Chuyên đề Tư tưởng Tôn-Quân-Quyền của đạo Nho

Xã hội Đại đồng–khát vọng xây dựng Nội dung: “Đạo lớn được thi hành thì thiên hạ là của chung, kén chọn kẻ có tài, có đức làm việc, giảng giải điều tín nghĩa, sửa trị điềuhoà mục. Cho nên, mọi người không riêng kính thân cha mẹ mình, không riêng yêu con mình, khiến người già cả có chỗ nuôi nấng trọn đời, người trẻ khoẻ có chỗ sử dụng năng lực, các thiếu niên được nuôi dạy lớn khôn. Thương người đàn bà goá, thương những đứa đơn côi và người già không nơi nương tựa, những người tàn tật thì phải có chỗ nuôi dưỡng, con trai đều phải có nghề nghiệp, con gái đều có chồng con. Như vậy,của cải e vứt bỏ dưới đất cũng không ai lấy và cũng không cần thiết cất giữ cho riêng mình. Còn về năng lực chỉ e không có cách gì thi thố mà không cần giữ làm của riêng. Do đó, mọi âm mưu đều bị lấp kín không thể xảy ra,mọi hành vi trộm cắp gây rối, giặc cướp đều không thể nổi dậy, cửa ngỏ không phải đóng. Như thế gọi là Đại đồng”

pdf15 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2791 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Tôn-Quân-Quyền của đạo Nho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề TƯ TƯỞNG “TÔN QUÂN QUYỀN” CỦA ĐẠO NHO ThS. Lê Việt Tuấn Giảng viên ĐH Luật TP. HCM Nội dung chuyên đề z Con đường hình thành tư tưởng Nho giáo z Vị trí của nguyên tắc “Tôn quân quyền” z Cơ sở lý luận của nguyên tắc z Nội dung nguyên tắc - quyền lực nhà Vua Tài liệu nghiên cứu z Trần Trọng Kim, “Nho giáo” z Nguyễn Tài Thư, “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” z Trần Văn Giàu, “Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến CMT8” z Vũ Thị Yến, “Tư tưởng tôn quân quyền của đạo nho trong quá trình tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ và thời Nguyễn” Con đường hình thành tư tưởng Nho giáo - Khổng Tử z Lịch sử ra đời tư tưởng Nho giáo z Thời gian: z Hoàn cảnh: z Mục đích: Vị trí nguyên tắc “Tôn quân quyền” z Xã hội Đại đồng – khát vọng xây dựng z Nội dung: “Đạo lớn được thi hành thì thiên hạ là của chung, kén chọn kẻ có tài, có đức làm việc, giảng giải điều tín nghĩa, sửa trị điều hoà mục. Cho nên, mọi người không riêng kính thân cha mẹ mình, không riêng yêu con mình, khiến người già cả có chỗ nuôi nấng trọn đời, người trẻ khoẻ có chỗ sử dụng năng lực, các thiếu niên được nuôi dạy lớn khôn. Thương người đàn bà goá, thương những đứa đơn côi và người già không nơi nương tựa, những người tàn tật thì phải có chỗ nuôi dưỡng, con trai đều phải có nghề nghiệp, con gái đều có chồng con. Như vậy, của cải e vứt bỏ dưới đất cũng không ai lấy và cũng không cần thiết cất giữ cho riêng mình. Còn về năng lực chỉ e không có cách gì thi thố mà không cần giữ làm của riêng. Do đó, mọi âm mưu đều bị lấp kín không thể xảy ra, mọi hành vi trộm cắp gây rối, giặc cướp đều không thể nổi dậy, cửa ngỏ không phải đóng. Như thế gọi là Đại đồng” Vị trí nguyên tắc “Tôn quân quyền” z Xã hội Đại đồng – khát vọng xây dựng z Mục đích: z đề cao xã hội công bằng, z không lo nghéo đói, z không lo của cải phân phối không đều. z Biện pháp thực hiện – “Tôn quân quyền” z Tư tưởng “Tôn quân quyền” là một trong những tư tưởng, biện pháp cai trị xã hội. z Khái niệm: là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến, trong đó đề cao tính thượng tôn và tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào nhà Vua. Vị trí nguyên tắc “Tôn quân quyền” Mục đích ấm no và công bằng Xã hội Đại đồng “Tôn quân quyền” biện pháp Bộ máy Nhà nước tổ chức - hoạt động Cơ sở lý luận z Lý giải “Hợp quần” z “Người ta sức không bằng con trâu, chạy không bằng con ngựa, nhưng trâu ngựa đều bị con người sử dụng. Sở dĩ con người có khả năng đó vì con người biết hợp quần.” z “Tài chẳng thể kiêm nghĩ, con người chẳng thể kiêm quan. Sống riêng lẽ chẳng giúp nhau thì khốn.” Cơ sở lý luận z Lý giải Vua – Thiên tử z “Khi con người hợp quần mà không phân định giới hạn cao thấp,trên dưới sẽ sinh ra tranh giành, sinh loạn. Muốn xã hội không tranh giành, không loạn lạc thì phải có Vua.” z “Vua là mẫu mực vậy. Mẫu mực ngay thì bóng chiếu cũng ngay. Vua là cái mâm vậy. Mâm tròn thì nước phải tròn. Vua là cái chậu vậy. Chậu vuông thì nước vuông.” z Trời đặt ra Vua là vì dân, vì đạo hợp quần của con người. Do vậy, quyền lực của Vua phải vì chung của cả thiên hạ, chứ không phải vì riêng dòng học nào. Cơ sở lý luận z Lý giải Vua – Thiên tử z Thần thánh hoá vương quyền, “trời là đấng thượng đế có quyền tối cao, loài người do thượng đế sáng tạo ra và là con cháu của thượng đế. Để cai quản cỏi người, trời đặt cho cõi người một vị vua có quyền lực tối cao để thay trời hành đạo, nói cách khác vua là người nhận được mệnh trời” z Vua là người tham tán quán thông cả trời, đất và người. z Phục tùng quyền lực nhà Vua cũng đồng nghĩa với việc làm theo đạo của trời, đất. Nội dung của nguyên tắc z Quyền lực của nhà Vua z Quyền lực nhà nước đều được tập trung vào tay thiên tử; quyền ban ấn, phong thưởng, chinh phạt, định chính sách cai trị cho chư hầu bốn phương. z Thiên tử toàn quyền thiết lập bộ máy giúp việc, “đùi và bắp tay mạnh thì người khoẻ, bề tôi giỏi giúp vua thì vua hoá bậc thánh nhân”. z Thiên tử định ra trật tự, tôn ti bằng Lễ - Nhạc z Lễ: phân ra trật tự khác nhau để vạn vật có thứ tự phân minh. z Nhạc: có quan hệ mật thiết đến phong tục, luân lý và chính trị; để biết vạn vật khác nhau nhưng đồng một thể, cùng theo một lẽ điều hoà mà sinh hoá. Nội dung của nguyên tắc z Quyền lực của nhà Vua z Đối với quan: Vua đặt chế độ khảo xét công trạng, thưởng phạt nghiêm minh. z Đối với dân:dùng đức để cai trị, đặt ra ngũ luân để giáo hoá, đưa các quan hệ xã hội vào một trật tự, cụ thể: z Vua tôi có trung nghĩa, z Cha con có tình thân, z vợ chồng có riêng biệt, z Anh em có thứ bậc, z Bạn bè có tin cậy. Nội dung của nguyên tắc z Quyền lực của nhà Vua z Thiên tử ban hành pháp luật, định hình phạt, xét xử những kẻ chống đối và vi phạm luân thường đạo lý. z Uy quyền thiên tử khẳng định bằng những chính sách an dân, “Đáng yêu chẳng phải là vua ư? Đáng sợ chẳng phải là dân sao? Dân không có vua biết trông cậy vào đâu, vua không có dân biết cùng ai giữ nước.” z Thiên tử nắm cả thần quyền – là chổ dựa cho vương quyền. Nội dung của nguyên tắc Con người Tồn tại và phát triển Vua – Thiên tử Hợp quần (đoàn kết) Tranh giành - nổi loạn Trời Đất Nội dung của nguyên tắc z Nội dung tư tưởng “Tôn quân quyền”: khi con người đã đoàn tụ với nhau thành xã hội, tất phải có quyền tối cao để giữ kỷ cương cho cả đoàn thể, quyền ấy là quân quyền. Quyền này phải để cho một người giữ thì mới rõ ràng được mới thống nhất, người giữ quyền này là đế hay vương. z Tôn quân quyền: đề cao tính thượng tôn và tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào nhà Vua.