Khái niệm và cơ sở của quy hoạch sử dụng đất đai
- Khái niệm chung về quy hoạch:
+ Quy hoạch là sự chuyển hoá t¬ư duy hiện tại thành hành động t¬ương lai nhằm đạt đ-ược những mục tiêu nhất định.
+ Quy hoạch là kế hoạch hoá trong không gian, thực hiện những quyết định của Nhà n¬ước trên một lãnh thổ nhất định.
Quy hoạch mang tính h¬ướng dẫn, tạo ra khả năng thực hiện các chính sách phát triển, kiểm soát các hoạt động sử dụng nguồn lực, tạo ra sự cân bằng sinh thái trong môi tr¬ường sống, sự công bằng trong đời sống xã hội.
- Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai:
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của Nhà nư¬ớc (thể hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều đ¬ược đư¬a vào sử dụng theo các mục đích nhất định), hợp lý (đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng), khoa học (áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến) và có hiệu quả cao nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi tr¬ường), thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như¬ tư¬ liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi tr¬ường.
11 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Quy hoạch sử dụng đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1.
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1. Khái niệm và cơ sở của quy hoạch sử dụng đất đai
- Khái niệm chung về quy hoạch:
+ Quy hoạch là sự chuyển hoá tư duy hiện tại thành hành động tương lai nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
+ Quy hoạch là kế hoạch hoá trong không gian, thực hiện những quyết định của Nhà nước trên một lãnh thổ nhất định.
Quy hoạch mang tính hướng dẫn, tạo ra khả năng thực hiện các chính sách phát triển, kiểm soát các hoạt động sử dụng nguồn lực, tạo ra sự cân bằng sinh thái trong môi trường sống, sự công bằng trong đời sống xã hội.
- Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai:
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của Nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định), hợp lý (đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng), khoa học (áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến) và có hiệu quả cao nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường), thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
- Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất:
1. Sự quản lý của Nhà nước về đất đai
- Định hướng sử dụng đất theo mục tiêu của sự phát triển.
- Hoạch định các chính sách sử dụng đất.
- Tạo môi trường và điều kiện sử dụng đất.
- Kiểm soát việc sử dụng đất.
2. Sử dụng tài nguyên đất đai
- Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Sử dụng đất theo yêu cầu của mục đích sử dụng.
- Xác định các loại hình sử dụng đất tối ưu.
- Phân hạng đất thích nghi.
- Kiến nghị sử dụng đất.
3. Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho mục tiêu phát triển.
- Cấu trúc lãnh thổ đáp ứng với mục tiêu phát triển.
- Xây dựng cơ cấu sử dụng đất đáp ứng các mục tiêu đa dạng hoá, chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp của sản xuất.
4. Thích ứng với xu thế hợp tác hoá, khu vực hoá và toàn cầu hoá
- Sự hình thành các vùng lãnh thổ đối tác.
- Xác định nhu cầu đất chuyên dùng cho lĩnh vực kinh tế dịch vụ đối với liên doanh và đối với các tổ chức nước ngoài.
5. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Đặc điểm và thuộc tính đất đai.
- Các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội là căn cứ khách quan và thực tiễn cho tổ chức sử dụng đất.
6. Hiệu quả sử dụng đất theo quan điểm sinh thái, bền vững, phù hợp xã hội và bảo vệ môi trường
- Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
- Quan điểm phù hợp xã hội.
- Quan điểm bảo vệ môi trường.
2. Vai trò của quy hoạch:
+ Định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình.
+ Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
+ Làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội.
+ Là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp.
+ Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các tình hình khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương.
3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai:
+ Tính kinh tế - xã hội thể hiện ở 3 mặt: kinh tế, kỹ thuật, pháp chế.
+ Tính lịch sử - xã hội thể hiện ở 2 mặt: vừa thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất vừa thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất hợp thành một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội, gắn liền với lịch sử phát triển xã hội.
+ Tính tổng hợp thể hiện ở 2 mặt: quản lý, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế và xã hội. Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
+ Tính dài hạn thể hiện ở việc xác định nhu cầu sử dụng đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
+ Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô thể hiện ở sự định hướng sử dụng đất và việc đề xuất các chính sách, các biện pháp để thực hiện các mục tiêu của phương hướng sử dụng đất.
+ Tính chính sách thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu phát triển của nền kinh tế quốc dân, việc tuân thủ các chỉ tiêu về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
+ Tính khả biến thể hiện ở sự chỉnh lý, hoàn thiện các giải pháp sử dụng đất phù hợp với thực tiễn sản xuất.
4. Phân loại quy hoạch: được tiến hành theo lãnh thổ và theo vùng:
- Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ bao gồm các dạng:
+ Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nớc.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai các vùng.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
- Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm các dạng sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
+ Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
+ Quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư nông thôn.
+ Quy hoạch sử dụng đất đô thị.
+ Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng.
5. Nội dung và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai
* Nội dung:
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất cha sử dụng; đề xuất phương hướng, mục tiêu trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời gian quy hoạch (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai, nhu cầu về đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng đất đai).
- Xử lý, điều hoà nhu cầu xử dụng đất giữa các ngành, đa ra chỉ tiêu khống chế để quản lý vĩ mô đối với từng loại đất sử dụng.
- Phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai.
- Tổ chức một cách hợp lý việc khai thác, cải tạo, bảo vệ đất đai.
* Nhiệm vụ:
- Phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế
- Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích.
- Hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hoà giữa 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trờng cao nhất.
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Ngoài lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của mình. Vì vậy để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và quy hoạch sử dụng đất đai phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước.
Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch sử dụng đất đai có nội dung và có ý nghĩa khác nhau. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở, là chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hoá quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô.
7. Một số phơng pháp chính xây dựng quy hoạch
* Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng:
Phân tích định tính là việc phán đoán mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế xã hội với sử dụng đất trên cơ sở các tư liệu được điều tra và xử lý. Phân tích định lượng dựa trên phương pháp số học để lợng hoá mối quan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội. Khi xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa phân tích định tính với phân tích định lượng.
* Phương pháp kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô:
Phân tích vĩ mô là nghiên cứu sử dụng đất trên cơ sở tổng thể toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xã hội ở phạm vi tương đối rộng mối quan hệ giữa sử dụng đất với các yếu tố hạn chế. Phân tích vi mô được thực hiện với đối tượng nghiên cứu là sử dụng đất mang tính cục bộ của từng khu vực hoặc từng ngành nhằm xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi động thái sử dụng đất với các nhân tố hạn chế.
* Phương pháp cân bằng tơng đối:
Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch tổng thể sử dụng đất là qua trình diễn thể của hệ thống sử dụng đất dới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới. Thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng sử dụng đất ở một thời điểm nào đó. Theo đà phát triển của kinh tế xã hội, sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử dụng đất. Do đó, quy hoạch sử dụng đất đai là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai luôn được điều chỉnh và các vấn đề được xử lý nhờ phương pháp phân tích động.
* Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quy hoạch sử dụng đất đai:
Áp dụng các phương pháp toán kinh tế và dự báo trong quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình sáng tạo phức tạp. Với chức năng đa dạng của đất đai, việc dự báo sử dụng đất trở thành hệ thống lượng chất phức tạp mang tính chất xác suất. Công nghệ tin học cho phép tạo ra những thay đổi và bớc ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng các loại bản đồ và lưu trữ thông tin.
TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP XÃ
Bước 1: Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản
- Mục tiêu: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và tiến hành điều tra khảo sát, thu thập các thông tin, tài kiệu, số liệu, bản đồ để thực hiện dự án lập quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn cấp xã.
- Trình tự:
1. Công tác chuẩn bị:
- Chuẩn bị, khảo sát sơ bộ các nguồn thông tin, tư liệu cơ bản và lập dự án quy hoạch sử dụng đất đai.
- Thông qua và phê duyệt dự án.
- Thành lập ban chỉ đạo, tổ chức lực lượng và chuẩn bị các điều kiện để triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai (soạn thảo các văn bản pháp lý, đơn vị chủ trì, phối hợp, nguồn kinh phí, vật tư...).
2. Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu và bản đồ:
3. Phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập được.
Bước 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
- Mục tiêu: Phân tích, đánh giá những lợi thế, hạn chế về đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và áp lực của thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đối với việc sử dụng đất đai.
- Trình tự:
1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý (các lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai...).
1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo (kiến tạo địa hình, phân cấp độ cao, hướng đốc...).
1.3. Đặc điểm khí hậu (nhiệt độ, nắng, ma, độ ẩm, gió, lũ lụt, giông bão...).
1.4. Chế độ thuỷ văn (hệ thống lưu vực, mạng lới thuỷ văn, chế độ thuỷ văn...).
2. Đánh giá các loại tài nguyên:
2.1. Tài nguyên đất (nguồn gốc phát sinh, đặc điểm phân bố, tính chất đặc trưng và mức độ khai thác sử dụng các loại đất chính, mức độ xói mòn, ô nhiễm...).
2.2. Tài nguyên nước (nguồn nước mặt, nước ngầm, chất lượng nước và khai thác sử dụng...).
2.3. Tài nguyên rừng (các loại rừng, trữ lượng, đặc điểm thảm thực vật, động vật rừng, khả năng khai thác sử dụng...).
2.4. Tài nguyên biển (chiều dài bờ biển, các ngư trờng, nguồn lợi biển, đặc điểm sinh vật biển, khả năng khai thác sử dung...).
2.5. Tài nguyên khoáng sản (các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng, nguồn nước khoáng... vị trí phân bố và khả năng khai thác sử dụng).
2.6. Tài nguyên nhân văn (di tích lịch sử - văn hoá, phong tục, tập quán, ngành nghề truyền thống...).
3. Đánh giá điều kiện cảnh quan và môi trường: Đặc điểm điều kiện cảnh quan; thực trạng môi trường, sinh thái (không khí, đất đai, nguồn nước...).
4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
4.1. Thực trạng phát triển các ngành nghề, các lĩnh vực (nông - lâm – ngư nghiệp; công nghiệp... cơ cấu ngành nghề, năng xuất, sản lượng...).
4.2. Mức sống và thu nhập bình quân trên đầu người.
4.3. Đặc điểm về dân số và lao động (hiện trạng, cơ cấu dân số và lao động, tỷ lệ tăng dân số, tăng tự nhiên, cơ học, đặc điểm phân bố dân cư...)
4.4. Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư (số lượng, quy mô, diện tích và số dân, số hộ, đặc điểm phân bố...).
4.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng (xây dựng cơ bản, giao thông, thuỷ lợi, các công trình về du lịch, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục...).
5. Đánh giá tổng hợp các lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường, so sánh với các huyện, tỉnh.
6. Viết báo cáo và hoàn chỉnh tài liệu.
Bước 3: Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai
- Mục tiêu: Đánh giá những kết quả và tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phát hiện quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động đất đai qua các thời kỳ, xác định những bất hợp lý cần đợc giải quyết trong quy hoạch sử dụng đất đai.
- Trình tự:
1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai: Đánh giá công tác quản lý và tình hình thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai qua các năm.
2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai.
1.2. Lập các biểu số liệu về hiện trạng sử dụng đất đai.
1.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai.
1.4. Phân tích, đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng theo từng mục đích sử dụng và theo đối tượng sử dụng đất.
3. Phân tích, đánh giá biến động đất đai, tổng quan tiềm năng đất đai theo các ngành mũi nhọn, các khu vực trọng điểm, các mục đích đặc thù.
4. Viết báo cáo, hội thảo và hoàn chỉnh các biểu số liệu và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và các giải pháp thực hiện
- Mục tiêu: Xây dựng phương án quy hoạch và phân kỳ kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với đặc điểm, tiềm năng quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn cấp xã.
- Trình tự:
1. Khái quát phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu tổng hợp phát triển kinh tế xã - hội và quan điểm định hướng khai thác sử dụng lâu dài quỹ đất đai.
2. Xác định nhu cầu sử dụng đất đai và cân đối sơ bộ quỹ đất.
3. Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
4. Xây dựng biểu bảng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai và các bản đồ ghi trong dự án.
5. Đánh giá hiệu quả và kiến nghị các giải pháp thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
6. Viết báo cáo thuyết minh, hội thảo và hoàn chỉnh tài liệu.
Bước 5: Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai và trình duyệt.
- Mục tiêu: Soạn thảo báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ dự án quy hoạch sử dụng đất đai, thông qua HĐND cấp xã, thẩm định trình UBND cấp huyện phê duyệt và bàn giao sản phẩm để sử dụng.
- Trình tự:
1. Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh hệ thống bảng, biểu số liệu và
các tài liệu bản đồ.
2. Thông qua quy hoạch sử dụng đất đai tại UBND cấp xã.
3. Chỉnh sửa tài liệu, trình thông qua HĐND cấp xã.
4. Hoàn chỉnh hồ sơ, nhân sao tài liệu và trình duyệt.
5. Đánh giá nghiệm thu và bàn giao sản phẩm của dự án.
Phần 2
QUẢN LÝ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1. Thẩm định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
* Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất
1. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất:
a) Đánh giá việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trình tự, nội dung, hồ sơ lập quy hoạch sử dụng đất;
b) Đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin, số liệu, dữ liệu sử dụng trong việc lập quy hoạch sử dụng đất; cơ sở tính toán các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.
2. Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và các địa phương:
a) Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia thì đánh giá mức độ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực;
b) Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì đánh giá mức độ phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh; quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực tại địa phương;
c) Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì đánh giá mức độ phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trường hợp chưa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì đánh giá mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện được thể hiện trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
d) Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì đánh giá mức độ phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về phát triển kinh tế - xã hội.
3. Thẩm định về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường:
a) Hiệu quả kinh tế đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ của phương án quy hoạch sử dụng đất;
b) Hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch sử dụng đất theo dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
c) Yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực của phương án quy hoạch sử dụng đất;
d) Hiệu quả xã hội của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, đất phục vụ cho mục đích công ích, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;
đ) Sự phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với yêu cầu khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển rừng, bảo vệ môi trường;
e) Yêu cầu tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc của phương án quy hoạch sử dụng đất.
4. Thẩm định tính khả thi của việc chuyển mục đích sử dụng đất, khả năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích; cơ sở khoa học và thực tiễn của các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
* Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất
1. Thẩm định tính phù hợp về số liệu giữa phương án phân bổ quỹ đất trong kế hoạch sử dụng đất với phương án phân bổ quỹ đất cho năm (05) năm tương ứng trong quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt.
2. Thẩm định mức độ phù hợp của phương án phân bổ quỹ đất cho từng năm trong kế hoạch sử dụng đất với nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế, xã hội năm (05) năm, hàng năm của cả nước hoặc của địa phương và của các ngành.
3. Thẩm định tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất gồm khả năng đầu tư để thực hiện các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch sử dụng đất, khả năng thực hiện việc thu hồi đất và các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
* Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quyết định thành phần, số lượng các thành viên tham gia hội đồng thẩm định. Cơ cấu của hội đồng thẩm định gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn, hội nghề nghiệp, các chuyên gia và các