Chuyên đề Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian các đối tượng kinh tế - xã hội và môi trường cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định, có tính tới các điều kiện của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ở Việt Nam, khái niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong lĩnh vực kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy ở nước ta khái niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng (gọi tắt là Quy hoạch vùng) rất gần với khái niệm tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ở các nước phương Tây. Trên thế giới các nước sử dựng những thuật ngữ “tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội” không giống nhau. - Các nhà khoa học thuộc Liên Xô trước đây cho rằng: Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội được thực hiện trên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ khác nhau, phổ biến là trên các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh. Họ coi tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là sự sắp xếp, phân bố và phối hợp các đối tượng gây ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ qua lại giữa các hệ thống dân cư, nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí kinh tế - xã hội để đạt hiệu quả kinh tế cao và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội được xem như việc tổ chức sự phối hợp giữa các ngành sản xuất, các quá trình và các cơ sở sản xuất trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. - Các nhà khoa học của các quốc gia phát triển ở phương Tây theo hướng kinh tế thị trường lại sử dụng phổ biến thuật ngữ “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội”, tổ chức không gian ra đời từ cuối thế kỷ XIX và đã trở thành một khoa học kinh tế lãnh thổ. Họ cho rằng: tổ chức không gian được xem như là lựa chọn nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả (theo Jean Pean, Paul De Gaudemar năm 1992). Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức không gian là tìm kiếm một tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng hoặc giữa các vùng trong một quốc gia và trên mức độ nhất định có xét đến mối liên kết giữa các quốc gia với nhau; tạo ra một giá trị mới nhờ có sự sắp xếp theo trật tự và hài hoà giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một vùng đó. Nói một cách khái quát hoá “tổ chức không gian kinh tế - xã hội” là sự tìm kiếm trong khung cảnh địa lý quốc gia, sự phân bố tốt nhất các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội là nội dung cụ thể của một chính sách kinh tế phát triển theo lãnh thổ dài hạn nhằm cải thiện môi trường trong đó diễn ra cuộc sống và các hoạt động của con người. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội ở góc độ địa lý học xem như là một hành động hướng tới sự công bằng về mặt không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, bảo vệ môi trường sống.

doc50 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. BẢN CHẤT CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỀ PHÁT KINH TỀ - XÃ HỘI 1. Khái luận về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian các đối tượng kinh tế - xã hội và môi trường cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định, có tính tới các điều kiện của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ở Việt Nam, khái niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong lĩnh vực kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy ở nước ta khái niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng (gọi tắt là Quy hoạch vùng) rất gần với khái niệm tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ở các nước phương Tây. Trên thế giới các nước sử dựng những thuật ngữ “tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội” không giống nhau. - Các nhà khoa học thuộc Liên Xô trước đây cho rằng: Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội được thực hiện trên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ khác nhau, phổ biến là trên các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh. Họ coi tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là sự sắp xếp, phân bố và phối hợp các đối tượng gây ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ qua lại giữa các hệ thống dân cư, nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí kinh tế - xã hội để đạt hiệu quả kinh tế cao và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội được xem như việc tổ chức sự phối hợp giữa các ngành sản xuất, các quá trình và các cơ sở sản xuất trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. - Các nhà khoa học của các quốc gia phát triển ở phương Tây theo hướng kinh tế thị trường lại sử dụng phổ biến thuật ngữ “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội”, tổ chức không gian ra đời từ cuối thế kỷ XIX và đã trở thành một khoa học kinh tế lãnh thổ. Họ cho rằng: tổ chức không gian được xem như là lựa chọn nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả (theo Jean Pean, Paul De Gaudemar năm 1992). Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức không gian là tìm kiếm một tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng hoặc giữa các vùng trong một quốc gia và trên mức độ nhất định có xét đến mối liên kết giữa các quốc gia với nhau; tạo ra một giá trị mới nhờ có sự sắp xếp theo trật tự và hài hoà giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một vùng đó. Nói một cách khái quát hoá “tổ chức không gian kinh tế - xã hội” là sự tìm kiếm trong khung cảnh địa lý quốc gia, sự phân bố tốt nhất các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội là nội dung cụ thể của một chính sách kinh tế phát triển theo lãnh thổ dài hạn nhằm cải thiện môi trường trong đó diễn ra cuộc sống và các hoạt động của con người. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội ở góc độ địa lý học xem như là một hành động hướng tới sự công bằng về mặt không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, bảo vệ môi trường sống. Từ các quan niệm nêu trên có thể hiểu tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là sự “sắp xếp” và phối hợp các đối tượng trong mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực và đa lãnh thổ trong một vùng cụ thể nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng đó. Như vậy, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là việc sắp xếp các đối tượng (các xí nghiệp, công trình, các ngành, lĩnh vực, các điểm dân cư và kết cấu hạ tầng...). Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Chủ thể tổ chức cũng là chủ thể quản lý phát triển vùng, đó là những cơ quan Nhà nước được quy định trong Hiến pháp và luật pháp hiện hành của quốc gia. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội có 3 đặc tính cơ bản. Đó là: tính kết cấu hệ thống; tính lãnh thổ và tính đa phương án. Tính kết cấu hệ thống: Tổ chức là sắp xếp các đối tượng đa dạng, luôn luôn vận động và phát triển, chúng độc lập tương đối và có tác động qua lại. Hệ thống lãnh thổ có giới hạn, sức chứa của nó quy định tính chất và trình độ phát triển. Tính kết cấu hệ thống thế hiện ở sự đa dạng trong việc sắp xếp và định hướng các đối tượng. Tính định hướng thể hiện ở việc làm cho các phần tử phát triển hài hoà, nhịp nhàng với nhau. Tính lãnh thổ: Tính lãnh thổ thể hiện ở sự đa dạng không gian. Trong một vùng có nhiều tiểu vùng với các điều kiện không thật giống nhau làm cho việc phân bố các đối tượng có sự đa dạng linh hoạt nên tổ chức phải có những xem xét liên lãnh thổ và đề ra một “biên độ” thay đổi sau đó. Tính đa phương án: Khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội do thiếu thông tin, thiếu căn cứ cần thiết, đồng thời việc dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội trong tương lai cũng bị nhiều giới hạn bởi các nhân tố dự báo đều thay đổi khó lường, nên khi xây dựng phương hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội cần phải tính toán nhiều phương án, trong đó có một phương án chủ đạo được lựa chọn để thực hiện. Các đối tượng của tổ chức lãnh thổ có liên hệ chặt chẽ với nhau theo cả chiều ngang và chiều dọc, theo cả thời gian và không gian, chúng liên kết chặt chẽ với nhau trong sự vận động không ngừng trong một hệ thống bao gồm mối liên hệ địa lý, liên hệ kỹ thuật và liên hệ kinh tế. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội lãnh thổ, cơ cấu kinh tế là thuộc tính quan trọng nhất. Các ngành liên kết với nhau tạo nên cơ cấu kinh tế ngành quyết định tính chất, trình độ của hệ thống kinh tế - xã hội lãnh thổ. Trên cơ sở phân công lao động theo ngành, cơ cấu ngành của hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội được hình thành và phát triển. Thực chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội chính là tìm ra phương án hợp lý nhất về kiến thiết lãnh thổ làm sao cho trong quá trình phát triển của các ngành, lĩnh vực vận động theo cùng hướng và liên hệ mật thiết với nhau tạo ra tính chất nhất quán cần thiết mà đó là đòi hỏi của hoạt động kinh tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và có được sự phát triển bền vững cho lãnh thổ và cho cả hệ thống lớn hơn. Quy hoạch phát triển là bản luận chứng khoa học về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian hợp lý về phát triển kinh tế, xã hội (hay bố trí hợp lý kinh tế, xã hội) theo lãnh thổ. Quy hoạch phát triển bao gồm những nội dung cơ bản: - Tổng kết quá trình phát triển 10 - 15 năm của thời kỳ trước khi quy hoạch; - Phân tích, dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển; - Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển: - Xây dựng các phương án phát triển và tổ chức không gian (bao gồm các chương trình, dự án ưu tiên); - Các giải pháp thực hiện. Quy hoạch phát triển tập trung vào những vấn đề then chốt: quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển, các giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện; các chương trình và dự án đầu tư quan trọng. Mục đích và lợi ích của quy hoạch phát triển là tìm ra phương án, giải pháp khai thác các tiềm năng, nguồn lực và sử dụng có hiệu quả lãnh thổ nhằm phát triển bền vững. Đối tượng của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ và toàn bộ nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm các quy hoạch thành phần chủ yếu sau: Quy hoạch phát triển xã hội: đề ra các phương hướng và các chỉ tiêu phát triển về tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, phân bố dân cư, tỷ lệ dân đô thị, mật độ dân cư ở nông thôn và đô thị, mức thu nhập của người dân, diện tích nhà ở trên đầu ngườỉ, tỷ lệ số dân được cấp nước sạch, trình độ văn hoá và sức khỏe cộng đồng, chỉ tiêu phát triển giáo dục, văn hoá và các cơ sở phục vụ sức khoẻ. Quy hoạch sử dụng đất: bố trí, phân chia các khu đất theo các yêu cầu sử dụng khác nhau (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất phát triển công nghiệp, đất giao thông, đất ở, đất chuyên dùng...) Quy hoạch phát triển đô thị: phân bố và quy mô phát triển các đô thị hình thành mạng lưới các đô thị trong vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, phân khu chức năng địa bàn các đô thị... Quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng: nhiệt điện, thuỷ điện và các dạng năng lượng khác. Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước: nguồn nước (chất lượng và lưu lượng), mặt nước, nước ngầm, lượng nước sử dụng cho dân sinh, cho nông nghiệp, cho năng lượng, công nghiệp và dùng cho các mục đích khác. Quy hoạch phát triển công nghiệp: bố trí các khu công nghiệp (vị trí và diện tích), chỉ tiêu phát triển đối với các ngành công nghiệp chính (sản lượng và mức tăng trưởng), dự báo xác định tổng sản lượng chất thải khí, chất thải nước, chất thải rắn,... Quy hoạch phát triển nông nghiệp: phân bố các vùng nông nghiệp (diện tích, vị trí, loại cây trồng, vật nuôi, sản lượng và mức tăng trưởng). Quy hoạch phát triển giao thông vận tải: quy hoạch phát triển giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không (quy hoạch mạng lưới và tổng diện tích đất sử dụng, phương tiện giao thông, hàng hoá vận chuyển, tổng số hành khách,...) Quy hoạch phát triển du lịch: phát triển các khu du lịch, các danh lam thắng cảnh, các công trình lịch sử văn hoá, bảo tàng, tổng lượng khách du lịch mỗi năm,... Quy hoạch phát triển thương mại và dịch vụ: phát triển các trung tâm thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Những luận cứ trên cho chúng ta thấy về nội dung và mức độ quản lý kinh tế vĩ mô “Quy hoạch phát triển” thực chất có thể coi là “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là việc luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội hợp lý (hay bố trí hợp lý kinh tế, xã hội) theo ngành và lãnh thổ để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Quy hoạch phát triển bao gồm quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ bao gồm : quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước (gọi tắt là quy hoạch cả nước), quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ (gọi tắt là quy hoạch lãnh thổ). Quy hoạch lãnh thổ bao gồm quy hoạch vùng kinh tế - xã hội (hay còn gọi là vùng lớn), các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh) và huyện, quận, thị xã (gọi tắt là huyện). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước là bước cụ thể hoá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả các điều kiện và đặc điểm của từng vùng lãnh thổ. Quy hoạch ngành bao gồm các quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật, quy hoạch sản phẩm, quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, các sản phẩm chủ lực do Thủ tướng Chỉnh phủ quy định (danh mục do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp yêu cầu của các Bộ quản lý ngành và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định); quy hoạch phát triển hệ thống đô thị; quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng; quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch hệ thống các vùng cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung; quy hoạch hệ thống khu công nghiệp tập trung. Quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng (gồm cả kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội) có thời gian định hướng quy hoạch là 20 năm hoặc xa hơn. Quy hoạch các ngành kết cấu hạ tầng kinh tế được định vị và có tính ổn định. Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh là quy hoạch có tính chất định hướng phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, các cơ quan được Chính phủ giao tiến hành lập các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch các vùng lãnh thổ và các quy hoạch ngành. Trong trường hợp khi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước chưa bao quát tầm nhìn dài hạn thì các cơ quan nhà nước phải xây dựng định hướng chiến lược phát triển để làm căn cứ cho việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch ngành. Quy hoạch cả nước, quy hoạch các vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành được lập trước để làm cơ sở tiến hành quy hoạch các tỉnh, quy hoạch tỉnh phải được làm trước để làm cơ sở cho quy hoạch huyện Quy hoạch ngành trên lãnh thổ tỉnh là việc cụ thể hoá định hướng phát triển quy hoạch ngành của cả nước trên địa bàn có tính tới đặc điểm của tỉnh. Mối quan hệ giữa quy hoạch cả nước, quy hoạch các vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành và quy hoạch tỉnh là mối quan hệ trên xuống dưới lên, vừa là cơ sở, vừa là căn cứ bổ sung lẫn nhau. Quy hoạch cả nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành là cơ sở pháp lý để tiến hành lập các quy hoạch cụ thể và quy hoạch xây dựng. Quy hoạch cụ thể và quy hoạch xây dựng khi được lập là cơ sở để thực thi các phương án của quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch ngành, đồng thời còn là căn cứ bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch ngành. Quy hoạch tổng thể được xây dựng theo các định hướng, mục tiêu và thời đoạn kế hoạch của chiến lược, nó thể hiện các mục tiêu đó theo thời đoạn kế hoạch của chiến lược trên phạm vi không gian lãnh thổ của quốc gia, của khu vực hoặc của tỉnh, huyện, nó là căn cứ cho các quy hoạch ngành. Bởi vậy, quy hoạch tổng thể cần được làm trước. Tất cả các quy hoạch ngành hoặc quy hoạch chi tiết hơn nên được làm sau trên cơ sở căn cứ vào các mục tiêu của quy hoạch tổng thể và đưa vào tình hình cụ thể của ngành mà xây dựng quy hoạch ngành cho thích hợp, có hiệu quả. 2. Bản chất của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch là một công cụ để quản lý sự phát triển đất nước, thể hiện tầm nhìn, bố trí chiến lược về thời gian và không gian phát triển một ngành hay một vùng lãnh thổ. QHTTPTKTXH là sự cụ thể hoá các chiến lược phát triển, làm cơ sở định hướng cho kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong điều kiện kinh tế thị trường, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có 2 nội dung cơ bản là: - Dự báo về mặt phát triển, nghĩa là dự báo phát triển đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, nó trả lời cho câu hỏi: làm cái gì? Làm cho ai và làm bao nhiêu. - Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, nó trả lời cho câu hỏi: Làm ở đâu? Hai nội dung trên gắn kết chặt chẽ với nhau, chúng phải được trả lời một cách thoả đáng, chính xác và rõ ràng. Những vấn đề giải quyết theo hai nội dung này được thể hiện ra sao trong các phương án kiến thiết của quy hoạch ngành và QHTTPTKTXH lãnh thổ? Để góp phần đổi mới công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ rất quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai thực hiện công tác quy hoạch, ban hành các văn bản như Chỉ thị 32/1998/CT-Ttg ngày 23/9/1998 của Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đến năm 2010. Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung và trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 7/9/2006 Chính phủ ra Nghị định số 92/2006/NĐ - CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Tại điều 4 của Nghị định 92/2006/NĐ - CP của chính phủ ngày 7/9/2006, xác định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực cấp quốc gia, quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh. Dưới đây trình bày chi tiết hơn một số vấn đề về phân loại và nội dung chủ yếu của hai loại quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ. 2.1. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (gọi tắt là quy hoạch ngành) là việc luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành hợp lý trên phạm vi cả nước và trên vùng lãnh thổ với sự tham gia của các thành phần kinh tế. a. Các loại ngành, lĩnh vực sau đây cần phải lập quy hoạch - Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật: mạng lưới giao thông, vận tải; mạng lưới bưu chính viễn thông; hệ thống thuỷ lợi và sử dụng tổng hợp nước (cấp nước, thoát nước); mạng lưới điện. - Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội: giáo dục - đào tạo; y tế và chăm sóc sức khoẻ; văn hoá; thông tin; thể dục thể thao. - Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh: xây dựng; công nghiệp; nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thương mại; tài chính - tín dụng; du lịch. - Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường: khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường. - Quy hoạch các ngành thuộc lĩnh vực khác: quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch các khu công nghiệp; quy hoạch các công trình quốc phòng; quy hoạch bảo vệ an ninh. - Quy hoạch phát triển các ngành sản phẩm chủ lực. b. Một số nội dung chủ yếu của quy hoạch ngành, lĩnh vực Nội dung chủ yếu của quy hoạch ngành sản xuất kinh doanh. - Phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. - Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ. Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực, đầu tư, công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất. - Xác định vị trí, vai trò của ngành với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển của ngành. Phân tích cung cầu trên thế giới và khu vực; phân tích tình hình cạnh tranh trên thế giới và trong nước. - Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ, lao động) - Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với các công trình then chốt và phương án bảo vệ môi trường. - Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện. - Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm, trong đó có chia ra bước đi cho 5 năm đầu tiên; tổ chức thực hiện quy hoạch. - Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên bản đồ quy hoạch. Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng. - Xác định nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội về cơ sở hạ tầng từng giai đoạn lịch sử cụ thể. - Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của khu vục tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước trong thời kỳ quy hoạch trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. - Luận chứng các giải pháp, công trình đầu tư ưu tiên và tổ chức thực hiện. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sản phẩm chủ lực - Xác định vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường nước ngoài của sản phẩm. - Phân tích hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm. - Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm. - Luận chứng các phương án phát triển và khuyến nghị phương án phân bố sản xuất trên các vùng và các tỉnh. - Xác định các giải pháp, cơ chế, chính sách, phương hướng hợp tác quốc tế. - Thể hiện các phương án phát triển ngành trên bản đồ quy hoạch. 2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là việc luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế xã hội hợp lý theo ngành và lãnh thổ xác định. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ, bao gồm - Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế của cả nước. - Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng, gọi tắt là quy hoạch vùng) - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh) -
Tài liệu liên quan