Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện phương châm đào tạo của
nhà trường đối với các học sinh là “học đi đôi với hành, lý luận với thực tế” nhằm
giúp đỡ các học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường không những nắm vững được
kiến thức đã học mà điều quan trọng phải áp dụng được vào thực tiễn .
Xuất phát từ lý tưởng và đặc điểm trên nhằm mục đích đánh giá chất lượng
đào tạo. Nhà trường đã trang bị và củng cố cho mỗi hoc sinh những kiến thức cơ
bản nhưng liệu rằng những kiến thức đó có đảm đương hoàn thành nhiệm vụ
được giao hay không? Đó là vấn đề hết sức quan trọng, qua đó ta có thể thấy rõ
vai trò giữa “ lý luận” và “thực tiễn” không tách rời nhau trong công tác quản lý
kinh tế.
Hạch toán kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ
thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính của đất nước cũng đã có những cải tiến
và hoàn thiện từng bước theo mức độ phát triển và yêu cầu của nền kinh tế. Tuy
nhiên đối với phần lớn doanh ngiệp, để hoạt động trong nền kinh tế thị trường, họ
vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và tổ
chức hạch toán nói riêng, đặc biệt là tổ chức kế toán về chi phí và tính giá thành
sản phẩm.
Đối với doanh ngiệp sản xuất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là
hai chỉ tiêu quan trọng, do đó việc tăng giảm chi phí và giá thành có ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của
doanh nghiệp. Do đó tổ chức hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm khoa học
và hợp lý nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí và giá thành sản xuất là một trong các
vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay .
46 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng giao thông II Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Tập hợp chi phí sản xuất – tính
giá thành sản phẩm tại Công ty
cổ phần xây dựng giao thông II –
Thái Nguyên
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện phương châm đào tạo của
nhà trường đối với các học sinh là “học đi đôi với hành, lý luận với thực tế” nhằm
giúp đỡ các học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường không những nắm vững được
kiến thức đã học mà điều quan trọng phải áp dụng được vào thực tiễn .
Xuất phát từ lý tưởng và đặc điểm trên nhằm mục đích đánh giá chất lượng
đào tạo. Nhà trường đã trang bị và củng cố cho mỗi hoc sinh những kiến thức cơ
bản nhưng liệu rằng những kiến thức đó có đảm đương hoàn thành nhiệm vụ
được giao hay không? Đó là vấn đề hết sức quan trọng, qua đó ta có thể thấy rõ
vai trò giữa “ lý luận” và “thực tiễn” không tách rời nhau trong công tác quản lý
kinh tế.
Hạch toán kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ
thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính của đất nước cũng đã có những cải tiến
và hoàn thiện từng bước theo mức độ phát triển và yêu cầu của nền kinh tế. Tuy
nhiên đối với phần lớn doanh ngiệp, để hoạt động trong nền kinh tế thị trường, họ
vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và tổ
chức hạch toán nói riêng, đặc biệt là tổ chức kế toán về chi phí và tính giá thành
sản phẩm.
Đối với doanh ngiệp sản xuất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là
hai chỉ tiêu quan trọng, do đó việc tăng giảm chi phí và giá thành có ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của
doanh nghiệp. Do đó tổ chức hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm khoa học
và hợp lý nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí và giá thành sản xuất là một trong các
vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay .
Hội nhập với tư tưởng của các nhà quản lý doanh nghiệp cùng với sự mong
muốn nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức công tác kế
toán trong doanmh nghiệp sản xuất. Em chọn chuyên đề “Tập hợp chi phí sản
xuất – tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông II –
Thái Nguyên” làm chuyên đề thực tập.
3
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
Tiền thân của Công ty cổ phần xây dựng giao thông II Thái Nguyên là Đội
cầu thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái ( Nay là Thái Nguyên).
- Năm 1975 UBND tỉnh Bắc Thái quyết định tách Đội cầu thuộc Công ty
cầu đường Bắc Thái thành Đội cầu Bắc Thái hoạt động hạch toán kinh tế độc lập.
Tháng 5 năm 1979 do quy mô sản xuất kinh doanh của Đội cầu phát triển
để đáp ứng với yêu cầu của sản xuất. Đội cầu đổi tên là Xí nghiệp cầu Bắc Thái
(Hoạt động hạch toán kinh tế độc lập).
- Năm 1992 do yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà
nước, các cơ sở sản xuất chuyển sang hạch toán kinh doanh. Thực hiện theo Nghị
định 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 và Nghị định số 156/HĐBT ngày 07
tháng 5 năm 1992 của Hội đồng bộ trưởng.
- Công ty công trình giao thông II Bắc Thái được thành lập theo quyết định
số 608 UB/QĐ của UBND tỉnh Bắc Thái ngày 28 tháng 11 năm 1992.
- Năm 1997 do việc tách tỉnh Bắc Thái thành lập hai tỉnh mới là tỉnh Thái
Nguyên và tỉnh Bắc Kạn nên Công ty công trình giao thông II Bắc Thái được đổi
tên thành Công ty công trình giao thông II Thái Nguyên.
- Năm 2002 thực hiện việc sắp xếp đổi mới hình thức sở hữu doanh nghiệp
Nhà nước của tỉnh Thái Nguyên tại QĐ số 5073/ QĐ-UB ngày 25 tháng 12 năm
2001, Công ty công trình giao thông II – Thái Nguyên chuyển thành Công ty cổ
phần với tên gọi: Công ty cổ phẩn xây dựng giao thông II Thái Nguyên.
- Căn cứ vào “ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần”
Số: 1.703.000.019 Công ty cổ phần xây dựng giao thông II Thái Nguyên được
phép hành nghề những ngành nghề kinh doanh sau:
+ Mã 4521, 452220, 542230, 451120: Xây dựng các công trình dân dụng,
giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng.
+ Mã 269521 sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn.
II- THÀNH TÍCH CỦA CÔNG TY.
Trong suốt 30 năm công tác hoạt động từ năm 1975- 2005 Công ty đã đạt
được những kết quả to lớn đáng được biểu dương khen ngợi. Công ty được tặng
02 huân chương kháng chiến hạng ba cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các
cấp, các ngành ban tặng. Trong suốt quá trình hoạt động chỉ hai năm Công ty
không hoàn thành kế hoạch còn lại đều vượt trước kế hoạch. Đặc biệt sau khi
thực hiện cổ phần hoá năm 2002, Công ty đã có nhiều bước chuyển lớn đáng chú
ý.
4
Là Công ty cổ phần với tỉ lệ vốn cổ đông đóng góp là 83% vốn điều lệ
( 2.935.000.000 đồng), tỉ lệ vốn cổ phần của Nhà nước là 17% vốn điều lệ. Điều
này cho thấy Doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở chủ động tự quyết là chủ yếu,
không phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty
và liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công nhân viên trong Công ty.
Vì thế cho nên đòi hỏi người lao động cần có ý thức hơn trong công việc,
vì làm lợi cho Công ty cũng chính là làm lợi cho bản thân mình. Chính vì vậy
sau khi cổ phần hoá, Công ty đã gặt hái được nhiều thành quả cụ thể được thể
hiện qua mấy chỉ tiêu sau:
1- Giá trị sản lượng
Năm Kế hoạch
(1000đ)
Thực hiện
(1000đ)
Tỉ lệ (%)
2001
2002
2003
2004
6.000.000
7.000.000
8.000.000
9.000.000
8.158.000
9.600.000
11.500.000
12.500.000
135,9
137
143,7
149
2- Doanh thu.
Năm Doanh thu (1000đ) Quy đổi ra USD
2002
2003
2004
4.657.448
6.775.128
9.007.047
310.496
451.675
600.470
3- Thu nhập bình quân
ĐVT: Đồng
Năm Kế hoạch Thực hiện
2001
2002
2003
400.000
500.000
600.000
570.000
650.000
739.000
5
2004 700.000 920.000
4- Lợi nhuận của Công ty trong những năm gần đây.
ĐVT: Đồng
Năm Kế hoạch Thực hiện
2002
2003
2004
90.000.000
200.000.000
300.000.000
120.000.000
250.000.000
350.000.000
Do vừa mới cổ phần hoá nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự
đoàn kết nhất trí trong Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và cổ đông
trong công ty với truyền thống là một đơn vị 26/28 năm liên tục hoàn thành kế
hoạch Nhà nước giao. Công ty đã đẩy mạnh công tác sản xuất, hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu kế hoạch từng Quý, 6 tháng và cả năm.
Với kết quả đạt được như trên Công ty đã tự khẳng định được chính mình
và chúng ta tin tưởng rằng các cấp lãnh đạo, các ban ngành, tổ chức, đoàn thể của
Công ty cổ phần xây dựng giao thông II Thái Nguyên còn tiến xa hơn nữa. Được
thể hiện qua sơ đồ sau:
6
* SƠ ĐỒ: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CÔNG TY
Ghi chú:
Hội đồng quản trị Ban kiểm tra
Giám đốc điều
hành
Phó giám đốc
tiền lương
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng
kế hoạch
Phòng
kỹ thuật
Phòng
kế toán
Phòng
tổ chức
Đội công
trình 1
Đội công
trình 2
Đội công
trình 3
Đội công
trình 4
Đội công
trình 6
Đội công
trình 5
7
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ báo cáo
Quan hệ kiểm tra đối chiếu
PHẦN II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG II THÁI NGUYÊN .
I-GIỚI THIỆU PHẦN LÝ THUYẾT.
1- KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP XÂY DƯỢNG GIAO THÔNG .
a - Chi phí sản xuất :
* Khái niệm chi phí sản xuất :
Có nhiều khái niệm về chi phí sản xuất, ta sẽ nghiên cứu một số khái niệm
thông dụng sau đây:
- Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra cho sản xuất, kinh
doanh trong một kỳ nhất định .
- Chi phí sản xuất là sự tiêu hao của vật liệu nhân công, khấu hao tài sản cố
định và các khoản chi phí khác bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ.
Cần phân biệt giữa chi phí sản xuất và chi tiêu của doanh nghiệp: Chi phí
sản xuất là những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất ra sản phẩm trong
một thời kỳ ( Tháng, Quý, Năm).Chi tiêu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ
ra để mua vật tư, hàng hoá và dịch vụ tronh một kỳ. Như vậy không phải tất cả
các khoản chi tiêu đều phục vụ cho sản xuất ra sản phẩm trong kỳ đó, mà các
khoản chi tiêu dùng để mua vật tư chưa sử dụng trong kỳ.
b - Phân loại chi phí sản xuất :
Chi phí sản xuất kinh doanh cả rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về
nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí..... Trong quá trình kinh doanh, để
thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi
phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng
nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.
*Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (Nội dung kinh tế của chi phí): Gồm
5 yếu tố:
8
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu : Gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật
liệu, thiết bị xây dựng cơ bản, nhiên liệu, phụ tùng thay thế...Mà doanh nghiệp đã
thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất.
- Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền lương tiền công phải trả, tiền trích
BHXH , BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của các
TSCĐ sử dụng trong sản xuất doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả về các
dịch vụ mua từ bên ngoài như: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ....Phục vụ
cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí khác bằng tiền: Gồm toàn bộ các chi phí khác dùng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh ở doang nghiệp ngoài các yếu tố chi phí trên như: Chi phí
tiếp khách, thiệt hại trong sản xuất.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý các chi phí có thể được phân loại chi tiết hơn
như: Chi phí vật liêụ chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, năng lượng....
Mục đích của các phân loại này để biết được chi phí sản xuất của doanh
nghiệp gồm những yếu tố nào, mức chi phí là bao nhiêu từ đó là nguồn thông tin
cần thiết để thiết lập các kế hoạch về tiền, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch quỹ
lương và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất. Các phân loại
chi phí này còn là cơ sở để tổng hợp các chỉ tiêu tổng sản phẩm sản xuất của
doanh nghiệp.
* Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Theo cách phân loại này, chi phí được chia làm 3 loại theo tính chất tham
gia của nó.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt
động về vốn và đầu tư tài chính.
- Chi phí hoạt động tài chính : Bao gồm những chi phí niên quan đến hoạt
động về vốn và đầu tư tài chính.
- Chi phí bất thường: Là những chi phí ngoài đự kiến có thể do chủ quan
hoặc khách quan mang lại . Cách phân loại chi phí này giúp cho doanh nghiệp
đánh giá hiệu quả hoạt động qua việc nắm rõ chi phí của từng hoạt động và là cơ
sở cho việc lập báo cáo kết quả kinh doanh .
* Phân loại theo khoản mục giá thành công tác xây lắp:
- Chi phí trực tiếp: Là các chi phí trưc tiếp có liên quan đến việc thực hiện
quá trình thi công, phụ thuộc vào tính chất và khối lượng công tác xây lắp của cac
công trình gồm:
+ Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp, tiền
thưởng của công nhân trực tiếp sản xuất.
9
+ Chi phí nguyên vật liệu: Là tất cả những chi phí về vật liệu chính, vật liệu
phụ ,... được sử dụng vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, hình thành kết cấu
công trình.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí cần thiết phát sinh trong
quá trình sử dụng máy thi công để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp.
- Chi phí chung: Là các chi phí không liên quan trực tiêp tới quá trình thi
công công trình, nhưng cần thiết cho công tác thi công, cho việc tổ chưc bộ máy
quản lý và chỉ đạo sản xuất xây dựng công trình, gồm:
+ Chi phí quản lý tài chính: Là các chi phí cho việc tổ chức bộ máy quản lý
và chỉ dạo sản xuất.
+ Chi phí phục vụ công nhân:là các chi phí phục vụ cho công nhân trực
tiếp xây lắp mà không tính vào chi phí nhân công trong đơn giá.
+ Chi phí phục vụ thi công: Là những khoản chi cần thiết để phục vụ sản
xuất, ciải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh chất lượng thi công, tăng cường chất lượng sản
phẩm..v..v...
+ Chi phí chung khác: Là những khoản chi phát sinh có tinhd chất chung
cho toàn doanh nghiệp.
* Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với kết quả sản phẩm, sản xuất,
chi phí sản xuất được chia làm hai dạng:
- Chi phí cố định (Chi phí bất biến): Là những chi phí mang tính tương đói
ổn định, không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm, sản xuất trong một giới hạn
nhất định. Trong doanh nghiệp các chi phí cố định thường là các chi liên quan
đến quản lý và vận hành doanh nghiệp, chi phí khấu hao TSCĐ...
- Chi phí biến đổi (Chi phí khả biến): Là những chi phí thay đổi phụ thuộc
vào khối lượng sản phẩm sản xuất. Trong doanh nghiệp chi phí biến đổi thường là
chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp...Cách phân loại này chỉ là
tương đối, việc phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích
điểm hoà vốn phục vụ cho việc ra quyết địng sản xuất sản phẩm.
2 – PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN.
a- Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị của các vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu.... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp từng
đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí
thì phải áp dụng phương pháp phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan
theo những tiêu thức phù hợp ( như sản lượng xây lấp đã thực hiện của từng công
trình, định mức tiêu hao...).
10
* Công thức phân bổ như sau:
Tổng Cp NVL cần
phân bổ Tiêu thức phân bổ
Cp NVL = của công trình i
trực tiếp phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ
cho công trình i của các công
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài
khoản 621 “ Chi phí NVL trực tiếp”. TK này cuối kỳ không có số dư và được mở
chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí.
- Bên Nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho thi công
công trình, hạng mục công trình.
- Bên Có: +/ Giá trị NVL dùng không hết
+/ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
TK 152 TK 621 TK 154
Xuất kho NVL dùng cho
xây dựng công trình
Kết chuyển
Cp NVL trực tiếp
TK 331, 111, 112
Mua NVL xuất dùng ngay
cho sản xuất
TK 133
NVL dùng không hết nhập lại kho
hoặc chuyển kỳ sau
b- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
11
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: Tiền
lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực
tế có làm việc. tiền lương phụ là tiền trả cho người lao động trong thời gian
thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định ( nghỉ lễ, nghỉ tết). Chi
phí nhân công trực tiếp được tính vào giá thành công trình, hạng mục công
trình chủ yếu theo phương pháp trực tiếp.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622:
“ Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và
được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621.
- Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp.
- Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất.
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp.
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương phải trả cho CN
trực tiếp sản xuất
Kết chuyển Cp
TK 335
nhân công trực tiếp
Trích trước tiền lương phép
cho CN trực tiếp sản xuất
c. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.
Trong các doanh nghiệp xây lắp thường có các hình thức tổ chức sử dụng
máy thi công như sau:
- Đơn vị có máy và tự tổ chức thi công .
- Đơn vị đi thuê máy thi công
* Đối với doanh nghiệp có máy thi công, chi phí sử dụng máy thi công được
chia làm hai loại:
- Chi phí thường xuyên: Lá những chi phí hàng ngày cần thiết phục vụ
cho máy hoạt động bao gồm chi phí khấu hao máy thi công; Lương
12
chính của công nhân điều khiển và sử dụng máy; Chi phí về nguyên,
nhiên vật liệu dùng cho máy; Phí tổn sửa chữa thường xuyên và các chi
phí bằng tiền khác.
- Chi phí tạm thời: Là nhưỡng chi phí có liên quan đến việc lắp đặt, chạy
thử, vận chuyển máy thi công.
* Đối với đơn vị đi thuê máy thi công, có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Chỉ thuê máy thi công không kèm công nhân điều khiển và phục vụ máy:
Đơn vị thuê phỉa trả cho đơn vị cho thuê một khoản tiền theo quy định của hợp
đồng, gồm có chi phí khấu hao theo đơn giá ca máy cộng với tỷ lệ quy định về chi
phí quản lý xe máy.
- Trường hợp thêu máy theo khối lượng công việc: Bên thêu máy chỉ phải
trả tiền cho bên cho thuê theo đơn giá thoả thuận với khối lượng công việc đã
hoàn thành.
Để theo dõi chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623
“Chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được
mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
- Bên Nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.
- Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công để tập hợp chi phí sản xuất.
Tài khoản 623 chỉ sử dụng dụng trong trường hợp doanh nghiệp thi công theo
phương pháp hỗn hợp vưà bằng thủ công vừa bằng máy. Trường hợp doanh
nghiệp thi công chuyên bằng máy thì các khoản chi phí dùng cho máy thi công
được hạch toán trực tiếp vào các tài khoản 621, 622, 623. Cụ thể:
- Chi phí nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công được tập hợp vào tài
khoản 621.
- Chi phí nhân công được tập hợp vào tài khoản 622.
- Chi phí khấu hao tài sản, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền
khác được tập hợp vào tài khoản 627.
* Tài khoản 623 gồm các tài khoản cấp hai sau:
- Tài khoản 6231: Chi phí nhân công bao gồm lương chính, lương phụ, phụ
cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe máy thi công và phục vụ
máy thi công.
- Tàikhoản 6232: Chi phí vật liệu gồm chi phí các vật liệu khác dùng cho
máy thi công.
- Tài khoản 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất gồm giá trị của những công cụ,
dụng cụ có liên quan đến hoạt động của xe máy thi công.
- Tài khoản 6234: Chi phí khấu hao máy thi công.
- Tài khoản 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí thuê sửa chữa
máy móc thi công, chi phí bảo hiểm, chi phí điện nước dùng cho máy thi công.
13
- Tài khoản 6238: Chi phí bằng tiền khác dùng cho máy thi công.
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công đối với
doanh nghiệp thi công theo phương pháp hỗn hợp.
TK 334 TK 623 TK 154
Lương CN đk và phục vụ MTC
TK 152 Kết chuyển chi
phí sử dụng MTC
Xuất kho NVL dùng cho MTC
TK 111, 112, 331
NVL mua xuất dùng ngay cho MTC
TK 153
TK 133
Xuất c², dcụ GT nhỏ dùng cho MTC
TK 142, 242
Xuất công cụ, dụng cụ lớn
Phân bổ vào
TK 124 cp sd MTC
Trích khấu hao máy thi công
14
TK 111, 112, 331
Cp dịch vụ mua ngoài và CP
bằng tiền khác
TK 133
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công với
doanh nghiệp thi công chuyên bằng máy.
TK 152 TK 621 TK 154
Xuất kho NVL dùng cho MTC
TK 111,112,331 K/c chi phí vật liệu
Mua NVL xuất dùng ngay cho MTC dùng cho MTC
133
TK 334 TK 622
Lương CN đk và phục vụ MTC K/c chi phí NC đk và
phục vụ MTC
TK 153 TK 627
Xuất dùng C2, d.cụ có GT nhỏ
TK 142, 242
Xuất c2, dcụ GT lớnn Phân bổ vào cp sd MTC K/c Cp khấu hao
CP công cụ, Cp dịch
TK 214 vụ mua ngoài và chi phí
bằng tiền mặt khác dùng
cho MTC
Trích khấu hao máy thi công
15
TK 111,112,331
Cp dịch vụ mua ngoài và Cp bằng tiề