Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra một
cách mạnh mẽ và rộng khắp. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam như: Luật
pháp, các chính sách kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện
đầy đủ và ổn định hơn. Các doanh nghiệp lúc này không những phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp ở trong nước đặt ra cho mỗi doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Để làm được điều này thì câu hỏi đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp là làm
như thế nào để sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Đó là đòi hỏi có tính cấp thiết, công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến là
một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK nông lâm sản chế biến nên
cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Do vậy, đối với bản thân mỗi sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân việc
thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp để có cơ hội nắm bắt thực tiễn những
kiến thức với những hoạt động thực tế tại doanh nghiệp là hết sức quan trọng.
Với sự nhận diện được tầm quan trọng của vốn kinh doanh kết hợp với nhiệm
vụ học tập cần hoàn thành của sinh viên sau một thời gian học tập, nghiên cứu
thực tế tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông lâm sản
chế biến, em mạnh dạn chọn đề tài: "Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại
công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến" làm chuyên đề tốt nghiệp mục
tiêu tổng quát của đề tài là vận dụng các kiến thức, hệ thống hoá các lý luận
cơ bản về vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần
XNK nông lâm sản chế biến nói riêng. Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông sản chế biến, từ đó đề
xuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
công ty. Trong giới hạn của đề tài, em chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh, trọng tâm là một yếu tố giúp công ty cổ phần XNK
nông lâm sản chế biến thành công trong sản xuất kinh doanh.
Trong phạm vi của chuyên đề tốt nghiệp này em trình bày đề tài trên
với những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
cổ phần XNK nông lâm sản chế biến.
Chương 3: Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần
XNK nông lâm sản chế biến.
59 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 1
Luận văn
Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh
tại công ty cổ phần XNK nông lâm sản
chế biến
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra một
cách mạnh mẽ và rộng khắp. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam như: Luật
pháp, các chính sách kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện
đầy đủ và ổn định hơn. Các doanh nghiệp lúc này không những phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp ở trong nước đặt ra cho mỗi doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Để làm được điều này thì câu hỏi đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp là làm
như thế nào để sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Đó là đòi hỏi có tính cấp thiết, công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến là
một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK nông lâm sản chế biến nên
cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Do vậy, đối với bản thân mỗi sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân việc
thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp để có cơ hội nắm bắt thực tiễn những
kiến thức với những hoạt động thực tế tại doanh nghiệp là hết sức quan trọng.
Với sự nhận diện được tầm quan trọng của vốn kinh doanh kết hợp với nhiệm
vụ học tập cần hoàn thành của sinh viên sau một thời gian học tập, nghiên cứu
thực tế tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông lâm sản
chế biến, em mạnh dạn chọn đề tài: "Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại
công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến" làm chuyên đề tốt nghiệp mục
tiêu tổng quát của đề tài là vận dụng các kiến thức, hệ thống hoá các lý luận
cơ bản về vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần
XNK nông lâm sản chế biến nói riêng. Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông sản chế biến, từ đó đề
xuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
công ty. Trong giới hạn của đề tài, em chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh, trọng tâm là một yếu tố giúp công ty cổ phần XNK
nông lâm sản chế biến thành công trong sản xuất kinh doanh.
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 3
Trong phạm vi của chuyên đề tốt nghiệp này em trình bày đề tài trên
với những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
cổ phần XNK nông lâm sản chế biến.
Chương 3: Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần
XNK nông lâm sản chế biến.
Do trình độ nhận thức, lý luận còn nhiều hạn chế nên trong chuyên đề
tốt nghiệp này còn nhiều khiếm khuết, vậy em mong được sự góp ý chỉ bảo
của các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như các cán bộ
lãnh đạo Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến để em có thể hoàn
thiện tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
cùng cán bộ lãnh đạo Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến đã hướng
dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 01 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Đỗ Văn Thái
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 4
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK
NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN
1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK
NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN
1.1.1. Quá trình hình thành
Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về
việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Thực hiện Quyết định số 65/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
đến năm 2005.
Công ty được thành lập theo Quyết định số 3597/QĐ/BNN-TCCCB
ngày 19/10/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển doanh
nghiệp Nhà nước Công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến thành
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến.
Tên giao dịch quốc tế: EXPORT AND IMPORT JOINT STOK
COMPANY FOR AGRICULTURAL FOREST PRODUCTS
Tên viết tắt: EIA. jsc
Trụ sở chính: Số 25 phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội.
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty
Tiền thân của công ty là chuyên sản xuất giống nấm Tương Mai và
được chính thức thành lập theo quyết định 3027/QĐ/UB ngày 24/8/1985
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Nhiệm vụ chính của
Trung tâm là sản xuất các loại giống nấm ăn, tổ chức liên doanh sản xuất chế
biến và thu gom nấm để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 5
Năm 1991, theo Quyết định số 969/QĐ/UB ngày 28/5/1999 của UBND
Thành phố Hà Nội chuyển Trung tâm chuyên sản xuất nấm thành Công ty sản
xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội thuộc Liên hiệp thực phẩm vi
sinh Hà Nội. Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất các loại giống nấm ăn, tổ
chức liên doanh liên kết sản xuất chế biến và thu gom nấm để phục vụ cho
tiêu dùng và xuất khẩu.
Năm 1997, do việc sản xuất kinh doanh XNK phát triển mạnh, theo
quyết định 3395/NN-TCCB/QĐ ngày 25/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển đổi tên Công ty sản xuất giống,
chế biến và xuất khẩu nấm thành Công ty đầu tư, XNK nông lâm sản chế
biến- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty là chuyên sản xuất
kinh doanh các sản phẩm chế biến từ măng, nấm và nông lâm sản chế biến
khác.
Năm 2004, theo chủ trương chính sách của Chính phủ về việc chuyển
công ty Nhà nước thành công ty cổ phần nên công ty được chuyển đổi từ
Công ty Đầu tư XNK nông lâm sản chế biến thành Công ty cổ phần XNK
nông lâm sản chế biến.
Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty là chuyên sản xuất
kinh doanh các sản phẩm chế biến từ nấm, măng và nông lâm sản chế biến
khác. Các mặt hàng này trước đây được xuất khẩu sang các nước phương Tây
và các nước châu Á. Nếu như trước đây các mặt hàng này chủ yếu được xuất
sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu thì từ khi biến động chính trị lớn xảy
ra. Công ty gặp không ít khó khăn và đã phải tìm các thị trường mới. Tuy
nhiên cùng với sự đổi mới của cơ chế kinh tế và chính sách mở cửa của Nhà
nước, ngành kinh doanh XNK nói chung và Công ty nói riêng đã gặp phải
không ít những khó khăn. Nhưng cho đến nay Công ty cũng đã dần tháo gỡ và
đã có những bước tiến bộ nhất định và tự khẳng định mình trong lĩnh vực
kinh tế. Trên những nền tảng ban đầu, Công ty không những giữ được mối
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 6
quan hệ với các bạn hàng truyền thống mà còn mở rộng quan hệ với các bạn
hàng mới liên doanh, liên kết với các tổ chức công ty trong và ngoài nước.
Cùng với sự tăng trưởng phát triển và chuyển đổi của nền kinh tế, Công ty đã
bắt kịp với nhịp độ sôi động của thị trường kinh doanh hàng hoá, XNK liên
quan nhiều đến các bạn hàng trong và ngoài nước.
Do vậy, việc tìm kiếm thị trường mới là một yêu cầu tất yếu đặt ra đối
với Công ty. Công ty đã tiếp tục tìm kiếm, phát hiện thị trường mới, duy trì
thị trường sẵn có để tăng kim ngạch XNK. Phương thức kinh doanh thời kỳ
này được thay đổi một cách linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường. Cụ
thể như sau:
+ Đối với cơ sở sản xuất trong nước: Công ty xác định lại đối tượng sản
xuất, tổ chức có hiệu quả mạng lưới sản xuất, thu mua, đầu tư, mở rộng các
đơn vị sản xuất có tiềm năng thực tế, nhằm vào vùng có nguyên liệu. Mở rộng
các hình thức mua bán hàng XNK như: mua đứt, bán đoạn, uỷ thác nhập
khẩu, hàng đổi hàng v.v…
+ Đối với nước ngoài: Công ty chấn chỉnh lại phong cách bán hàng, bán
những gì khách hàng cần mua, biết chào hàng, biết bắt mối hàng và giữ mối
hàng. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết, luôn luôn giữ
uy tín của Công ty bằng cách đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về mẫu
hàng, chất lượng hàng, thời gian giao hàng… Công ty áp dụng các hình thức
bán hàng trực tiếp, hàng đổi hàng, mua bán qua môi giới, đại lý gửi bán, có
độc quyền hoặc giới hạn thị trường tiêu thụ. Công ty áp dụng phương thức
thanh toán mở thị trường, thanh toán chuyển khoản v.v..
Việc kinh doanh XNK ngày càng mở rộng và phát triển làm cho doanh
thu của Công ty mỗi năm một tăng lên và thu nhập bình quân của cán bộ công
nhân viên ngày càng được cải thiện.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp Nhà
nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản đăng ký tại ngân
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 7
hàng Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo luật định với chức
năng kinh doanh của Công ty.
- Mục đích hoạt động của Công ty
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học để tận
dụng các sản phẩm và phế liệu trong nông nghiệp, sản xuất thành nấm, măng
để ăn. Trên cơ sở đó, Công ty sẽ khai thác các tiềm năng về phế liệu, tận dụng
lao động, cơ sở vật chất mà các ngành sản xuất hàng hoá khác không sử dụng.
Trong điều kiện mặt hàng nấm, mang và các sản phẩm nông sản là những mặt
hàng có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế
mà hiện nay sức sản xuất của ta chưa đáp ứng đủ. Do vậy việc sản xuất của
Công ty có rất nhiều thuận lợi.
- Nhiệm vụ của Công ty
Từ mục đích trên, Công ty đã tiến hành:
+ Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu: trồng tre chuyên măng, trồng
nấm, trồng cây ăn quả, cung cấp các loại giống cây, thu mua sản phẩm để chế
biến các dạng hộp, túi phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, kinh doanh các
mặt hàng nông sản và sản xuất đồ uống như: rượu, bia, nước giải khát có ga.
+ Tìm kiếm thị trường để xuất khẩu các sản phẩm của nông sản trong
nước.
+ Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, công nghệ chế biến
nông sản nhằm sản xuất có hiệu quả.
+ Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường, kiến nghị và
đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các biện pháp giải quyết
các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh sản phẩm đầu vào và đầu ra
cho sản phẩm nông sản.
+ Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý
XNK và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp
đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 8
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tạo các nguồn
vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị,
tự bù đắp chi phí, tự cân đối giữa XNK, đảm bảo việc thực hiện sản xuất, kinh
doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước.
+ Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất
lượng các mặt hàng do Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh
và mở rộng thị trường tiêu thụ.
+ Tổ chức liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước có hiệu quả cao.
+ Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc
Công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế luật pháp hiện
hành của Nhà nước.
1.1.4. Ngành, nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
0103006374:
- Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu, trồng tre, luồng, sặt lấy măng,
trồng nấm, trồng cây ăn quả, thu mua sản phẩm chế biến ở các dạng hộp, túi
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
- Xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ măng, nấm và nông lâm sản chế
biến khác;
- Nhập khẩu máy móc, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho việc đầu tư và
sản xuất kinh doanh của Công ty như: Máy móc, thiết bị cho các nhà máy chế
biến;
- Nhập giống tre, cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao;
- Nhập phân bón, nông dược cho nông dân;
- Kinh doanh nông sản, thực phẩm;
- Sản xuất đồ uống gồm rượu, bia nước giải khát có ga;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm thuỷ hải sản tươi sống, khô
và đóng hộp;
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 9
- Chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông lâm sản khác;
- Sản xuất và kinh doanh hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ;
- Sản xuất và kinh doanh các loại giống cây trồng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư
phục vụ nông, lâm nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và nguyên
liệu làm thuốc), chế biến và các công trình xây dựng;
- Đại lý, phân phối các mặt hàng: bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm
các loại, hoá mỹ phẩm, hàng tiêu dùng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hoa, giống hoa và các nguyên phụ
liệu phục vụ cho ngành hoa;
- Buôn bán mỹ phẩm, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm);
- Kinh doanh siêu thị, nhà hàng. kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh
thái (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);
- Dịch vụ tư vấn về lĩnh vực giống cây trồng;
- Dịch vụ tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu thị trường;
- Dịch vụ cho thuê văn phòng;
(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật).
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
- Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc
CÔNG TY
Xí nghiệp
tre giống chuyên
măng Tân Yên
Trung tâm
chuyển giao nông
lâm nghiệp Ba
Vì
Xí nghiệp
chế biến rượu
bia
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 10
Tổ chức và quản lý sản xuất giống từ cấp 1 đến cấp 3, sản xuất chế biến
rượu bia theo kế hoạch sản xuất của Công ty, quản lý các mặt về nhà xưởng
và máy móc thiết bị để sản xuất, phải chịu mọi trách nhiệm mọi hoạt động của
đơn vị mình trước công ty, cuối kỳ cần báo cáo về công ty quá trình sản xuất
kinh doanh của mình.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty
TỔNG GIÁM ĐỐC
PTGĐ KINH DOANH PTGĐ KỸ THUẬT PTGĐ TC-NC
Phòng
Kỹ thuật
chuyển
giao công
nghệ
Phòng
Kế hoạch
tổng hợp
Phòng
Kinh
doanh xuất
nhập khẩu
Phòng
Tổ chức-
Hành
chính
Phòng
Kế toán
tài vụ
Các chi nhánh
và Xí nghiệp
trực thuộc
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 11
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành các phòng ban phù hợp
với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau đây:
+ Quyết định chiến lược phát triển của công ty.
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại.
+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức
khác.
+ Quyết định phương án đầu tư.
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông
qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc
lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỉ
lệ khác nhỏ hơn được qui định tại điều lệ công ty.
+ Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan
trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ
quản lý đó.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ công tyquyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 12
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm và bất thường lên Đại hội
đồng cổ đông.
+ Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục cổ tức
hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
+ Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty định giá tài
sản vốn góp không phải tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi vàng.
+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ
đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến
để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
+ Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán.
+ Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo qui định tại luật doanh nghiệp và
điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp
mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. Khi biểu quyết có
số phiếu ngang nhau thì quyết định do Chủ tịch HĐQT.
- Ban kiểm soát:
Đại hội đồng cổ đông bầu ban kiểm soát, sau khi đã lên danh sách ứng
cử viên vào ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông sẽ bỏ phiếu bầu các thành
viên ban kiểm soát.
Quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát.
+ Ban kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm tra tính hợp lý và
hợp pháp trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế
toán và báo cáo tài chính và các nội dung khác theo qui định của pháp luật.
+ Ban kiểm soát gồm: 3 người do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễm
với đa số phiếu theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiến kín.
+ Các kiểm soát viên bầu một người là trưởng ban kiểm soát
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 13
+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn
đề cụ thể liên quan đến giá trị, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy
cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ
đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn ít
nhất 6 tháng.
+ Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động tham khảo ý
kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng
cổ đông.
+ Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp
của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo
cáo khác của công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản trị, điều hành hoạt
động kinh doanh của công ty theo qui định của pháp luật.
+ Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành hoạt động của công ty.
+ Tham dự các cuộc họp của HĐQT, phát biểu ý kiến và có những kiến
nghị nhưng không tham gia biểu quyết. Nếu có ý thức và với quyết định của
HĐQT thì có quyền ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp và được trực
tiếp báo cáo trước đại hội cổ đông gần nhất.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị (kiêm TGĐ)
Đứng đầu Công ty vừa đại diện cho Nhà nước, vừa đại diện cho
CBCNV: quản lý, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế
độ 1 thủ trưởng. Có quyền quyết định và điều hành hoạt động của Công ty
theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của
Đại hội công nhân viên chức (đại hội cổ đông), chịu trách nhiệm trước tập
thể, trước kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó TGĐ: là những người trợ giúp cho Tổng giám đốc theo quyền hạn
và trách nhiệm được phân công, ngoài ra các Phó TGĐ còn có nhiệm vụ giao
Chuyên đề tốt nghiệp
Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A 14
việc, kiểm tra, đôn đốc công việc và tạo mối quan hệ qua lại giữa Ban giám
đốc và các phòng ban phân xưởng…
+ Phó TGĐ Kỹ thuật: Điều hành công việc của kỹ thuật chuyển giao
công nghệ, báo cáo kịp thời cho TGĐ để ra các quyết định chỉ đạo.
+ Phó TGĐ Kinh doanh: Điều hành 2 phòng là phòng Kế hoạch tổng
hợp và phòng Kinh doanh XNK.
+ Phó TGĐ Nội chính: Làm công tác tổ chức quản lý lao động, tuyển
dụng lao động, định mức tiền lương, các chế độ BHXH, tổ chức bồi dưỡng
đào tạo tay nghề cho công nhân, nghiên cứu và xây dựng các phương án nhằm
hoàn thiện việc trả lương và phân phối tiền lương, thưởng, xây dựng kế hoạch
đào tạo cho công nhân kỹ thuật.
- Phòng Kinh doanh XNK: Có nhiệm vụ lên phương án và xây