Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014

Tóm tắt. Bài báo đánh giá thực trạng phát triển và quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa theo ngành, theo lãnh thổ, theo mô hình tăng trưởng nông nghiệp. Những kết quả chuyển dịch theo hướng tích cực đã làm tăng đáng kể giá trị sản xuất của ngành. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi diễn ra còn chậm, năng suất lao động thấp, tình trạng sản xuất vẫn còn manh mún. Do vậy một số định hướng đặt ra nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và mô hình tăng trưởng với các giải pháp về quy hoạch, về thu hút vốn đầu tư, đào tạo nhận lực, hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng nông thôn mới. . . cần được thực hiện để nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0074 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 157-166 This paper is available online at CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 Lê Thị Lệ Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Tóm tắt. Bài báo đánh giá thực trạng phát triển và quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa theo ngành, theo lãnh thổ, theo mô hình tăng trưởng nông nghiệp. Những kết quả chuyển dịch theo hướng tích cực đã làm tăng đáng kể giá trị sản xuất của ngành. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi diễn ra còn chậm, năng suất lao động thấp, tình trạng sản xuất vẫn còn manh mún. Do vậy một số định hướng đặt ra nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và mô hình tăng trưởng với các giải pháp về quy hoạch, về thu hút vốn đầu tư, đào tạo nhận lực, hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng nông thôn mới. . . cần được thực hiện để nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa. Từ khóa: Thanh Hóa, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thực trạng phát triển. 1. Mở đầu Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, trong những năm qua nông nghiệp (nông - lâm - thủy sản) Thanh Hóa đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống từng bước được nâng cấp, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ sử dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất và nguồn lực tự nhiên cao. Nhìn về tổng thể, sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển chưa bền vững, diện tích và quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, nhiều vùng chưa được khai thác có hiệu quả, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh, thu nhập của nông dân còn thấp. Ngành nông nghiệp đã được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện [6, 7], nhưng chưa thực sự sâu sắc về sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Vì vậy đánh giá thực trạng, phân tích rõ những mặt mạnh, hạn chế của nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa để có những định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp cụ thể là nhiệm vụ quan trọng của ngành trong giai đoạn tới. Ngày nhận bài: 1/1/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016 Liên hệ: Lê Thị Lệ, e-mail: 1980lethile@gmail.com 157 Lê Thị Lệ 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2010- 2014 2.1.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản - Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Giai đoạn 2010-2014, trong điều kiện nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, tỉnh Thanh Hóa còn bị lũ lụt, rét đậm, rét hại kéo dài, dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi, nhưng sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn tăng trưởng nhanh, bình quân 4,1%/năm, lĩnh vực lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 16,7%/năm, tiếp theo là lĩnh vực thủy sản đạt 4,6%/năm [6]. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Trong nội bộ ngành đang có xu hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản, giảm trồng trọt. Trong ngành nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt giảm từ 70,7% năm 2010 xuống 64,1% năm 2014; chăn nuôi tăng từ 26,6% lên 32,5%; dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ, từ 2,7% lên 3,4%. Trong ngành lâm nghiệp, cơ cấu trồng và chăm sóc rừng giảm từ 15,3% năm 2010 xuống 8% năm 2014, khai thác lâm sản và các sản phẩm từ rừng từ 76,3% tăng lên 85,7%, dịch vụ giảm từ 8,4% xuống 6,8% (Hình 1,2) [6]. Trong ngành thủy sản, cơ cấu khai thác thủy sản chiếm 2/3; nuôi trồng và dịch vụ chỉ chiếm 1/3, trong đó tỉ trọng dịch vụ thủy sản còn thấp. Hình 1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản năm 2010 (%) Hình 2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản năm 2014 (%) Giai đoạn 2010-2014, nông nghiệp duy trì mức tăng trưởng, cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành chuyển dịch đúng hướng; tuy nhiên tốc độ còn chậm, các dịch vụ quan trọng như: dịch vụ khoa học - kĩ thuật; dịch vụ thu mua, bảo quản nông, lâm, thủy sản; dịch vụ hậu cần nghề cá. . . còn chưa phát triển và chưa theo kịp yêu cầu của thị trường; chưa tạo ra bước đột phá để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. - Tình hình chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế Có sự chuyển dịch đúng hướng từ kinh tế nông hộ sang kinh tế trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp; tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển còn chậm, giá trị sản xuất kinh tế nông hộ đang còn chiếm tỉ trọng lớn, gần 90% (Hình 3, 4). 158 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2014 Hình 3. Tỉ trọng giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế nông nghiệp năm 2010 Hình 4. Tỉ trọng giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế nông nghiệp năm 2014 - Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động Lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch sang các ngành có năng suất lao động cao hơn như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2014, tỉ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 46% tổng số lao động toàn tỉnh, giảm 9% so với năm 2010. Đến năm 2014, tỉ lệ lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản được đào tạo là 32,8%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 1,3 triệu đồng/người/tháng, mức thu nhập này còn rất thấp. 2.1.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi - Trồng trọt Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, chuyển từ cây trồng có hiệu quả thấp sang các cây trồng có hiệu quả cao hơn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt bình quân 3,2%/năm. Năng suất hầu hết các loại cây trồng tăng. Hình thành nhiều vùng chuyên canh hàng hoá tập trung quy mô lớn: vùng lúa thâm canh, vùng nguyên liệu mía, vùng nguyên liệu sắn; vùng cao su, vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1. . . theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với thị trường tiêu thụ. Giá trị sản phẩm trồng trọt thu được trên 01 ha tăng từ 50 triệu đồng năm 2010 lên 68 triệu đồng năm 2014 [6]. Bảng 1. Một số chỉ tiêu cây trồng của Thanh Hóa năm 2014 Lúa Ngô Mía Sắn Lạc Cói Caosu Rau các loại Diện tích gieo trồng (nghìn ha) 525 52 36,5 16,1 13,5 4,2 17,7 34,3 Sản lượng (nghìn tấn) 50.500 218.000 - - 27 28,6 9,0000 400 Năng suất (tạ/ha) 65,7 42 617 126 20,5 76,4 20,5 119 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) - Chăn nuôi Xu hướng chung là giảm tỉ trọng thịt lợn, tăng tỉ trọng thịt bò, gà, vịt. . . [6]. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt bình quân 7,3%/năm. Sản lượng thịt hơi liên tục tăng; chất lượng đàn gia súc, gia cầm chuyển biến theo hướng tích cực, tỉ trọng đàn bò lai, bò sữa, đàn lợn nạc tăng so với tổng đàn; hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại đang thay thế dần mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở gia đình. Đến năm 2014 chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ trọng lớn khoảng 73% số đầu con và 63% 159 Lê Thị Lệ về sản phẩm; chăn nuôi trang trại chiếm 27% số đầu con và 37% về sản phẩm, chủ yếu là lợn và gia cầm. - Lâm nghiệp Trong cơ cấu giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp: Tỉ trọng trồng và chăm sóc rừng giảm từ 15,3% năm 2010 xuống 8% năm 2013; khai thác lâm sản và thu nhặt sản phẩm từ rừng tăng từ 72% lên 83,7%; dịch vụ giảm từ 8,4% xuống 6,3%. - Thủy sản Cơ cấu giá trị khai thác ổn định trên 60%, nuôi trồng giảm từ 37% xuống 35,6%, dịch vụ tăng từ 2,7% lên 3,6%. Sản xuất thuỷ sản phát triển cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt bình quân 5,7%/năm. 2.1.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, thủy sản theo vùng Vùng đồng bằng: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, năm 2014 còn 14% [6]. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2014 đạt 5,4%/năm. Đã hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vùng sản xuất rau thực phẩm, trang trại tập trung. . . Vùng ven biển: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, năm 2014 còn 24,3% [6]. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2014 đạt 4%/năm. Vùng ven biển phát triển kinh tế thủy sản cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá; hình thành và phát triển vùng chuyên canh lúa, rau đậu các loại và cây nguyên liệu chế biến như lạc, cói. . . Vùng miền núi: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, từ 41,4% năm 2010 xuống còn 35,7% năm 2013. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2013 đạt 6,7%/năm, trong đó: nông nghiệp 5,1%, lâm nghiệp 14,8% và thủy sản 8,3%. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2013 đạt 7.160 tỉ đồng, chiếm 27,9% giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn tỉnh; trong đó: Nông nghiệp 5.642 tỉ đồng chiếm 27,7%, lâm nghiệp 1.312 tỉ đồng chiếm 92,1%, thủy sản 205 tỉ đồng chiếm 5,4%. Đã hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: vùng nguyên liệu mía, vùng nguyên liệu sắn, vùng cao su, trang trại tập trung, vùng trồng cây gỗ lớn, gỗ nhỏ, luồng,. . . 2.2. Thực trạng chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp 2.2.1. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ Đến năm 2014, tỉ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao đạt 7,3%, trong đó: Trồng trọt 9,1%, chăn nuôi 3,4%, lâm nghiệp 4,7%, thủy sản 8,6%. Việc ứng dụng rộng rãi tiến bộ kĩ thuật, khoa học công nghệ trong nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể làm tăng năng suất và chất lượng của nông nghiệp. Đã ứng dụng thành công quy trình công nghệ để sản xuất và đưa vào sử dụng nhiều giống cây mới cho năng suất cao, chất lượng cao, tỉ lệ lúa lai cả năm khoảng 45-59%, lúa chất lượng khoảng 20-21%; vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 khoảng 620 ha/năm, đáp ứng gần 30% nhu cầu trong tỉnh; vùng sản xuất ngô giống F1 khoảng 240 ha/năm. Sử dụng hầu hết giống mía xuất xứ từ Trung Quốc, thích hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh; đã chủ động sản xuất được giống cao su đảm bảo chất lượng và thời vụ. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để để nhân giống hoa đồng tiền, hoa lan... 160 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2014 Ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi, như tinh phân giới tính cho bò sữa, thụ tinh nhân tạo nâng cao tầm vóc đàn bò; nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò Việt Nam và sử dụng giống mới nên năng suất, chất lượng sản phẩm thịt, trứng, sữa được nâng cao, trọng lượng lợn hơi xuất chuồng tăng lên. Hiện nay, đang tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Phát triển bò sữa, bò chất lượng cao. Trong lâm nghiệp, đã du nhập và sản xuất được khoảng 30 triệu cây giống keo tai tượng Úc có năng suất chất lượng cao, năng suất rừng trồng đã đạt 15 - 20 m3/ha/năm. Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Cua Xanh; nghiên cứu quy trình kĩ thuật sinh sản nhân tạo giống ngao Bến Tre trong ao; nghiên cứu công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá lăng chấm, cá dốc, cá bống bớp; nghiên cứu nâng cao năng lực bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con tại vùng ven biển và cửa sông... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp vẫn còn hạn chế chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, chưa tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững; chưa ứng dụng đồng bộ khoa học công nghệ từ sản xuất đến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; hệ thống dịch vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển chậm. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là sản phẩm thô, các khâu chế biến, bảo quản, vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa được quản lí chặt chẽ, giá trị sản phẩm chiếm tỉ trọng thấp trong chuỗi giá trị. 2.2.2. Tình hình phát triển mô hình sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ Phát triển một số mô hình liên kết chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, đóng góp khoảng 15% giá trị sản xuất trồng trọt, bên cạnh đó bước đầu đã hình thành liên kết chuỗi đối với chăn nuôi bò sữa của Công ti TNHHMTV sữa Lam Sơn (Vinamilk), đóng góp khoảng 2% giá trị sản xuất chăn nuôi; Công ti TNHH Hoa Mai và Công ti CP súc sản Hàm Rồng giết mổ, chế biến lợn sữa, đóng góp khoảng 5% giá trị sản xuất chăn nuôi, tuy nhiên sản phẩm chăn nuôi chủ yếu được tiêu thụ thông qua các hộ kinh doanh giết mổ nhỏ lẻ, tự phát không đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Trong lâm nghiệp, đã hình thành liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ, giá trị sản phẩm lâm nghiệp qua chế biến, chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 114 doanh nghiệp (58 doanh nghiệp chế biến gỗ, 56 doanh nghiệp chế biến tre luồng), 835 cơ sở và 28 làng nghề có hoạt động chế biến lâm sản. Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản trong tỉnh và thu mua thủy sản tỉnh ngoài mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu nguyên liệu cho các cơ sở chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. 2.2.3. Tình hình bảo vệ môi trường Phát triển nông, lâm, thủy sản đã góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, gần đây sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường như: Khai thác sử dụng đất không hợp lí dẫn đến đất nông nghiệp bị suy thoái, làm giảm sự đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng, sử dụng không hợp lí thậm chí lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã và đang gây những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe người dân. 161 Lê Thị Lệ 2.2.4. Tình hình chất lượng và an toàn thực phẩm Đã triển khai xây dựng có hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn theo VietGAP; tăng cường công tác kiểm tra đánh giá phân loại, định kì các cơ sở sản xuất, kinh doanh [1]. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giám sát về an toàn thực phẩm nông sản và thủy sản. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều tồn tại; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng; việc sử dụng tùy tiện phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản, chất cấm ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ảnh hướng lớn đến sức khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những kết quả chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu và mô hình tăng trưởng nông nghiệp Nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa duy trì tăng trưởng khá và đã tạo ra nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực; đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản đã đạt được kết quả tích cực, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, tập trung, hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển đang thay thế dần mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở gia đình. Khai thác thủy sản đang có xu hướng chuyển dần ra xa bờ, sử dụng các phương tiện, máy móc hiện đại nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nuôi trồng thủy sản, giảm tỉ nuôi nước ngọt, tăng mặn, lợ và các đối tượng nuôi có giá trị cao và xuất khẩu. Nhiều mô hình phát triển được triển khai có hiệu quả như mô hình cánh đồng thâm canh, sản xuất lúa lai F1, mía đường Lam Sơn, mô hình chăn nuôi trang trại, mô hình chế biến gỗ, mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá. Việc dồn điền đổi thửa đang được tiến hành trên phạm vi rộng, giúp giải quyết tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, tăng hiệu suất lao động; hoàn chỉnh bờ vùng, bờ thửa, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng để đủ điều kiện áp dụng cơ giới hóa, nâng cao năng suất lao động, làm cho người nông dân tích cực cải tạo đất và đầu tư vào nông nghiệp. 2.3.2. Những tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu và mô hình tăng trưởng nông nghiệp Chất lượng tăng trưởng thấp và thiếu bền vững, hàm lượng đổi mới công nghệ thấp, mức tổn thất sau thu hoạch cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, khả năng tạo giá trị mới thấp, năng suất lao động động thấp. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản phẩm diễn ra chậm, chưa thực sự phản ánh lợi thế so sánh. Trồng trọt vẫn chiếm trên 64% cơ cấu nội ngành nông nghiệp; trong đó lúa gạo vẫn chiếm tỉ trọng chính, tuy chiếm phần lớn diện tích cây trồng hàng năm nhưng hiệu quả kinh tế của cây lúa đem lại không cao, vì vậy đã xuất hiện tình trạng nông dân không thiết tha với đất lúa. Năng suất lao động nông nghiệp thấp hơn các ngành khác. Lực lượng lao động nông thôn có trình độ thấp, khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, phần lớn nông hộ có diện tích đất nhỏ, rải rác làm tăng rủi ro, ngăn cản quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khó bảo quản hàng hóa, tăng chi phí sản xuất, gây phức tạp cho quản lí chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh. Ô 162 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2014 nhiễm và nguy cơ gây suy thoái môi trường, thiên tai lụt bão, hạn hán, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp; dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi vẫn thường xuyên xảy ra. Đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng. Hạ tầng cơ sở ngành nông, lâm, thủy sản còn yếu kém, đặc biệt ở vùng miền núi. Tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp của tỉnh là rất lớn. 2.4. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa 2.4.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng Trong cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt, giảm tỉ trọng lúa, mía chuyển sang phát triển các cây trồng có giá trị, hiệu quả cao hơn, như: rau các loại; ngô, cao su. . . Chuyển dịch cây trồng chủ lực lúa theo hướng ổn định diện tích, tăng năng suất và đẩy mạnh phát triển vùng thâm canh, mở rộng diện tích trồng ngô tại các bãi ven sông, trên vùng đồi và bán sơn địa. Chuyển dần diện tích mía nguyên liệu trên 150 độ dốc sang trồng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, chuyển 1.270 ha đất bãi sang trồng ngô, cỏ chăn nuôi, cây họ đậu; chuyển 5.770 ha đất dốc sang trồng ngô, cỏ, cao su và cây lâm nghiệp [7]. Tập trung phát triển vùng mía nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho 3 nhà máy đường hiện có, rà soát mở rộng vùng cao su trên đất chưa có rừng, đất trống đồi núi trọc. Mở rộng diện tích rau an toàn lên khoảng 10.000 ha đất canh tác, trong đó có 5.000 ha ớt, dưa chuột, ngô ngọt gắn với nhà máy chế biến và xuất khẩu. Cơ cấu giá trị trồng và nuôi rừng giảm, khai thác lâm sản và thu nhặt sản phẩm từ rừng tăng, thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác giảm. Quy hoạch lại 3 loại rừng giai đoạn 2015-2025 theo hướng giảm diện tích đất lâm nghiệp khoảng 800 ha, cơ bản ổn định diện tích rừng đặc dụng, giảm diện tích rừng phòng hộ, tăng diện tích rừng sản xuất [7]. 2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu và phương thức chăn nuôi Cơ cấu giá trị chăn nuôi lợn, trâu giảm, tăng tỉ trọng đàn bò và gia cầm gia cầm, còn lại là chăn nuôi khác và các sản phẩm phụ. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, công nghệ cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị (từ giống, thức ăn, thú y... đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ) gắn với thị trường song song với con nuôi có giá trị cao tiến tới chăn nuôi trang trại. Đổi mới chăn nuôi nông hộ, chuyển dần chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi an toàn, bền vững, tạo ra sản phẩm đặc sản, đặc thù, chất lượng, giá trị hàng hoá cao, tận dụng thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Tỉ trọng giá trị sản xuất thủy sản khai thác giảm từ 60,8% năm 2013 xuống 47% năm 2025, nuôi trồng tăng từ 35,6% lên 43%, dịch vụ tăng từ 3,6% lên 10% [7]. Trong khai thác biển, khai th
Tài liệu liên quan