Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015

1. Mở đầu Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi về tỉ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành thuộc ngành hay lĩnh vực nông nghiệp theo một chủ đích nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, sự thay đổi tỉ lệ về quy mô sản xuất, giá trị sản lượng giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của nông nghiệp theo một hướng nào đó nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế tối đa. Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với 1.648.162 ha, chiếm 4,98% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 1.463,64 nghìn ha, tương đương 88,8%. Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 3.063.944 người, dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 41,4%. [1] Việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp. Các nghiên cứu phần lớn đề cập đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững [4] , chuyển dịch cơ cấu cây trồng [5] , chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp [6] của một địa phương cụ thể chứ chưa nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An theo hướng phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là rất cần thiết.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0105 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 200-208 This paper is available online at CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 Hoàng Phan Hải Yến Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, trường Đại học Vinh Tóm tắt. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế nông nghiệp của Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng nền nông nghiệp hàng hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; song sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm và bộc lộ nhiều hạn chế. Bài viết này tập trung phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế về khía cạnh ngành trong nông nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015. Từ khóa: Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1. Mở đầu Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi về tỉ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành thuộc ngành hay lĩnh vực nông nghiệp theo một chủ đích nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, sự thay đổi tỉ lệ về quy mô sản xuất, giá trị sản lượng giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của nông nghiệp theo một hướng nào đó nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế tối đa. Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với 1.648.162 ha, chiếm 4,98% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 1.463,64 nghìn ha, tương đương 88,8%. Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 3.063.944 người, dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 41,4%. [1] Việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp. Các nghiên cứu phần lớn đề cập đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững [4] , chuyển dịch cơ cấu cây trồng [5] , chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp [6] của một địa phương cụ thể chứ chưa nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao Ngày nhận bài: 15/7/2017. Ngày sửa bài: 11/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Hoàng Phan Hải Yến, e-mail: hoangphanhaiyen@vinhuni.edu.vn1 200 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015 hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An theo hướng phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là rất cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu của bài báo được tác giả tính toán, phân tích từ các nguồn như: Niên giám thống kê của Cục Thống kê Nghệ An, các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp. Những số liệu sơ cấp được thu thập và sau đó tính toán thành các bảng biểu để dễ so sánh, nhận xét và phân tích. Tất cả các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2000 đến 2015, một số khác cập nhật đến 2016. Đề đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu, bài báo đã sử dụng kết hợp các phương pháp như: - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu (thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp): Số liệu liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản ở vùng bờ tỉnh Nghệ An được thu thập thông qua Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Nghệ An, thu thập từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các văn bản nêu trên, tác giả đã tiến hành phân tích, tổng hợp góp phần làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An. - Phương pháp khảo sát thực địa: Tác giả tiến hành thực địa khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và các hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy sản ở các huyện thị phát triển mạnh về nông nghiệp, tiếp xúc với nông dân và các chủ trang trại trong nông nghiệp để nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Đây là phương pháp được tác giả thực hiện bằng hệ thống câu hỏi bằng miệng với các chuyên gia về nông nghiệp ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, các Trưởng phòng Nông nghiệp, Trưởng trạm sản xuất giống và dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thị để thu thập thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Những lợi thế chính cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An - Nghệ An là một tỉnh có 83% diện tích là đồi núi, đồng bằng chỉ chiếm 17% diện tích. Trên địa bàn của tỉnh có đầy đủ các dạng địa hình và thổ nhưỡng của Việt Nam: đồng bằng, đồi, núi, đất ven biển, hệ thống các đảo thuận lợi cho phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng. - Năm 2015, trong tổng số diện tích đất nông nghiệp là 1.463,64 nghìn ha, đất giành cho sản xuất nông nghiệp chiếm 20,76%, đất cho sản xuất lâm nghiệp chiếm 78,48%, đất giành cho nuôi trồng thủy sản là 0,65%, đất làm muối là 0,06%, đất nông nghiệp khác là 0,05%. Ngoài ra, tỉnh còn có quỹ đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc nhưng có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp khoảng 356,7 nghìn ha. Phần lớn diện tích đất này tập trung ở các huyện miền núi vùng Tây Nam của tỉnh. - Nghệ An có chiều dài 82 km bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 4.230 hải lí vuông. Tài nguyên biển của Nghệ An được đánh giá là khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 78.000 tấn, trong đó trữ lượng cá biển khoảng 74.000 tấn, khả năng cho phép khai thác từ 201 Hoàng Phan Hải Yến 29.000 - 30.000 tấn/năm; mực có trữ lượng ước tính khoảng 3.000 tấn, khả năng cho phép khai thác 1.500 tấn/năm; tôm có trữ lượng khoảng 700 tấn, khả năng cho phép khai thác 350 tấn/năm. Ngoài ra, biển Nghệ An còn có các loài nhuyễn thể có giá trị cao như: Ốc Hương, Ngao, Điệp, Sò Lông. Đặc biệt, moi biển là loại đặc sản của Nghệ An, khả năng khai thác từ 1.500 - 2.000 tấn/năm.[5] - Nguồn lao động của Nghệ An dồi dào, có nhiều triển vọng cho phát triển nông nghiệp. Hiện nay, lực lượng lao động sống ở vùng nông thôn Nghệ An là 1,67 triệu người, chiếm 85,6% tổng số lao động trong tỉnh, trong đó có 1,27 triệu người làm nông nghiệp, chiếm 75,6% số lao động sống ở nông thôn. Lao động nông nghiệp của Nghệ An rất dồi dào, trẻ, khỏe, có kinh nghệm sản xuất, chịu khó, chịu khổ. - Hệ thống cơ sở hạ tầng đang ngày càng được đầu tư và hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc cũng như hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu...đã dần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, miền núi với thành thị và đồng bằng. Với những điều kiện thuận lợi nêu trên là lợi thế to lớn để Nghệ An phát triển ngành nông nghiệp đa dạng, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao cũng như thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn. 2.2.2. Những biến đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp Trong những năm gần đây, mặc dù chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, bão...nhưng ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An có nhiều khởi sắc, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo xu hướng nền nông nghiệp hàng hóa. Xu hướng chung trên địa bàn của tỉnh đó là sự giảm sút rõ rệt của tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Bảng 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015 2000 2005 2010 2015 1. GTSX (Triệu đồng, giá hiện hành) 5.163.008 9.068.055 22.513.619 42.199.660 - Trồng trọt 3.060.453 4.789.369 10.866.348 16.317.104 - Chăn nuôi 1.136.500 2.551.733 7.135.617 16.428.409 - Lâm nghiệp 554.062 886.237 1.345.707 2.586.893 - Thủy sản 352.393 741.692 2.442.325 5.241.203 - Dịch vụ nông nghiệp 59.600 99.024 723.622 1.626.051 2. Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 - Trồng trọt 59,28 52,82 48,27 38,67 - Chăn nuôi 22,01 28,14 31,69 38,93 - Lâm nghiệp 10,73 9,77 5,98 6,13 - Thủy sản 6,83 8,18 10,85 12,42 - Dịch vụ nông nghiệp 1,15 1,09 3,21 3,85 (Nguồn: Tính toán từ [1] và [2]) Trong nội bộ từng ngành lại có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa, đặc biệt là trong chăn nuôi, đẩy mạnh chăn nuôi bò, lợn và gia cầm. Trong trồng trọt, phá thế độc canh của cây lúa, trồng nhiều cây có giá trị kinh tế cao hơn. Trong thủy sản tăng giá trị của nuôi trồng và khai thác xa bờ, giảm tỉ trọng của khai thác gần bờ. Tuy nhiên, trong lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng giá trị của khai thác gỗ và lâm sản. Trong dịch vụ nông nghiệp, mặc dầu chưa thật ổn định nhưng đã tăng nhanh là các dịch vụ cung cấp và tư vấn vật tư, quy trình chăm sóc cây 202 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015 trồng vật nuôi, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Nhìn chung, tốc độ phát triển của các ngành đều tăng lên. a. Trồng trọt Đây là ngành luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Diện tích các loại cây trồng năm 2015 là 303.919 ha, trong đó trồng cây hàng năm chiếm 68,8%, cây lâu năm chiếm 31,2%, giá trị sản xuất ngành này đạt 16.317.104 triệu đồng. Với ưu thế về đất đai, khí hậu và nguồn nước, Nghệ An có điều kiện phát triển đa dạng các loại cây trồng; ngoài những cây trồng nhiệt đới, còn phát triển cây ôn đới vào vụ đông. Cơ cấu cây trồng bao gồm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả và các loại cây khác; trong đó ưu thế thuộc về cây lương thực chiếm 42,5% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Tuy lúa vẫn là cây lương thực chính nhưng diện tích gieo trồng lúa ngày càng giảm. Nguyên nhân do chủ trương của tỉnh chuyển khoảng trên 6000 ha đất trồng lúa 1 vụ bấp bênh sang trồng loại cây khác có hiệu quả hơn và giành 2000 ha để làm thủy lợi. Tuy nhiên, sản lượng lúa vẫn liên tục tăng do thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, thay đổi giống, công tác thủy lợi được đảm bảo. Cây ngô hiện nay được xem là cây quan trọng và ngày càng được mở rộng diện tích. Ngô được trồng làm thức ăn cho chăn nuôi là chủ yếu. Ngô được trồng trên các bãi bồi ven sông, trồng xen canh trên đất lúa, sản lượng ngô tăng lên đáng kể. Bảng 2. Diện tích, sản lượng, năng suất một số cây trồng chính của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015 Sản phẩm Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2015 Diện tích (ha) 186.838 180.233 183.414 186.551 Lúa Sản lượng (tấn) 753.634 822.041 828.622 978.862 Năng suất (tạ/ha) 40,33 45,6 45,18 52,47 Diện tích (ha) 37.473 64.385 62.872 55.893 Ngô Sản lượng (tấn) 78.672 218.606 234.625 235.474 Năng suất (tạ/ha) 20,99 33,95 37,32 39,98 Diện tích (ha) 16.893 21.966 23.379 26.685 Mía Sản lượng (tấn) 901.948 1.128.596 1.249.042 1.539.802 Năng suất (tạ/ha) 533,92 513,79 534,26 577,03 Diện tích (ha) 26.645 27.194 21.919 16.207 Lạc Sản lượng (tấn) 36.717 45.494 46.069 37.428 Năng suất (tạ/ha) 13,78 16,73 21,02 23,09 Diện tích (ha) 4.790,4 7.204 7.851 7.543 Chè Sản lượng (tấn) 14.400 26.550 55.055 62.666 Năng suất (tạ/ha) 30,06 36,85 70,12 83,08 Diện tích (ha) 3.564 3.383 7.281 11.224 Cao su Sản lượng (tấn) 497 1.320 3.134 4.874 Năng suất (tạ/ha) 13,95 39,02 4,3 4,34 Diện tích (ha) 2.988 2.466 931 352 Cà phê Sản lượng (tấn) 400 1.215 983 442 Năng suất (tạ/ha) 1,34 4,93 10,56 12,56 (Nguồn: Tính toán từ [1]) Ngoài ra, cây khoai lang và cây sắn cũng được chú trọng phát triển nhằm tận dụng triệt để quỹ đất nông nghiệp của tỉnh. Cây công nghiệp chiếm 18,18% giá trị sản xuất ngành trồng trọt bao gồm cây công nghiệp 203 Hoàng Phan Hải Yến hàng năm (bông, vừng, cói, mía, lạc, thuốc lá, đậu tương...) và cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu). Trong những năm gần đây, cây công nghiệp hàng năm vẫn được chú trọng phát triển vì không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, có khả năng tổ chức thành vùng chuyên canh và gắn với các cơ sở chế biến, tiếp cận với nhu cầu thị trường. Vì vậy, diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm tăng lên nhanh chóng từ 57.937 ha (năm 2000) lên 209.110 ha (năm 2015). Trong cơ cấu của các loại cây này, mía và lạc vẫn là hai cây trồng chủ yếu, chiếm diện tích và sản lượng lớn. Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng mở rộng về diện tích do các loại cây này có hiệu quả tương đối cao, là những sản phẩm nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chính, đồng thời còn làm tăng độ che phủ, có tác dụng bảo vệ đất và môi trường sinh thái. Ngoài các loại cây trồng chính nêu trên, Nghệ An còn trồng các loại rau đậu và các cây ăn quả như cam, chanh, quýt, dứa, chuối. Như vậy, ngành trồng trọt của Nghệ An đã dựa vào đặc thù về điều kiện tự nhiên, lao động, từ đó xác định được cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương cũng như phục vụ xuất khẩu. b. Chăn nuôi Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển mạnh ngành chăn nuôi. Các loại gia súc, gia cầm chủ yếu là trâu, bò, hươu, dê ở các huyện trung du, miền núi; lợn, gà, vịt ở vùng đồng bằng ven đô thị. Trong thời gian qua, tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng từ 22,01% năm 2000 lên 38,93% năm 2015. Tốc độ tăng trung bình của ngành chăn nuôi đạt 19,49%/năm. Điều đó chứng tỏ Nghệ An đã biết phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, ứng dụng khoa học kĩ thuật và vốn đầu tư vào phát triển ngành chăn nuôi, trong tương lai đây sẽ trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Bảng 3. Số lượng một số gia súc và gia cầm chủ yếu (nghìn con) 2000 2005 2010 2015 Đàn trâu 276 294 309 297 Đàn bò 283 388 396 429 Đàn lợn 961 1.239 1.170 925 Đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) 6.714 10.950 15.108 19.127 (Nguồn: Tính toán từ [1]) Trong các vật nuôi chính nêu trên, đáng chú ý nhất là đàn bò. Đây là lợi thế của tỉnh Nghệ An vì từ năm 2010 ở huyện Nghĩa Đàn (là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An) đã thu hút được dự án đầu tư chăn nuôi bò sữa lớn nhất khu vực Đông Nam Á với một hệ thống quản lí cao cấp và quy trình khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu đồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò, quản lí thú y. Dự án chăn nuôi bò sữa trong chuồng trại tập trung và chế biến sữa này có quy mô 1 tỉ 200 triệu USD với 137.000 con bò sữa, trên 37.000 ha đất. c. Lâm nghiệp Đây được coi là thế mạnh và là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có vai trò to lớn trong việc cung cấp lâm sản, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân vùng miền núi; đặc biệt là vai trò phòng hộ đầu nguồn sông Lam, sông Hiếu và dải bờ biển. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thì hoạt động khai thác gỗ và lâm sản chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng nhanh. Các hoạt động khác chiếm tỉ trọng nhỏ và đang có xu hướng giảm. Điều đó chứng tỏ hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Nghệ An vẫn chỉ coi rừng là 204 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015 đối tượng khai thác chứ chưa được coi là đối tượng sản xuất. Bởi vậy, vấn đề đặt ra với ngành lâm nghiệp là phải khai thác một cách hợp lí và có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, kết hợp khai thác với trồng và khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. Bảng 4. Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2015 (%) 2000 2005 2010 2015 Tổng số 100 100 100 100 - Trồng và nuôi rừng 18,50 22,60 13,86 11,00 - Khai thác gỗ và lâm sản 70,34 66,55 80,42 85,13 - Lâm nghiệp khác 11,16 10,85 5,72 3,87 (Nguồn: Tính toán từ [1]) d. Thủy sản Nghệ An là một tỉnh có lợi thế to lớn về tài nguyên biển phục vụ phát triển ngành thủy sản. Giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh liên tục tăng từ 352.393 triệu đồng năm 2000 lên 5.241.203 triệu đồng năm 2015. Trong cơ cấu ngành thủy sản, hoạt động khai thác đã giảm dần tỉ trọng từ 68,77% năm 2000 xuống còn 60,52% năm 2015, hoạt động nuôi trồng có xu hướng tăng lên tương ứng từ 31,23% lên 39,48%. Tuy nhiên, xu hướng này không ổn định theo từng giai đoạn, nhất là giai đoạn 2010 – 2015, hoạt động khai thác tăng trong cơ cấu, trong khi hoạt động nuôi trồng giảm. Điều này do, hoạt động khai thác xa bờ được đẩy mạnh bằng năng lực tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt được cải tiến; hoạt động nuôi trồng chịu ảnh hưởng bởi nắng nóng, hạn hán cục bộ và thất thường đã làm tăng độ mặn trong môi trường nước, dẫn đến các loài thủy sản chết do dịch bệnh và môi trường thay đổi. Bảng 5. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2000 - 2015 (%) 2000 2005 2010 2015 Tổng số 100 100 100 100 - Khai thác 68,77 71,65 58,62 60,52 - Nuôi trồng 31,23 28,35 41,38 39,48 (Nguồn: Tính toán từ [1]) Đối với Nghệ An, nghề nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản được chú trọng phát triển, phong trào nuôi tôm thâm canh tuy mới hình thành nhưng đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp. Tỉnh đã xác định đây là một trong những ngành kinh tế góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguồn hàng xuất khẩu, cung cấp thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và giải quyết việc làm cho người lao động. e. Ngành chế biến và dịch vụ nông nghiệp Đây là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp là cơ sở, động lực cho lĩnh vực chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Bảng 6. Cơ cấu dịch vụ nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2015 (%) 2000 2005 2010 2015 Tổng số 100 100 100 100 - Trồng trọt và Chăn nuôi 88,37 88,02 87,79 87,21 - Lâm nghiệp 5,12 5,46 5,81 6,19 -Thủy sản 6,51 6,34 6,4 6,6 (Nguồn: Tính toán từ [1]) 205 Hoàng Phan Hải Yến Nhìn chung, cơ cấu dịch vụ chuyển dịch chậm và chưa ổn định, dịch vụ thuần nông chiếm tỉ lệ lớn nhất, tuy nhiên có xu hướng giảm chậm. Dịch vụ lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng tăng nhưng không đáng kể và không ổn định. Điều này chứng tỏ, dịch vụ thuần nông đang còn là dịch vụ chính trong ngành nông nghiệp. Trên toàn tỉnh, các cơ sở chế biến có quy mô tương đối lớn phân bố gần các nguồn nguyên liệu như các cơ sở chế biến thủy sản, cơ sở mía đường, cơ sở chế biến chè...nhằm nâng cao giá trị và giảm chi phí sản xuất. 2.2.3. Những vấn đề đặt ra Mặc dù có nhiều khởi sắc, song sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An diễn ra còn chậm, chưa thực sự phản ánh được lợi thế so sánh của tỉnh, thể hiện: Sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong GRDP của tỉnh còn thấp, chỉ chiếm 25,27%, trong khi Nghệ An có lợi thế to lớn để phát triển nông nghiệp; Trong nội bộ ngành, nông nghiệp thuần vẫn ở mức cao, chiếm tới 77,6% giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản; trong khi đó, lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 6,1%; thủy sản chiếm 12,4% và dịch vụ nông nghiệp ở tình trạng thấp nhất, bấp bênh, không ổn định: 3,9%; Ngành trồng trọt tăng chậm, năng suất cây trồng thấp, chưa hình thành các vùng nguyên liệu lớn, ổn định để cung cấp cho nguyên liệu chế biến và xuất khẩu; tỉ trọng ngành trồng trọt giảm nhưng không đáng kể, từ 59,28% năm 2000, xuống còn 38,67% năm 2015. Trong ngành trồng trọt, lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của tỉnh, trong khi đó sự chuyển đổi sang các cây trồng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn còn chậm; Ngành lâm nghiệp còn thiên về hoạt động khai thác gỗ và lâm sản, chưa chú trọng nhiều đến công tác trồng và khoanh nuôi rừng; Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành thủy sản diễn ra còn chậm. Khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng, nhưng chủ yếu đánh bắt gần bờ, tính tự phát cao, sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt còn lớn. Nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm, chủ yếu tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ. Các loại hình dịch vụ thủy sản chưa phát triển. Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở
Tài liệu liên quan