Chúng ta nói đây là hai đòi hỏi cực đoan. Vai trò của TTCK là hóa
giải hai cái cực đoan ấy; nghĩa là nó làm cho hai vòng kia vẫn gắn
với nhau dù lúc lắc trái chiều nhau.
Xin quý vị tưởng tượng ra một cái bạc đạn (vòng bi). Nó có hai
vòng lớn nhỏ phải không? Nhưng các viên bi ở giữa được thay
bằng một lớp keo dày, dẻo giống như kẹo cao su (chewing gum)
đã nhai lâu. Lớp keo đó là TTCK.
Chúng ta sẽ nói về chất keo kia, tức TTCK vận hành thế nào. Tuy
nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, chất keo không thể làm hai vòng
kia dính mãi nếu bản thân hai cái vòng không có một cái gì chung
làm điểm nối kết. Điểm chung đó là tiền lời hay lãi mà người đầu
tư đòi hỏi thì công ty phải đáp ứng cho được qua việc kinh doanh
của mình. Tiền cũng giống như nước, nó chảy vào chỗ trũng.
Công ty phải là chỗ trũng thì nước mới chảy vào. Đó là điều kiện
tiên quyết cho sự tồn tại của một TTCK.
6 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ chế vận hành của thị trường
chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) làm trung gian giữa công
chúng (vòng 4) với công ty (vòng 1). Hai vòng này lúc lắc trái
chiều nhau; vì công chúng có ít tiền, muốn kiếm lãi cao, lại
còn muốn rút vốn ra bất cứ lúc nào; trong khi ấy công ty
muốn vốn vào nhiều mà ở lại lâu.
Chúng ta nói đây là hai đòi hỏi cực đoan. Vai trò của TTCK là hóa
giải hai cái cực đoan ấy; nghĩa là nó làm cho hai vòng kia vẫn gắn
với nhau dù lúc lắc trái chiều nhau.
Xin quý vị tưởng tượng ra một cái bạc đạn (vòng bi). Nó có hai
vòng lớn nhỏ phải không? Nhưng các viên bi ở giữa được thay
bằng một lớp keo dày, dẻo giống như kẹo cao su (chewing gum)
đã nhai lâu. Lớp keo đó là TTCK.
Chúng ta sẽ nói về chất keo kia, tức TTCK vận hành thế nào. Tuy
nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, chất keo không thể làm hai vòng
kia dính mãi nếu bản thân hai cái vòng không có một cái gì chung
làm điểm nối kết. Điểm chung đó là tiền lời hay lãi mà người đầu
tư đòi hỏi thì công ty phải đáp ứng cho được qua việc kinh doanh
của mình. Tiền cũng giống như nước, nó chảy vào chỗ trũng.
Công ty phải là chỗ trũng thì nước mới chảy vào. Đó là điều kiện
tiên quyết cho sự tồn tại của một TTCK.
Về mặt vĩ mô, TTCK không có vốn để cung cấp cho công ty. Nó
chỉ hỗ trợ công ty theo tinh thần “anh hãy tự giúp trước, rồi trời sẽ
giúp sau”. Sau khi người đầu tiên (là công ty bảo lãnh phát hành
chứng khoán) đã trả hết tiền mua chứng khoán mà công ty bán ra
thì TTCK làm xong việc giao vốn dài hạn cho công ty. Nó không
làm gì khác cho công ty nữa. Công ty cũng không phải trả lãi, trả
vốn cho TTCK, như phải làm với ngân hàng. Việc đăng ký và
niêm yết chứng khoán công ty làm với cơ quan chính quyền quản
lý sự giao dịch chứng khoán và với Sở Giao dịch chứng khoán là
nơi quản lý cái chợ, chứ không phải với TTCK. Vì vậy, công ty
phải tự làm ăn mà trả lời, trả lãi cho những người đã hay sẽ mua
chứng khoán của họ. Trong số công việc của mình, TTCK phục
vụ công ty khoảng 10 %, còn phục vụ những người mua chứng
khoán đến 90 %. Việc phục vụ sau gồm hai công tác chính : (1)
làm sao cho họ có thể kiếm lời từ việc mua bán chứng khoán trên
thị trường ; và (2) cho họ rút tiền ra lúc nào cũng được. Cách duy
nhất mà TTCK làm để thực hiện tốt hai công tác kia, là làm sao
cho có thật nhiều người tham gia vào nó, càng đông càng tốt.
Đông người mua ắt sẽ bán dễ, vậy là có sự mua bán để kiếm lời.
Nhiều người mới sẵn sàng vào thì người cũ bán chứng khoán
cho họ, như vậy là rút ra lúc nào cũng được. TTCK cũng không
bảo đảm cho người đầu tư là cứ mua bán chứng khoán sẽ có lời,
hay cho vay ở TTCK là có lãi cao. Những thứ này tuỳ thuộc vào
các công ty đã bán chứng khoán và hoạt động của họ, và tuỳ
cách người đầu tư đã đặt mua bán như thế nào.
Cách làm của TTCK là sử dụng một số công nghệ để:
Giá mua bán sẽ là một giá công bằng (fair), một bên không thể
bắt chẹt bên kia vì nắm nhiều thông tin hơn ;
Có sẵn thanh khoản, tức là lúc nào cũng có tiền mặt để thanh
toán hay là người bán hay mua chứng khoán dù nhiều hay ít thì
cũng không bị dìm giá hay tăng giá vì không có sẵn tiền mặt ;
Chi phí cho việc mua bán thấp ;
Việc thanh toán tiền nong giữa một số rất đông người diễn ra
nhanh chóng và thuận tiện và
Mọi giao dịch diễn ra trong sự thanh liêm và trong sáng. Bốn yếu
tố đầu có tính thương mại hay vật chất, còn yếu tố cuối là tinh
thần ; và tất cả đều nhằm phục vụ người đầu tư.
Tư cách của người mua bán chứng khoán
Khi phát hành chứng khoán, công ty sẽ ấn định một giá bán ban
đầu được ghi trên chứng khoán, gọi là mệnh giá. Mệnh giá sẽ lên
hay xuống để thành giá thực tế lúc mua hay bán gọi là thực giá.
Thực giá thay đổi tuỳ theo người muốn mua hay bán chứng
khoán thấy công ty trả cổ tức hay tiền lãi ra sao (năm trước trả
bao nhiêu, năm nay có thể sẽ trả bao nhiêu) và tuỳ vào sự đánh
giá của họ về triển vọng kinh doanh của công ty (sản phẩm sẽ
bán chạy không). Hai yếu tố này tỷ lệ thuận với nhau nhưng lại
tạo ra hai loại người mua bán khác nhau. Người nào mua hay
bán chứng khoán mà dựa trên triển vọng kinh doanh tương lai
của công ty thì người đó mong kiếm lời từ chính việc mua bán ;
và họ là người đầu cơ (speculator) hay người kinh doanh chứng
khoán. Người đầu cơ ở TTCK khác hẳn người đầu cơ ở thị
trường hàng hoá, họ cần thiết cho TTCK. Còn người nào chỉ mua
chứng khoán để mong hưởng cổ tức hay tiền lãi đều đặn, thì
người đó là người đầu tư bảo thủ hay người nuôi chứng khoán.
Dù là người đầu cơ hay người bảo thủ thì cả hai đều là người
đầu tư. Nếu người bảo thủ không bán chứng khoán đi thì họ ngồi
ở vòng 1, còn người đầu cơ thì luôn luôn ở vòng 4. Vị trí của họ
có thể thay đổi từ vòng nọ sang vòng kia, tuỳ theo cách họ ra lệnh
cho công ty môi giới mua bán chứng khoán của một công ty như
thế nào.