Chuyên đề Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta từ khi đổi mới đến nay. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% lực lượng lao động làm nghề nông, đất đai màu mỡ và khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại nông sản như lúa gạo, cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, điều, hải sản, gỗ và sản phẩm gỗ. Do đó, chúng ta luôn tự hào về những thành tựu trong xuất khẩu thời gian gần đây như: đứng thứ hai về xuất khẩu gạo của thế giới, đứng đầu về xuất khẩu cà phê-ca cao, hồ tiêu. Năm 2009, mặc dù vẫn chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vẫn đạt hơn 15,2 tỷ USD, vượt 8,5% chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra (14 tỷ USD). Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu nông sản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Người nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề này và cũng chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp còn bộc lộ những lỗ hổng cần phải giải quyết ngay như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dây chuyền công nghệ sản xuất, bảo quản sản phẩm, quy trình đóng gói. Bênh cạnh đó là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến từng quốc gia trong đó có Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta được đánh dấu bởi những sự kiện quan trọng như: gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đó thực sự là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với hàng nông sản của Việt Nam. Do đó, để đưa nông sản Việt Nam vươn ra thị trường thế giới và khẳng định được vị thế của nó thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XTTM.

pdf58 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ XTTM VÀ HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC XTTM TẠI VIỆT NAM................................... 9 1.1. Khái quát các quy định của Nhà nước về XTTM ........................ 9 1.1.1. Khái niệm và vai trò của XTTM .......................................... 9 1.1.2. Khái quát các quy định của Nhà nước về XTTM ............... 12 1.2. Hệ thống các tổ chức XTTM tại Việt Nam ............................... 15 1.2.1. Cấp quốc gia ..................................................................... 15 1.2.2. Các tổ chức XTTM và các hiệp hội ngành hàng ................ 17 1.2.3. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ XTTM ............................. 17 1.2.4. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ........................ 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM ...................................................... 19 2.1. Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ......... 19 2.1.1. Tình hình sản xuất nông sản.............................................. 19 2.1.2. Tình hình xuất khẩu nông sản ........................................... 24 2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản ........... 30 2.2.1. Hoạt động XTXK ở cấp quốc gia ....................................... 30 2.2.2. Hoạt động XTXK ở các Hiệp hội ....................................... 33 2.2.3. Hoạt động XTXK ở các doanh nghiệp ............................... 38 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ............................. 41 3.1. Những mặt thành công .............................................................. 41 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó ................. 43 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM ................... 45 4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ....................................... 45 4.2. Nhóm giải pháp về hệ thống tổ chức ......................................... 46 4.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ........................... 47 4.4. Nhóm giải pháp về thông tin thị trường .................................... 49 4.5. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực tài chính ........................ 51 4.6. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng ............................. 52 KẾT LUẬN ................................................................................................. 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 56 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HCTL Hội chợ triển lãm NLTS Nông lâm thủy sản TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VFA Hiệp hội Lương thực Việt Nam VAFEC Trung tâm Tiếp thị Triển lãm Nông nghiệp và phát triển nông thôn VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Vietfores Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới XTTM Xúc tiến thương mại XTXK Xúc tiến xuất khẩu EU Liên minh châu Âu DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo ngành hoạt động ..................................................................................................... 21 Bảng 2.2: Diện tích trồng rừng tập trung và sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2006 - 2009 .................................................................................................. 22 Bảng 2.3: Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá so sánh 1994 phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2006-2009 .................................................................... 23 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng NLTS chủ yếu ...................... 25 Bảng 2.5: Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng nông sản theo mặt hàng giai đoạn 2006-2009 .................................................................................................... 32 Bảng 2.6: Nội dung hỗ trợ XTTM của hàng NLTS năm 2006 và 2009 ......... 36 Hình 2.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2006-2009 .................................................................. 19 Hình 2.2: Số lượng đề án XTTM của các hiệp hội NLTS ............................. 34 Hình 2.3: Số lượng đề án XTTM phân theo nhóm ngành hàng ..................... 35 Hình 2.4: Nội dung hỗ trợ XTTM của hàng NLTS năm 2006 – 2009 ........... 36 Hình 2.5: Nhóm hàng XTTM phân theo thị trường năm 2006 – 2009 .......... 37 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các tổ chức Xúc tiến thương mại của Việt Nam ................. 18 LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta từ khi đổi mới đến nay. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% lực lượng lao động làm nghề nông, đất đai màu mỡ và khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại nông sản như lúa gạo, cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, điều, hải sản, gỗ và sản phẩm gỗ... Do đó, chúng ta luôn tự hào về những thành tựu trong xuất khẩu thời gian gần đây như: đứng thứ hai về xuất khẩu gạo của thế giới, đứng đầu về xuất khẩu cà phê-ca cao, hồ tiêu... Năm 2009, mặc dù vẫn chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vẫn đạt hơn 15,2 tỷ USD, vượt 8,5% chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra (14 tỷ USD). Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu nông sản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Người nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề này và cũng chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp còn bộc lộ những lỗ hổng cần phải giải quyết ngay như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dây chuyền công nghệ sản xuất, bảo quản sản phẩm, quy trình đóng gói... Bênh cạnh đó là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến từng quốc gia trong đó có Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta được đánh dấu bởi những sự kiện quan trọng như: gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Đó thực sự là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với hàng nông sản của Việt Nam. Do đó, để đưa nông sản Việt Nam vươn ra thị trường thế giới và khẳng định được vị thế của nó thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XTTM. Sau một thời gian thực tập ở Cục xúc tiến thương mại, em nhận thấy hoạt động XTTM đối với hàng nông sản xuất khẩu bên cạnh những thành công nhất định thì vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Do đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng hoạt động XTTM đối với hàng nông sản qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại trong công tác XTTM đối với mặt hàng này. Từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động XTTM đối với hàng nông sản của Việt nam. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động XTTM hàng nông sản của Việt Nam ở 3 khía cạnh: quốc gia, các hiệp hội ngành hàng, tổ chức XTTM và doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2006- 2009. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và nghiên cứu lấy số liệu từ các báo cáo tổng hợp, các trang web, sách báo, tạp chí liên quan tới đề tài này để thực hiện đề tài nghiên cứu. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, bảng chữ cái viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Các quy định của nhà nước về xúc tiến thương mại và hệ thống các tổ chức XTTM tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Chương 3: Đánh giá hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Chương 4: Một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam CHƯƠNG 1: CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ XTTM VÀ HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC XTTM TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái quát các quy định của Nhà nước về XTTM 1.1.1. Khái niệm và vai trò của XTTM 1.1.1.1. Khái niệm XTTM Xúc tiến thương mại là thuật ngữ ra đời từ lâu cùng với sự hình thành và phát triển của khái niệm marketing. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, các quốc gia, doanh nghiệp mới có sự quan tâm và chú trọng đến hoạt động này. Qua thời gian, XTTM có rất nhiều các định nghĩa khác nhau như sau: - Theo cách truyền thống, XTTM được hiểu là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa người bán và người mua, hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán qua đó thúc đẩy việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ chủ yếu nhằm mở rộng và phát triển thị trường. - Trong cuốn “Essentials of Marketing” Jerome và William định nghĩa như sau: “XTTM là việc truyền tin giữa người bán và người mua hay những khách hàng tiềm năng khác nhằm tác động vào hành vi và quan điểm của người mua hàng. Chức năng XTTM chính của nhà quản trị marketing là mách bảo cho khách hàng mục tiêu biết đúng sản phẩm, đúng chỗ và đúng giá.” - Còn Dennis W. Goodwin thì: “XTTM là một lĩnh vực họat động Marketing đặc biệt có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa doanh nghiệp với các đối tác và tập khách hàng tiềm năng nhằm triển khai các chính sách thuộc chương trình Marketing hỗn hợp đã lựa chọn của doanh nghiệp”. - Luật Thương mại Việt Nam (1999) đưa ra định nghĩa như sau: “XTTM là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại, bao gồm các hoạt động quảng cáo, hội trợ triển lãm và khuyến mại”. - “Xúc tiến thương mại (tiếng Anh: trade promotion) là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại” theo bách khoa toàn thư mở định nghĩa. Từ các định nghĩa trên chúng ta đi đến kết luận như sau: XTTM là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu, là một bộ phận không thể thiếu trong Marketing hỗn hợp, là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, là công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất khẩu. 1.1.1.2. Sự cần thiết của hoạt động XTTM trong giai đoạn hiện nay Ngày nay cùng với sự phát triển như “vũ bão” của khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, việc cắt giảm các hàng rào thuế và phi thuế đã giúp cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế trầm trọng giai đoạn 2007-2008 đây vừa là cơ hội cũng như thách thức đối với mỗi quốc gia trong quá trình Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước. Đồng thời cũng là một bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp “làm thế nào để đạt được các hiệu quả kinh tế, xã hội mà vẫn hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch sản xuất và kinh doanh đề ra? Phải tính toán và lựa chọn phương pháp quản lý và điều hành ra sao trong mọi lĩnh vực để: sử dụng vốn, khoa học công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực, mạng lưới bán hàng, xây dựng uy tín doanh nghiệp, uy tín sản phẩm… nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh?” Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại trên thế giới đã mở ra những cơ hội, hướng đi mới cho các doanh nghiệp trong việc củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức và nâng cao sức cạnh tranh. Ngày nay, hai yếu tố cơ bản tạo nên thị trường thế giới là: cạnh tranh quyết liệt trên phạm vi toàn cầu và sự tiến bộ không ngừng về khoa học kỹ thuật. Do đó, các doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược mang tính toàn cầu và đa quốc gia, chứ không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ của một quốc gia. Trong những năm qua, hầu hết các nước trong đó có Việt Nam chú trọng đến việc ban hành hệ thống luật pháp, chính sách thương mại và đầu tư hấp dẫn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài. Và xu thế này sẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ và sôi động hơn, đặc biệt là tại khu vực năng động nhất: Châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian tiếp theo. Vì vậy XTTM là công cụ không thể thiếu và hữu hiệu trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Từ khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới cũng tạo ra những cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng đặt ra những thách thức không nhỏ khi phải cạnh tranh gay gắt và bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài không những trong xuất khẩu mà cả trên thị trường nội địa. Do vậy, hoạt động XTTM đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển xuất khẩu của các doanh nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu hiện nay, khi hàng hóa và dịch vụ được trao đổi buôn bán rất đa dạng và phong phú, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi, nghiên cứu đồng thời cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng trên thị trường thế giới. Mặt khác, Việt Nam là nước nông nghiệp có điểm xuất phát thấp lại tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới muộn hơn nhiều so với các nước ở khu vực và trên thế giới, cho nên để giành được thị phần đáng kể cho hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía doanh nghiệp, nhà nước và các bộ ngành, các tổ chức. Do đó, hoạt động XTTM đóng vai trò đặc biệt quan trọng mở đường cho hàng nông sản của Việt Nam thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thế giới. 1.1.2. Khái quát các quy định của Nhà nước về XTTM Nhận thức được tầm quan trọng và thiết thực từ hoạt động XTTM đối với doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý quy định cụ thể, chi tiết đối với công tác XTTM nói chung và XTXK nông sản nói riêng như sau: Ngày 27 tháng 9 năm 2002, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 86/2002/TT-BTC hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động XTTM đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó, Nhà nước sẽ dành một khoản ngân sách tính trên kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ hoạt động XTTM đẩy mạnh xuất khẩu theo các chương trình trọng điểm quốc gia. Mức hỗ trợ sẽ là hỗ trợ 50% chi phí cho các hoạt động thông tin thương mại, hội chợ, khảo sát, tư vấn và đào tạo, 70% chi phí đối với các hoạt động còn lại như quảng bá thương hiệu quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng… Nguồn vốn hỗ trợ sẽ được lấy từ ngân sách bằng 0,25% tính trên trị giá tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm trước chuyển vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hình thành nguồn hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4 tháng 4 năm 2006 về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại trong đó quy định chi tiết về các hình thức khuyến mại; quảng cáo thương mại; hội chợ, triển lãm thương mại. Có một số điểm cần lưu ý như: - Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác. Doanh nghiệp thực hiện phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại nếu có. - Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường. - Thương nhân khi thực hiện các hình thức khuyến mại phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại. - Việc sử dụng sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đó. Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010. Được xem như văn bản đầu tiên và quan trọng về XTTM của Việt Nam do đó nó vẫn còn có những bất cập như: thiên về hỗ trợ các mặt hàng truyền thống, nội dung hỗ trợ chưa hoàn thiện, chưa có quy định cụ thể về thời hạn cấp tạm ứng kinh phí hỗ trợ cho các Hiệp hội ngành hàng sau khi Chương trình được phê duyệt…Do đó để nhằm nâng cao hơn nưa chất lượng và công tác XTTM thì Quyết định số 80/2009/QĐ-TTg ngày 21/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010, có hiệu lực và được thi hành từ ngày 15/7/2009. Đây được xem là tín hiệu tích cực và thiết thực nhất trong nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tìm đầu ra cho hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới với rất nhiều điểm mới quan trọng như sau: - Mở rộng hơn về đối tượng tham gia Chương trình XTTM quốc gia so với trước đây với việc bổ sung các tổ chức XTTM (bao gồm cả các đơn vị chủ trì) được nhận kinh phí hỗ trợ khi tham gia chương trình XTTM quốc gia của các đơn vị chủ trì khác. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức XTTM của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện cho doanh nghiệp địa phương tham gia vào hoạt động XTTM quốc gia để xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình. - Ngoài ra, Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt các đề án XTTM của địa phương có hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Đây là cơ hội cho các địa phương có các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của cả nước, có các đề xuất XTTM có khả năng đem lại lợi ích cho cả một vùng kinh tế - xã hội và có cơ quan XTTM đủ năng lực có thể đứng ra trực tiếp chủ trì các hoạt động XTTM quốc gia. - Về nội dung hỗ trợ, có thêm ba loại hình hỗ trợ mới đã được bổ sung để phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trong đó, việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức tiếp xúc với các nhà nhập khẩu nước ngoài vào giao dịch mua hàng là nội dung được các hiệp hội ngành hàng và địa phương rất đánh giá cao. Cùng với đó, Nhà nước cũng sẽ tổ chức hội nghị ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam và các hoạt động XTTM nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động thực hiện các hoạt động XTTM tìm kiếm thị trường xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm nội địa. - Những điểm mới về mức hỗ trợ: đối với một số nội dung, mức hỗ trợ sẽ cao hơn so với mức hiện hành. Đặc biệt, Chương trình XTTM quốc gia sẽ hỗ trợ kinh phí (cấp bù kinh phí) cho các hiệp hội, doanh nghiệp đã chủ động tổ chức đoàn ra nước ngoài nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu với kết quả cụ thể. 1.2. Hệ thống các tổ chức XTTM tại Việt Nam 1.2.1. Cấp quốc gia Hoạt động XTTM của nước ta được phối hợp thực hiện từ cấp Trung ương (Chính phủ và các bộ ngành) đến các địa phương (Sở thương mại các tỉnh) trong đó với đặc thù là cơ quan Chính phủ và các Bộ ngành nên các cơ quan này không tham gia thực hiện hầu hết các hình thức XTTM mà chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện thông qua các hoạt động như sau: - Tổ chức phòng trưng bày cho các doanh nghiệp đăng ký tham gia trưng bày, giới t
Tài liệu liên quan