1. Mở đầu
Canh tác lúa là một trong những hoạt động quan trọng của nông nghiệp Việt
Nam. Trồng lúa không những đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 80 triệu người
dân trong nước mà còn tạo ra gạo xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước.
Trong thời kì 2000 - 2008, sản xuất lúa ở nước ta tăng trung bình 2 - 3%. Khối
lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức 4 đến 5 triệu
tấn/năm, góp phần cân đối vật tư nhập khẩu phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, thu
nhập từ việc trồng lúa đang có xu hướng giảm nhanh do hiệu quả thấp so với các
cây trồng khác. Sản xuất lúa là hoạt động quan trọng trong việc cung cấp lương
thực nhưng không thể giúp nông dân vươn lên làm giàu. Trong quá trình chuyển đổi
hiện tại của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là thị trường nông
sản, thu nhập của nông dân những vùng trồng lúa rất thấp và phụ thuộc rất nhiều
vào sự thay đổi của giá lúa.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết của nông dân những vùng trồng lúa là tìm hướng
đi trong việc đa dạng hóa cây trồng nhằm tăng thu nhập. Hiện nay, nông nghiệp
nước ta có những biến đổi đáng kể, ngay cả trong nội bộ ngành trồng trọt, cây công
nghiệp, cây ăn quả đã phát triển mạnh biểu hiện tính cấp bách về sự đa dạng hóa
sản phẩm nông nghiệp. Người trồng lúa đã và đang mở rộng diện tích trồng nhiều
loại cây khác nhau nhằm giảm sự rủi ro của các yếu tố thị trường cũng như tiến tới
một nền nông nghiệp đa canh và bền vững hơn.
Hợp tác xã nông nghiệp Thạch Khôi thuộc xã Thạch Khôi, ngoại thành thành
phố Hải Dương. Nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố Hải Dương, có vị trí địa lí
thuận lợi. Đây là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm nông sản và cũng là điểm thuận
lợi về giao thông, có đường 39B nối liền thành phố Hải Dương với thành phố Hưng
Yên, Thạch Khôi trở thành nơi cung cấp hàng hóa nông sản cho thành phố Hải
Dương và các tỉnh lân cận, đặc biêt là các tỉnh miền Trung. Từ khi có đường lối đổi
mới tư duy kinh tế, với hệ thống các công trình thủy lợi được đầu tư khá toàn diện
và ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học kĩ thuật, sản xuất nông nghiệp phát
triển khá mạnh.
Bên cạnh đó, Thạch Khôi còn có vị trí thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Trong cơ chế kinh tế thị
trường, vấn đề hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu đối với mọi hoạt động sản
xuất. Vì vậy, có thể nói, thị trường nông sản là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả không những hoàn vốn mà còn có lãi cao.
Nó là căn cứ đầu tiên để người sản xuất lựa chọn cây trồng và hệ thống canh tác
có hiệu quả. Cùng với truyền thống cần cù, sáng tạo và nhanh nhạy với thị trường,
đội ngũ lãnh đạo hợp tác xã Thạch Khôi dám nghĩ dám làm, lãnh đạo nhân dân
chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 42 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi thành phố Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 139-146
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở XÃ THẠCH KHÔI
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
Đàm Văn Bắc
Trường Cao đẳng Hải Dương
1. Mở đầu
Canh tác lúa là một trong những hoạt động quan trọng của nông nghiệp Việt
Nam. Trồng lúa không những đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 80 triệu người
dân trong nước mà còn tạo ra gạo xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước.
Trong thời kì 2000 - 2008, sản xuất lúa ở nước ta tăng trung bình 2 - 3%. Khối
lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức 4 đến 5 triệu
tấn/năm, góp phần cân đối vật tư nhập khẩu phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, thu
nhập từ việc trồng lúa đang có xu hướng giảm nhanh do hiệu quả thấp so với các
cây trồng khác. Sản xuất lúa là hoạt động quan trọng trong việc cung cấp lương
thực nhưng không thể giúp nông dân vươn lên làm giàu. Trong quá trình chuyển đổi
hiện tại của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là thị trường nông
sản, thu nhập của nông dân những vùng trồng lúa rất thấp và phụ thuộc rất nhiều
vào sự thay đổi của giá lúa.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết của nông dân những vùng trồng lúa là tìm hướng
đi trong việc đa dạng hóa cây trồng nhằm tăng thu nhập. Hiện nay, nông nghiệp
nước ta có những biến đổi đáng kể, ngay cả trong nội bộ ngành trồng trọt, cây công
nghiệp, cây ăn quả đã phát triển mạnh biểu hiện tính cấp bách về sự đa dạng hóa
sản phẩm nông nghiệp. Người trồng lúa đã và đang mở rộng diện tích trồng nhiều
loại cây khác nhau nhằm giảm sự rủi ro của các yếu tố thị trường cũng như tiến tới
một nền nông nghiệp đa canh và bền vững hơn.
Hợp tác xã nông nghiệp Thạch Khôi thuộc xã Thạch Khôi, ngoại thành thành
phố Hải Dương. Nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố Hải Dương, có vị trí địa lí
thuận lợi. Đây là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm nông sản và cũng là điểm thuận
lợi về giao thông, có đường 39B nối liền thành phố Hải Dương với thành phố Hưng
Yên, Thạch Khôi trở thành nơi cung cấp hàng hóa nông sản cho thành phố Hải
Dương và các tỉnh lân cận, đặc biêt là các tỉnh miền Trung. Từ khi có đường lối đổi
mới tư duy kinh tế, với hệ thống các công trình thủy lợi được đầu tư khá toàn diện
139
Đàm Văn Bắc
và ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học kĩ thuật, sản xuất nông nghiệp phát
triển khá mạnh.
Bên cạnh đó, Thạch Khôi còn có vị trí thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Trong cơ chế kinh tế thị
trường, vấn đề hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu đối với mọi hoạt động sản
xuất. Vì vậy, có thể nói, thị trường nông sản là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả không những hoàn vốn mà còn có lãi cao.
Nó là căn cứ đầu tiên để người sản xuất lựa chọn cây trồng và hệ thống canh tác
có hiệu quả. Cùng với truyền thống cần cù, sáng tạo và nhanh nhạy với thị trường,
đội ngũ lãnh đạo hợp tác xã Thạch Khôi dám nghĩ dám làm, lãnh đạo nhân dân
chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh,
nông nghiệp Thạch Khôi có sự chuyển dịch cả về giá trị sản xuất và cơ cấu. Điều
này được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp xã Thạch Khôi
(Giá cố định 1994 - đơn vị: triệu đồng)
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Dịch vụ NN
2000 22814 15599 5234 1569 412
2005 18458 12477 4180 1178 623
2008 21196 11318 7712 1447 719
2009 20833 10907 7810 1394 722
Như vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 2 tỷ đồng (từ 22,8 tỷ đồng xuống
còn 20,8 tỷ đồng). Trong đó, trồng trọt giảm mạnh nhất (giảm 1,43 lần); thủy sản
giảm 1,12 lần. Bên cạnh đó, chăn nuôi tăng gần 1,5 lần; dịch vụ nông nghiệp tăng
1,75 lần.
Do tốc độ tăng, giảm không đều giữa các phân ngành trong nông nghiệp như
đã phân tích ở trên nên cơ cấu nông nghiệp của xã có sự thay đổi. Sự thay đổi này
được thể hiện khá rõ trong Biểu đồ 1.
Nhìn trên biểu đồ, ta thấy cơ cấu nông nghiệp của xã có sự thay đổi đáng kể
theo hướng tăng mạnh của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; giảm mạnh
của ngành trồng trọt, trong khi ngành thủy sản không có sự thay đổi.
140
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi thành phố Hải Dương
Biểu đồ 1. sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp xã Thạch Khôi
2.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Nhờ ưu thế về vị trí địa lí, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nơi chịu
ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu có mùa đông lạnh, nên việc chuyển dịch cơ cấu
cây trồng của hợp tác xã nông nghiệp Thạch Khôi diễn ra khá thuận lợi. Cây công
nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu lương thực và rau vụ đông được hợp tác xã đưa vào
gieo trồng ngày càng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Đặc biệt là các
loại rau đặc sản như cần tây, tỏi tây, cà rốt. . . và các loại rau vụ đông vốn có như
su hào, bắp cải, cà chua...
Bảng 2. Cơ cấu các loại cây trồng trên địa bàn xã Thạch Khôi (%)
Các loại cây Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009
Tổng diện tích (ha) 753 665 518
Cây lương thực (%) 66,4 68,4 59,7
Trong đó: lúa (%) 60,4 64,7 54
Rau đậu (%) 30,2 29,3 36,1
Cây CN ngắn ngày (%) 3,2 1,3 1,4
Hoa và cây cảnh (%) 0,2 1,0 4,6
Gần đây, mặc dù diện tích gieo trồng các loại cây trên địa bàn xã Thạch Khôi
giảm vì đất nông nghiệp được quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Thạch Khôi,
cụm công nghiệp làng nghề, quy hoạch chợ cá và các khu dân cư. Tuy nhiên, về cơ
cấu, vẫn có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng cây lương thực giảm nhanh từ 66,4% năm
2000 xuống còn 57,9% năm 2009 (giảm 8,8%); trong đó, lúa giảm mạnh từ 60,4%
xuống còn 54%. Còn rau, đậu tăng 5,9%. Cây công nghiệp ngắn ngày giảm 1,8%.
Hoa và cây cảnh tăng 4,4% nhờ vào dự án trồng hoa hồng của xã.
141
Đàm Văn Bắc
Biểu đồ 2. Biểu đồ diện tích các loại cây trồng (ha)
2.3. Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ
Song song với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ ở hợp tác xã
nông nghiệp Thạch Khôi đang có sự thay đổi đáng kể. Vụ đông, vụ sản xuất phụ với
cơ cấu cây trồng trước đây chủ yếu là khoai nhằm tăng thêm sản lượng lương thực
đáp ứng nhu cầu cho người nông dân lúc giáp hạt thì nay đã được đôn lên thành vụ
sản xuất chính với các cây đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cần tây,
tỏi, các loại rau vụ đông: su hào, bắp cải, súp lơ...
Bảng 3. Cơ cấu mùa vụ cây trồng
Năm Tổng số Vụ đông Vụ chiêm xuân Vụ hè thuDT(ha) % DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) %
2000 753 100 246 32,7 250 32,2 257 34,1
2009 518 100 150 29 184 35,5 184 35,5
Từ phân tích biểu đồ diện tích các loại cây trồng và bảng 2 cơ cấu cây trồng,
142
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi thành phố Hải Dương
ta thấy: sự thay đổi cơ cấu cây trồng tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu mùa
vụ (Bảng 3). Mặc dù, diện tích và tỷ trọng cây trồng của vụ đông giảm, nhưng nếu
xét về cơ cấu cây trồng thì các cây rau đặc sản như hành, tỏi, cần tây. . . và các loại
rau đông như su hào, bắp cải, cà chua. . . không chỉ được trồng chính vụ (vụ đông),
mà còn được trồng cả ở vụ hè thu (trồng sớm hơn) và vụ chiêm xuân (trồng muộn
hơn) do kĩ thuật và kinh nghiệm gieo trồng của người dân được nâng lên. Nhờ đó,
tính chất hàng hóa của các loại rau này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần
không nhỏ vào việc nâng cao đời sống nhân dân và làm thay đổi đáng kể bộ mặt
nông thôn những năm gần đây.
Bảng 4. Thu nhập trung bình của một ha đất rau, đậu
(triệu đồng/ha)
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2009
Diện tích rau, đậu (ha) 227 187
Giá trị hàng hóa (Tr đồng) 9195 8182
Bình quân (tr/ha) 40,5 43,8
Từ hiệu quả kinh tế của sản xuất rau, đậu đem lại, hiệu quả kinh tế đất canh
tác của nông dân xã Thạch Khôi nâng cao. Nếu như năm 2000, bình quân thu nhập
từ một ha đất canh tác ở Thạch Khôi chỉ đạt 21,7 triệu đồng thì năm 2009, thu
nhập bình quân đã đạt 27,5 triệu đồng. Tính chất hàng hóa của ngành trồng trọt
thể hiện rõ rệt. Đời sống của nông dân đã thay đổi đáng kể.
Bảng 5. Bình quân thu nhập trên diện tích đất canh tác
(triệu đồng/ha)
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2009
Diện tích đất canh tác (ha) 753 518
Giá trị hàng hóa (Tr đồng) 16355 14268
Bình quân (tr/ha) 21,7 27,5
2.4. Nguyên nhân của kết quả đạt được và những hạn chế cần
khắc phục
2.4.1. Nguyên nhân
Là xã có truyền thống sản xuất cây vụ đông, người dân Thạch Khôi khá nhanh
nhạy với thị trường, do địa bàn giáp thành phố, cũng là nơi trung gian với các tỉnh
lân cận, có các tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ 5, tỉnh lộ 39B và gần quốc lộ
18, đặc biệt, giáp 2 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, nên việc trao đổi và thông
thương hàng hóa được thuận lợi, dễ dàng.
143
Đàm Văn Bắc
Sự phát triển kinh tế nhanh của nhân dân trong xã đặc biệt là hệ thống giao
thông nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản của nông
dân. Hiện nay, thị trường tiêu thụ nông sản chính của nông dân xã Thạch Khôi là
Quảng Ninh và các tỉnh miền Trung. Vào dịp thu hoạch, ở đây mỗi ngày có hàng
chục xe tải từ các tỉnh miền Trung và của nhân dân trong địa bàn đi thu mua nông
sản của bà con chuyên chở đi cung cấp cho thị trường các tỉnh bạn. Điều này giúp
người sản xuất khá an tâm trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà ít phải lo đến
thị trường tiêu thụ.
Chính sách hỗ trợ của tỉnh, thành phố đối với nông dân nói chung, với hợp
tác xã nông nghiệp Thạch Khôi nói riêng đã thể hiện sự quan tâm có hiệu quả của
Nhà nước, của các cấp chính quyền, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thúc đẩy
kinh tế hộ gia đình của địa phương.
Việc triển khai kế hoạch của Đảng ủy - Ủy ban nhân dân và hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp Thạch Khôi luôn kịp thời, linh hoạt, đúng thời điểm, đặc biệt xã
rất chú ý đến việc tuyên truyền cho xã viên những vấn đề quan trọng liên quan đến
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú ý đến công tác thủy lợi, chuyển giao khoa học kĩ
thuật một cách hiệu quả. Hiện nay, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của xã đã đầu
tư xây dựng được một hệ thống thủy lợi nội đồng kiên cố, tạo điều kiện cho bà con
trong việc tưới và tiêu nước khi cần thiết
Lãnh đạo hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của Thạch Khôi thể hiện rõ vai trò
cầu nối giữa chính sách của Đảng, Nhà nước các cấp với nhân dân, được nhân nhân
tin cậy, ủng hộ.
2.4.2. Những hạn chế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho nhiều
ngành nghề phát triển mạnh như công nghiệp và dịch vụ nên lực lượng lao động
của địa phương bị thu hút đáng kể. Vì vậy, sức lao động dành cho chuyển dịch cơ
cấu cây trồng ở Thạch Khôi bị hạn chế. Ngoài ra, thời tiết diễn biến phức tạp bất
thường như khô hạn, giá vật tư nông nghiệp mất ổn định cũng ảnh hưởng không
tốt đến sự phát triển bền vững của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại còn phụ thuộc vào thị trường trôi nổi
không ổn định dẫn đến giá cả bất thường, sản phẩm có lúc ứ đọng làm cho tư tưởng
sản xuất của nông dân bấp bênh, chưa thật sự an tâm.
Việc chuyển đổi một số diện tích đất trồng trọt sang mục đích sản xuất khác
đã làm cho diện tích đất canh tác của địa phương giảm đáng kể, điều đó kéo theo
sự giảm sút diện tích cây trồng.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng
144
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Thạch Khôi thành phố Hải Dương
nói riêng một mặt làm tăng hiệu quả sản xuất nhưng mặt khác cũng đặt nhân dân
xã Thạch Khôi trước vấn đề môi sinh. Các chất thải từ các cơ sở công nghiệp, việc
sử dụng hóa chất, phân bón trong nông nghiệp bừa bãi, thiếu khoa học đang làm
cho vấn đề môi trường trên địa bàn xã Thạch Khôi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh
hưởng không tốt đến sự phát triển của cây trồng, đặc biệt là môi trường sống của
nhân dân xã Thạch Khôi nói riêng và Hải Dương nói chung.
2.5. Những đề xuất kiến nghị
Thạch Khôi là một xã nông nghiệp thuộc ngoại thành thành phố Hải Dương,
do đó, về lâu dài Thạch Khôi nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp
của tỉnh. Trước mắt, để nhân dân từng bước hòa nhập với môi trường đô thị, các
cấp chính quyền của tỉnh cần phải chủ động đào tạo nghề và giải quyết việc làm
cho người lao động ở Thạch Khôi khi Thành phố Hải Dương có kế hoạch chuyển đổi
diện tích đất nông nghiệp.
Đề nghị tỉnh sớm triển khai thực hiện kế hoạch quy hoạch vùng sản xuất rau
màu tập trung, từng bước phát triển vùng rau an toàn, rau sạch.
Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ giống, cây trồng, cần khuyến khích sản xuất
vùng cả về diện tích và quy mô.
Đề nghị thành phố sớm có kế hoạch hoàn thiện thủ tục hỗ trợ vụ đông năm
2010 - 2011 và những năm tiếp theo.
Xây dựng thêm cơ sở chế biến, thu mua nông sản ở địa phương, mở rộng cơ
sở chế biến rau quả thực phẩm Đông lạnh đồng thời tìm và mở rộng địa bàn tiêu
thụ sản phẩm cây trồng ổn định.
3. Kết luận
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở hợp
tác xã Thạch Khôi hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển
kinh tế nói chung và nâng cao đời sống của nông dân nói riêng. Việc làm này xuất
phát từ đòi hỏi khách quan nhằm tăng thu nhập và đảm bảo sự phát triển bền vững
của người nông dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, làm phong
phú thêm sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
145
Đàm Văn Bắc
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân là việc làm phức tạp và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan,
khách quan trong đó các yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội, tổ chức và kĩ thuật... là
rất quan trọng cần phải được chú ý đúng mức.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả
và bền vững thì việc giải quyết những vấn đề như an ninh lương thực, đất đai, lao
động và thị trường... là yếu tố quyết định. Do vậy, cần thiết phải có những giải pháp
đồng bộ và sự hỗ trợ của Nhà nước cả về cơ sở vật chất và những chủ trương, chính
sách phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Địa lí tỉnh Hải Dương. Tài liệu lưu hành nội bộ, Hải Dương năm 2000.
[2] Kỷ yếu khoa học: Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nxb nông nghiệp Hà Nội 2002.
[3] Lê Thông (chủ biên), 2002. Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam. Tập I,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] UBND tỉnh Hải Dương, 2004. Hải Dương - thế và lực mới trong thế kỉ XXI.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5] Website: Haiduong.gov.vn
[6] Số liệu thống kê của HTX nông nghiệp Thạch Khôi năm 2010.
ABSTRACT
Restructing plant in Thach Khoi commune, Hai Duong City
Agriculture restructure is presently a key issue. The choice of what plants and
animals to raise is very important to improving agricultural productive efficiency
and improving farmers’s lives. This article focuses on plant restructuring for people
in Thach Khoi, a suburban commune of Hai Duong City.
146