Cơ bản về SQL cho người mới bắt đầu

Đây là bài đầu tiên trong loạt bài về Database và C# của mình. Căn bản SQL cho người lập trình C# Bài này mình giới thiệu cho các bạn các thành phần cơ bản của SQL mà bạn cần biết để có thể viết một chương trình làm việc với cơ sở dữ liệu bằng C#. • Query • Câu lệnh INSERT • Câu lệnh UPDATE • Câu lệnh DELETE • Kiểu dữ liệu T-SQL

doc8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ bản về SQL cho người mới bắt đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ bản về SQL cho người mới bắt đầu Đây là bài đầu tiên trong loạt bài về Database và C# của mình. Căn bản SQL cho người lập trình C# Bài này mình giới thiệu cho các bạn các thành phần cơ bản của SQL mà bạn cần biết để có thể viết một chương trình làm việc với cơ sở dữ liệu bằng C#. · Query · Câu lệnh INSERT · Câu lệnh UPDATE · Câu lệnh DELETE · Kiểu dữ liệu T-SQL SQL là cái gì ? Nếu như bạn đã từng làm việc với hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tất nhiên sẽ biết sử dụng SQL. SQL là ngôn ngữ database chuẩn quốc tế. Bạn có thể dùng SQL để tạo thêm dữ liệu, lấy thông tin, thay đổi hay xóa dữ liệu (và nhiều thứ khác). Tóm lại, SQL tiếng Anh là “Structured Query Language”, ngôn ngữ có cấu trúc.Được phát triển từ những năm 70, được IBM sáng tạo ra và gọi với tên là : SEQUEL “Structured English Query Language”, sau này được thay đổi đi một chút gọi là SQL nhưng có khác với SEQUEL, cần tránh nhầm lẫn. SEQUEL hiện được sử dụng trong hệ thống của IBM. Về cách phát âm, trong thế giới của Microsoft và Oracle gọi là “sequel” ( xi-quờ ). Còn trong khu vực làm việc với DB2 và MySQL thì hay gọi là “ess cue ell” ( ét-kiu-eo ). Các bạn thích gọi thế nào cũng được, tùy ..Tớ thì hay gọi nó là “ess cue ell”. Bắt đầu về SQL cấu trúc và query. Yêu cầu cần thiết để thực hiện các thao tác trong bài viết này : 1. Microsoft Visual C# 2005 Express Edition 2. Microsoft SQL Server 2005 Express Edition 3. Cài đặt thêm : MS SQL Server Management Studio 2005 Express 4. Database : Northwind Các bạn có thể download free trong trang Downloads của Microsoft. Sau đó cài đặt tất cả và bắt đầu vào thao tác trong database. Lấy dữ liệu (RETRIEVING DATA) Một query của SQL dùng để lấy thông tin từ database. Dữ liệu được chứa trong các hàng (rows) của bảng (tables). Hàng (Rows) gồm một nhóm các cột (Columns) chứa dữ liệu tương ứng. Biểu thức query lấy dữ liệu có cấu trúc : · Một danh sách SELECT (lựa chọn), tại vị trí các cột được gọi để lấy dữ liệu chỉ định. · Một mệnh đề WHERE, xác định bảng (tables) cần truy cập để lấy dữ liệu. Bây giờ những từ nào tiếng Anh cần thiết thì tớ viết tiếng Anh nhé để khi lập trình đỡ bị loạn giữa Anh và Việt. Khi viết các query SQL thì viết hoa, đơn giản là để xác định nó là từ khóa của SQL; SQL không phân biệt chữ hoa chữ thường cho nên nếu viết thường không ảnh hưởng gì cả; chẳng qua viết hoa tránh nhầm lẫn. Cái này theo chuẩn lập trình ANSI để phân biệt thôi. Viết một query đơn giản MÃ: CHỌN TẤT CẢ SELECT     * FROM Employees; Dấu * nghĩa là lấy dữ liệu của tất cả các cột nằm trong bảng. Khi thực thì (! Execute) query này trong “Northwind” thì sẽ thu được tất cả các hàng và cột nằm trong ‘Employees’ Table. Chú ý: khi bạn làm việc với cơ sở dữ liệu của SQL Server 2k5 thì dùng GUI dễ xác định các thành phần và đặc điểm của cấu trúc khi làm việc với cơ sở dữ liệu. Query có thể hiểu là làm việc theo kiểu code. Thực tế để code với cơ sở dữ liệu một cách chuẩn thì câu lệnh sẽ rất phức tạp và tốn nhiều dòng (có khi lên đến hàng trăm dòng code. Nếu bạn chưa biết thực thi (! Execute) query như thế nào thì làm như sau : 1. Mở Mircrosoft SQL Server Management Studio 2005 Express ra. 2. Chọn db ‘Northwind’. 3. Chọn nút ‘New Query’ trên Toolbar (thanh công cụ). 4. Viết query vào. 5. Phải chuột và chọn ‘! Execute’. 6. Sẽ thấy kết quả tại tab ‘Results’ ngay bên dưới phần mà bạn vừa code query xong. Giải thích câu query Câu query vừa thực hiện là : MÃ: CHỌN TẤT CẢ SELECT * FROM Employees; Nghĩa là : lấy dữ liệu của tất cả các cột các hàng của bảng ‘Employees’. Hoặc là : lấy tất cả dữ liệu có trong bảng ‘Employees’. Giả sử muốn lấy dữ liệu của một số columns thôi vì có nhiều cột không cần thiết, lấy vào chỉ tốn tài nguyên khi thực thi thì query như sau : Code: MÃ: CHỌN TẤT CẢ SELECT     ,     ,     ….     FROM     Employees; Trong đó là tên column bạn cần lấy dữ liệu. Chẳng hạn tớ chỉ muốn lấy tên của nhân viên trong bảng ‘Employees’ thôi thì query như sau : Code: MÃ: CHỌN TẤT CẢ SELECT     Lastname FROM      Employees; Hoặc lấy số ID của nhân viên và họ tên của nhân viên : Code: MÃ: CHỌN TẤT CẢ SELECT     employeeid,     firstname,     lastname FROM     Employees; Giảm bớt số lượng dữ liệu không cần thiết sẽ rất tiết kiệm tài nguyên khi bạn làm việc với một cơ sở dữ liệu lớn, đồ sộ. Mệnh đề WHERE Yếu tố thêm trong query này là WHERE để xác định hàng có tính chất nào đó. Cấu trúc câu lệnh : Code: MÃ: CHỌN TẤT CẢ WHERE Trong đó : là tên 2 cột với toán tử so sánh ‘operator’. Thử dùng WHERE trong câu query vừa viết xong nhé : Code: MÃ: CHỌN TẤT CẢ SELECT      employeeid,     firstname, lastname FROM     Employees WHERE      country = ‘USA’; Rồi, ấn F5 để thực thi query hoặc phải chuột->! Execute ^_^! Chú ý: nếu là string thì phải để trong dấu ‘ như ở trên. Toán tử so sánh của mệnh đề WHERE Chú ý: trong chuẩn SQL không có toán tử ‘!=’; chỉ áp dụng với kiểu dữ liệu T-SQL. Toán tử LIKE Toán tử này đưa ra kết quả theo kiểu pattern cho trước (cái này liên quan Regular Expression). Ví dụ Code: WHERE Title LIKE ‘Sale%’  Sẽ lấy ra tất cả các hàng nào có cột có tiêu đề bắt đầu với cụm từ Sale , có thể là ‘Sale’ , ‘Sale0’,’Saleman’…… Có 4 trường hợp để xác định pattern : · % : bất cứ kí tự hoặc một nhóm nào đều hợp lệ kể cả rỗng (empty). · _ : một kí tự bất kì . Ví dụ : LIKE ‘_ales’ có thể là : Sales,Bales,Cales…nhưng chỉ 1 kí tự. · [ ] : Một vài kí tự xác định cho phép là hợp lệ. Ví dụ: LIKE ‘[bs]ales’ thì chỉ có 2 kết quả là : bales và sales. · [^] : kí tự không phải nhóm kí tự xác định. Ví dụ : [^a-h] thì không lấy kí tự nào từ a đến h. Cái này giống hệt Regular Expression nha.  Đôi lúc bạn sẽ thấy những cột chẳng có giá trị gì được gắn cho nó cả, ta gọi là NULL (column is NULL). Vì vậy có toán tử giúp ta xác định các giá trị này : Toán tử IS NULL và IS NOT NULL · IS NULL : Cho phép lấy ra hàng có cột chẳng có giá trị gì. Ví dụ : WHERE Region IS NULL  · IS NOT NULL : Cho phép lấy ra hàng có cột có giá trị. Ví dụ : WHERE Region IS NOT NULL Một query đúng : Code: MÃ: CHỌN TẤT CẢ SELECT * FROM Employees WHERE Region IS NULL; Một query sai : Code: MÃ: CHỌN TẤT CẢ SELECT * FROM Employees WHERE Region = NULL; Tại sao sai ? Sai vì chẳng có cái gì ‘= NULL’ cả . Sai toán tử. Toán tử BETWEEN và IN Nhiều lúc muốn lấy kết quả trong một khu vực mình muốn thu hẹp lại (range), ước chừng khoảng thế nào đó. Ta dùng BETWEEN và IN · BETWEEN : trả về true nếu giá trị nằm trong một khoảng. Ví dụ : WHERE extension BETWEEN 400 AND 500  Lấy hàng có cột ‘extension’ có giá trị trong khoảng 400 và 500 · IN : trả về true nếu giá trị nằm trong một danh sách (list). Danh sách có thể là một query con (sub-query) Ví dụ : WHERE city IN (‘Seattle’, ‘London’)  Lấy hàng có cột ‘city’ mang giá trị là ‘Seattle’ và ‘London’. Toán tử Logic : AND – NOT – OR · AND : ví dụ : WHERE ( title LIKE ‘Sale%’ AND lastname = ‘Peacock’ ) · NOT : ví dụ : WHERE NOT ( title LIKE ‘Sale%’ AND lastname = ‘Peacock’) · OR : ví dụ : WHERE ( title = ‘Anh Tuấn’ OR title = ‘Pete’ ) Cái này dễ hiểu khỏi giải thích. ^^! Sắp xếp dữ liệu Khi lọc ra được các dữ liệu muốn tìm nhưng mà nó không theo trật tự nào cả. Bạn muốn kết quả thu được tự sắp xếp theo một hướng nào đó để bạn dễ hiểu dễ nhìn. Dùng mệnh đề ORDER BY Cấu trúc :  Code: MÃ: CHỌN TẤT CẢ ORDER BY [ASC | DESC] {, n}  ·    ASC : Ascending ·    DESC : Descending Nếu bạn không có ASC hay DESC thì mặc định (default) là ASC Query chung mẫu : Code: MÃ: CHỌN TẤT CẢ SELECT FROM WHERE ORDER BY ASC | DESC Bây giờ sử dụng những cái đã biết ở trên vào làm vài query phức tạp chơi nhé ^&^! Viết Query phức tạp Bây giờ tớ muốn : · Lấy các đơn đặt hàng (orders) được nhận bởi nhân viên có id là 5 (employeeid = 5 ) · Đơn đặt hàng chuyển tới Pháp (France) hoặc Brazil. · Chỉ lấy thông tin : OrderID, EmployeeID, CustomerID, OrderDate và ShipCountry. · Sắp xếp theo nước nhận hàng và ngày đặt hàng Hooooohohohoo…Nghe phức tạp chưa..Đọc mù mắt, đếch ra cái gì  Mở New Query và dùng code sau : Mã chọn tất cả SELECT     Orderid,     Employeeid,     Customerid,     Orderdate,     Shipcountry, FROM     Orders WHERE     Employeeid = 5     AND     Shipcountry IN ( ‘Brazil’ , ‘France’) ORDER BY     Shipcountry ASC,     Orderdate ASC Bạn sẽ thu được 10 hàng có kết quả tương ứng nha. Kết thúc mục lấy dữ liệu từ database.  Chèn thêm dữ liệu (INSERTING DATA) Bạn đã biết cách lấy dữ liệu từ db bây giờ phải biết thêm chèn thêm dữ liệu vào db nữa chứ. Để thêm dữ liệu vào dùng câu lệnh ‘INSERT’. Rất đơn giản không phức tạp lắm vì khi thêm dữ liệu đâu cần phải lọc,sắp xếp phân loại nên không xài WHERE và ORDER BY khi thêm dữ liệu. Cấu trúc câu lệnh INSERT : MÃ: CHỌN TẤT CẢ INSERT INTO    ( , ,… , ) VALUES    ( ,, …, <value-N) Bây giờ thử nha. Mở thằng ‘Northwind’ rấu đó chọn bảng ‘Shippers’. Cột đầu tiên là ‘ShippersID’ là khóa của bảng này. Tiếp theo là ‘CompanyName’ và ‘Phone’ Ta thử thêm một người ship hàng : MÃ: CHỌN TẤT CẢ INSERT INTO shippers    ( CompanyName, Phone ) VALUES     ( ‘CongDongCViet.COM’, ‘000-123456’); Sau đó run query này, có một Message trong reporting “ (1 row(s) affected “. Sau đó xem lại table ‘Shipper’ thì có thêm một hàng mới (new row) mà ta vừa chèn vào bảng xong.  Kết thúc mục chèn thêm dữ liệu vào database. ***Monkey D Lufy*** mr.quan.ctk32 Thành viên cấp 3 Bài viết: 57 Ngày tham gia: Thứ 4 17/08/11 7:10 Đến từ: nghệ an Cảm ơn: 0 lần Được cảm ơn: 5 lần Re: Cơ bản về SQL cho người mới bắt đầu gửi bởi mr.quan.ctk32 » Thứ 7 03/09/11 11:19 Thay đổi dữ liệu (UPDATING DATA) Bây giờ một việc quan trọng là thay đổi dữ liệu. ta dùng câu lệnh ‘UPDATE’. Khi làm việc với câu lệnh ‘UPDATE’ nên rất cẩn thận vì sự thay đổi sẽ có tác dụng ảnh hưởng tất cả các hàng trong mệnh đề WHERE; bạn nên chú ý điều này. Cấu trúc câu lệnh UPDATE MÃ: CHỌN TẤT CẢ UPDATE SET     = ,     = ,    …,     = WHERE Vừa nãy khi chèn thêm dữ liệu ta thêm vào một hàng, hàng đó có ‘ShipperID = 4’ với CompanyName = ‘CongDongCViet.COM’; bây giờ ta đổi cái CompanyName thành ‘Pete – Vo Danh Tieu Tot’ nhé ^~^! MÃ: CHỌN TẤT CẢ UPDATE shippers SET    CompanyName = ‘Pete – Vo Danh Tieu Tot’ WHERE    ShipperID = 4 Thấy reporting “ (1 row(s) affected) “. Refresh table thấy sự thay đổi ngay. Đơn giản nhưng rất cẩn thận với câu lệnh này nhé. Kết thúc mục thay đổi dữ liệu trong database.