Cơ khí chế tạo máy - Bài 7: Nhận dạng động cơ hai kì

Mục tiêu bài học:  Học song bài học này học sinh có khả năng  Phát biểu đúng khái niệm về động cơ hai kỳ, mô tả được các chi tiết trên sơ đồ cấu tạo của động cơ, trình bày đúng nguyên lý hoạt động của động cơ hai kỳ.  So sánh được ưu, nhược điểm giữa động cơ bốn kỳ và hai kỳ.  Xác định đúng hành trình hoạt động thực tế trên động cơ

pdf21 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ khí chế tạo máy - Bài 7: Nhận dạng động cơ hai kì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu bài học:  Học song bài học này học sinh có khả năng  Phát biểu đúng khái niệm về động cơ hai kỳ, mô tả được các chi tiết trên sơ đồ cấu tạo của động cơ, trình bày đúng nguyên lý hoạt động của động cơ hai kỳ.  So sánh được ưu, nhược điểm giữa động cơ bốn kỳ và hai kỳ.  Xác định đúng hành trình hoạt động thực tế trên động cơ. II.Nội dung bài học: 1.Khái niệm về động cơ hai kỳ Động cơ hai kỳ là động cơ có chu trình công tác được thực hiện sau hai hành trình của pít tông tương ứng với một vòng quay của trục khuỷu. 2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ xăng. a.Sơ đồ cấu tạo 1- Bugi 2- Cửa nạp quét 3- Thanh truyền 4- Trục khuỷu 5- Các te 6- Cửa nạp 7- Cửa xả 8- Pít tông 9- Xylanh 10- Nắp xylanh b. Nguyên lý hoạt động  Hành trình thứ nhất của pít tông. Pít tông dịch chuyển từ ĐCT xuống ĐCD, hỗn hợp công tác bị đốt cháy giãn nở và sinh công đẩy pít tông đi xuống. Khi pít tông mở cửa xả, khí cháy thoát ra ngoài, tới thời điểm cửa nạp quét mở hỗn hợp công tác được nạp vào xi lanh động cơ đồng thời quét khí cháy còn sót lại ra ngoài (quá trình lọt khí) Hành trình thứ hai của pít tông b. Nguyên lý hoạt động - Hành trình thứ nhất của pít tông . Pít tông dịch chuyển từ ĐCD lên ĐCT quá trình nạp và quét khí tiếp tục diễn ra, khi pít tông đóng cửa xả, hỗn hợp công tác bị nén lại trong buồng đốt. Đồng thời khi đó áp suất trong hộp trục khuỷu giảm hỗn hợp công tác mới được nạp vào. Cuối quá trình nén bu gi đánh lửa đốt cháy hỗn hợp công tác chu trình làm việc của động cơ được lặp lại. c. Các loại hệ thống nạp của động cơ hai kỳ: Hệ thống nạp kiểu van pittông: Đây là loại phổ biến và lâu đời nhất của động cơ 2 kỳ. Trên thân xy lanh có cửa nạp được đóng mở bởi pít tông. 1.Bu gi 2.Pít tông 3.Cửa xả 4.Cửa nạp 5.Thanh truyền 6.Trục khuỷu 7.Các te 8.Đường thông các te với cửa nạp quét 9. Cửa nạp quét 10.Xy lanh Hệ thống nạp kiểu van xoay:Trong hệ thống này, cửa nạp được bố trí trên vách của hộp trục khủyu chứ không phải trên thân xy lanh như loại van pittông. Đóng và mở cửa nạp trong trường hợp này là một đĩa (van) xoay có một phần được cắt, đĩa này được trục khuỷu dẫn động (xem hình bên dưới). Do không có cửa nạp trên thành xy lanh nên có thêm 1 cửa nạp chuyển bố trí trực diện với cửa xả làm tăng hiệu qủa quét khí cháy. Hệ thống nạp kiểu van xoay: Van xoay Hệ thống nạp van lưỡi gà : Đây là hệ thống nạp được sử dụng trên các động cơ 2 kỳ hiện đại, có nhiều ưu điểm hơn hẳn 2 loại đã kể ở trên. Cửa nạp được bố trí trên vách hộp trục khuỷu, van lưỡi gà được làm bằng các tấm thép mỏng đàn hồi tốt. Việc đóng và mở van lưỡi gà được thực hiện nhờ áp suất thay đổi trong hộp trục khuỷu. Khi áp suất trong hộp trục khuỷu âm(lúc pits tông đi từ ĐCD lên ĐCT), van lưỡi gà sẽ mở ra, khi pít tông đi xuống áp suất trong hộp trục khuỷu tăng dần sẽ làm van lưỡi gà đóng lại. Van lưỡi gà Buồng đốt Bài 7: Nhận dạng động cơ hai kỳ I.Mục tiêu bài học II.Nội dung bài học: 1.Khái niệm về động cơ hai kỳ 2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cơ xăng. a.Sơ đồ cấu tạo b. Nguyên lý hoạt động Hành trình thứ nhất của pít tông: Hành trình thứ hai của pít tông: c. Các loại hệ thống nạp của động cơ hai kỳ Hệ thống nạp kiểu van pittông Hệ thống nạp kiểu van xoay Hệ thống nạp van lưỡi gà
Tài liệu liên quan