Trong những năm gần đây, hoà nhập với sự biến đổi lớn lao của nền kinh tế,
ngành công nghiệp xây dựng và thương mại nước ta đã có những bước phát triển
mạnh mẽ. Hiện nay,các ngành này đã thu hút hàng triệu lao động tham gia trong
các hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đối với mọi doanh nghiệp thì hoạt động đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng bởi
đầu tư phát triển quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.
Cho đến nay, khái niệm đầu tư phát triển không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp
nữa. Tuy nhiên nhìn nhận và thực hiện có hiệu quả các nội dung của đầu tư phát
triển trong doanh nghiệp không phải là việc dễ dàng.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long là 1 đơn vị kinh doanh đa
dạng với các hoạt động trong nhiều ngành nghề lĩnh vực như: Sản xuất và gia công
giấy vàng mã xuất khẩu, kinh doanh trường học, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây
dựng Được thành lập từ ngày 24 tháng 6 năm 2003, từ đó đến nay công ty đã đạt
được những kết quả đáng kể, có được kết quả đó là do công ty đã chú trọng nhiều
cho lĩnh vực đầu tư phát triển.
Dù phải đối mặt với nhiều thách thức phía trước cũng như sự cạnh tranh của các
đối thủ nhưng công ty đã khéo léo tận dụng những lợi thế cũng như khắc phục
những khó khăn để khẳng định thương hiệu của mình. Với mục tiêu luôn đề cao
chất lượng uy tín , sự phát triển của công ty dựa trên chính sách không ngừng đầu tư
nâng cao chất lượng sản phẩm chất lượng lao động, trình độ quản lý của đội ngũ
lãnh đạo là nền tảng trong sự phát triển của công ty trong thời gian vừa qua. Nhận
thức được tầm quan trọng của đầu tư phát triển đối với công ty, công ty đã tập trung
mọi nguồn lực vật chất, nhân lực, tài chính cho hoạt động đầu tư phát triển.Tuy vậy,
cũng không trách khỏi những thiếu sót vì thế công ty cần xem xét quan tâm hơn để
đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất
57 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư phát triển của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Tình hình đầu tư phát
triển của công ty cổ phần
sản xuất và thương mại
Hạ Long: thực trạng và
giải pháp
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, hoà nhập với sự biến đổi lớn lao của nền kinh tế,
ngành công nghiệp xây dựng và thương mại nước ta đã có những bước phát triển
mạnh mẽ. Hiện nay,các ngành này đã thu hút hàng triệu lao động tham gia trong
các hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đối với mọi doanh nghiệp thì hoạt động đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng bởi
đầu tư phát triển quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.
Cho đến nay, khái niệm đầu tư phát triển không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp
nữa. Tuy nhiên nhìn nhận và thực hiện có hiệu quả các nội dung của đầu tư phát
triển trong doanh nghiệp không phải là việc dễ dàng.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long là 1 đơn vị kinh doanh đa
dạng với các hoạt động trong nhiều ngành nghề lĩnh vực như: Sản xuất và gia công
giấy vàng mã xuất khẩu, kinh doanh trường học, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây
dựng… Được thành lập từ ngày 24 tháng 6 năm 2003, từ đó đến nay công ty đã đạt
được những kết quả đáng kể, có được kết quả đó là do công ty đã chú trọng nhiều
cho lĩnh vực đầu tư phát triển.
Dù phải đối mặt với nhiều thách thức phía trước cũng như sự cạnh tranh của các
đối thủ nhưng công ty đã khéo léo tận dụng những lợi thế cũng như khắc phục
những khó khăn để khẳng định thương hiệu của mình. Với mục tiêu luôn đề cao
chất lượng uy tín , sự phát triển của công ty dựa trên chính sách không ngừng đầu tư
nâng cao chất lượng sản phẩm chất lượng lao động, trình độ quản lý của đội ngũ
lãnh đạo là nền tảng trong sự phát triển của công ty trong thời gian vừa qua. Nhận
thức được tầm quan trọng của đầu tư phát triển đối với công ty, công ty đã tập trung
mọi nguồn lực vật chất, nhân lực, tài chính cho hoạt động đầu tư phát triển.Tuy vậy,
cũng không trách khỏi những thiếu sót vì thế công ty cần xem xét quan tâm hơn để
đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long
cùng với kiến thức thu được từ quá trình học tập tôi đã quyết định chọn đề tài
chuyên đề thực tập là “Tình hình đầu tư phát triển của công ty cổ phần sản xuất
và thương mại Hạ Long: thực trạng và giải pháp”
3
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẠ LONG.
I. Vài nét tổng quan về công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long.
1.1 Quá trình thành lập công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long:
Công ty CP sx và thương mại HạLong là 1 doanh nghiệp được chuyển đổi
từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần (100% vốn cổ đông) theo Quyết
định số 1959 QĐ/UB ngày 24 tháng 6 năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh và
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2003 theo quyết định số 01 QĐ/HĐQT
ngày 01/09/2003 của Hội đồng quản trị Công ty.
Công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề lĩnh vực , phấn đấu trở thành
đơn vị có đủ năng lực và kinh nghiệm.
1.2. Tên và địa chỉ giao dịch của Công ty:
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẠ
LONG
Tên giao dịch: HALONG TRADING AND PRODUCTION JOIN
STOCCO
Trụ sở giao dịch: 162 Lê Thánh Tông – TP Hạ Long – Quảng Ninh.
Điện thoại: 0333 828024
Fax : (84) 0333 828025
MST : 5700461164
Nằm tại Trung tâm thương mại của thành phố, trên bờ vịnh Hạ Long – di
sản thế giới.
Vị thế của Công ty được thừa kế và phát triển các hoạt động kinh doanh
của một doanh nghiệp Nhà nước với sự ủng hộ cao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng
Ninh , có các hoạt động kinh doanh buôn bán xuất nhập khẩu, xấy dựng rất phong
4
phú và hiệu quả, được các ban ngành hữu quan ủng hộ. Đặc biệt được đánh giá cao
với sự đầu tư hai dây truyền sản xuất giấy tại huyện Tiên Yên (năm 1996) và Ba
Chẽ (năm 2002) tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động, góp phần nâng cao thu
nhập cũng như nhận thức cho con en dân tộc vùng núi phía Bắc của Tổ Quốc. Ngoài
ra Công ty còn đang nhận thầu một công trình xây dựng Công trình trung tâm
thương mại lớn ở địa bàn thành phố Hạ Long.
Công ti có 6đơn vị trực thuộc nằm rải rác trên không gian rộng gây cho công
tác quản lí gặp khá nhiều khó khăn. Doanh nghiệp vừa có sản xuất vừa có kinh
doanh thương mại và xây dựng.
1 văn phòng về thiết kế xây dựng nằm trong địa bàn thành phố Hạ Long.
2 phân xưởng sản xuất giấy để trực thuộc hạch toán báo sổ ở Tiên Yên và Ba
Chẽ (cách văn phòng công ty 100Km) về phía biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc.
Phân xưởng gia công vàng mã xuất khẩu trực thuộc hạch toán báo sổ nằm trên
địa bàn thành phố Hạ Long.
Trường THPT dân lập Lê Thánh Tông đơn vị trực thuộc tại phường Hồng Hải
- TP Hạ Long.
Văn phòng đại diện tại Móng Cái – Quảng Ninh.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long có tư cách pháp nhân độc
lập theo qui định của pháp luật, Công ty là 1 đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu
riêng và chịu trách nhiện về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong
phạm vi phần vốn đóng góp của các cổ đông.
1.3 TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ QUẢN LÍ.
1.3.1. Nhiệm vụ kinh doanh.
Là một doanh nghiệp vừa có sản xuất vừa có kinh doanh thương mại, chức
năng chính của Công ty là :
- Sản xuất và gia công giấy vàng mã xuất khẩu sang thị trường Đài
Loan.
- Kinh doanh trường học.
- Kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng.
1.3.2. Tổ chức bộ máy của Công ty.
5
Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Hạ Long được tổ chức thành các
phân xưởng, trạm, các phòng ban trực thuộc công ty thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ nhất định do công ty giao. Công ty có văn phòng công ty, 3 phân xưởng
sản xuất và gia công giấy vàng mã xuất khẩu, 1 trạm kinh doanh tổng hợp , 1 văn
phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh.
- Văn phòng công ty: Số 162 Lê Thánh Tông – Thành phố Hạ Long gồm
4 phòng nghiệp vụ chuyên môn, văn phòng công ty gồm có 22 cán bộ
công nhân viên.
- Văn phòng xây dựng: 162 Lê Thánh Tông - Thành phố Hạ Long
+ Công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình dân dụng
và công nghiệp.
- Phân xưởng giấy Tiên Yên: Tại xã Tiên Lãng – huyện Tiên Yên có 56
cán bộ công nhân viên.
- Phân xưởng giấy Ba Chẽ : Tại xã Nam Sơn - huyện Ba Chẽ có 60 cán
bộ công nhân viên vơi nhiệm vụ:
+ Thu mua tre, nứa sản xuất giấy đế và vận chuyển về phân xưởng gia công
giấy vàng mã xuất khẩu.
+ Chịu trách nhiệm về công tác chế tạo sản phẩm, chất lượng giấy đế theo kế
hoạch Công ty giao hàng tháng , quý, năm. Sử dụng và bảo quản máy móc,
thiết bị, nhà xưởng. Chăm lo đời sống CBCNV trong phân xưởng.
- Phân xưởng gia công: Tại Phường Yết Kiêu - TP Hạ Long có 95 cán
bộ công nhân viên vơi nhiệm vụ:
+ Nhận giấy từ 2 phân xưởng giấy Tiên Yên và Ba Chẽ, gia công thành thành
phẩm giấy vàng mã xuất khẩu cho Đài Loan theo đơn đặt hàng của bạn hàng.
+ Chịu trách nhiệm về công tác chế tạo sản phẩm, chất lượng theo kế hoạch
Công tu\y giao hàng tháng, quý, năm. Sử dụng và bảo quản máy móc, thiết bị,
nhà xưởng. Chăm lo đời sống CBCNV trong phân xưởng.
- Văn phòng đại diện Móng Cái: có 5 cán bộ công nhân viên với nhiệm
vụ:
+ Kinh doanh các mặt hàng Tạm nhập - Tái xuất
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy chế của Công ty và được giám đốc
công ty ủy quyền.
+ Sử dụng và bảo quản các tài sản Công ty giao. Chăm lo đời sống CBCNV.
- Trường Trung cấp nghề Công nghệ Hạ Long: Được thành lập năm
2006 tại TP Hạ Long có 76 cán bộ công nhân viên với nhiệm vụ đào
tạo dạy nghề với các khoa nghề theo đăng kí kinh doang như: Khoa Tin
học - ngoại ngữ: Khoa Điện Công Nghiệp ; Khoa đào tạo lái xe đường
bộ.
- Trường THPT dân lập Lê Thánh Tông: Được thành lập năm 2005 tại
Thành Phố Hạ Long có 38 cán bộ công nhân viên với nhiệm vụ đào tạo
hệ phổ thông trung học
6
1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lí và nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty.
Công ty cổ phần sản xuất va Thương mại Hạ Long quản lí theo kiểu phân
cấp, bao gồm : Đại hội đồng cổ đông , Hội đồng quản trị, Ban giám đốc , Ban kiểm
soát, các phòng ban chức năng và phân xưởng, đơn vị trực thuộc.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất
của Công ty, gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ
đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường. Đại hội đồng cổ
đông quyết định những vấn đê được luật pháp và điều lệ công ty qui
định và được họp mỗi năm ít nhất 1 lần. Đặc biệt đại hội đồng cổ đông
sẽ thông qua các Báo cáo tài chính hằng năm của Công ty và ngân sách
tài chính cho năm tiếp theo, đồng thời được quyền bầu hoặc bãi nhiệm
thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty. Ngoài ra
đại hội đồng cổ đông có một số quyền và nghĩa vụ khác như quyết định
loại cổ phần và tổng số quyền chào bán của từng loại, quyết định mức
cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần do Hội đồng quản trị đề nghị;
Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Nghe và chất vấn báo cáo
của Hội đồng quản trị, giám đốc, Ban kiểm soát và tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty…
- Hội đồng quản trị: có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật
pháp, trử những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau:
+ Quyết định chiến lược , kế hoạc trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm
của Công ty.
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại.
…
Trong đó chủ tịch hội đồng quản trị sẽ có quyền hạn và nhiệm vụ như:
+ Chuẩn bị chương trình, kế hoạch của Hội đồng quản trị, qui định qui chế
làm việc trong Hội đồng quản trị và phân công công tác đối với các thành
viên.
+ Chuẩn bị chương trình, nội dung nghị sự, soạn thảo Nghị quyết và các tài
liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa các cuộc họp Hội đồng quản trị.
+ Giam sát việc tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng quản trị.
…
- Ban Kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giam đốc trong
việc quản lí và điều hành công ty; Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng
cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát kiểm
tra tính hợp lí, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn thận trong
quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế
toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, Ban kiểm soát có
7
nhiệm vụ thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính
hằng năm của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội
đồng quản trị; xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty...
- Ban giám đốc:
+ Giam đốc công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao
dịch, giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. trực tiếp điều
hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phó giám đốc : Trực tiếp phụ trách, điều hành khâu sản xuất và các công
việc khác theo ủy quyền khi giám đốc đi vắng.
- Phòng Kế Hoạch và Đầu tư :
+ Lập kế hoạch về sản xuất, kế hoạch tiêu thụ , kế hoạch sửa chữa tài sản cố
định và các kế hoach khác: Kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất.
+ Phân tích thực hiện kế hoạch sản xuất, phân tích thực hiện kế hoạch định
mức kinh tế kĩ thuật. Giup giám đốc trong việc kiểm tra hoạt đông của các
xưởng sản xuất.
- Phòng kinh doanh :
+ Tổ chức kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất.
+ Lập các phương án kinh doanh và tổ chức thực hiện các phương án đó
+ Quyết toán, thanh lí các phương án kinh doanh hàng xuất nhập khẩu.
+ Tham mưu cho giám đốc về chính sách liên quan đến kinh doanh Thương
Mại - Xuất nhập khẩu , các vấn đề liên quan đến thương lượng và kí kết hợp
đồng với khách hàng. Từ đó có thể giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp
đồng với khách hàng
…
- Phòng Tổ chức hành chính - Lao động tiền lương:
+ Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các phương pháp sắp xếp , cái tiến tổ
chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lí, điều phối tuyển
dụng lao động nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh an toàn Công ty theo từng thời kì. Đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện
đúng đắn các chính sách, chế độ với người lao động, chỉ đạo kế hoạch phòng
hộ, an toàn lao động.
+ Quản lí thiết bị văn phòng và làm công tác tạp dịch khác.
- Phòng kế toán tài chính :
+ Có nhiệm vụ chỉ đạo và thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông
tin kinh tế, tổ chức hạch toán kinh tế trong nội bộ Công ty theo dõi chính sách,
chế độ thể lệ kế toán tài chính của bộ tài chính, theo dõi các văn bản pháp luật
kinh tế có liên quan, thực hiện kiểm tra công tác kế toán tài chính của đơn vị
trực thuộc.
+ Thông qua số liệu tập hợp, tổng hợp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch thu nợ, kế hoạch
thanh toán. Kiểm tra việc bảo quản sự dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn từ
đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vu\i tham ô lãng phí, các hành vi vi
phạm chính sách quản lí kinh tế, chế độ và kỉ luật tài chính của Nhà Nước.
8
+ Cung cấp các tài liệu, số liệu cho điều hành và quản trị doanh nghiệp về các
hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện công tác thống kê và thông tin kinh
tế cho người sử dụng thông tin.
Sơ đồ Bộ máy quản lí của công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long.
1.4. Một số kết quả mà Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hạ Long đã
đạt được.
Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại HL.
Tài sản Mã
số
T.Mi
nh
Cuối năm 2006 Cuối năm 2007 Cuối năm 2008
A: Tài sản ngắn hạn 100 12.551.382.966 21.013.063.100 16.366.382.435
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG
TY
Phòng
kinh
doanh
Phòng
TCHC
& TL
Phòng
KH &
KT
Phòng
TC -KT
Các
Phân
xưởng
sx
Trường
học
VP đại
diện
Móng
Cái
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
9
(100=110+120+130+140+150)
I: Tiền và các khoản tương
đương tiền.
110 1.143.548.768 187.755.000 1.019.006.447
1.tiền 111 V.01 1.143.548.768 187.755.000 1.019.006.447
2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
120
1. đầu tư ngắn hạn 121
2. dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn
129
III. Các khoản thu ngắn hạn 130 V.02 3.113.266.490 9.506.473.100 3.947.028.077
1. phải thu của khách hàng. 131 1.396.840.945 6.901.401.100 174.056.491
2. trả trước cho người bán 132 312.000.000 1.376.800.000 2.028.871.455
3.phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. phải thu theo tiến độ hợp
đồng XD
134
5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 1.424.425.545 1.228.271.900 1.771.100.131
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi
139
IV. Hàng tồn kho 140 1.779.427.047 1.255.072.970 5.630.189.219
1. Hàng tồn kho 141 V.04 1.779.427.047 1.255.072.970 5.630.189.219
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho
149
V. Các tài sản ngắn hạn khác 150 6.515.140.661 10.063.761.960 5.740.158.662
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 73.015.869 234.505.630
2. Thuế gtgt được khấu trừ 152 2.714.721.093 1.456.070.580 2.911.678.534
3. Thuế & các khoản phải thu
Nhà nước.
154 V.05 543.019.730 582.135.880
4. Tài sản ngắn hạn khác. 158 3.184.383.969 7.791.049.850 2.282.480.128
B. Tài sản dài hạn
(200=210+220+240+250+260)
200 21.274.895.927 39.041.253.990 75.755.946.705
10
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 2.705.612.900 2.264.806.200 25.066.051.610
1. Phải thu dài hạn của khách
hàng
211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực
thuộc
212 2.705.612.900 2.264.806.200 25.066.051.610
3. Phải thu dài hạn nội bộ. 213 V.06
4. Phải thu dài hạn khác. 218 V.07
5. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi.
219
II. Tài sản cố định 220 18.035.565.747 35.608.059.881 49.285.242.572
1. TSCĐ hữu hình. 221 V.08 11.432.936.574 10.233.613.404 32.882.616.957
- Nguyên giá 222 18.418.411.434 18.736.872.434 43.425.413.178
- Gía trị hao mòn lũy kế 223 (6.985.474.860) (8.503.259.030) (10.542.796.221)
2. TSCĐ thuê tài chính 224 V.09
- Nguyên giá 225
- Gía trị hao mòn lũy kế 226
3. TSCĐ vô hình 227 V.10 6.006.600.000 13.373.595.000 13.371.345.000
- Nguyên giá 228 6.014.100.000 13.383.345.000 13.383.345.000
- Gía trị hao mòn lũy kế 229 (7.500.000) (9.750.000) (12.000.000)
4. Chi phí XD cơ bản dở dang 230 V.11 596.029.173 12.000.851.477 3.031.280.615
III. Bất động sản đầu tư. 240 V.12
- Nguyên giá 241
- Gía trị hao mòn lũy kế 242
IV. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn.
250
1. Đầu tư vào công ty con. 251
2. Đầu tư vào công ty lien kết,
liên doanh.
252
3. Đầu tư dài hạn khác. 258 V.13
4. Dự phòng giảm giá đầu tư TC
dài hạn.
259
11
V. Tài sản dài hạn khác. 260 533.717.280 808.387.904 1.404.652.523
1. Chi phí trả trước dài hạn. 261 V.14 533.717.280 808.387.904 1.404.652.523
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại.
262
3. Tài sản dài hạn khác. 268
Tổng cộng tài sản 270 33.826.278.893 60.054.317.132 92.119.329.140
A. Nợ phải trả
(300=310+330)
300 26.294.734.127 47.521.205.311 70.137.611.344
I. Nợ ngắn hạn 310 20.290.609.244 32.603.087.122 33.366.559.734
1. Vay và nợ ngắn hạn. 311 V.15 8.153.700.911 7.899.017.373 9.903.170.000
2. Phải trả người bán. 312 1.401.628.967 7.750.933.250 1.002.657.890
3. Người mua trả tiền trước. 313 554.986.990 678.034.349 301.350.970
4. Thuế và các khoản phải nộp
nhà nước.
314 V.16 226.625.366
5. Phải trả người lao động. 315 385.848.492 384.405.982 531.916.272
6. Chi phí phải trả. 316 V.17 21.869.000
7. Phải trả nội bộ. 317
8. Phải trả theo kế hoạch HĐXD 318
9. Các khoản phải trả, phải nộp
NH khác.
319 V.18 9.794.443.884 15.868.827.168 21.400.839.236
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320
II. Nợ dài hạn. 330 6.004.124.883 14.918.118.189 36.771.051.610
1. Phải trả dài hạn người bán. 331
2. Phải trả dài hạn nội bộ. 332 V.19 2.705.612.900 2.624.806.206 25.066.051.610
3. Phải trả dài hạn khác. 333
4. Vay và nợ ngắn hạn. 334 V.20 3.298.511.893 12.293.311.983 11.705.000.000
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải
trả
335 V.21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc
làm.
336
12
7. Dự phòng phải trả dài hạn. 337
B. Vốn chủ sở hữu. 400 7.531.544.766 12.533.111.821 21.981.717.796
I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 7.437.825.756 12.483.067.095 22.021.573.070
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu. 411 685.040.000 685.040.000 870.100.000
2. Thặng dư vốn cổ phần. 412
3. Vốn khác của chủ sở hữu. 413 2.621.947.050 6.591.753.956 15.465.884.000
4. Cổ phiếu quĩ. 414
5. Chênh lệch đánh giá lại tài
sản.
415 56.244.000 56.244.000 56.244.000
6. Chênh lệch tỉ giá hối đoái 416
7. Qũi đầu tư phát triển 417 1.470.290.840 3.500.252.381 3.500.252.381
8. Qũi dự phòng tài chính 418 195.624.330 294.462.045 346.302.045
9. Qũi khác thuộc vốn chủ sở
hữu.
419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối.
420 2.408.679.536 355.314.713 528.790.644
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 1.000.000.000 1.254.000.000
II. Nguồn kinh phí và quĩ
khác
430 93.719.010 50.044.726 (39.855.274)
1. Qũi khen thưởng phúc lợi. 431 93.719.010 50.044.726 (39.855.274)
2 Nguồn kinh phí. 432 V.23
3. Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
433
Tổng cộng nguồn vốn
(440 = 300+ 400)
440 2.693.479.706 60.054.317.132 92.119.329.140
Nguồn: phòng kế toán
II . Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Hạ Long.
1.Tổng quan đầu tư tại công ty.
13
Để đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn tại công ty, trước tiên ta đi nghiên cứu
tình hình đầu tư của công ty.
Công ty chuyển sang hình thức cổ phần khi đang trong thời kì chuẩn bị phá sản,
có thể nói đây là 1 thời kì rất khó khăn. Nhưng với các chính sách hợp lí và được sự
khuyến khính của Nhà Nước cho DN chuyển sang CPH. Cty Sản xuất và Thương
mại Hạ Long nhanh chóng nắm lấy cơ hội, chủ động chuyển đổi từ DN 100% vốn
nhà nước sang DN cổ phần từ năm 2003. Lúc này CBCN Cty với tinh thần là người
chủ đã chụm đầu, kề vai, sát cánh để lo toan xây dựng DN. Với chủ trương tăng