Chuyên đề Thiết bị bảo quản cơ bản

Nông sản là sản phẩm từ nông nghiệp tuy nhiên để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì nông sản được chế biến thông qua công nghệ hiện đại tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu người dân . Trong đó công nghệ chà ép đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các loại dầu chiết xuất từ các sản phẩm nông sản. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để có thể cạnh tranh cùng với các thị trường nước ngoài thì vấn đề năng suất và chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết điều thực tế đó thì công nghệ chà ép đã nối tiếp nhau ra đời ngày càng hiện đại và cho năng suất cao, phù hợp với từng loại nông sản và đã phần nào đáp ứng nhu cầu cho xã hội.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thiết bị bảo quản cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN DỀ Nông sản là sản phẩm từ nông nghiệp tuy nhiên để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì nông sản được chế biến thông qua công nghệ hiện đại tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu người dân . Trong đó công nghệ chà ép đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các loại dầu chiết xuất từ các sản phẩm nông sản. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để có thể cạnh tranh cùng với các thị trường nước ngoài thì vấn đề năng suất và chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết điều thực tế đó thì công nghệ chà ép đã nối tiếp nhau ra đời ngày càng hiện đại và cho năng suất cao, phù hợp với từng loại nông sản và đã phần nào đáp ứng nhu cầu cho xã hội. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại thiếp bị chà ép, tìm hiểu nguyên lý hoạt động, cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị chà ép. 2.2. Mục đích nghiên cứu - Nhằm góp phần sử dụng các thiết bị sấy phù hợp với các loại nông sản ở Việt Nam. - Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý thiết bị chà ép hợp lý với điều kiện người dân Việt Nam. - Hiểu được nguyên lý hoạt động và nguyên tắc cấu tạo để chọn thiết bị chà đơn giản, rẻ tiền nhưng cho năng suất, chất lượng cao nhằm giảm giá thành sản phẩm - Xác định yêu cầu kỹ thuật của máy chà ép để từng bước hoàn thiện công nghệ thiếp bị chà ép ngày càng phù hợp góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết xác định các thông số cơ bản của các bộ phận làm việc chính của thiết bị chà ép. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tìm kiếm thông tin trên mạng và sách bài giảng “Công nghệ và thiết bị bảo quản nông sản thực phẩm” 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để tách chất lỏng ra khỏi nguyên liệu rắn - lỏng người ta thường dùng các máy chà và máy ép. - Nguyên tắc chà là tạo ra cho nguyên liệu một lực cơ học cần thiết làm cho nó văng ra rồi ép mạnh vào mặt sàng có đục lỗ nhỏ. Phần qua sàng là bột chà, phần trên sàng là bã thải ra. Nguyên tắc này được dùng trong sản xuất cà chua cô đặc và nhiều loại nước quả có thịt quả. Theo nguyên lý này thì bộ phận chà được cấu tạo bởi các cánh đập hoặc roi thép lắp trên trục quay, bao quanh cánh đập hoặc roi thép là sàng có kích thước lỗ phù hợp. - Nguyên tắc ép là tạo ra cho nguyên liệu một lực cơ học cần thiết để phá vỡ màng nguyên sinh chất làm cho dịch bào tiết ra. Nguyên tắc này được ứng dụng để sản xuất nước quả không dịch quả hoặc ép dầu trong hạt có dầu. Như vậy, về cấu tạo máy ép gồm có: bộ phận ép kiểu bàn ép với vít ép quay, bàn ép với truyền động thuỷ lực hoặc khí nén, pít tông với cơ cấu tay quay thanh truyền hoặc bánh lệch tâm,.. Do dịch bào trong không bào bị bao bọc bởi nguyên sinh chất. Đối với rau quả chất nguyên sinh có tính bán thấm, ngăn cản sự tiết dịch bào. Muốn nâng cao hiệu suất ép phải làm giảm tính bán thấm của nguyên sinh chất bằng cách làm biến tính chất nguyên sinh hay làm chết tế bào bằng các phương pháp phá vỡ cấu trúc tế bào, đun nóng, sử dụng nấm men chứa hỗn hợp pectinaza, proteaza, dùng tác dụng của dòng điện. Ngoài ra trong khối nguyên liệu ép, các thành tế bào tạo ra bộ khung là những ống mao dẫn chứa đầy dịch bào. Khi ép, dịch bào sẽ theo các ống mao dẫn mà chảy ra. Nếu nguyên liệu quá mềm, khi ép nó sẽ thành một khối đặc, các ống mao dẫn bị phá huỷ và dịch bào không chảy ra được. Chiều dày lớp nguyên liệu ép lớn thì ống mao dẫn cũng bị tắc. Khi ép, cần phải tiêu hao năng lượng để phá vỡ các tế bào, thắng lực liên kết giữa dịch bào và bã, khắc phục sức cản thuỷ lực của các ống mao dẫn và của vật liệu ép. Muốn thu được nhiều nước ép, người ta tăng áp suất ép từ từ, vì nếu tăng đột ngột thì ống mao dẫn bị thắt lại và bịt kín. Người ta chỉ dùng áp suất cao ở giai đoạn cuối để ép kiệt. Khi ép lấy pha lỏng áp lực ép phải đạt tới trị số giới hạn nhất định tùy theo từng loại vật liệu để phá rách màng tế bào làm cho chất lỏng chảy ra. Ví dụ khi ép các loại quả, do màng tế bào chứa chất lỏng không dai nên lực ép chỉ cần 7 - 10 at, nhưng khi ép mía áp lực cần đạt 300 - 400 at. I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN MÁY CHÀ ÉP 1. Tính toán công nghệ a. Hiệu suất thu hồi dịch quả Lượng dịch bào thu được phụ thuộc vào đặc tính, tính chất sinh lý, hoá lý của các mô được ép và phương pháp sơ chế nguyên liệu Khi ép nguyên liệu quả có cấu tạo tế bào chứa nguyên sinh chất thấm ướt làm ngăn cản sự tách dịch bào từ các tế bào. Như vậy, khả năng thấm ướt của tế bào là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng tách dịch khi ép. Để cho nguyên sinh chất mất hẳn khả năng giữ nước, người ta sơ chế nguyên liệu bằng các phương pháp như nghiền nhỏ (phá vỡ kết cấu tế bào), chần hấp (làm cho các protit của tế bào bị thuỷ phân), làm đông lạnh (bắt đầu làm chết các tế bào do nồng độ muối và axit trong tế bào bị khử nước), bằng dòng điện (làm nguyên sinh chất chết nhanh),... Khi ép, tính thấm ướt của tế bào càng cao và sự phá huỷ của màng nguyên sinh chất càng lớn trong quá trình sơ chế thì lượng dịch bào chảy ra càng nhiều. Trong công nghiệp, ép là phương pháp cơ bản để lấy dịch bào từ quả. Người ta thực hiện phương pháp đó bằng cách nghiền nhỏ hoặc xé vụn nguyên liệu và tăng áp suất lên từ từ trong quá trình ép. Lượng dịch bào chảy ra khi ép phụ thuộc vào độ chặt, kết cấu và chiều dày của lớp thịt quả dưới vỏ trong máy ép, cũng như phụ thuộc vào tốc độ nâng cao áp suất. Cần tránh dùng phương pháp tăng nhanh áp suất để không làm giảm tiết diện và bịt kín các mao quản mà dịch bào phải chảy qua. Khi ép chỉ dùng áp lực cao ở giai đoạn cuối cùng để lấy ra hết dịch bào còn nằm trong phần dịch bào dưới vỏ trong của máy ép. Khi độ chặt bình thường thì lớp thịt quả dưới vỏ có những xơ xốp cấu tạo thành tế bào. Dịch bào nằm trong các mao quản của cơ cấu màng xốp khi nén nhẹ thì dễ tách ra khỏi lớp xơ xốp và chảy theo các mao quản. Trong khi đó những xơ xốp bị biến dạng nhưng không bị phân huỷ. Lượng dịch bào chảy ra được xác định theo công thức: B = abk(j1+ j2) (3.11) a- hệ số tính tới tổn thất dịch bào do các tế bào bị bịt kín , a= 0,85¸0,95 b- hàm lượng dịch bào trong nguyên liệu, % k- hệ số đặc trưng cho sự bảo toàn cơ cấu j1- mức độ biến tính của nguyên sinh chất khi sơ chế, j1= 0¸1 j2- mức độ phá vỡ màng nguyên sinh khi ép, j2= 0,1¸0,2 j1+ j2 < 1 b. Hiệu suất thu hồi dầu Trong sản xuất dầu có hai sản phẩm chính là dầu ép và khô dầu. Sản phẩm phụ còn có vỏ hạt. Dưới đây trình bày phương pháp tính sản phẩm chính. Các ký hiệu tính toán: Do- hàm lượng dầu của hạt ở điều kiện sản xuất, %. Wo- độ ẩm của hạt trước khi làm sạch, % Ro- hàm lượng tạp chất của hạt đưa vào sản xuất, % Rs- hàm lượng tạp chất của hạt sau khi làm sạch, % Dk- hàm lượng dầu của khô dầu, %. Wk- độ ẩm của khô dầu, % Wd- độ ẩm của dầu ép, % Cd - hàm lượng cặn trong dầu ép sau khi lọc, % Wr- độ ẩm của tạp chất tách ra từ hạt, %. Các công thức tính: - Tạp chất tách được sau khi làm sạch: (3.2) - Hiệu suất khô dầu lý thuyết: (3.3) - Tổn thất dầu theo khô dầu: (3.4) - Hiệu suất dầu lý thuyết: (3.5) - Hiệu suất dầu thực tế: (3.6) - Hiệu suất khô dầu thực tế (đã kể tổn thất theo dầu): (3.7) - Tổn thất ẩm trong sản xuất: (3.8) Ví dụ: Khi ép dầu lạc nhân có Do = 48%; wo = 8%; Ro = 1%; Rs = 1%; Dk = 5,5%; wk = 5,5%; wd = 0,2%; Cd = 0,15%; wr = 8%, ta tính được: Klt = 49,438%; Tdk = 2,719%; Dlt = 45,281%; Di = 45,44%; Ktt = 49,37%; wsx = 5,194%. 2. Tính toán lý thuyết a. Máy chà - Năng suất máy: , kg/h (3.9) D- đường kính của sàng, m L- chiều dài cánh đập, m a- góc nghiêng của cánh so với trục quay, độ n- số vòng quay của trục lắp cánh đập, vg/ph j- tổng diện tích lỗ sàng so với diện tích sàng - Tốc độ dịch chuyển của nguyên liệu: (3.10) - Thời gian nguyên liệu nằm trong máy: (3.11) b. Máy ép - Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép Hiệu suất của quá trình ép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: phẩm chất nguyên liệu, phương pháp sơ chế; cấu tạo, độ dày và độ chắc của nguyên liệu, áp suất ép,... Do dịch bào trong không bào bị bao bọc bởi nguyên sinh chất. Đối với rau quả chất nguyên sinh có tính bán thấm, ngăn cản sự tiết dịch bào. Muốn nâng cao hiệu suất ép phải làm giảm tính bán thấm của nguyên sinh chất bằng cách làm biến tính chất nguyên sinh hay làm chết tế bào bằng các phương pháp phá vỡ cấu trúc tế bào, đun nóng, sử dụng nấm men chứa hỗn hợp pectinaza, proteaza, dùng tác dụng của dòng điện. Ngoài ra trong khối nguyên liệu ép, các thành tế bào tạo ra bộ khung là những ống mao dẫn chứa đầy dịch bào. Khi ép, dịch bào sẽ theo các ống mao dẫn mà chảy ra. Nếu nguyên liệu quá mềm, khi ép nó sẽ thành một khối đặc, các ống mao dẫn bị phá huỷ và dịch bào không chảy ra được. Chiều dày lớp nguyên liệu ép lớn thì ống mao dẫn cũng bị tắc. Khi ép, cần phải tiêu hao năng lượng để phá vỡ các tế bào, thắng lực liên kết giữa dịch bào và bã, khắc phục sức cản thuỷ lực của các ống mao dẫn và của vật liệu ép. Muốn thu được nhiều nước ép, người ta tăng áp suất ép từ từ, vì nếu tăng đột ngột thì ống mao dẫn bị thắt lại và bịt kín. Người ta chỉ dùng áp suất cao ở giai đoạn cuối để ép kiệt. Khi ép lấy pha lỏng áp lực ép phải đạt tới trị số giới hạn nhất định tùy theo từng loại vật liệu để phá rách màng tế bào làm cho chất lỏng chảy ra. Ví dụ khi ép các loại quả, do màng tế bào chứa chất lỏng không dai nên lực ép chỉ cần 7¸10 at, nhưng khi ép mía áp lực cần đạt 300¸ 400 at. - Năng suất máy Năng suất ép tác động chu kỳ trong trường hợp chung: Q = m tấn/ca (3.12) Trong đó: m - số ngăn chứa vật liệu của máy ép DK - đường kính trong ngăn chứa H - Chiều cao ngăn chứa, m r - Khối lượng thể tích sản phẩm ép, tấn/m3 j - Hệ số tính tới mức độ nạp đầy ngăn chứa (đối với sản phẩm j = 0,75; bã j = 0,85) T - Số chu kỳ ép K - Hệ số tính tới sự không tránh được của máy ép đơn giản khi nó có tải và thoát tải và sự dịch chuyển của ngăn (máy ép 1 ngăn m = 1; K = 1; ép 2 ngăn m = 2; K = 1,2; ép 3 ngăn m = 3; K = 1,3) t - Thời gian thực hiện một chu kỳ ép, phút. t = t1 + t2 + t3 t1 - Thời gian nạp nguyên liệu t2 - Thời gian ép. t3 - Thời gian thoát tải. - Chi phí năng lượng cho máy ép Năng lượng chi phí để máy ép làm việc: truyền động, ép, tách sản phẩm, di chuyển sản phẩm và thắng lực ma sát. Trên cơ sở tính toán giải tích công suất xác định qua mômen xoắn trên trục máy ép để tìm công suất động cơ. Mômen xoắn trên vít cuối cùng: MKp = M1 + M2 + M3 + M4 (3.13) M1 ; M2 ; M3 ; M4 - mômen lực ma sát của bã với bề mặt buồng ép, với trục và bề mặt trục xoắn. M1 = qFtg(a + j) (3.14) Q - áp lực riêng cực đại ép bã. F - Diện tích hình chiếu cánh vít lên mặt phẳng vuông góc trục xoắn (bằng diện tích tiết diện ngang buồng ép) a - Góc nghiêng cánh xoắn j - Góc ma sát bã với cánh vít DC - đường kính trung bình của vít trục xoắn M2 = qnf (3.15) Qr - áp lực hướng tâm cực đại lên bã f - Hệ số ma sát giữa bã với thành trục (Buồng ép) D - đường kính ngoài hình trụ (Buồng ép) L - Chiều dài buồng ép. M3 = qrf1 (3.16) f1 - Hệ số ma sát giữa bã và trục D - đường kính trục vít ép. M4 = qf2S (3.17) f2 - Hệ số ma sát giữa bã và vít của trục xoắn. S - Bước vít. Công suất hữu ích của trục xoắn (không tính hiệu xuất bộ giảm tốc và động cơ) nên dùng công thức: Nw = 0,813.10-4wqD3, kW (3.18) w - tốc độ góc trục xoắn, 1/s q - áp lực ở vòng vít cuối cùng, N/m2 D - đường kính ngoài trục vít, m. II.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ TỶ LỆ THU HỒI DẦU TRONG CÁC LOẠI MÁY ÉP DẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM TĂNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA QUÁ TRÌNH ÉP. Máy ép dầu EP Máy ép dầu EP (hình 3.3) là loại máy ép kiểu vít, dùng để ép dầu lạc, đỗ tương, hướng dương,... Nguyên liệu (dạng bột) trước khi đưa vào máy ép được gia nhiệt trong thùng hấp 1. Thùng này có 3 tầng, đáy của mỗi tầng được đốt nóng bằng hơi, có các cửa 5 để lưu thông nguyên liệu từ tầng trên xuống tầng dưới. Tầng trên cùng được đốt nóng bổ xung nhờ lắp thêm buồng đốt phụ 2. Hình 3.3. Máy ép dầu EP 1- thùng hấp; 2- buồng đốt phụ; 3- trục khuấy; 4- dao khuấy; 5- cửa thông bột tự động; 6- cửa ra bột hấp; 7- puli thùng hấp; 8- bánh răng côn; 9- puli trục khuấy; 10- puli trục vít xoắn cấp liệu; 11- con lăn căng; 12- tải trọng căng; 13- trục vít xoắn cấp liệu; 14- vít xoắn cấp liệu; 15- van quay; 16- thùng chứa liệu; 17- bệ máy ép; 18- thân hộp giảm tốc; 19- puli dẫn động của thùng hấp; 20- puli dẫn động máy ép; 21- trục vào hộp giảm tốc; 22- cặp bánh răng côn; 23- cặp bánh răng trụ; 24- trục ra của hộp giảm tốc; 25- nối trục; 26- trục ép; 27- vít xoắn ép; 28- đai ốc xiết chặt; 29- ổ bi đũa chặn; 30- lòng ép; 31- giá đỡ lòng ép; 32- bạc lót có ren; 33- đai ốc đặc biệt; 34, 35, 36- bánh răng của cơ cấu bạc côn; 37- tay gạt của cơ cấu dịch chuyển bạc côn; 38- khớp vấu; 39- nửa khớp vấu quay; 40- nửa khớp vấu cố định; 41- bạc côn; 42- dao cắt; 43- ống dẫn nước làm nguội; 44- dụng cụ để tháo lòng ép. Dao khuấy 4 dược lắp trên trục khuấy 3 quay trong thùng hấp có tác dụng làm tơi bột và gạt bột thoát qua các cửa 5 để đưa xuống gia nhiệt ở tầng dưới. Sau khi gia nhiệt ở tầng dưới cùng, nguyên liệu được dao khuấy gạt qua cửa 6 vào thùng chứa 16 và được vít xoắn 14 cung cấp vào cho trục ép 26. Lượng cung cấp được điều chỉnh nhờ van quay hình cầu 15. Trục ép 26 dạng vít, quay trong lòng ép có khe 30 sẽ tiếp nhận nguyên liệu do vít xoắn 14 cung cấp vào và tiếp tục đẩy chúng di chuyển theo trục ngang. Do ma sát giữa nguyên liệu với mặt trong của lòng ép và gân vít, đồng thời ở cửa ra khô dầu phía cuối trục ép có tiết diện thu hẹp nhất so với tiết diện của lòng ép nên nguyên liệu bị nén ép và dầu được thoát ra. Bã (khô dầu) chui qua khe vòng của bạc côn di động 41 ra ngoài và được nghiền vụn nhờ dao 42 gắn trên trục ép. Dầu ép chảy qua các khe của lòng ép vào tấm đáy rồi chảy vào thùng chứa dầu chung. Trên hình 3.4 là sơ đồ cấu tạo trục ép. Nó được cấu tạo bởi một trục 1, trên đó lồng nhiều đoạn vít xoắn. Đoạn vít xoắn nhận liệu 2 lắp ở phía thùng cấp liệu có gân vít kép và bước vít lớn nhất, tiếp theo đó là các đoạn vít xoắn 3, 4, 5, 6, 7, 8 có gân vít đơn và bước vít ngắn dần để tăng dần áp lực ép ở giai đoạn cuối. Giữa các đoạn vít xoắn được lồng thêm các bạc lót trung gian hình côn 9, 10, 11, 12, 13 và các bạc lót phụ hình trụ 14, 15, 16, 17, 18 làm cho đường kính trục thay đổi, tạo cho bột có chuyển động rối để tăng khả năng đảo trộn khi ép. Các đai ốc 19, 20 dùng để xiết chặt và ép toàn bộ các đoạn vít xoắn và ống lót vào gờ đặc biệt trên trục 1. Hình 3.4. Cấu tạo trục ép Trên hình 3.5 là sơ đồ cấu tạo lòng ép. Lòng ép 1 gồm hai nửa giống nhau đặt úp vào nhau, trên ranh giới giữa hai nửa người ta đặt hai dao gạt 4 nhô ra khỏi mặt trong của lòng ép tạo thành hai đường gân góp phần làm cho nguyên liệu chuyển động tịnh tiến dọc trục mà không chuyển động quay tròn tại chỗ. Theo chiều dài, lòng ép được chia thành 4 đoạn có đường kính khác nhau. Mỗi đoạn lòng ép được tạo nên do nhiều thanh ghi hay tấm có rãnh 5 xếp sát nhau, sao cho giữa chúng có khe hở thích hợp để thoát dầu. Lòng ép được đặt trong một giá đỡ, được kết cấu bởi những đai thép 2 và thanh suốt giằng lại với nhau. Nửa trên và dưới của lòng ép được ghép chặt với nhau nhờ các bu lông và đai ốc 3. Trục vít được đặt vào trong lòng ép, khi máy làm việc thì trục vít quay còn lòng ép cố định. Khả năng ép kiệt dầu và chất lượng dầu ép phụ thuộc vào áp lực ép, độ ẩm của nguyên liệu và nhiệt độ trong buồng ép. - áp lực ép là thông số quan trọng nhất của quá trình ép, nó được tạo nên do sự nén và sự phản kháng của nguyên liệu. Trị số của áp lực phụ thuộc chủ yếu vào các thông số về cấu tạo của lòng ép, trục ép và đặc tính cơ lý của nguyên liệu. Thông thường người ta kết cấu trục ép có bước vít và đường kính thay đổi, sao cho bước vít giảm dần từ cửa vào đến cửa ra còn đường kính thì ở đoạn đầu và cuối lớn hơn ở những đoạn giữa. Như vậy, ở đoạn đầu sẽ có bước vít và đường kính lớn để nguyên liệu vào nhanh còn ở đoạn cuối sẽ có bước vít nhỏ và đường kính lớn để nguyên liệu ra chậm, nhờ đó mà áp lực trong buồng ép được tăng dần lên. Đặc biệt là tại cửa ra khô dầu có tiết diện nhỏ hơn tất cả các điểm trên lòng ép đã tạo nên sự tăng đột ngột áp lực đảm bảo cho việc ép kiệt dầu trước khi đẩy bã ra ngoài. Hình 3. 5. Cấu tạo lòng ép Để thuận lợi trong sử dụng máy, ở cửa ra khô dầu người ta bố trí bộ phận điều chỉnh áp lực ép bằng cách thay đổi diện tích cửa ra. Khi muốn có áp lực cao để ép kiệt dầu thì điều chỉnh bộ phận này cho diện tích cửa ra hẹp lại. Ngược lại, muốn giảm áp lực để nâng cao năng suất máy thì điều chỉnh cho diện tích cửa ra lớn lên. Về cấu tạo, bộ phận điều chỉnh áp lực ép là bạc côn di động 41 (hình 6.4) lắp ghép ren ở đầu trục ép, liên kết với các bánh răng 34, 35, 36 và tay gạt 37 lắp trên hộp giảm tốc. Bạc này có thể dễ dàng vào hoặc ra khi được điều chỉnh. Trường hợp máy làm việc ổn định, nghĩa là không cần thay đổi áp lực ép thì tay gạt ở vị trí số II, khi đó trục ép quay mang theo cả hệ thống bánh răng và bạc côn quay tự do. Khi cần điều chỉnh, chẳng hạn cần giảm áp lực ép, nghĩa là cần phải nới bạc côn ra thì ta đưa tay gạt về vị trí số I rồi hãm chặt lại, các nửa khớp vấu 39 và 40 ở hộp giảm tốc sẽ ăn khớp với nhau, lúc đó bạc côn ở đầu trục ép bị giữ lại, trục ép vẫn quay làm cho bạc côn theo ren đi ra, diện tích cửa ra được tăng lên. Khi cần tăng áp lực ép thì phải đưa tay gạt sang vị trí số III, việc điều chỉnh được thực hiện theo trình tự ngược lại. ở đây cũng cần chú ý là trong quá trình ép, nguyên liệu được đẩy đi nhưng cũng không tránh khỏi sẽ có một phần lọt trở lại theo khe hở giữa mặt mút gân xoắn và mặt trong lòng ép làm giảm năng suất máy. Lượng nguyên liệu đi ngược lại này gọi là lượng hồi lưu. Sự hồi lưu càng lớn khi diện tích cửa ra khô dầu càng hẹp và khe hở càng tăng do các chi tiết của bộ phận ép như : gân xoắn, lòng ép bị mòn nhiều. - Độ ẩm của nguyên liệu là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự tạo thành lực ép trong máy. Nếu bột quá nhão sẽ không tạo ra được lực ép, nếu bột quá khô, trục ép không quay được mặc dù mô tơ có công suất rất lớn, nghĩa là trở lực ở đây rất lớn, có thể gây kẹt làm hỏng máy. Vì vậy, khi đưa vào máy, bột ép phải có độ ẩm thích hợp, có khả năng làm kiệt dầu mà không gây kẹt máy. -Nhiệt độ trong buồng ép được sinh ra do ma sát giữa nguyên liệu với bộ phận làm việc của máy. Sự tăng nhiệt độ phụ thuộc vào tính chất cơ lý của nguyên liệu, cấu tạo máy và áp lực trong buồng ép. Khi áp lực cao, nguyên liệu có độ ẩm thấp và ít dầu,...thì nhiệt độ ép tăng lên rất cao, có thể gây nên hiện tượng quá nhiệt. Đây chính là nguyên nhân làm cho dầu ép sẫm mầu, khô dầu nâu sám và các chi tiết máy chóng mòn. Để khắc phục hiện tượng trên, người ta kết cấu trục ép 26 có dạng rỗng (hình 6.4). Trục này được nối với hệ thống ống dẫn nước làm mát 43. Lúc máy mới làm việc người ta cấp hơi vào để làm nóng máy, khi máy đạt nhiệt độ yêu cầu thì cấp nước vào làm nguội để ổn định nhiệt độ ép. Trong thực tế, người ta khống chế nhiệt độ trong buồng ép bằng cách phối hợp giữa việc đưa nước vào làm nguội với việc điều chỉnh nhiệt độ của bột hấp trước khi đưa vào máy ép. Trong một số trường hợp người ta làm nguội máy bằng chính dầu đã được ép ra phun lên thân máy ép. Máy ép dầu EP tạo ra áp lực ép tối đa là 400kg/cm2, tỷ số nén là 11:1 và thời gian ép tổng cộng tính từ lúc nguyên liệu vào cho đến khi ra khỏi máy là 200 ¸ 273 giây. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Máy chà ép là một thiết bị chế biến nông sản được sử dụng phổ biến ở nước ta nhưng để nghiên cứu chế tạo máy chà ép cho hiệu quả cao nhất thì cần phải cần một quá trình nghiên cứu lâu dài. Nhu cầu của xã hội về các loại dầu được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp ngày một tăng vì vậy cần phải có những công nghệ chế biến nông sản thực phẩm hiện đại . Sau khi nghiên cứu đề tài tôi đã phần nào hiểu được cấu tạo nguyên lý của các loại máy chà ép. Qua đề tài này giúp chúng tôi có những kiến thức nhất định để bổ sung cho kiến thức chuyên môn. 5.2. Khuyến nghị Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu thực hiện dề tài và kiến thức bản thân còn hạn chế nên chưa đưa ra hết nhưng cơ sở khoa học cho việc tính toán thiết kế máy chà ép phuc vụ công nghệ ép dầu cho xã hội.Nếu có thể tiếp tục
Tài liệu liên quan