Về chiến lược này có vai trò quan trọng trong việc tồn tại của Chi nhánh do đó Chi
nhánh ELMACO Đà Nẵng cần phải củng cố mối quan hệ với các khách hàng lớn, lâu dài.
Vì đây là những khách hàng thường xuyên mua với khối lượng lớn đảm bảo chủ yếu cho
doanh thu của Chi nhánh, làm cho lợi nhuận của Chi nhánh ngày một tăng lên. Vì vậy Chi
nhánh cần phải tìm hiểu và xác định rõ nhu cầu của những khách hàng này, phải có chính
sách giá uư đãi phù hợp với từng giai đoạn, từng nhu cầu của thi trường.
Mở rộng và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm cho các khách hàng mới và các nhu cầu
mới xuất hiện.
Để thực hiện được những vấn đề trên, Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng phải có chế độ
đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên bán hàng một cách tốt hơn. Những nhân viên bán
hàng có hiệu quả không chỉ cần trực giác, mà họ còn phải được huấn luyện phương pháp
phân tích và cách cư sử với khách hàng. Ngày nay bán hàng là một nghề đòi hỏi phải nắm
vững và vận dụng cả một loạt những nguyên tắc. Việc đào tạo tốt các nhân viên bán hàng
sẽ giúp cho việc đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của Chi nhánh
ELMACO Đà Nẵng. Để đẩy mạnh được lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của Chi
nhánh thì các nhân viên bán hàng phải biết cách tháo gỡ vấn đề của khách hàng. Nhân viên
bán hàng phải học cách lắng nghe và hỏi để phát hiện ra những nhu cầu của khách hàng và
tìm ra các sản phẩm có thể giải quyết tốt.
Việc tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng trên thị trường có tốt hay
không đó cũng là điều quyết định quá trình phát triển của Chi nhánh. Để đẩy mạnh việc
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thì trước hết nhân viên bán hàng của Chi nhánh cần phải
tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các khách hàng (Họ cần những gì?, Ai tham gia quyết định
mua?). Nhân viên bán hàng cần phải biết cách chào hỏi người mua để có được bước đầu
cho mối quan hệ sau này.
Là một chi nhánh hoạt động trong lĩnh lực thương mại nên việc đẩy mạnh lưọng tiêu
thụ sản phẩm là rất cần thiết điều đó giúp cho Chi nhánh ngày càng phát triển hơn và đem
lại nhiều doanh thu hơn cho Chi nhánh.
Ngoài ra Chi nhánh còn phải tổ chức các kênh phân phối hợp lý để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phân phối sản phẩm một cách thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn nhằm đẩy mạnh
việc tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng trên thị trường nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất lượng hàng tồn kho của Chi nhánh trong các năm tiếp theo.
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhu cầu mới cũng tăng lên nhanh
chóng. Việc nhạy bén, tiếp cận sớm có ưu thế lớn cho việc cung cấp sản phẩm. Đây là cách
nhanh nhất để mở rộng thi phần và địa bàn kinh doanh
31 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản trị chiến lược tại công ty ELMACO Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quản trị chiến lược tại công ty
ELMACO Đà Nẵng
PHẦN I
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CƠ KHÍ:
1. Qúa trình hình thành của Chi nhánh công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí:
ELMACO-tên gọi trong giao dich của Công ty vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí là một
doanh nghiệp Nhà nước hoạt trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông vật tư. Vật liệu điện và
Dụng cụ cơ khí là tên gọi hai nhóm hàng chính thức mà hiện nay Công đang kinh doanh.
Ngay sau khi thành lập Tổng Công Ty, ngày 22 tháng 12 năm 1971, Bộ Vật Tư đã chính
thức quyết định thành lập Công Ty Vật liệu và Dụng cụ cơ khí để tổ chức kinh doanh các
mặt hàng Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí.
Từ đầu năm 1990, ELMACO đã tổ chức hàng lọt các nhóm tiền trạm khảo sát thị
trường các khu vực kinh tế trọng điểm để chuẩn bị cho việc mở rộng thị trường một cách
qui mô và bài bản hơn. Từ cuối năm1990 đến đầu năm 1992, sau bước khảo sát điều tra cơ
bản, ELMACO đã chính thức triển khai các Chi nhánh tại hầu hết các địa bàn trên cả nước
trong đó có Thành Phố Đà Nẵng.
Năm 1993, theo Nghị định 388/HĐBT, Công ty được thành lập lại theo Quyết định số
613/TM-TCCB ngày 28-5-1993 của Bộ Trưởng Bộ Thương Mại và từ năm 1994, Công ty
trực thuộc Bộ Thương Mại.
Tên gọi : Công Ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí.
Electrical Materials And Mechanical Instruments Corporation
Tên giao dịch: ELMACO.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thương Mại.
Giấy phép kinh doanh số: 108808 ngày 29/6/1993.
Văn phòng chính: Số 240-242 đường Tôn Đức Thắng-Quận Đống Đa-Hà Nội.
Vào tháng 3 năm 1993, ELMACO đã thành lập Chi nhánh mình tạI Đà Nẵng và các
Thành Phố khác.
Đến nay ngoài hệ thống tại Hà NộI được tăng cường và mở rộng, ELMACO đã đứng
vững và tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả ở các Chi nhánh Thái Nguyên, Quảng Ninh,
Đông Hà, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh tại Đà Nẵng:
Tên gọi: Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí- Chi nhánh tại Đà Nẵng.
Tên giao dịch: ELMACO ĐA NANG
Quyết định thành lập số: 613/TM-TCCB ngày 28/5/1993 của Bộ Thương Mại.
Giấy phép kinh doanh số: 303513 do Trọng tài kinh tế Tỉnh QNĐN cấp ngày
29/12/1993.
T rụ sở giao dịch: 312- Điện Biên Phủ- Thành Phố Đà Nẵng.
Tài khoản số: 710A00919- Ngân Hàng Công Thương Thành Phố Đà Nẵng.
2. Qúa trình phát triển của Chi nhánh Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí:
Đà Nẵng nằm trong khu vực Miền Trung, tuy Miền Trung không được thiên nhiên uu
đãi, kinh tế kém phát triển nhất nước nhưng đứng trước những cơ hội phát triển, ELMACO
đã thành lập chi nhánh mình tại Đà Nẵng từ tháng 3 năm 1993.
Chi nhánh Đà Nẵng phụ trách kinh doanh của ELMACO trên một địa bàn rộng từ
Huế đến Nha Trang và các Tỉnh Tây Nguyên.
Trải qua 11 năm hình thành và phát triển, Chi nhành ELMACO Đà Nẵng đã tiến hành
đổi mớI rất sớm có thể nói là một trong những Chi nhánh thuộc Công ty ELMACO đầu
tiên bước vào một sân chơi mới và đã tạo được nhiều thành công đáng kể. Nhưng phát triển
là cả một quá trình, sự tìm tòi, đổi mới không ngừng. Đó là sự vận động hợp với qui luật
phát triển, dừng lại là tụt hậu, là bị đào thải. Trong tiến trình phát triển đó, Chi nhánh
ELMACO Đà Nẵng đã phát triển với những bước đi và giải pháp sáng tạo để giành được
những thành quả trên mức tiềm năng. Tuy doanh số hoạt động còn chưa lớn (12 tỷ VNĐ)
năm 1997 nhưng Chi nhánh đã xác định được vai trò của khu vực trong nền kinh tế đất
nước.Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng đã tạo lập được các cơ sở vững chắc trong tương lai.
Đó là tạo được uy tín và quan hệ rộng rãi với khách hàng. Đến nay Chi nhánh ELMACO
Đà Nẵng đã tự mình xác lập thế đứng trong kinh tế thị trường và vẫn không ngừng đổi mới
nhiều mặt để giữ vững thế đứng đó và phát triển trong điều kiện kinh tế thế giới đang toàn
cầu hoá. Mặc dù con đường phát triển ở phía trước còn nhiều khó khăn, trở ngại và cũng
như trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hết sức phức tạp nhưng con đường phát triển mà
Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng đã xác định vẫn sẽ tiếp tục phấn đấu không hề mệt mỏi.
Trong 11 năm qua, Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng đã, đang và sẽ tiếp tục không xa rời
mục tiêu chiến lược là đưa Chi nhánh lên vị thế ngày càng vững mạnh và có uy tín trong
lĩnh vực thương mại theo định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ trên lý thuyết mà là hiện
thực sinh động của đời sống kinh tế trong những thập niên tới. Có được một chiến lược
kinh doanh hợp lý chắc chắn Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng sẽ đạt được kết quả mong
muốn.
3. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ
khí:
Chi nhánh Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí Đà Nẵng thực hiện các chức năng
kinh doanh đa dạng cụ thể bao gồm: Kinh doanh các loại hàng Vật liệu điện và Dụng cụ cơ
khí.
Để thực hiện được chức năng trên, Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng có nhiệm vụ sau:
- Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và phù hợp với mục đích thành lập,
xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh ngày càng cao. Xây dựng và
đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh, cán bộ quản lý có trình độ ngày càng cao để thực hiện
công tác quản lý, kinh doanh có hiệu quả trong tình hình kinh tế hiện nay.
- Quản lý khai thác sử dụng bảo toàn và phát triển có hiệu quả các nguồn vốn, mở
rộng kinh doanh và đảm bảo đầu tư.
- Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp đổi mới các mặt hàng, nâng cao chất lượng
mặt hàng và không ngừng mở rộng thị trường kinh doanh.
- Bảo toàn phát triển nguồn vốn của Nhà nước, tạo tích luỹ cao,tạo điều kiện để đầu tư
mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước thông qua nghĩa vụ thuế.
- Thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trường và làm tròn nghĩa
vụ quốc phòng.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CƠ KHÍ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2001-2003:
1.Tình hình biến động tài sản của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng từ năm 2001-
2003:
Để đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, để biết
về tình hình hoạt động và sự vững vàng về tài chính của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng, ta
có bảng tổng kết về tài sản của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng trong 3 năm từ năm 2001-
2003:
Bảng 1:
BAÍNG TÄØNG KÃÚT TAÌI SAÍN CUÍA CHI NHAÏNH ELAMACO
ÂAÌ NÀÔNG TÆÌ NÀM 2001 - 2003
ÂVT : Âäöng
Taìi saín 2001 2002 2003
Säú tiãön TT
(%)
Säú tiãön TT
(%)
Säú tiãön TT
(%)
A.TSLÂ &
ÂTNH
1. Tiãön màût
2. Tiãön gæíi
2.819.687.28
8
2.131.417
1.262.416
0,08
0,04
0,69,
2.524.227.9
51
107.982.650
28.923.230
4,28
1,15
0
5.425.901.785
53.489.300
225.084.330
0
0,99
4,15
0
NH
3. Âáu tæ ngàõn
haûn
4. Khoían phaíi
thu
5. Täön kho
6. TSLÂ khaïc
B.TSCÂ vaì
ÂTDH
0
1.972.291.66
6
831.201.789
12.800.000
0
95
29,4
8
0,45
0
0
2.016.431.8
08
370.890.263
0
0
79,88
14,69
0
0
4.371.092.578
776.235.577
0
0
80,55
14,31
0
0
Täøng taìi saín 2.819.687.28
8
100 2.524.227.9
51
100 5.425.901.785 100
Nguäön
väún
2001 2002 2003
Säú tiãön TT
(%)
Säú tiãön TT
(%)
Säú tiãön TT
(%)
A. Nåü phaíi traí
1. Nåü ngàõn
haûn
2. Nåü khaïc
B. Nåü trung vaì
daìi haûn
C. Nguäön vän
CSH
1. Nguäön väún
- quy
2. Låüi nhuáûn
âãø laûi
2.792.866.60
4
2.791.940.64
4
925.960
0
26.820.684
0
26.820.684
99,0
2
0,03
0
0
0,95
2.511.446.6
16
2.510.377.4
48
1.069.168
0
12.781.335
0
12.781.335
99,45
0,04
0
0
0,51
5.418.666.991
5.417.597.823
1.069.168
0
7.234.794
0
7.234.794
99,85
0,02
0
0
0,13
Täøng nguäön 2.819.687.28 100 2.524.227.9 100 5.425.901.785 100
väún 8 51
(Nguäön tæì phoìng kãú toaïn cuía Chi nhaïnh Elmaco Âaì Nàông)
Qua bảng tổng kết tài sản của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng ta thấy rằng các khoản
phải thu và tiền gởi ngân hàng của Chi nhánh ngày càng tăng lên. Chẳng hạn như khoản
phải thu vào năm 2001 là 69,95% nhưng đến năm 2002 tăng lên 79,88% tức là tăng 9,93%
và năm 2003 tăng lên 80,55% tức là tăng 0,67% so với năm 2002. Tiền gởi ngân hàng vào
năm 2001 là 0,04% đến năm 2002 tăng lên 1,15% tức là tăng 1,11% đến năm 2003 tăng lên
4,15% tức là tăng 3% so với năm 2002. Bên cạnh đó nguồn vốn của Chi nhánh ELMACO
Đà Nẵng cũng ngày càng tăng lên đặc biệt là tổng nguồn vốn của Chi nhánh vào năm 2003
tăng lên đáng kể so với năm 2002 mặc dù vào năm 2002 tổng nguồn vốn của Chi nhánh có
phần giảm sút so với năm 2001. Tổng nguồn vốn vào năm 2001 khoảng 2,8 tỷ đồng đến
năm 2002 giảm xuống còn khoảng 2,5 tỷ đồng tức là giảm khoảng 0,3 tỷ đồng, năm 2003
khoảng 5,4 tỷ đồng tức là tăng so với năm 2002 khoảng 2,9 tỷ đồng. Với sự biến động của
tổng nguồn vốn ta thấy nợ phải trả của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng ngày càng tăng lên
còn nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm xuống. Nợ ngắn hạn vào năm 2001 của Chi nhánh là
99,02% và đến năm 2002 tăng lên 99,45% tức là tăng khoảng 0,43%, năm 2003 là 99,85%
tức là tăng 0,4% so với năm 2002. Nợ ngắn hạn của Chi nhánh tăng lên ta thấy đây là một
điều khó khăn cho Chi nhánh trong việc mở rộng đầu tư và phát triển.
2. Tình hình thu nhập của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng từ năm 2001-2003:
Để nhận biết được tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh của Chi nhánh
ELMACO Đà Nẵng, ta có bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh ELMACO Đà
Nẵng trong 3 năm từ năm 2001-2003:
Bảng 2:
BAÍNG BAÏO CAÏO KÃÚT QUAÍ THU NHÁÛP CUÍA CHI NHAÏNH ELMACO
ÂAÌ NÀÔNG
ÂVT : Âäöng
Nàm
Chè tiãu
2001 2002 2003
Säú tiãön TT
(%)
Säú tiãön TT
(%)
Säú tiãön TT (%)
1. Täøng doaûnh
thu
2. Doanh thu
thuáön
3. Giaï väún haìng
baïn
4. Laîi gäüp
5. Chi phê hoaût
âäüng
6. Låüi nhuáûn
træåïc thuãú
7. Thuãú thu
nháûp 32%
8. Låüi nhuáûn
sau thuãú
10.496.039
.823
10.496.039
.823
9.504.693.
980
991.345.84
3
964.525.15
9
26.820.684
8.582.618,
88
18.238.065
,12
90,5
6
9,44
9,19
0,26
0,08
0,17
14.143.179.
701
14.143.179.
701
12.921.772.
392
1.221.407.3
09
1.208.625.9
74
12.781.335
4.090.027,2
8.691.307,8
91,36
8,64
8,55
0,09
0,03
0,06
18.359.793.79
9
18.359.793.79
9
16.927.806.56
4
1.431.987.235
1.424.752.441
7.234.794
2.315.134,08
4.919.659,92
92,2
7,8
7,76
0,04
0,01
0,03
(Nguäön tæì phoìng kãú toaïn cuía Chi nhaïnh Elmaco Âaì Nàông)
Qua bảng báo cáo thu nhập của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng ta thấy tổng doanh thu
của Chi nhánh ngày càng tăng từ năm 2001 khoảng 10 tỷ đồng đến năm 2002 tăng lên
khoảng 14 tỷ đồng và năm 2003 tăng lên khoảng 18 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ quá trình
kinh doanh của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng ngày càng có bước phát triển. Chính sự
phát triển đó làm cho Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng ngày càng mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình. Bên cạnh đó trên thị trường hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ
cạnh tranh về các mặt hàng cùng loại với những mặt hàng mà Chi nhánh đang kinh doanh
do đó làm cho giá vốn hàng bán ngày càng tăng lên. Năm 2001 giá vốn hàng bán chiếm
90,56% trong tổng doanh thu của Chi nhánh vào năm 2001 và đến năm 2002 tăng lên đến
91,36% tức là tăng 0,8% trên tổng doanh thu của năm 2001 và năm 2003 lại tiếp tục tăng
lên đến 92,2% tức là tăng 0,84% trên tổng doanh thu của năm 2002. Chính sự tăng lên của
giá vốn hàng bán ta thấy nhu cầu của thị trường ngày càng cao do đó Chi nhánh ELMACO
Đà Nẵng cần phải có biện pháp đẩy mạnh lượng tiêu thụ thụ sản phẩm trên thị trường hưon
nữa để nâng cao doanh thu cho Chi nhánh trong thời gian tới. Bên cạnh tổng doanh thu của
Chi nhánh ngày càng tăng thì lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng ngày
càng giảm do sự tăng lên của giá vốn hàng bán. Lợi nhuận sau thuế năm 2001 chiếm 0,17%
trên tổng doanh thu, năm 2002 giảm xuống còn 0,06% trên tổngdoanh thu của năm 2002
tức là giảm 0,11% so vớI năm 2001 và năm 2003 lại tiếp tục giảm xuống còn 0,03% trên
tổng doanh thu của năm tức là giảm 0,03% so với năm 2002. Đây là một khó khăn cho Chi
nhánh do đó Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng cần phải có biện pháp khắc phục và có phương
hướng kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO CHI NHÁNH
ELMACO ĐÀ NẴNG :
Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỷ thuật
thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của
doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định. Hoạch định chiến lược trình bày những
mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai, những cách thức và các nguồn
lực cần phảI có để đạt được mục tiêu, nhân sự thực hiện và thời gian kcần thiết để tiến
hành. Nó là quá trình nhằm tạo lập và duy trì sự phù hợp giữa nguồn tài nguyên và mục
tiêu của tổ chức với cơ hội của thị trường.
Hoạch định chiến lược chủ trương một cách có hệ thống các quan niệm về sự phát
triển của doanh nghiệp trong tương lai, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng nhận thức
các cơ hội, chủ động đốI phó vớI những thay đổI của môi trường .
Mục đích của việc hoạch định chiến lược là xác lập, duy trì và phát triển các đơn vị
kinh doanh và các sản phẩm của doanh nghiệp, để chúng đem lại lợi nhuận và mức tăng
trưởng mục tiêu cho doanh nghiệp .
Khi hoạch định chiến lược ta dựa trên 3 ý tưởng sau:
- Thứ nhất: Ta phải quản trị các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) như một doanh
mục đầu tư, trên cơ sở đó doanh nghiệp phảI đưa ra các quyết định là những đơn vị kinh
doanh nào cần được xây dựng, duy trì, thu hẹp, mở rộng từng bước hay chấm dứt hoạt
động. Mọi đơn vị kinh doanh chiến lược đều có một tiềm năng sinh lời khác nhau và các
nguồn tài nguyên của công ty cần được phân bổ căn cứ vào khả năng sinh lờI của từng đơn
vị kinh doanh chiến lược đó.
- Thứ hai: Dự đoán khả năng sinh lời trong tương lai của các đơn vị kinh doanh trên
cơ sở nghiên cứu tỷ lệ tăng trưởng của thị trường và vị trí, mức độ tương ứng của doanh
nghiệp.
- Thứ ba: ĐốI vớI đơn vị kinh doanh mình, doanh nghiệp cần xây dựng một kế
hoạch dài hạn nhằm đạt được những mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Như chúng ta đã
biết, trong thực tế không có một chiến lược kinh doanh nào là tốI ưu trong mọi lĩnh vực
kinh doanh đốI vớI mọI đốI thủ cạnh tranh. MỗI doanh nghiệp cần phảI xây dựng xem yếu
tố nào là quan trọng nhất, yếu tố nào là ít quan trọng đối với việc củng cố và cảI thiện vị trí
của mình trong ngành và những mục tiêu, cơ hội, bí quyết và nguồn lực kinh doanh của
doanh nghiệp.
Quá trình hoạch định chiến lược nhằm giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ về nhiệm vụ
chiến lược và hệ thống mục tiêu của công ty, môi trường kinh doanh có ảnh hưởng như thế
nào đến doanh nghiệp, trên cơ sở đó, giúp cho doanh nghiệp xây dựng và chọn chiến lược
thích nghi .
Giai đoạn hoạch định chiến lược:
Nhiệm vụ chiến lược
và hệ thống mục tiêu
của công ty
Phân tích môi trường
kinh doanh
Phân tích nội vi Phân tích ngoại vi
Xây dựng và chọn
chiến lược thích nghi
+ Chiến lược tổng thể
+ Các chiến lược đơn vị KD
và bộ phận chức năng
Từ quá trình hoạch định chiến lược này giúp cho doanh nghiệp triển khai thực hiện
chiến lược và kiểm tra, đánh giá kết quả đã thực hiện và phản hồI lạI cho doanh nghiệp.
Các thành tố của giai đoạn hoạch định chiếm lĩnh vai trò quan trọng và đáng kể :
- Thành tố thứ nhất : nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp.
Đây là thành tố đầu tiên của quá trình quản trị chiến lược làm nền tảng cho việc soạn thảo
hoặc hoạch định chiến lược . Để có thể xác lập nhiệm vụ chiến lược và các mục tiêu cần
theo đuổI, doang nghiệp cần phảI biết mình, biết người bao gồm những đốI tượng hữu
quan như công nhân viên chức trong công ty, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công
chúng nói chung.
Nhiệm vụ chiến lược của công ty cần được triển khai và phát hoạ thành một loạt
những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu là những thành quả hoặc kết quả mà nhà quản trị muốn
đạt được trong tương lai cho tổ chức của mình.
- Thành tố thứ hai: Phân tích môi trường kinh doanh.
Việc phân tích môi trường kinh doanh nhằm nghiên cứu bốI cảnh hoạt động cả bên
trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp .
+ Phân tích bên trong doanh nghiệp chủ yếu nhấn mạnh các cường điểm và nhược
điểm hoặc điểm mạnh và điểm yếu của DN, đồng thời xem xét các chiến lược cấp chức
năng cần được xây dựng như thế nào để khai thác các điểm mạnh và điều chỉnh các điểm
yếu một cách tốt nhất .
+ Phân tích bên ngoaì doanh nghiệp chủ yếu chú trọng đến các cơ hộI và rủi ro đe
doạ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thành tố thứ ba: Kinh doanh và chọn chiến lược thích nghi :
Để có thể xây dựng và chọn chiến lược thích nghi, nhà quản trị chiến lược cần qui
chiếu vào chức năng nhiệm vụ và các mục tiêu của doanh nghiệp kết hợp với việc phân tích
môi trường kinh doanh để đề xuất các chiến lược khác nhau.
+ Chiến lược tổng thể của công ty còn gọi là chiến lược cấp công ty bao trùm toàn
bộ hoạt động của công ty,….
+ Chiến lược cạnh tranh, cũng còn gọi là chiến lược cấp kinh doanh: dành cho từng
lĩnh vực kinh doanh riêng biệt.
+ Chiến lược cấp chức năng áp dụng cho từng bộ phận chức năng riêng biệt. Mỗi bộ
phận chức năng có thể là một khối, phòng, ban hoặc khu vực hoạt động.
Khi hoạch định chiến lược chúng ta phải xuất phát từ 3 căn cứ chủ yếu sau mà người
ta gọi là tam giác chiến lược: căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng của doanh
nghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng
Tam giác
chiến lược
Doanh nghiệp ĐốI thủ cạnh tranh
Căn cứ vào khách hàng trong nền kinh tế thị trường, đặt biệt là trong xã hội ngày
càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ giữa các nhóm dân cư ngày càng
phân hoá, bỡi thế cũng không còn thị trường đồng nhất. Để tồn tại và phát triển, mọI doanh
nghiệp có thể và cần phảI chiếm được các phân đoạn khác nhau của thị trường và chi
nhánh cũng không còn những doanh nghiệp đó. Không chiếm được khách hàng thì doanh
nghiệp không có đối tượng để phục vị và do đó cũng không có cũng không có hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, người ta nói khách hàng là cơ sở của mọi chiến
lược, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược của bất
cứ doanh nghiệp nào.
Khi xây dựng chiến lược DN phải phân đoạn thị trường dựa vào khách hàng, trên cơ
sở đó xác định tỷ trọng khách hàng mà doanh nghiệp phảI có bổn phận chiến lược. Các nhà
hoạch định chiến lược thường sử dụng hai cách phân đoạn thị trường :
Cách thứ nhất: Phân đoạn theo mục đích sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách
hàng. Thông qua việc phân chia thị trường theo mục tiêu doanh nghiệp có thể chọn cho
mình nhóm khách hàng chiến lược .
Cách thứ hai: Phân đoạn theo khả năng đáp ứng khách hàng. Sự phân đoạn thị
trường theo hướng này giúp doanh nghiệp chọn được thị trường phù hợp vớI khả năng về
nguồn lực của mình .
Căn cứ vào khả năng của DN: Nhằm khai thức triệt để điểm mạnh và nhìn thẳng vào
những hạn chế đang ràng buộc.
Căn cứ vào đốI thủ cạnh tranh: Là nhằm để so sánh các khả năng của doanh nghiệp
vớI đốI thủ cạnh tranh để tìm ra lợI thế .
* Kết luận:
Để muốn cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn và ngày càng phát
triển hơn thì chúng ta phảI hoạch định chiến lược nhằm xác định ra những chiến lược của
công ty mình trong tương lai. Như chúng ta đã thấy, hiện nay tốc độ tăng trưởng ngày càng
cao thu nhập bình quân đầu ngườI trong cả nước tăng 5% mỗI năm. Chính yếu tố này đã
chứng tỏ rằng nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển làm cho thu nhập ngườI dân
tăng dẫn đến nhu cầu của ngườI dân ngày càng tăng. Chính vì thế, trên thị trường ngày
càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp, Công ty TNHH, DNTN để cạnh tranh vớI nhau nhằm
kiếm lợI nhuận, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng bước vào