lượng sản phẩm trao đổi giữa 2 khu vực. Các đường ESX và ESY trong hình 3 được sử dụng lại. Đường “số lượng trao đổi” thể hiện khoảng cách theo đường thẳng đứng giữa hai đường ESX và ESY. Dựa theo đường này, chi phí lưu thông được xác định trên trục tung, còn lượng hàng hóa trao đổi tương ứng được thể hiện trên trực hoành. Thí dụ, với mức chi phí lưu thông t/sản phẩm thì lượng hàng hóa trao đổi là Oh’. Đường thẳng đứng kẻ từ h’ sẽ xác định mức giá cân bằng của 2 khu vực là PX và PY ESX P ESY ESX-ESY PX t h h’ QX QY j Hình 6: Giá cả và lượng hàng hóa trao đổi giữa hai khu vực vào sự chênh lệch của đường thặng dư cung ứng (ESX-ESY) 5.3.3 Mô hình ứng dụng đơn giản về cân bằng theo không gian. Xét mô hình khu vực với đường cầu dạng tuyến. Mức sản xuất giữa hai khu vực là cố định. Chi phí lưu thong đã biết trước. Vùng 1 là vùng có năng lực sản xuất thặng dư, vùng 2 là vùng nhập sản phẩm. Gọi: Q1* và Q2* = số lượng sản phẩm được sản xuất vùng 1 và vùng 2. Q 1’ và Q2’= số lượng cầu sản phẩm ở vùng (kể cả lượng nhập về). P 1= mức giá cân bằng ở vùng 1. R = chi phí lưu thông trên sản phẩm. P1 + R = mức giá cân bằng ở vùng 2. Giả định đường cầu sản phẩm ở cả hai vùng có dạng tuyến tính giống nhau. Khi có giao thương, tình trạng cân bằng là: Q1’= a + bP1 (1) Q2’= a+ b(P1+R) (2) Do tổng lượng cung là cố định, ta có: Các giá trị a,b,c, Q1* và Q2* đã biết. các ẩn số cần tìm là giá trị cân bằng của các ẩn số.[tài liệu 5, trang 44] 5.4. BÀI TOÁN VẬN TẢI 5.4.1 Khái niệm Trong toán học, Bài toán vận tải là một dạng của bài toán quy hoạch tuyến tính. Nó có thể ứng dụng vào nhiều vấn đề khác nhau. Với một loại nông sản được sản xuất hoặc chế biến từ một nơi có thể được vận chuyển và cung cấp cho nhiều địa bàn khác nhau. Ngược lại một thị trường có thể tiêu thụ sản phẩm do nhiều nơi cung cấp. Trong trường hợp biết được lượng cung và lượng cầu sản phẩm tại từng địa điểm và cước phí vận chuyển từ nơi cung cấp đến địa điểm tiêu thụ, người ta có thể lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từ các nơi cung cấp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại các điểm tiêu thụ với chi phí vận chuyển thấp nhất. trong trường hợp này vấn đề vận chuyển và phân phối sẩn phẩm với chi phí vận chuyển thấp nhất được trình bày dưới dạng bài toán vận tải. Mô hình dưới đây được biểu diễn dưới dạng của bài toán vận tải: S1 S2 S3 D3 D4 D2 D1 Nguồn: 5.4.2 Bài toán vận tải dạng tổng quát 5.4.2.1 Điều kiện của bài toán Giả sử có m địa điểm là S1,S2,…Sm cung cấp một loại nông sản với số lượng tương ứng là s1, s2,… sm. Đồng thời có n địa điểm tiêu thụ loại nông sản này là D1, D2,..Dn với nhu cầu tương ứng là d1, d2,… dn. Gọi Si là địa điểm cung ứng thứ i (i=1,m) và Dj là địa điểm tiêu thụ thứ j (j=1,n). Khi đó: Tổng số nông sản dự trữ ở m điểm cung cấp (cung) là, tổng số nhu cầu của n điểm tiêu thụ (cầu)là Nếu "cung" và "cầu" bằng nhau ta nói rằng cân bằng cung cầu. Biết chi phí vần chuyển một đơn vị khối lượng sản phẩm từ Si đến Dj là cij .Ma trận C=(cij)mXn Nếu cung nhiều hơn cầu> thì một số nông sản sẽ được để lại ở các điểm cung cấp. Ta biểu diễn việc này bằng cách bổ sung một điểm tiê
Tài liệu liên quan