1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Trong đó hệ thống đô thị nước ta cũng nhanh chóng phát triển và thay đổi
diện mạo. Từ đó kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở các đô thị nhất là
tại TP HCM. Quá trình này diễn ra khá nhanh tại các huyện vùng ven trong đó có
huyện Nhà Bè. Tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của huyện đã
kéo theo hàng loạt vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của huyện cần phải giải
quyết.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009– 2010
95
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN NHÀ BÈ TP HCM
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI
Ngô Vũ Hoàng
(SV năm 3, Khoa Địa lý)
GVHD: TS. Phạm Thị Xuân Thọ
1. Giới thiệu chung
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Trong đó hệ thống đô thị nước ta cũng nhanh chóng phát triển và thay đổi
diện mạo. Từ đó kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở các đô thị nhất là
tại TP HCM. Quá trình này diễn ra khá nhanh tại các huyện vùng ven trong đó có
huyện Nhà Bè. Tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của huyện đã
kéo theo hàng loạt vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của huyện cần phải giải
quyết.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử viễn cảnh;
- Phương pháp thu thập số liệu;
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ;
- Phương pháp thống kê toán học;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở huyện Nhà Bè (TP HCM) và ảnh
hưởng của nó đối với kinh tế xã hội
2.1. Khái quát về huyện Nhà Bè
Nhà Bè hiện nay là một huyện ngoại thành nằm về phía Nam của TP HCM,
phía Bắc giáp với Quận 7, phía Tây Bắc giáp với huyện Bình Chánh, phía Đông
Nam giáp với huyện Cần Giờ, phía Tây Nam giáp với huyện Cần Giuộc (Long
An). Tổng diện tích tự nhiên là 10.041 km2. Các đơn vị hành chính thuộc huyện
Nhà Bè là: Thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân, xã Long Thới, xã Nhơn Đức, xã
Phước Kiểng, xã Hiệp Phước, xã Phước Lộc.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Nhà Bè nằm trong khu vực có khí hậu cận xích đạo với địa hình khá
thấp so với mặt bằng chung của toàn thành phố, thấp dần theo chiều Bắc - Nam
với độ cao thường không quá 2m và độ dốc nhỏ kết hợp với mạng lưới sông ngòi
chằng chịt chia cắt nên khu vực huyện Nhà Bè thường chịu ảnh hưởng của triều
cường khá mạnh của sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
96
Đất ở huyện Nhà Bè chủ yếu là: đất phù sa ngọt (15%), đất phèn (74%), đất
mặn (6%) và các loại đất khác (5%).
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân cư lao động
Năm 2006, dân số Nhà Bè là 74.945 người và dự kiến đến năm 2010, huyện
Nhà Bè sẽ có 130.000 dân, trong đó chủ yếu là tăng cơ học. Dân cư tập trung chủ
yếu ở thị trấn Nhà Bè và các trục đường chính.
Tình hình lao động và việc làm trên địa bàn huyện không gay gắt lắm. Dân
cư chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người
năm 2009 là khoảng 905 USD/người/năm.
Kinh tế chung
Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP huyện Nhà Bè năm 2009
Kinh tế của huyện hiện nay đang tăng trưởng khá nhanh, trong giai đoạn
2006 – 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của huyện đạt 12,6%/năm. Cơ
cấu kinh tế của huyện ở ba khu vực kinh tế khá đều nhau và đang dần chuyển
dịch sang công nghiệp và sau đó là dịch vụ.
Chính sách
Của thành phố
Nhà Bè hiện nay là một trong những địa phương mà thành phố đang tập
trung các chính sách để phát triển nhằm đưa thành phố tiến mạnh, tiến xa về phía
nam. Điều này có thể thấy được bằng đại dự án khu đô thị cảng và công nghiệp
Hiệp Phước quy mô lớn đang được triển khai tại địa bàn huyện.
Của huyện
Huyện đã ban hành các quyết định: QĐ 15/QĐ-UBND ngày 17/7/2007; QĐ
17/QĐ-UBND ngày 17/7/2007 về đơn giản các thủ tục hành chính nhà đất,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
người dân và doanh nghiệp.
Năm học 2009– 2010
97
Tiềm năng phát triển
Tiềm năng phát triển hết sức to lớn khi vị trí địa lý của huyện rất gần trung
tâm thành phố, cơ sở hạ tầng kết nối với trung tâm thành phố và các vùng lân cận
ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt là thành phố đang tập trung vốn đầu tư phát triển
thành phố hướng về phía Nam, mà điển hình là đại dự án liên hợp đô thị công
nghiệp – cảng Hiệp Phước đang được triển khai.
2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở huyện Nhà Bè
Hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện diễn ra khá
mạnh kể từ đầu những năm 2000 đến nay. Đặc biệt là khi thành phố ngày càng
phát triển về phía nam thì hàng loạt khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên đã
làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dần với thực trạng như sau:
Bảng 1: Số liệu về diện tích và cơ cấu sử dụng các loại đất ở huyện Nhà Bè
Các loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
2006 2010 2006 2010
Đất nông nghiệp 5182,31 3379,56 51,54 33,61
Đất nuôi trồng thủy sản 772,25 662,5 7,68 6,59
Đất ở 1036,62 1151,92 10,31 11,46
Đất công nghiệp 332,79 756,96 3,31 7,53
Đất sản xuất phi nông nghiệp 1532,69 1539,11 15,24 15,31
Đất chiếm giữ (*) 620,36 1151,62 6,17 11,45
Đất chuyên dùng(GTVT, công cộng) 578,57 1413,92 5,75 14,06
Tổng cộng 10055,59 1005,59 100 100
(*) Là đất đã có chủ sở hữu nhưng không triển khai dự án, công trình với nhiều
mục đích như đầu cơ.
Biều đồ 2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2006 và 2010
2.2.1. Đất nông nghiệp
Có xu hướng giảm mạnh nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất huyện (đến
33.61%). Diện tích giảm do thu hồi đất để xây dựng khu đô thị Nhơn Đức, Phước
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
98
Kiểng, khu công nghiệp và cảng Hiệp Phước và do chiếm giữ để đầu cơ. Hiện
tại, huyện đang chuyển dần đất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản, diện
tích tính đến năm 2009 là khoảng 720ha.
2.2.2. Diện tích đất ở
Có xu hướng tăng nhưng còn khá chậm. Tỉ trọng từ 10.31% (2006) tăng lên
11.46% (2010). Nguyên nhân chủ yếu do các dự án đô thị triển khai nhưng còn
chưa thực hiện nên diện tích đất chiếm giữ của huyện tăng lên đến 11.45%
(tương đương với diện tích đất ở).
2.2.3. Diện tích đất công nghiệp
Tăng nhanh hơn 2 lần, từ 332.79ha (2006) lên 756.96ha (2010). Nguyên
nhân chủ yếu là do triển khai khu công nghiệp Hiệp Phước và một số nhà máy, xí
nghiệp ngoài khu công nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất công nghiệp vẫn còn
chiếm tỉ trọng nhỏ (7.53%) và dự kiến đến 2020 tỉ trọng của nó sẽ dao động
khoảng 16.5% diện tích toàn huyện.
2.2.4. Diện tích đất sản xuất phi nông nghiệp
Có xu hướng ổn định và tăng không đáng kể.
2.2.5. Diện tích đất chiếm giữ
Nó đang có xu hướng tăng khá nhanh. Nếu như năm 2006 nó chỉ mới chiếm
6.17% diện tích toàn huyện thì đến năm 2010 đã lên đến 11.45%. Diện tích này
tập trung ở những dự án khu đô thị, khu dân cư và một số nhà máy công nghiệp
được giao đất nhưng không triển khai. Đây là một sự lãng phí nguồn quỹ đất lớn
của huyện. Cần phải giải quyết sớm tình trạng này.
2.2.6. Diện tích đất chuyên dùng (giao thông, công cộng, công viên )
Đây là loại đất tăng nhanh nhất toàn huyện. Trong vòng 5 năm từ 2006-
2010 diện tích của nó tăng gần gấp 3 lần và chiếm tỉ trọng đến 14.06%. Nguyên
nhân do nhiều dự án lớn được triển khai như: Cảng Hiệp Phước, trục đường Bắc-
Nam của thành phố, tuyến liên tỉnh lộ 15, các dự án công viên trong các khu đô
thị và các dự án mở rộng đường giao thông ở khu vực thị trấn Nhà Bè.
3. Nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
Đi cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu
về đất đề triển khai xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, các công trình
giao thông vận tải – thông tin liên lạc và các loại đất khác gia tăng. Từ đó mà
diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp lại, dẫn đến cơ cấu sử dụng đất của
huyện cũng thay đổi theo.
Năm học 2009– 2010
99
Mặt khác huyện Nhà Bè nằm rất gần trung tâm thành phố (hơn 6km) so với
các khu vực khác như: Thủ Đức, Quận 9, Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi nên
sức hút của nó rất lớn, nó lại kề cận với khu đô thị Phú Mỹ Hưng và cũng nằm
trong chiến lược phát triển thành phố về phía nam. Điều này góp phần đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của huyện.
4. Dự báo chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời gian tới
Dự báo trong thời gian tới thì xu hướng chính vẫn là chuyển từ đất nông
nghiệp sang đất công nghiệp, đất chuyên dùng, đất thổ cư phù hợp với định
hướng phát triển chung của huyện và của thành phố.
Biểu đồ 3: Dự báo cơ cấu sử dụng đất của huyện năm 2020
2020
21.55
5.9
17.85
12.35
15.78
8.21
18.36
Đất nông nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất ở
Đất công nghiệp
Đất sản xuất phi nông nghiệp
Đất chiếm giữ
đất chuyên dùng(GTVT, công
cộng)
5. Ảnh hưởng của nó đối với kinh tế - xã hội
5.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất chủ yếu từ đất nông nghiệp sang đất
thổ cư sẽ làm cơ cấu kinh tế của huyện dần chuyển đổi tăng tỉ trọng khu vực II và
III.
Biểu đồ 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nhà Bè thời kỳ 1997-2009
5.2. Thu hút đầu tư nước ngoài
Đến năm 2009, toàn huyện đã thu hút khoảng 412 triệu USD, trong đó tập
trung chủ yếu trong khu công nghiệp đô thị cảng Hiệp Phước (93%).
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
100
5.3. Vấn đề cơ sở hạ tầng
Đang được nâng cấp xây dựng mới làm thay đổi hẳn diện mạo của huyện so
với thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Trên địa bàn huyện đã có khu công nghiệp, khu đô
thị, cảng biển, nhà máy điện Hiêp Phước quy mô lớn và trọng điểm của thành
phố. Trục giao thông Bắc - Nam và trục giao thông đi Cần Giờ (tuyến đường
Rừng Sác) đang được hoàn thiện quy mô 6 - 8 làn xe. Trong tương lai không xa,
huyện còn kết nối với tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành – Dầu Giây, mở ra
môt cơ hội mới với sự phát triển kinh tế của huyện.
5.4. Vấn đề tái định cư khi giải tỏa xây dựng
Nếu ở một số nơi khác tình hình tạm cư, tái định cư bị phản ứng khá gay
gắt thì ở Nhà Bè công việc này được giải quyết tương đối tốt. Tính cho đến nay,
huyện Nhà Bè có 56 dự án, trong đó có bảy dự án tái định cư với tổng diện tích
186 ha. Quỹ đất tái định cư còn lại chưa bố trí còn dư khoảng 15.000 m2. Như
vậy, ở thời điểm hiện tại, huyện đã tạm thời đảm bảo bố trí đủ nền tái định cư cho
người dân trong diện phải di dời, giải tỏa.
5.5. Mất đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất màu mỡ trong khi đầu
tư các dự án còn để lãng phí nguồn quỹ đất
Hiện nay vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang
các loại đất khác đang diễn ra khá phổ biến trên cả nước và Nhà Bè cũng không
ngoại lệ. Việc chuyển đổi sang đất công nghiệp hay đất chuyên dùng, thổ cư.. rõ
ràng là sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nếu sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả. Huyện Nhà Bè có diện tích đất nông nghiệp màu mỡ không nhiều bằng
các khu vực khác nên vấn đề này cũng không quá gay gắt. Tuy nhiên, sử dụng có
hiệu quả, tránh lãng phí đất sau khi chuyển giao là vấn đề cần được đặt ra.
5.6. Vấn đề đền bù giải tỏa đất
Vấn đề này đối với huyện không gay gắt do được giải quyết khá tốt và đặc
biệt trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ chế chính sách mới của huyện và thành phố
nên tiến độ giải phóng mặt bằng của huyện sẽ có nhiều cải tiến. Tuy nhiên không
nên chủ quan, nhất là đối với tệ nạn quan liêu, tham nhũng và các thủ tục hành
chính liên quan đến giải tỏa đất.
5.7. Vấn đề đầu cơ đất
Hiện nay vấn đề đầu cơ đất là vấn đề nhức nhối của huyện. Diện tích đất
chiếm giữ của huyện không ngừng tăng và hiện nay lên đến 1150 ha, chiếm
11.45% diện tích tự nhiên của huyện. Nạn đầu cơ đất sẽ làm lãng phí một nguồn
đất quý giá dành để phát triển kinh tế của huyện. Tổng diện tích này có thể xây
dựng được cả một khu công nghiệp quy mô lớn hoặc cả một khu đô thị lớn vì
diện tích này lớn tương đương với hai quận trung tâm thành phố cộng lại
(Q1+Q3). Thiệt hại kinh tế là hết sức to lớn.
5.8. Vấn đề sử dụng đất không hiệu quả
Năm học 2009– 2010
101
Ở huyện Nhà Bè vẫn còn có một diện tích đáng kể đất sử dụng không đúng
mục đích được giao hoặc cho thuê lại hoặc sử dụng kém hiệu quả. Đây cũng là
vấn đề đáng quan tâm mà báo chí trong thời gian qua đã phản ánh.
5.9. Vấn đề quy hoạch treo
Nạn quy hoạch treo từ lâu đã là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Trong khu vực quy hoạch, nhà
người dân không được phép xây dựng mới mà chỉ được sửa chữa, không được
mua bán hay chuyển nhượng nên đời sống người dân rất khó khăn.
5.10. Vấn đề dân nhập cư
Dự báo trong thời kỳ 2006 – 2010 dân số của huyện sẽ tăng khoảng 45.000
– 65.000 dân. Trong đó khoảng 90% là gia tăng cơ học từ việc nhập cư. Điều này
đặt ra hàng loạt các vấn đề về nhà ở, lao động, việc làm, môi trường, y tế, giáo
dục, văn hóa, xã hội
5.11. Vấn đề giải quyết việc làm một cách bền vững cho nguồn lao động
mất việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Sau khi thu hồi đất để triển khai các dự án thì người dân sẽ nhận được tiền
đền bù. Tuy nhiên, nếu không định hướng cho người dân sử dụng tiền để làm
kinh tế hay học hành thì khoản tiền này sẽ không phát huy được tác dụng mà
người dân sẽ sử dụng nó vào việc mua sắm vật dụng, xe máy, ăn chơi, bài
bạcvà sẽ có một lượng lớn người dân mất việc (bị thu hồi đất nông nghiệp) mà
không tự tạo được việc làm để tự nuôi sống cho bản thân. Ngoài ra, lao động sau
khi chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp vẫn còn thiếu tác phong công
nghiệp nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp
5.12. Vấn đề tệ nạn xã hội
Tập trung nhiều ở các gia đình khá giả, cha mẹ ít quan tâm đến con cái dẫn
đến các vụ đua xe, cờ bạc, hút chích Ở gần các khu nhà trọ công nhân thì nổi
lên tình trạng mại dâm.
5.13. Vấn đề giải quyết thủ tục hành chính
Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì nhu cầu về thủ tục hành chính liên
quan đến nhà ở tăng mạnh. Điều này dễ dẫn đến sự quan liêu, nhũng nhiễu của
người thừa hành, rất cần được lưu ý.
5.14. Vấn đề thay đổi cảnh quan
Một số khu vực xây dựng các khu dân cư không chú ý đến việc phát triển
cảnh quan, lấy đi nhiều ao hồ tự nhiên, gây ra những hậu quả về môi trường
nghiêm trọng. Vì vậy, đây là vấn đề cần được khắc phục.
6. Kết luận và kiến nghị
6.1. Kết luận
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
102
Là một đô thị mới về phía Nam của TPHCM, huyện Nhà Bè hiện nay đang
phát triển nhanh chóng với bộ mặt thay đổi từng ngày. Cơ cấu sử dụng đất của
huyện cũng thay đổi theo sự phát triển chung của huyện. Điều này đã ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, đòi hỏi huyện phải xem xét điều
chỉnh và có giải pháp phù hợp nhất để phát triển môt cách toàn diện.
6.2. Kiến nghị
- Công tác quy hoạch và định hướng quy hoạch phải thực hiện một cách
khoa học và có tầm nhìn. Liên tục theo sát tình hình phát triển của huyện để có
sự điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng quy hoạch không phù hợp.
- Sử dụng đất phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện
Nhà Bè.
- Cải cách thủ tục hành chính mạnh hơn nữa và ứng dụng công nghệ thông
tin vào quản lý hành chính để đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ.
- Cân bằng lợi ích của người dân, nhà nước và doanh nghiệp - cân nhắc khi
thu hồi đất. Nên đền bù giá đất cho người dân phù hợp với giá thị trường, làm sao
để người dân có nơi ở mới bằng hoặc cao hơn so với trước khi bị thu hồi đất.
- Tập trung rà soát, đẩy mạnh tiến độ các dự án. Kiên quyết thu hồi đất đối
với những dự án không hiệu quả và những dự án không triển khai, chiếm dụng
đất sai mục đích.
- Có kế hoạch phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và đào tạo
nghề cho thanh niên trong huyện.
- Chú ý vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thông (2006), Địa lý các tỉnh, thành phố Việt Nam (tập 5), NXB Giáo
dục.
[2] Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lý đô thị, NXB Giáo dục.
[3] Website Bách khoa toàn thư Wikipedia:
[4] Website Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
www.nhabe.hochiminhcity.gov.vn/DetailNews.asp?
[5] Website Việt báo:
Be-TP-HCM-Dat-tho-cu-on-dinh-gia-ban-thap/45148843/507/