Là các chất thải được phân hủy nhờ các vi
sinh vật (VSV) trong điều kiện hoàn toàn
không có oxy. Quá trình này được phân chia
làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các chất hữu cơ cao phân tử
được VSV chuyển thành các các chất có trọng
lượng thấp hơn axit hữu cơ, đường,
glyxerin,.(gọi chung là hydrat cacbon)
Giai đoạn 2: là giai đoạn phát triển mạnh
các loài vi khuẩn metan để chuyển hầu như
toàn bộ các chất hydrat cacbon thành CH4 và CO2
.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở khoa học của biogas, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BIOGAS
Xây dựng hầm Biogas
Biogas là khí sinh học, là một hỗn hợp khí sản
sinh từ sự phân hủy những hợp chất hữu cơ
dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường
yếm khí (còn gọi là kỵ khí).
1. Bản chất của phương pháp kỵ khí:
Là các chất thải được phân hủy nhờ các vi
sinh vật (VSV) trong điều kiện hoàn toàn
không có oxy. Quá trình này được phân chia
làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các chất hữu cơ cao phân tử
được VSV chuyển thành các các chất có trọng
lượng thấp hơn axit hữu cơ, đường,
glyxerin,..(gọi chung là hydrat cacbon)
Giai đoạn 2: là giai đoạn phát triển mạnh
các loài vi khuẩn metan để chuyển hầu như
toàn bộ các chất hydrat cacbon thành CH4và
CO2.
Đầu tiên là sự tạo thành các axit hữu cơ
nên pH giảm xuống rõ rệt (lên men axit). Các
axit hữu cơ và hợp chất chứa nitơ tiếp tục
phân hủy tạo thành các hợp chất khác nhau
và các chất khí như CO2, N2, H2 và cả
CH4 (bắt đầu lên men metan). Các VSV kỵ khí
phát triển mạnh còn các VSV hiếu khí bị tiêu
diệt. Các vi khuẩn metan phát triển rất mạnh
và chuyển hóa rất nhanh để tạo thành CO2 và
CH4(giai đoạn lên men metan cò gọi là lên
men kiềm).
2. Các vi sinh vật trong bể Biogas
Sự tăng trưởng của vi khuẩn và các vi
khuẩn trong bể tùy thuộc loại phân sử dụng
và điều kịên nhiệt độ. Có 2 nhóm vi khuẩn
tham gia trong bể biogas như sau: Nhóm vi
khuẩn biến dưỡng cellulose và nhóm vi khuẩn
sinh khí metan.
Nhóm vi khuẩn biến dưỡng cellulose:
Những vi khuẩn này đều có enzym
cellulosase và nằm rải rác trong các họ khác
nhau, hầu hết các trực trùng, có bào tử
(spore). Theo A.R.Prevot, chúng có mặt trong
các họ: Clostridium, Plectridium, Caduceus,
Endosponus, Terminosponus. Chúng biến
dưỡng trong điều kiện yếm khí cho ra: CO2,
H2 và một số chất tan trong nước như Format,
Acetat, Alcool methylic, Methylamine. Các
chất này đều được dùng để dinh dưỡng hoặc
tác chất cho nhóm vi khuẩn sinh khí metan.
Nhóm vi khuẩn sinh khí metan:
Nhóm này rất chuyên biệt và đã được
nghiên cứu kỹ lưỡng bởi W.E.Balch và cộng
tác viên ở USA (1997), được xếp hạng thành
3 bộ (Order), 4 họ (Family), 17 loài (Genus).
Mỗi loài vi khuẩn metan chỉ có thể sử dụng
một số chất nhất định. Do đó việc lên men kỵ
khí bắt buộc phải sử dụng nhiều loài vi khuẩn
metan. Có như vậy quá trình lên men mới
đảm bảo triệt để.
Điều kiện cho các vi khuẩn metan phát
triển mạnh là phải có lượng CO2 đầy đủ trong
môi trường, có nguồn nitơ (khoảng 3,5 mg/g
bùn lắng), tỷ lệ C/N = 1:20 tốt nhất là cung cấp
nitơ từ cacbonnat amon, clorua amon.
Trong quá trình lên men kỵ khí các loài
VSV gây bệnh bị tiêu diệt không phải do nhiệt
độ mà do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố
khác nhau, trong đó có mức độ kỵ khí, tác
động của các sản phẩm trao đổi chất, tác
động cạnh tranh dinh dưỡng,..Mức độ tiêu diệt
các VSV gây bệnh trong quá trình kỵ khí từ 80
đến 100%. (đối với Myobacterium ; thời gian
lưu trong bể biogas từ 6-20 ngày)
3. Cơ chế của sự tạo thành khí metan
Cơ chế 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các chất hữu cơ phân hủy
thành các axit hữu cơ, CO2, H2 và các sản
phẩm khoáng hóa khác dưới tác dụng của
enzym cellulosase:
CxHyOz → các axit hữu cơ, CO2, H2
Giai đoạn 2: Các axit hữu cơ, CO2, H2 tiếp
tục bị tác động bởi các vi khuẩn metan:
CO2 + 4H2 → CH4 + 2H2O
CO + 3H2 → CH4 + H2O
4CO + 2H2 → CH4 + 3CO2
4HCOOH → CH4 + 3CO2 + 3H2O
4CH3OH → 3CH4 + 2H2O + CO2
CH3COOH → CH4 + H2O
Như vậy biogas được hình thành trong môi
trường kỵ khí dưới tác dụng của enzym
cellulosase và nhóm vi khuẩn metan, trong
đó vai trò của enzym cellulosaselà phân hủy
các chất hữu cơ thành các chất có phân tử
thấp hơn, các chất này nhờ nhóm vi khuẩn
metan tác dụng với nhau tạo thành khí metan
có khả năng đốt cháy sinh năng lượng.