Chuyển dịch năng lượng sạch, cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Đứng trước yêu cầu cấp bách của việc chuyển dịch dần từ các nguồn năng lượng truyền thống, hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hà, Quản lý chương trình Năng lượng bền vững, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) để có góc nhìn đa chiều về những giải pháp, cơ chế chính sách cho phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Là chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng, bà có thể chia sẻ về tình hình phát triển NLTT tại Việt Nam hiện nay? - Quá trình phát triển NLTT thời gian qua đang đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, sử dụng đất, cơ chế giá điện, công nghệ, nguồn nhân lực, việc làm và nguồn tài chính. Hiện, năng lượng tái tạo toàn cầu phát triển đến một ngưỡng không còn đường lui nữa. Hơn 50% công suất NLTT mới bổ sung 2019 có chi phí sản xuất điện rẻ hơn so với nhà máy điện than mới. NLTT (gió và mặt trời, tích hợp dự trữ trung hạn) đang dần cạnh tranh hơn với các dạng năng lượng hóa thạch ở quy mô thương mại. Nhiều nước chuyển sang áp dụng cơ chế đấu thầu, gọi thầu cạnh tranh để hỗ trợ các dự án điện tái tạo tập trung quy mô lớn, đồng thời tăng cường chú trọng đối với quy mô phân tán. Điện mặt trời (ĐMT) nối lưới đã có 92 dự án đưa vào vận hành với tổng công suất 4.693 MW, 135 dự án ĐMT đã được bổ sung quy hoạch với tổng công suất 13.000 MWp (tương đương 10.000 MW). Dự kiến đến năm 2025, tổng công suất ĐMT là 14.450 MW và năm 2030 là 20.050 MW. ĐMT mái nhà tính đến tháng 6/2019 trên toàn quốc có 24.500 hệ thống với tổng công suất 470 MW, điện gió có 9 dự án đã vận hành với tổng công suất 350 MW. Tổng công suất điện gió đã được quy hoạch là 4.800 MW. Chính phủ cũng đã cho chủ trương bổ sung quy hoạch thêm 7.000 MW. Dự kiến quy hoạch điện gió đến năm 2025 là 6.030 (phương án cơ sở) và 11.630 (phương án cao). Ngoài ra còn có thêm tổng công suất điện sinh khối đã đi vào vận hành là 350 MW. Hiện đang có xu hướng chuyển các loại năng lượng truyền thống, hoá thạch sang sử dụng NLTT. Vậy việc chuyển đổi này có những mặt tích cực nào? - Việc chuyển đổi này sẽ giúp làm giảm thiểu biến đổi khí hậu là lý do chính cho mục tiêu 100% NLTT. Nhưng lợi ích giảm phát thải CO2 không phải động lực duy nhất cho phát triển NLTT. Ở nhiều quốc gia, mục tiêu giảm ô nhiễm không khí và các vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí gây ra - là động lực then năng lượng tái tạo Thúc đẩy kinh tế tư nhân tham gia Năng lượng tái tạo cần vốn đầu tư và chi phí sản xuất thấp, tăng cơ hội tiếp cận điện và cải thiện điều kiện sống cho bà con vùng sâu xa. Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng tái tạo bền vững cần sự chung tay của mọi thành phần kinh tế tham gia. Xanh (GreenID).chốt. An ninh năng lượng cũng là một động lực quan trọng nữa. Việc sử dụng NLTT và nhiên liệu như là một vấn đề an ninh quốc gia và cho sự an toàn của đất nước. An ninh năng lượng cũng đang được xem xét rộng rãi hơn trong bối cảnh tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống năng lượng trước những tác động của biến đổi khí hậu. Chi phí đầu tư cho một số công nghệ NLTT đang giảm nhanh, đặc biệt trong ngành điện. Những đổi mới trong sản xuất và lắp đặt pin năng lượng mặt trời, các cải thiện trong các thiết kế và vật liệu cho tuabin gió và hệ thống lưu trữ nhiệt CSP là một số công nghệ đóng góp vào giảm giá thành tổng thể. Cùng với đó, triển khai NLTT tạo ra nhiều giá trị và việc làm tại địa phương. Đối với các nước có nền kinh tế tăng trưởng thấp trên thế giới, ngành NLTT sẽ cung cấp một giải pháp để tăng thu nhập, cải thiện cán cân thương mại, đóng góp cho phát triển công nghiệp và tạo ra việc làm. Các phân tích cho thấy các nước có khung chính sách NLTT ổn định được hưởng lợi nhiều nhất từ giá trị tại địa phương mà ngành này tạo ra.

pdf72 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển dịch năng lượng sạch, cơ hội và thách thức cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C hu yể n ng ườ i k há c cù ng đ ọc WWw.kinhtemoitruong.vn G iá : 5 0. 00 0 đ ồn g Chuyển dịch NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO MỤC LỤC 6 Kinh tế tuần hoàn: Nền tảng của phát triển bền vững 34 Liên tiếp sạt lở khốc liệt ở miền Trung: Thảm họa đã được báo trước? 40 Vì sao diện tích rừng Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực? 42 Cần có chính sách ưu đãi cho điện rác 54 Xử lý nước thải nông thôn cần được quan tâm đúng mức 58 Báo động tình trạng ô nhiễm rác thải ven biển 60 Bất chấp hiện tượng La Nina, năm 2020 vẫn nóng kỷ lục 62 Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ đi về đâu? 64 Thế giới làm gì để chống rác thải nhựa 66 Biến đổi khí hậu đe dọa tài nguyên nước 68 Chuyển dịch năng lượng tái tạo Cơ hội và thách thức cho Việt Nam 10 “Dồn dập” đầu tư năng lượng tái tạobỏ ngỏ hệ lụy môi trường 14 Xóa bỏ rào cản để phát triển năng lượng xanh bền vững 16 Điện mặt trời nổi - Xu hướng mới củangành công nghiệp năng lượng 20 “Cú hích” lớn cho sự thúc đẩy nănglượng sạch 22 Bảo vệ rừng phòng hộ: Nhiều thách thức 24 Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Trung 25 “Chỉ có rừng tự nhiên mới có năng lực bảo vệ đất đai” 30 Hệ sinh thái vùng biển Việt Nam trướcsức ép biến đổi khí hậu TẠP CHÍ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - SỐ 169 - THÁNG 11/2020 hỉ trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Báo cáo tại Quốc hội hồi tháng 6/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, đến nay, tổng công suất điện mặt trời được quy hoạch khoảng 10.300 MW trong đó đưa vào vận hành hơn 90 dự án với tổng công suất khoảng 5.000 MW, chiếm gần 8,5% công suất lắp đặt của hệ thống điện. Với kỉ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam trở thành một trong những thị trường NLTT sôi động và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Mặc dù tiềm năng phát triển NLTT tại Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên thời gian vừa qua, sự phát triển nhanh chóng, rầm rộ này đã để lại nhiều hệ lụy cho nhà đầu tư và cả môi trường. Trước nhiều tiềm năng cần được đánh giá cụ thể để đưa ra giải pháp phát triển bền vững, Tạp chí Kinh tế Môi trường chọn chuyên đề “Chuyển dịch năng lượng sạch, cơ hội và thách thức cho Việt Nam” trong Tạp chí số 169 – Tháng 11/2020. Thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương có điều chỉnh cần thiết, cụ thể đẩy mạnh dạng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió với nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiềm năng này. Theo Nghị quyết 55 ban hành tháng 2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định Việt Nam sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, tham gia phát triển năng lượng; Loại bỏ tất cả các khoản trợ cấp, độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh và thiếu minh bạch trong lĩnh vực năng lượng. Các chính sách năng lượng và khí hậu lớn gần đây của Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của nước ta trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp xanh. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa sẽ đòi hỏi phải xây dựng các biện pháp để thúc đẩy việc tích hợp hệ thống điện tái tạo, kết hợp học hỏi kinh nghiệm xu hướng công nghệ trong lĩnh vực năng lượng sạch trên thế giới để ứng dụng tại Việt Nam. BAN BIÊN TẬP LỜI TÒA SOẠN NHI�U L�I TH� C�A NĂNG L��NG TÁI T�O Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT). Bộ Công Thương cũng có Quyết định 2023/QĐ- BCT ngày 5/7/2019 phê duyệt Chương trình phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025 và nhiều thông tư hướng dẫn cùng các chương trình kế hoạch triển khai thực hiện. Với cơ chế thông thoáng cùng sự vào cuộc tích cực của Bộ Công Thương, địa phương, các doanh nghiệp và sự hỗ trợ tích cực của ngành điện, chỉ trong vài năm trở lại đây, điện NLTT đã có bước phát triển vượt bậc, đạt trên 5.500 MW. Riêng với điện mặt trời, đã có 5.000 MW đi vào vận hành; trong đó, các dự án quy mô nối lưới đạt khoảng 4.500 MW, điện mặt trời mái nhà đạt trên 31.570 dự án với tổng công suất 657,88 MWp. NLTT đã đóng góp mỗi tháng trên 3 tỉ kWh, chiếm khoảng 10% công suất và 6% sản lượng thương phẩm cả nước. Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhu cầu điện cho phát triển kinh tế từ năm 2021 trở đi vẫn tăng trưởng ở mức cao từ 8-10%/năm. Trong khi đó, nguồn năng lượng sơ cấp trong nước đã tới hạn, dẫn đến phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu than và khí, sắp tới là khí hóa lỏng. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến khô hạn, hồ thủy điện thiếu nước để sản xuất; một số dự án nhiệt điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh bị chậm tiến độ gây áp lực rất lớn đảm bảo nguồn cung điện. Trong bối cảnh đó, việc phát triển nguồn NLTT, nhất là điện gió và điện mặt trời nối lưới, mái nhà được xem là xu hướng tất yếu, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo để phát điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc phát triển nguồn NLTT, vừa bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa tận dụng được nguồn đất hoang hóa không thể canh tác nông nghiệp đối với dự án nối lưới; tận dụng được hàng chục triệu mái nhà của hộ dân, cơ quan, công sở, khu – cụm công nghiệp để lắp đặt điện áp mái; bổ sung kịp thời các nguồn điện đang chậm tiến độ; gia tăng lợi ích kinh Chuyển dịch năng lượng tái tạo Cơ hội và thách thức cho Việt Nam Được đánh giá là một nguồn năng lượng thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch, nhiều chuyên gia nhận định, năng lượng tái tạo là giải pháp tối ưu cho sự khủng hoảng biến đổi khí hậu và Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển QUANG HUY – DOÃN KIÊN tế cho địa phương, doanh nghiệp và tạo việc làm cho người lao động; giúp hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của đất nước; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. NăNG LƯợNG TÁI TẠO - HƯớNG ĐI MớI Chia sẻ thông tin tại hội thảo Biến đổi khí hậu và năng lượng được tổ chức tại Hải Phòng tháng 10/2020, PGS.TS Đặng Đình Thống - Chuyên gia cao cấp NLTT, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam cho rằng: Có thể khẳng định biến đổi khí hậu (BĐKH) đang trở nên ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sự sống toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong số ít quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Một trong các nguyên nhân dẫn tới BĐKH là con người sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch, gây ra phát thải nhà kính quá mức. Để giải quyết vấn đề nhu cầu năng lượng và ứng phó với BĐKH thì không còn cách gì tốt hơn phải phát triển NLTT - nguồn năng lượng sạch và có trữ lượng gần như vô tận như điện gió, điện mặt trời, khí hóa lỏng (KHL). Trong cuộc Tọa đàm Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng các nhà đầu tư về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo ngày 29/10, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, xu hướng phát triển NLTT trên thế giới tiếp tục diễn ra khá mạnh mẽ trong những năm gần đây và tỉ trọng NLTT đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng sản lượng điện sản xuất trên toàn cầu, hiện đang chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, đáng chú ý, tỉ trọng NLTT sản xuất bằng thủy điện (nhỏ) tiếp tục là nguồn NLTT chiếm tỉ trọng cao nhất (50%). “Hiện tượng chạy dự án xuất hiện gần đây cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý. Gần đây chúng tôi có nghe phản ánh một số dự án có hiện tượng lách luật. Chẳng hạn, thời hạn giá điện chốt hết năm nay, một số doanh nghiệp bố trí dự án, chạy dự án cấp phép trước thời điểm hiện hạn. Hay theo quy định Dự án 1.000 MW do địa phương quyết định nên một số doanh nghiệp chia nhỏ dự án để đơn giản hoá khâu cấp phép” – TS. Lực cảnh báo. Bởi thế, theo TS. Lực, đề xuất quy hoạch điện VIII cần được thông qua, ban hành sớm. Để giải bài toán vốn cho các dự án NLTT cần đa dạng hoá nguồn vốn phát triển NLTT bằng cách tranh thủ nguồn vốn xã hội hoá vào lĩnh vực NLTT, trong đó đặc biệt xem xét thúc đẩy tốc độ hoàn thiện hạ tầng truyền tải điện đồng bộ với quy hoạch phát triển các dự án NLTT. Cũng trong buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, cần biến các thí điểm thành cơ chế, chính sách để khuyến khích tư nhân tham gia truyền tải điện gắn với NLTT. Tiếp đến là tăng trách nhiệm của các địa phương cũng như tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra, muốn phát triển điện gió, điện mặt trời cũng cần đặt thêm các ưu tiên thay vì chỉ về giá, như thời gian, chính sách thuế, tín dụng hiện chưa được đề cập. Ưu đãi cũng phải PHÁT TRIểN NLTT LÀ XU HƯớNG KHÁCH QUAN Ông Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn “Phát triển năng lượng sạch: Xu thế và thách thức” tổ chức ngày 18/6, trước những xu hướng về thực hiện tăng trưởng xanh, đảm bảo yêu cầu về môi trường, chất lượng cuộc sống, một số quốc gia đi đầu về phát triển năng lượng tái tạo như Thụy Điển, Đan Mạch, Scotland, Đức. Hay, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu năm 2030 đạt 30% cơ cấu năng lượng tái tạo. Đối với Việt Nam đang phấn đấu cơ cấu NLTT đến năm 2030 đạt 20%, đây là bước tiến lớn trong quy hoạch điện VII. “Hiện nay đang có cuộc đua sử dụng năng lượng tái tạo, đây là xu hướng khách quan, có sức ép cho các nước đi sau đặc biệt là các nước đang phát triển đang đối mặt với thực hiện tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính”, ông Bùi Quang Tuấn nhìn nhận. Vi�t Nam đ��c nh�n đ�nh l� m�t trong nh�ng qu�c gia c� nhi�u thu�n l�i đ� ph�t tri�n ngu�n n�ng l��ng t�i t�o. (�nh: B�o Ch�nh ph�) VẤn đề sự kiện là công suất lớn, vận hành hiệu quả. Một trong những vấn đề quan trọng nữa là Hợp đồng mua bán điện hiện chưa theo chuẩn mực quốc tế khiến ngân hàng khó thẩm định. Cần nghiên cứu chính sách về giá dài hạn, lường định được, tiệm cận quốc tế như thế nào? Khuyến khích nhà đầu tư có năng lực, không làm phong trào, để tránh xảy ra tình trạng xếp hàng đợi ưu đãi. Ngoài ra, hệ thống tiêu chí nhà đầu tư rất quan trọng, ngoài chính sách là ưu đãi cho doanh nghiệp có năng lực như về vốn, các công cụ về kinh tế, về năng lực hỗ trợ, không phải là xin cho mà tư duy “cho người chiến thắng”. TIềM NăNG CầN ĐÁNH THứC Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn năm 2030, tính toán tổng công suất phát triển điện mặt trời đến năm 2025 khoảng trên 14.000 MW và năm 2030 khoảng trên 20.000 MW. Hiện, Việt Nam đã có 82 dự án điện mặt trời với tổng công suất trên 4.400 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia, chiếm khoảng 8,28% tổng sản lượng điện cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 13 dự án đang được hoàn thành với tổng công suất 630 MW, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Chiến lược của Đảng và Nhà nước là khai thác năng lượng sạch nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên quốc gia và vừa chống lãng phí NLTT, năng lượng hóa thạch. PGS.TS Đặng Đình Thống - Chuyên gia cao cấp NLTT, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam cho rằng, đặc thù của NLTT là sự phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (nước, nắng, gió, vị trí địa lý), công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó, để thúc đẩy phát triển NLTT, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá ổn định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ. Với mục tiêu chung là phát triển nguồn NLTT cho sản xuất điện, tăng tỉ lệ điện năng sản xuất từ nguồn NLTT đạt khoảng 7% năm 2020, trên 10% năm 2030. “Thứ nhất cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến mọi người dân về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của việc phát triển và sử dụng NLTT trong quá trình phát triển bền vững, từ đó có những hành động thiết thực đóng góp cho việc phát triển và sử dụng nguồn PHÁT TRIểN NLTT GÓP PHầN GIảM PHÁT THảI KHÍ NHÀ KÍNH TS. Nguyễn Mạnh Hiến, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam: Việt Nam là đất nước sẽ chịu tác động khá trầm trọng của biến đổi khí hậu, lại có tiềm năng nguồn NLTT (thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt) phong phú, trong khi các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước như thủy điện vừa và lớn, than, dầu khí đều ngày càng cạn kiệt và đang biến từ một nước xuất khẩu năng lượng tịnh thành nước nhập khẩu tịnh thì việc tăng cường phát triển các nguồn NLTT có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Việc sử dụng NLTT vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong mục tiêu toàn cầu vừa đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Cần thiết phải xây dựng Luật NLTT. Chính phủ xây dựng và ban hành Chiến lược và Chính sách NLTT quốc gia, tạo cơ sở và các điều kiện pháp lý để thống nhất chỉ đạo cũng như tạo ra sự phối hợp có trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, ban, ngành về phát triển NLTT. PGS.TS Đ�ng Đ�nh Th�ng – Chuy�n gia cao c�p NLTT Hi�p h�i N�ng l��ng s�ch Vi�t Nam. NLTT. Cần thiết phải xây dựng luật NLTT. Chính phủ xây dựng và ban hành Chiến lược và Chính sách NLTT quốc gia, tạo cơ sở và các điều kiện pháp lý để thống nhất chỉ đạo cũng như tạo ra sự phối hợp có trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, ban, ngành về phát triển NLTT. Bên cạnh đó, thành lập Quỹ phát triển năng lượng bền vững sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ phí môi trường đối với nhiên liệu hóa thạch, các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm hỗ trợ tài chính cho hoạt động khuyến khích phát triển NLTT trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường NLTT. Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và hợp tác quốc tế”, PGS.TS Đặng Đình Thống nhấn mạnh. Phát biểu tại Diễn đàn “Phát triển năng lượng sạch: Xu thế và thách thức” tổ chức ngày 18/6 vừa qua tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nêu cụ thể, hiện ngành năng lượng Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho năng lượng sản xuất kinh doanh, đời sống, đóng góp an ninh quốc phòng. Nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua, năm 2007-2017, tăng trưởng 14,6%, riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong giai đoạn 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5-9,5%. Với nhu cầu điện thương phẩm như trên, dự kiến công suất điện 13.000- 14.000 MW. Đến nay, mới có 6.000 MW/năm. Từ nay năm 2030, mỗi năm cần công suất 5.000 -7.000 MW/năm. “Đây là nhiệm vụ thách thức đặc biệt trong bối cảnh Quy hoạch điện VII được điều chỉnh. Mặc dù Quy hoạch này được điều chỉnh từ năm 2016 nhưng trước nhu cầu bảo vệ môi trường, đã phải trì hoãn, hoặc không được xây dựng hoặc chậm tiến độ, trong bối cảnh đó, đáp ứng nhu cầu năng lượng, thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương có điều chỉnh cần thiết, cụ thể đẩy mạnh nhanh hơn dạng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió. Với sự tham mưu của Bộ Công Thương, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy mạnh hơn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió- có rất nhiều tiềm năng”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định. q VẤn đề sự kiện (�nh minh h�a: Internet) Dồn dập đầu tư vào các dự án điện mặt trời, điện gió đã khiến nhiều chủ đầu tư nhanh chóng ngậm “trái đắng”, đồng thời khiến cho lưới điện khu vực bị quá tải một cách nghiêm trọng. Thế nhưng, những vấn đề về tác động môi trường lại chưa có giải pháp cụ thể. M�T TH�I “CH�Y NHANH, PHANH G�P” Chỉ trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Đặc biệt, với kỉ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam trở thành một trong những thị trường NLTT sôi động và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Tính đến nay, nguồn điện mặt trời đã chiếm khoảng 10% công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam. Về hiện trạng phát triển NLTT, ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết tháng 9/2020 tổng công suất lắp đặt điện gió đạt 485 MW, điện mặt trời đạt 5.829 MW, điện sinh khối đạt 169 MW chiếm khoảng 11,2% tổng công suất lắp đặt toàn quốc. Về sản lượng, tính đến hết tháng 9/2020, điện sản xuất từ điện gió đạt 630 triệu kWh, điện mặt trời đạt 7.274 triệu kWh, điện sinh khối đạt 303 triệu kWh chiếm khoảng 4,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn quốc. Có thể nói, những chính sách khuyến khích của Chính phủ về cơ chế giá đã đưa điện mặt trời, điện gió ở Việt Nam sang một trang mới, thu hút hàng trăm nghìn tỉ đồng của các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực vốn rất “kén” nhà đầu tư. Sự tăng trưởng thần tốc nói trên là nhờ cơ chế giá ưu đãi rất hấp dẫn quy định tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích điện mặt trời ngày 11/4/2017, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2017 đến ngày 30/6/2019. Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết, năm 2018, chỉ có 3 nhà máy đóng điện thành công, tuy nhiên con số này tăng lên gần 30 lần sau 6 tháng, tập trung rầm rộ vào tháng 4 và tháng 6/2019, với công suất lắp đặt xấp xỉ 4.500 MW. Riêng tháng 6/2019, tháng cuối cùng trước khi Quyết định 11 hết hiệu lực, có thêm 49 dự án được vận hành. Các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để được hưởng giá ưu đãi lên đến 2.100 đồng/kWh trong vòng 20 năm. Nếu so với giá mua điện từ các nguồn điện như thủy điện (1.000 đồng/kWh), nhiệt điện (1.500 đồng/ kWh), đó là mức giá rất cao, chỉ xếp sau điện khí và điện chạy dầu. Giai đoạn bùng nổ đi qua, sự trầm lắng trở lại trên các công trường dự án điện mặt trời lỡ hẹn với mốc 30/6/2019. Thị trường điện mặt trời đã có sự chững lại đáng kể do chưa có giá mua điện mặt trời mới sau ngày 1/7/2019 và tồn tại "độ vênh" giữa quy hoạch nguồn và lưới điện truyền tải, nhiều dự án buộc phải giảm công suất để bảo đảm an toàn trong vận hành hệ thống điện. Nhiều dự án đang xây dựng dở dang khiến các nhà đầu tư như “ngồi trên đống lửa” do vốn vay lên tới 60-70% mức đầu tư nhưng “lên được lưới hay không thì phải chờ”. Sau khi giá ưu đãi cho điện mặt trời hết thời hạn, cao trào điện gió xuất hiện. Tương tự như điện mặt trời, chỉ sau một thời gian rất ngắn, hàng trăm nhà đầu “Dồn dập” đầu tư năng lượng tái tạo bỏ ngỏ hệ lụy môi trường VƯƠNG LIỄU tư đã đổ xô vào đầu tư nguồn điện này. Mức giá ưu đãi lên tới gần 2.000 đồng/kWh quy định tại quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là lực hút doanh nghiệp vào đầu tư. Tính đến tháng 7/2020 cả nước mới chỉ có 2.688,68 MW điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện (11.800 MW đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch), ngoài số đã hòa lưới và một số đã triển khai thi công, phần lớn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, dự kiến cuối năm 2021 mới hoàn thành. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên sẽ có nhiều dự án điện gió bị chậm tiến độ. Như vậy, mặc dù đến hết tháng 10/2021 cơ chế giá ưu đãi đối với dự án điện gió mới chấm dứt, song từ bây giờ nhiều nhà đầu tư đã nhìn thấy mối nguy cơ hiện hữu... Hệ LụY PHÍA SAU “CơN SỐT” Mặc dù tiềm năng phát triển NLTT tại Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên nhìn lại thời gian vừa qua, sự phát triển nhanh chóng, rầm rộ này đã để lại nhiều hệ lụy cho nhà đầu tư và cả môi trường. Là một trong những doanh nghiệp chịu thiệt hại từ “khoảng trống” của cơ chế giá, ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Du lịch Hoàng Sơn, chủ đầu tư dự án điện mặt trời ở Thanh Hóa chia sẻ với báo chí, đã nhiều ngày ăn ngủ không yên, dự án đứng trước nguy cơ phá sản, do không kịp vận hành thương mại để hưởng giá ưu đãi 2.100 đồng/số. Trong khi đó, từ sau 30/6/2019 đến nay, cơ chế giá điện mặt trời vẫn đang được ban hành. Với dự án năng lượng, lãi vay thường chiếm 60-70% vốn đầu tư, lãi suất phổ biến 10-11% một năm như h