Cơ chế gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam

1. Mở đầu Truyện cười dân gian Việt Nam là bộ phận văn học có vị trí quan trọng và liên tục khẳng định vững chắc đặc trưng một thể loại riêng. Các truyện cười luôn tồn tại với tư cách sản phẩm hoàn chỉnh của hoạt động giao tiếp bằng lời, tiếng cười của nó có liên hệ chặt chẽ với các hiện tượng ngôn ngữ. Bản chất cái hài này cũng được tri nhận thông qua nhiều cơ chế tâm lý phức tạp; những cơ chế này, đến lượt mình, thúc đẩy sự triển khai thành những cơ chế ngôn ngữ riêng phục vụ trong địa hạt truyện cười. Nghiên cứu các cơ chế gây cười như thế có ba tác dụng: 1) hỗ trợ tiếp nhận truyện cười ở các chiều sâu nhất định; 2) trong một chừng mực giúp tự sáng tác và hỗ trợ đánh giá những truyện cười chưa được nghe, chưa được đọc; 3) phục vụ công tác giáo dục: cung cấp tri thức và tăng cường hiệu quả thụ đắc tri thức qua bài học. Ngữ liệu khảo sát: Tiếng cười dân gian Việt Nam [5] (nguồn chính); Tinh hoa văn học dân gian người Việt – Truyện cười (ba quyển) [11]

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2010 – 2011 225 CƠ CHẾ GÂY CƯỜI TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM Phan Ngọc Trần (SV năm 4, Khoa Ngữ văn) GVHD: PGS.TS Hoàng Dũng 1. Mở đầu Truyện cười dân gian Việt Nam là bộ phận văn học có vị trí quan trọng và liên tục khẳng định vững chắc đặc trưng một thể loại riêng. Các truyện cười luôn tồn tại với tư cách sản phẩm hoàn chỉnh của hoạt động giao tiếp bằng lời, tiếng cười của nó có liên hệ chặt chẽ với các hiện tượng ngôn ngữ. Bản chất cái hài này cũng được tri nhận thông qua nhiều cơ chế tâm lý phức tạp; những cơ chế này, đến lượt mình, thúc đẩy sự triển khai thành những cơ chế ngôn ngữ riêng phục vụ trong địa hạt truyện cười. Nghiên cứu các cơ chế gây cười như thế có ba tác dụng: 1) hỗ trợ tiếp nhận truyện cười ở các chiều sâu nhất định; 2) trong một chừng mực giúp tự sáng tác và hỗ trợ đánh giá những truyện cười chưa được nghe, chưa được đọc; 3) phục vụ công tác giáo dục: cung cấp tri thức và tăng cường hiệu quả thụ đắc tri thức qua bài học. Ngữ liệu khảo sát: Tiếng cười dân gian Việt Nam [5] (nguồn chính); Tinh hoa văn học dân gian người Việt – Truyện cười (ba quyển) [11]. 2. Các vấn đề nền tảng 2.1. Con đường nắm bắt cơ chế (ngôn ngữ) gây cười và các vấn đề tâm lý nền tảng Tính hài là một phạm trù bao hàm toàn diện các đối tượng, sự kiện có tiềm năng gây ra tiếng cười. Dù không có một quan hệ hai chiều giữa tính hài (hiện tượng tinh thần) và tiếng cười (ngoại biểu sinh lý học thần kinh) nhưng để đơn giản hóa trong trình bày, ở đây ta chấp nhận sự tương đương tạm thời giữa ý niệm “gây tiếng cười” và “có/tạo (được) tính hài”. Người viết đề xuất ba bước thử nghiệm nắm bắt cơ chế gây cười, tương đương với việc trả lời ba câu hỏi: 1) nắm bắt bối cảnh phát sinh tiếng cười (Người ta cười khi nào?), 2) nắm bắt cơ chế tâm lý (Tại sao người ta cười?) và 3) vận dụng cơ chế ngôn ngữ (Làm thế nào để người ta cười?). Theo con đường này, trước tiên ta phải hiểu được các ý niệm căn bản về ba cơ chế tâm lý đóng vai trò chủ đạo trong khoa nghiên cứu tính hài: cơ chế bất tương hợp - giải quyết (ta cười khi nhận thức sự xung đột giữa cái được mong đợi và cái thực sự xảy ra), cơ chế ưu thế (ta cười khi thấy người khác yếu thế hơn ta), cơ chế khuây khỏa (ta cười để phóng thích nguồn năng lượng sinh ra từ các cấm đoán theo chuẩn xã hội). Ba lý thuyết này cùng nhằm lý giải nguyên do tiếng cười, dù rõ là không lý thuyết nào dành riêng đề cập địa hạt truyện cười. Trong phạm vi khảo sát đề tài, nếu cơ chế bất tương hợp có thể xử lý nguyên cớ tiếng cười hình thành từ, ví dụ, “độ lệch” đáng kể giữa nội dung - hình thức thì cơ chế ưu thế và khuây khỏa lại lý giải tiếng cười như một dạng thức vũ khí mang bản chất công kích, nhạo báng các đối Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 226 tượng (tiêu cực) để sau đó mang lại niềm sảng khoái trong thỏa mãn các cấm kỵ chế định theo lệ thường xã hội. 2.2. Mô hình tách rời đồng vị tính và một số đặc trưng của văn bản truyện cười (dân gian Việt Nam) Ở phần này, một số thành tựu trong nghiên cứu mô hình tách rời đồng vị tính (isotopy disjunction model) do Greimas khởi xướng được đề cập nhằm hỗ trợ cái nhìn đa diện và có chiều sâu (ở chừng mực nhất định) về văn bản truyện cười. Những kiến thức này đến lượt mình cũng giúp nhận dạng, phân chia và đánh giá hiệu quả các cơ chế tạo tính hài trên bình diện ngữ học. 2.2.1. Lý thuyết về đồng vị (isotopy) và mô hình tách rời đồng vị tính Greimas phát biểu: “Qua đồng vị ta nhận thức được một bộ lặp lại các phạm trù nghĩa học tạo nên cách lý giải bất biến của văn bản [] Với thuật ngữ đồng vị, chúng tôi muốn nói khái quát đến một bộ các phạm trù nghĩa học lặp lại, làm cơ sở cho diễn ngôn đang được xem xét” [1, tr. 76]. Groupe µ đề xuất xác định lại quá trình tìm ra đồng vị trong một văn bản nhất định là sự kết hợp của hai bộ các ý nghĩa khả hữu cho các đơn vị bao hàm trong đồng vị. Sau khi điểm qua các loại đồng vị, Eco kết luận đồng vị là “một thuật ngữ bao hàm trùm phủ lên nhiều hiện tượng khác biệt”, là “tính cố định trong đi vào một chiều hướng mà một văn bản thể hiện khi phục tùng những quy tắc của mạch lạc trình bày”. Nói cách khác, khi tham gia vào quá trình quyết định chủ đề của văn bản mà người nghe/người đọc đang phân tích, họ phải sử dụng một lượng các công cụ ngữ học và luận học; một số trong những công cụ này được liên hệ trực tiếp với cái gọi là đồng vị. Attardo đề xuất đánh đồng các đồng vị nghĩa học (semantic isotopies) với ý nghĩa của văn bản. [1, tr. 80-81] 2.2.2. Cấu trúc văn bản truyện cười theo lý thuyết tách rời đồng vị tính Mô hình ba chức năng của văn bản Morin tái cấu trúc một chuỗi tương đương với “những tính chất bất biến của cấu trúc” với sự hiện diện của ba yếu tố tự sự (narrative elements) – ba “chức năng” (functions): a) Bình thường hóa (normalization): đặt nhân vật vào cảnh huống cụ thể (hiện thực hóa bằng khúc đoạn giới thiệu nhân vật, cảnh huống và trên đại thể thiết lập bối cảnh các sự kiện được tường thuật với mục đích “thực thi chức năng như cái nền/ bối cảnh cho bộ phận đối thoại”; b) Móc cài (interlocking): thiết lập câu hỏi/ vấn đề để giải quyết (mang tính hội thoại, tạo lập mong đợi, đưa ra nhu cầu cần giải quyết trong truyện, thường chứa đựng yếu tố nối kết giúp chuyển đổi giữa hai ý nghĩa một văn bản truyện cười đặc trưng ngôn ngữ); c) Tách rời (disjunction): giải quyết vấn đề một cách khôi hài (xuất hiện cuối văn bản, chứa đựng yếu tố tách rời gây một chuyển đổi từ ý nghĩa nghiêm túc sang ý nghĩa hài, chịu trách nhiệm về hiệu ứng gây cười của văn bản). Văn bản truyện cười là kết quả của chuỗi móc nối ba chức năng tường thuật, ba chức năng này có mối quan hệ ít nhiều tương ứng với ba phân đoạn của hoàn cảnh Năm học 2010 – 2011 227 (phân đoạn đầu, phân đoạn nút, phân đoạn kết thúc) trong phân tích cấu tạo truyện cười từ quan điểm thi pháp học [8, tr. 249]. Rõ ràng, tiếng cười chưa chắc đã có thể sản sinh (một cách tối đa) chỉ dựa vào những tính chất có tiềm năng gây cười, như Đỗ Bình Trị nhận xét: “Nhưng bản thân thói xấu chưa đủ gây ra cái cười. Chẳng hạn, nếu kể rằng: Xưa, có một anh keo kiệt, keo kiệt lắm, keo kiệt kinh khủng, keo kiệt đến mức coi đồng tiền hơn cả tính mạng mình, v.v thì chẳng ai nhếch mép. Người ta phải tạo ra một hoàn cảnh thích hợp để mâu thuẫn tiềm tàng bộc lộ dưới dạng cái ngược đời” [8, tr. 244]. Các hoàn cảnh kích hoạt tiếng cười như thế là phong phú và không dễ để quy về các tiểu loại, nhưng nhìn bao quát đều chịu sự chi phối của ba chức năng tường thuật. Quá trình khử mơ hồ và tổ chức tuyến tính của văn bản Trên đại thể, tính mơ hồ trong ngôn ngữ có thể xem điều bản chất hơn là một biệt lệ. Tuy vậy các phát ngôn (trong hành chức) không hẳn luôn mơ hồ/thiếu rõ ràng bởi ngữ cảnh (cả ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh tình huống) sẽ kéo độ mơ hồ của phát ngôn xuống đến bằng không/mức chấp nhận được trên phương diện dụng học cho giao tiếp). Ta gọi đây là hiện tượng khử mơ hồ. Quá trình khử mơ hồ một câu (thành tố cấu thành văn bản) xuất hiện khi một lựa chọn tích cực được tạo ra giữa các ý nghĩa khác nhau của các đối tượng từ vựng tạo thành nó. Ý nghĩa cho câu được xác định sau khi một bộ các lựa chọn mạch lạc (đồng vị) được tập hợp hoàn tất. Quá trình khử mơ hồ văn bản hoạt động theo dạng thức tuyến tính. Ta biết rằng tín hiệu ngôn ngữ có bản chất tuyến tính, văn bản được tạo lập cùng bản chất tuyến tính, sự khử mơ hồ lại là một thủ tục lĩnh hội văn bản, do đó quá trình khử mơ hồ cũng phụ thuộc vào một thủ tục nắm bắt dần các yếu tố nối tiếp nhau trong không gian và thời gian. Sự trình bày tuyến tính tương đương với sự trình bày truyện cười trên một trục thời gian, ở đó các đối tượng bộ phận (bất kể bản chất) được xử lý từng yếu tố một, liên tục nhau trong một chuỗi mạch lạc [12, tr. 329]. Nhận thức được bản chất tuyến tính như thế, ta phân biệt hai thời đoạn trong thủ tục khử mơ hồ văn bản: ở phần đầu quá trình, một đồng vị/ý nghĩa thứ nhất (S1) được thiết lập cho đến khi người nghe bắt gặp yếu tố nào đó gây ra con đường chuyển di từ ý nghĩa thứ nhất sang một ý nghĩa thứ hai (S2) có nét đối lập với ý nghĩa thứ nhất. Yếu tố gây ra con đường chuyển di từ S1 sang S2 gọi là “yếu tố tách rời” (disjunctor); nó tương đương với “điểm chuyển cấu trúc thông tin” sẽ trình bày bên dưới. Yếu tố tách rời hoạt động trong quan hệ mật thiết với “yếu tố nối kết” (connector). Trong khi yếu tố tách rời tạo nên con đường chuyển di từ S1 sang S2 thì yếu tố nối kết tạo điều kiện cho sự đồng tồn tại của S1 và S2 trước đó. Vì yếu tố nối kết chỉ xuất hiện trong những trường hợp truyện có bao hàm các hiện tượng đặc thù như chơi chữ, không phải là yếu tố bất biến trong bất cứ văn bản truyện cười nào, ta thử đưa ra một phân chia (tương đối) cho hai tiểu loại trong truyện cười: 1) Truyện cười đặc trưng ngôn ngữ (verbal joke) và 2) truyện cười không đặc trưng ngôn ngữ (referential joke). Loại thứ nhất dựa trên ý nghĩa của văn bản và không liên quan đến đặc trưng riêng của các đơn vị từ vựng (hay của các đơn vị khác trong Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 228 văn bản), trong khi loại thứ hai ngoài dựa trên ý nghĩa của các yếu tố trong văn bản còn liên quan đến các đặc trưng riêng của ngôn ngữ được sử dụng. Mô hình tách rời đồng vị tính sẽ áp dụng cho tiểu loại 1), với tiểu loại 2) ta gắn với lý thuyết về cấu trúc thông tin được V. Raskin đề xuất. Giữa hai lý thuyết có những đặc trưng chung vì cùng xuất phát từ mô hình tâm lý học bất tương hợp - giải quyết, sự tách biệt để áp dụng riêng là ít nhiều mang tính chủ quan và cũng nằm trong một ý định thử nghiệm. Trong phạm vi ngữ liệu khảo sát (chính), ta thống kê được 54/230 truyện cười đặc trưng ngôn ngữ (23.48%) và 176/230 truyện cười không đặc trưng ngôn ngữ (76.52%). 3. Các cơ chế (ngôn ngữ) gây cười phổ quát 3.1. Cơ chế nối kết – tách rời Đây là cơ chế đặc thù cho tiểu loại truyện cười đặc trưng ngôn ngữ. Như đã trình bày, ta phân biệt hai thời đoạn trong quá trình khử mơ hồ một văn bản truyện: thời đoạn thiết lập đồng vị/ý nghĩa thứ nhất (S1) và thời đoạn chuyển di sang một ý nghĩa thứ hai (S2) có nét đối lập với S1 thông qua yếu tố tách rời. Nếu yếu tố tách rời của truyện cười không đặc trưng ngôn ngữ có thể xuất hiện mà không cần một chuẩn bị đặc biệt thì truyện cười đặc trưng ngôn ngữ lại tiền giả định yếu tố nối kết được từ vựng hóa. Theo Morin, một yếu tố nối kết là bất cứ khúc đoạn nào của văn bản có thể được gán cho hai cách lý giải khác biệt [1, tr. 96]. Yếu tố tách rời gây ra con đường chuyển di từ một khả năng hiện thực hóa của yếu tố nối kết sang một khả năng hiện thực hóa khác mà trước đó bị loại bỏ trong tiến trình lựa chọn bên trong tư duy người tiếp nhận. Ví dụ: (1) BÁC TÌM GÌ? Tết gần đến, hai vợ chồng bác nông dân nọ ra tỉnh để mua mấy món đồ cần dùng. Chợ tỉnh, phiên giáp tết, người đông nghịt. Đi loanh quanh được vài dãy hàng, ông chồng bị lạc mất vợ. Ông ta cố tìm, hết quán hàng nọ đến quán hàng kia. Một cô bán hàng thấy ông ta ngó bên này nhìn bên kia, hỏi: - Bác tìm gì? - Vợ tôi vừa mất! - Thế thì mời bác đi theo tôi, chỗ tôi bán đồ tang đấy! [11, tr. 59] Trong ví dụ này, từ đa nghĩa mất thực hiện vai trò yếu tố nối kết. Ngữ cảnh câu chuyện cho ta S1 là (động từ) “không có, không thấy, không tồn tại (tạm thời hay vĩnh viễn) nữa” [9, tr. 622], tức tương đương với lạc3 (động từ) “bị mất đi (có thể chỉ là tạm thời), vì ở đâu đó mà tìm không thấy” [9, tr. 535]. Trong khi đó, khúc đoạn thông tin có chứa yếu tố đồ tang đã định hướng lại sự giải thích cho yếu tố nối kết, tức tạo lập con đường chuyển di sang một S2 cho mất với nghĩa (động từ) “không còn sống nữa, chết (hàm ý thương tiếc)” [9, tr. 622]. Tất nhiên sự chuyển di này không đồng nghĩa với việc xem S2 là ý nghĩa tối hậu cho yếu tố nối kết. Để một phát ngôn có hai nghĩa, cả hai ý nghĩa phải hiện diện cùng lúc. Yêu cầu này tiềm năng thực hiện được bởi các đơn vị ngôn ngữ có tính chất cố hữu là mơ hồ. Năm học 2010 – 2011 229 Tuy nhiên, việc duy trì tính chất này đến cuối quá trình xử lý văn bản đi ngược lại chức năng chống mơ hồ của ngữ cảnh. Để cho một phát ngôn vẫn giữ được tính mơ hồ, các truyện cười phải đặt nằm ở tầng hàm ẩn một số thông tin có tiềm năng “gây đe dọa”. Đây là trường hợp yếu tố nối kết - yếu tố tách rời phân biệt. Trong quá trình khảo sát ngữ liệu, ta cần phân biệt hai tiểu loại này, về bản chất chúng có những nét đặc trưng riêng mà cái nhìn nhập chung là thiếu thỏa đáng. Trong trường hợp yếu tố nối kết - yếu tố tách rời phân biệt, ngữ cảnh hầu như không hỗ trợ thông tin gì ít nhiều gợi mở về yếu tố tách rời và S2. Vì hai yếu tố phân biệt nên trong quá trình xử lý tuyến tính văn bản, người tiếp nhận phải bắt gặp trước đó yếu tố nối kết với một S1 dễ thấy được kích hoạt từ ngữ cảnh. Tiếp đó là một khoảng gián đoạn trước khi người lĩnh hội tìm thấy yếu tố tách rời và trích xuất được S2. Chính thời đoạn này giúp củng cố niềm tin người lĩnh hội vào cái được mong đợi (S1) để sau đó lại nhận ra một “độ lệch” giữa nó và cái thực sự xảy ra trong khúc đoạn ngôn ngữ hàm chứa yếu tố tách rời. Tiếng cười bật lên từ sự bất ngờ đó, và độ lệch càng lớn thì hiệu quả gây cười càng cao. Đây là trường hợp mà ví dụ (1) minh họa. Trường hợp thứ hai, ta xem như biến thể từ trường hợp thứ nhất, yếu tố nối kết – yếu tố tách rời không phân biệt. Ở trường hợp này hai yếu tố là trùng nhau, những ý niệm về S2 được lĩnh hội bởi các dự báo xuất phát từ ngữ cảnh. Điều kiện để một truyện cười đặc trưng ngôn ngữ có hai yếu tố trùng nhau là cần có những chỉ dẫn từ trước cho sự xuất hiện của một S2 cùng một số ý niệm phổ quát về nó. Nếu không như vậy, người tiếp nhận khó có cơ sở để xác định một ý nghĩa thứ hai cho câu chuyện. Độ lệch được tạo ra trong trường hợp này là độ lệch giữa hai ý nghĩa có tiềm năng đồng tồn tại trong văn bản, tức cả hai đều có năng lực lý giải thỏa đáng cho sự mạch lạc cốt truyện. Hai ý nghĩa đó, một được kích hoạt từ ngôn cảnh của khúc đoạn ngôn ngữ hàm chứa hai yếu tố trùng nhau (S1), một được kích hoạt từ ngữ cảnh phổ quát làm nền cho câu chuyện tiến triển (S2). Ví dụ dưới đây sẽ là minh họa cho trường hợp thứ hai này. Ví dụ: (2) QUAN SẮP ĐÁNH BỐ Một anh lính lệ tính cương trực, thấy quan huyện làm nhiều điều trái mắt, thường hay chế nhạo. Quan vẫn định bụng trị. Một hôm có người đến vu cho anh ta ăn tiền ở ngoài chợ. Quan mừng thầm có dịp báo thù, liền cho đi bắt về. Anh lính lệ về, dắt cả thằng con đi theo. Quan vừa trông thấy, đập bàn, thét: - Đánh! Đánh! Đánh cho nó chừa cái tật ăn hối lộ đi! Anh lính lệ ngoảnh lại thủng thỉnh bảo con: - Con đứng lui ra, quan sắp đánh bố đấy! Trong trường hợp này, hai ý nghĩa cụ thể cho bố sẽ là 1) danh từ thân tộc, ám chỉ “cha của quan”, 2) danh từ thân tộc lâm thời dùng làm từ xưng hô trong mối quan hệ với người con. Theo ngữ cảnh trực tiếp làm nền cho phát ngôn anh lính, ta hướng về ý nghĩa 2) bằng một suy nghĩ đơn thuần. Tuy nhiên, nhìn toàn thể từ đầu câu chuyện, yếu tố thông minh và lòng can đảm của anh lính được đề cao thông qua hàm ý công kích Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 230 tên quan huyện, hướng người lĩnh hội đến ý nghĩa 1). Như thế, ở truyện này, yếu tố nối kết và yếu tố tách rời đồng tồn tại trong một yếu tố ngôn ngữ, bên cạnh đó là sự chấp nhận cả hai ý nghĩa khả hữu được trích xuất từ yếu tố này. 3.2. Cơ chế đối lập cấu trúc thông tin (script opposition) Raskin đưa ra giả thuyết chính cho Lý thuyết cấu trúc thông tin nghĩa học về tính hài (SSTH): “Một văn bản có thể được mô tả như một văn bản truyện cười nếu cả hai điều kiện sau đều được thỏa mãn: i) Văn bản phù hợp, hoàn toàn hay một phần, với hai cấu trúc thông tin khác nhau; ii) Hai cấu trúc thông tin mà văn bản đều phù hợp có nét đối lập nhau (). Hai cấu trúc thông tin mà văn bản nào đó phù hợp hoặc được trình bày đầy đủ hoặc chỉ được thể hiện một phần trong văn bản” [1, tr. 197]. Cấu trúc thông tin chứa đựng thông tin đặc thù như các quy tắc đã tồn tại trong một thời gian dài và những cách thức phổ biến trong thực thi hoạt động. Bộ các cấu trúc thông tin từ vựng, các mắc xích của chúng, cộng tất cả các cấu trúc thông tin không mang tính từ vựng, các mắc xích của chúng và tất cả mắc xích gắn kết giữa hai bộ này tạo nên một “mạng ngữ nghĩa” chứa đựng tất cả thông tin một người nói có về tri thức của họ. Trong quá trình xử lý văn bản truyện, người lĩnh hội huy động các quy tắc kết hợp để xâu chuỗi mọi ý nghĩa khả hữu của các cấu trúc thông tin. Những kết hợp mang lại mạch lạc được lưu giữ và gắn kết với những kết hợp thành công khác cho đến khi văn bản được xử lý hoàn tất. Một lý giải mạch lạc, chính xác về ngữ nghĩa và cú pháp sẽ được chấp nhận như “ý nghĩa” của văn bản. Người viết áp dụng cơ chế gây cười được phát động thông qua hai cấu trúc thông tin thỏa mãn điều kiện của giả thuyết Raskin vào trường hợp tiểu loại truyện cười không đặc trưng ngôn ngữ. Từ những gì đã trình bày ở trên, ta thấy nổi lên hai nhân tố quyết định sự thành công của cơ chế cấu trúc thông tin: tính chồng lấp (overlapping) và tính đối lập (oppositeness). 3.2.1. Tính chồng lấp Sự chồng lấp (overlapping) xảy ra trong quá trình kết hợp hai (hơn hai) cấu trúc thông tin khi ta nhận thấy ở văn bản nào đó hơn một lý giải phù hợp với tinh thần mạch lạc chung. Attardo đưa ra minh họa “tưởng tượng một văn bản mô tả một người thức dậy, chuẩn bị bữa sáng, rời khỏi nhà Những sự kiện này có thể phù hợp với cấu trúc thông tin ĐI LÀM mà cũng phù hợp được với cấu trúc thông tin ĐI CÂU CÁ” [1, tr. 203]. Hai cấu trúc thông tin cũng có thể giao nhau một phần (một số bộ phận văn bản hoặc một số chi tiết sẽ không phù hợp với cấu trúc thông tin này hay cấu trúc thông tin khác) hoặc hoàn toàn (văn bản trong tính toàn vẹn của nó phù hợp với cả hai cấu trúc thông tin). Raskin cũng đưa ra khái niệm điểm chuyển đổi cấu trúc thông tin (“script- switch” trigger), tức yếu tố của văn bản gây ra một bước chuyển từ cấu trúc thông tin đầu sang cấu trúc thông tin thứ hai được hiện thực hóa trong văn bản. Yếu tố này tương ứng với yếu tố tách rời trong mô hình tách rời đồng vị tính, tuy điểm chuyển cấu trúc thông tin không nằm trong thế đối lập với một dạng thức “yếu tố nối kết” nào. Năm học 2010 – 2011 231 3.2.2. Tính đối lập Sự chồng lấp hai cấu trúc thông tin không là điều kiện đủ để phát sinh tính hài. Các văn bản ẩn dụ, tượng trưng đều thể hiện các cấu trúc thông tin chồng lấp, nhưng chúng không nhất thiết phải có tính hài. Nhân tố thứ hai của lý thuyết đòi hỏi hai cấu trúc phải “đối lập” nhau trong một ý nghĩa/ phạm vi chuyên biệt. Nếu một văn bản phù hợp với hai cấu trúc thông tin và hai cấu trúc thông tin có nét đối lập nhau, văn bản được xem là có tính hài theo lý thuyết Raskin. Trong các đối lập về cấu trúc thông tin, người viết cho rằng đối lập mong đợi/không mong đợi là đối lập nền tảng tạo dựng nên bất cứ văn bản truyện cười không đặc trưng ngôn ngữ nào, ít nhất là trong phạm vi ngữ liệu khảo sát được. Từ đối lập cơ bản này, ta phân chia ra các đối lập ở cấp độ thấp hơn (tức cụ thể hơn): đối lập thường/bất thường và đối lập thực/phi thực. Đối lập thường/bất thường nổi bật trong các truyện hàm chứa mâu thuẫn giữa cái mà lẽ thường cho là như thế và cái thực sự xảy ra trong văn bản: quan ăn hối lộ (CỨ BẢO TUỔI SỬU CÓ ĐƯỢC KHÔNG?...)/ sợ vợ (GIÀN HOA LÝ SẮP ĐỔ), võ tướng bất tài (THẦN BIA TRẢ NGHĨA), thầy đồ/học trò dốt chữ (TAM ĐẠI CON GÀ, VỊNH CẢNH ĐỀN), thầy lang chữa chết người (CHỈ CÓ MỘT CON MA) Sự bất tương hợp giữa cái bình thường và cái bất bình thường như thế có cơ sở trên quan niệm phổ quát của cộng đồng người Việt về các “dạng người” căn cứ theo địa vị xã hội, tình trạng kinh tế Nói cách khác, những trường hợp đối lập thường/bất thường đa phần là những trường hợp đả kích cái “phi chính danh” của xã hộ