Tóm tắt. Hỗ trợ trẻ ngay từ khi phát hiện ra khuyết tật ở các em có ý nghĩa quan trọng cho
toàn bộ quá trình phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi,. của trẻ độ tuổi
mầm non và đặc biệt là chuẩn bị cho các em vào học lớp 1 hòa nhập. Để thực hiện được
điều này, một mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non cần được xác định
cả về các yếu tố quản lí, tổ chức nhà trường, đội ngũ chuyên môn và sự tham gia của thành
viên gia đình trẻ khuyết tật.
Nội dung bài viết tập trung vào một số vấn đề cơ bản: a) Các khái niệm cơ bản về mô hình
hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non; b) Cơ sở khoa học của xây dựng mô hình
hỗ trợ; c) Mục tiêu của hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non; d) Các thành tố
của mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non. Trên cơ sở đó, bài viết đưa
ra khuyến nghị chung cho việc xây dựng mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường
mầm non.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở khoa học của mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0114
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 88-96
This paper is available online at
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦAMÔ HÌNH HỖ TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT
HỌC HÒA NHẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Lê Thị Thúy Hằng
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Tóm tắt. Hỗ trợ trẻ ngay từ khi phát hiện ra khuyết tật ở các em có ý nghĩa quan trọng cho
toàn bộ quá trình phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi,... của trẻ độ tuổi
mầm non và đặc biệt là chuẩn bị cho các em vào học lớp 1 hòa nhập. Để thực hiện được
điều này, một mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non cần được xác định
cả về các yếu tố quản lí, tổ chức nhà trường, đội ngũ chuyên môn và sự tham gia của thành
viên gia đình trẻ khuyết tật.
Nội dung bài viết tập trung vào một số vấn đề cơ bản: a) Các khái niệm cơ bản về mô hình
hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non; b) Cơ sở khoa học của xây dựng mô hình
hỗ trợ; c) Mục tiêu của hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non; d) Các thành tố
của mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non. Trên cơ sở đó, bài viết đưa
ra khuyến nghị chung cho việc xây dựng mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường
mầm non.
Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, mô hình hỗ trợ, trẻ khuyết tật, trường mầm non.
1. Mở đầu
Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm 2014, cả nước có 7.871.254
trẻ từ 0-6 tuổi. Báo cáo khảo sát giáo dục khuyết tật năm 2005 của Bộ GD&ĐT cho thấy, tỉ lệ trẻ
khuyết tật (TKT) chiếm khoảng 3,47% tổng số trẻ trong cùng độ tuổi [1]. Như vậy, ước tính cả
nước hiện có khoảng 273.133 TKT độ tuổi mầm non. Với xu thế ngày càng có nhiều TKT đi học
thì nhu cầu cần có một mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập để đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng
giáo dục TKT ngay trong giai đoạn phát triển ở lứa tuổi mầm non là hết sức quan trọng.
Hỗ trợ TKT học hòa nhập ở Việt Nam đã được thực hiện dưới các hình thức: (i) Hỗ trợ
trong trường học: Dựa trên các nguồn lực từ chính trường học tác động đến trẻ để đảm bảo một
môi trường giáo dục thích ứng và phù hợp với nhu cầu của TKT; (ii) Hỗ trợ ngoài trường học: Được
thực hiện từ các tác động của lưới nhóm chuyên môn hỗ trợ giáo dục hòa nhập từ cấp tỉnh đến cấp
huyện và cấp trường [6]. Tiếp cận vấn đề hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non, chúng
tôi tập trung vào xác định cơ sở khoa học thông qua thực hiện chính sách GDHN, đáp ứng nhu cầu
của TKT và kết quả của kinh nghiệm hỗ trợ TKT trên thế giới và Việt Nam để đề xuất một mô
hình hỗ trợ phù hợp với TKT và đặc trưng hoạt động giáo dục mầm non.
Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 14/8/2015.
Liên hệ: Lê Thị Thúy Hằng, e-mail: thuyhang213@yahoo.com
88
Cơ sở khoa học của mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các khái niệm cơ bản
Mô hình hỗ trợ là tập hợp các thành tố vận hành tạo thành một hay nhiều hệ thống tác động
hướng tới toàn bộ các hoạt động thuộc một hệ thống hoặc một đối tượng cụ thể nào đó nhằm đảm
bảo cho sự duy trì và hiệu quả hoạt động của hệ thống hoặc đối tượng đó [6]. Mô hình hỗ trợ
GDHN TKT là tập hợp các thành tố vận hành tạo thành một hay nhiều hệ thống tác động hướng tới
toàn bộ các hoạt động GDHN nhằm đảm bảo cho TKT được phát triển tối đa tiềm năng và năng
lực của bản thân, hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xã hội và nghề nghiệp sau này [6].
Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng, mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non
bao gồm các thành tố trong cơ cấu của hệ thống hỗ trợ TKT học hòa nhập với tập hợp những tác
động quản lí giáo dục và các yếu tố tác động sư phạm trong và ngoài trường mầm non đến TKT và
cha mẹ trẻ nhằm đảm bảo TKT được can thiệp giáo dục sớm, được phát triển những kĩ năng cần
thiết để sẵn sàng học tập cũng như tham gia vào các hoạt động học hòa nhập trong trường mầm
non.
2.2. Cơ sở khoa học của xây dựng mô hình hỗ trợ
2.2.1. Cơ sở pháp lí
Công ước quốc tế về Quyền của Người khuyết tật năm 2006, được Việt Nam kí kết năm
2007 và phê chuẩn năm 2014, điều 24 đã nêu: “Các quốc gia tham gia cần công nhận quyền học
tập của người khuyết tật. Với quan điểm công nhận quyền này mà không phân biệt đối xử và dựa
trên cơ hội bình đẳng, các quốc gia tham gia bảo đảm có một hệ thống giáo dục hoà nhập ở mọi
cấp và chương trình học tập suốt đời,...” [4].
Năm 2003, Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người
(GDCMN) 2003 – 2015. Bản kế hoạch đã đưa ra mục tiêu giáo dục các cấp bậc học cơ bản: Cung
cấp cơ hội tiếp cận chăm sóc giáo dục mầm non cho trẻ em từ 0 – 5 tuổi, ưu tiên trẻ em dân tộc
thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và đảm bảo tất cả trẻ em đều hoàn thành một năm giáo
dục tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị học hiệu quả ở bậc tiểu học; Tạo điều kiện tiếp cận
giáo dục tiểu học có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế cho tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ
em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em gái. . . [3].
Bên cạnh các văn bản pháp quy kể trên, nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư và quy định
của Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã đưa ra những hướng dẫn về thực hiện GDHN, trong đó đảm bảo
yêu cầu giáo dục có chất lượng và cơ hội được tiếp cận học tập lên các bậc học cao của TKT.
Theo đó, việc xây dựng một mô hình hỗ trợ TKT trong trường mầm non chính là thực hiện
chính sách đảm bảo TKT được tiếp cận chăm sóc giáo dục mầm non trước 5 tuổi và tiếp cận giáo
dục tiền học đường có chất lượng và phù hợp với định hướng phát triển GDHN ở mầm non. Trong
đó, tăng tỉ lệ TKT đến trường, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục hòa nhập đáp ứng
nhu cầu giáo dục đặc biệt của TKT, chú trọng đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và
hình thức giáo dục TKT theo tiếp cận phát triển năng lực và tăng cường kĩ năng của trẻ để sẵn
sàng tham gia hoạt động và hòa nhập. . . . là những mục tiêu mà mô hình hỗ trợ TKT trong trường
học cần hướng đến [9].
2.2.2. Hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ đặc
biệt của TKT ngay trong giai đoạn phát triển sớm
Mỗi trẻ có đặc điểm riêng về thể chất, hoàn cảnh phát triển, đặc biệt là khả năng thiết lập
mối quan hệ của trẻ đối với thế giới bên ngoài. Sự tổn thương về thể chất, giác quan hoặc các chức
89
Lê Thị Thúy Hằng
năng cụ thể nào đó của TKT sẽ ảnh hưởng tới con đường phát triển, tốc độ phát triển, định hướng
phát triển của mỗi trẻ. Những hạn chế về thể chất hay chức năng của TKT tác động đến khả năng
tham gia hoạt động và việc học tập của trẻ có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng thời mức độ khó
của kĩ năng mới mà TKT học được có thể sẽ thấp hơn so với mốc phát triển thông thường, nhưng
vẫn có thể học được. Vì vậy, cần hỗ trợ giáo dục cho trẻ học tập thường xuyên, liên tục. Điều này
có nghĩa là cần chú trọng hỗ trợ tình cảm, xã hội cũng như học tập cho TKT và thiết lập một hệ
thống hỗ trợ TKT tại gia đình, nhà trường và cộng đồng một cách liền mạch.
Hầu hết TKT đều cần nhận được sự hỗ trợ để phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm xã
hội cũng như phát triển kĩ năng nhận thức và thích ứng để sẵn sàng học và tham gia các hoạt động
hòa nhập. Cần hướng dẫn trẻ học các kĩ năng mới từng bước một. Tiến trình học tập một kĩ năng
mới của trẻ có thể sẽ chậm chạp, từng chút một và có thể mất nhiều thời gian hơn so với thông lệ
nhưng quá trình học tập của trẻ vẫn có thể tới đích được nếu trẻ được hướng dẫn những bước phù
hợp với trẻ. Một kĩ năng mới trẻ học được sẽ là điểm tựa để trẻ tiếp tục bước vào học một kĩ năng
khác. TKT học được càng nhiều kĩ năng thì càng có nhiều hơn khả năng tham gia vào các hoạt
động trong gia đình cũng như xã hội và đảm bảo cơ hội có thể thích ứng và hòa nhập trong môi
trường hoạt động khác nhau [8].
Cần đặc biệt chú trọng đến cơ hội học hỏi để phát triển của trẻ sẽ hiệu quả và được diễn ra
mạnh nhất trong 5 năm đầu đời, vì vậy, sự can thiệp kịp thời cho TKT trong giai đoạn này là mục
tiêu ưu tiên để đảm bảo không đánh mất cơ hội học hỏi, nhận được những tác động phù hợp để
khích lệ sự nỗ lực của TKT tham gia vào hoạt động để phát triển chức năng.
2.2.3. Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm hỗ trợ TKT học hòa nhập trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, các nước như Mỹ, Úc, Canada, Anh, Hồng Kông,. . . đã phát triển hình thức
hỗ trợ TKT khá đa dạng, với mục đích phát triển kĩ năng đặc thù của TKT, hoạt động hỗ trợ TKT
được thực hiện từ giáo viên, cha mẹ và nhóm chuyên môn.
Các hoạt động của nhóm chuyên môn hướng tới những tác động tâm lí, sức khỏe, phục hồi
chức năng và giáo dục cho TKT, vì vậy, nhóm hỗ trợ TKT thường bao gồm thành phần những
chuyên gia thuộc các lĩnh vực trên. Nhóm hoạt động dưới các hình thức của nhóm đa chức năng,
nhóm liên chức năng và nhóm chuyển giao chức năng để hỗ trợ TKT học các kĩ năng cần thiết
cho sự sẵn sàng tham gia lớp học hòa nhập. Nhóm chuyên môn này thường trực thuộc Trung tâm
nguồn tại một khu vực địa lí cụ thể. Đội ngũ chuyên gia đặc biệt sẽ đến trường học, gia đình của
trẻ để thực hiện hỗ trợ TKT và hỗ trợ GDHN trong nhà trường [7].
Bên cạnh hoạt động của nhóm chuyên môn thuộc các Trung tâm nguồn, một mô hình hỗ
trợ TKT được thực hiện từ các nguồn lực ở chính trong nhà trường. Phổ biến nhất là hình thức cấu
trúc các lớp học có chức năng hỗ trợ TKT như: Lớp học bổ sung nội dung học tập các môn học
(content mastery) dành cho TKT nhẹ; Lớp nguồn trong trường học (resource classroom) để hướng
dẫn TKT học những nội dung các em không thể học được trong lớp học hòa nhập; Lớp học dành
cho những TKT nặng (homeroom resource) với phần lớn thời gian hỗ trợ TKT học các môn học
cơ bản, nhưng TKT vẫn được tham gia các hoạt động học tập, vui chơi khác cùng các bạn trong
trường; Lớp chuyển giao trong trường học (transitional class) dành cho trẻ khi gặp các vấn đề/tình
huống căng thẳng, sau khi trẻ có trạng thái tốt hơn các em sẽ tiếp tục về lớp học hòa nhập,... [5].
Ở Việt Nam, các hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường học đã được các Trung tâm Hỗ trợ
phát triển giáo dục hòa nhập của tỉnh chịu trách nhiệm. Các giáo viên của Trung tâm hỗ trợ đến
các trường học để hỗ trợ trực tiếp cho TKT, đồng thời hỗ trợ chuyên môn và hướng dẫn giáo viên
và nhà trường thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân TKT.
Ngoài ra, hiện nay tại các trường học đang phát triển một mô hình hỗ trợ TKT trên cơ sở
hoạt động của một phòng hỗ trợ GDHN đặt tại chính trường học. Tuy nhiên, hầu hết các nhà trường
90
Cơ sở khoa học của mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non
mới chỉ dừng lại ở việc tạo dựng một địa điểm dành cho các hoạt động của giáo viên, TKT và cha
mẹ TKT khi cần cho hoạt động chuyên môn mà chưa xác định được rõ ràng chức năng, nhiệm vụ,
cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản lí chuyên môn cho hoạt động hỗ trợ TKT trong trường học, vì
vậy, các hoạt động hỗ trợ TKT thông qua phòng hỗ trợ GDHN trong trường học vẫn còn mang tính
hình thức và chưa có hiệu quả [2].
Tiếp cận xây dựng mô hình hỗ trợ TKT không nằm ngoài sự vận hành chung của hệ thống
hỗ trợ TKT trong và ngoài trường học. Trong đó, mô hình cần tận dụng được vai trò chuyên môn
của giáo viên giáo dục đặc biệt của các Trung tâm hỗ trợ GDHN thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ GDHN
tại các trường học (mô hình hỗ trợ ngoài trường học). Mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập trong
trường mầm non cần cụ thể hóa các các hoạt động hỗ trợ GDHN TKT diễn ra tại phòng hỗ trợ
GDHN và các hoạt động hỗ trợ học tập, tư vấn, hình thành kĩ năng sống, kĩ năng xã hội, phát triển
năng lực cán nhân cho TKT tại phòng hỗ trợ và cơ chế vận hành của phòng hỗ trợ.
2.3. Mục tiêu của hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non
Mục tiêu chung đó là đảm bảo tạo môi trường tác động phù hợp và hiệu quả đến TKT, gia
đình và giáo viên nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình phát triển của TKT tiệm cận và đạt được
chuẩn phát triển theo độ tuổi.
Để thực hiện mục tiêu trên, hoạt động hỗ trợ phải hướng đến các tác động trực tiếp tới trẻ,
tới giáo viên và gia đình của trẻ. Theo đó, có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Mục tiêu hỗ trợ trẻ: Sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ - giao tiếp, tình cảm xã
hội, hành vi thích ứng để TKT có thể hòa nhập xã hội ngay từ sớm.
- Mục tiêu hỗ trợ gia đình TKT: Tâm lí, kĩ thuật và các điều kiện khác để đảm bảo gia đình
sẵn sàng tham gia trong vai trò là người chủ đạo, có trách nhiệm và có hiểu biết trong chăm sóc,
giáo dục, phục hồi chức năng, hòa nhập xã hội TKT.
- Mục tiêu hỗ trợ giáo viên dạy học TKT trong lớp học hòa nhập: Kiến thức và kĩ năng lập kế
hoạch, tổ chức giáo dục và tạo dựng môi trường học tập thân thiện nhằm phát triển tối đa tiềm năng
học ở trẻ, giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm độc lập, bình đẳng và hòa nhập trong mọi hoạt động.
Như vậy, mục tiêu của hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non là tạo ra sự tác động
sớm, kịp thời và phù hợp từ quá trình chăm sóc, giáo dục và môi trường phát triển làm ảnh hưởng
tích cực đến toàn bộ sự phát triển của trẻ bao gồm sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình
cảm xã hội và hành vi thích ứng để đảm bảo TKT có thể tham gia và sẵn sàng với các hoạt động
xã hội sau này.
2.4. Các thành tố của mô hình hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non
Theo chúng tôi, mô hình này bao gồm các thành tố sau đây [6]:
2.4.1. Tổ chức và quản lí hoạt động hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non
Việc sắp xếp bộ máy nhân sự và vị trí việc làm gắn liền với chức năng nhiệm vụ GDHN
TKT trong trường học. Theo đó, trong nhà trường cần xây dựng một nhóm chuyên môn chịu trách
nhiệm tổ chức, quản lí hoạt động hỗ trợ TKT học hòa nhập.
Cơ cấu tổ chức quản lí hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non gồm 01 thành phần
quản lí hoạt động GDHN là Ban giám hiệu (Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó), 01 trưởng nhóm phụ
trách hoạt động hỗ trợ TKT của mỗi khối và 01 giáo viên hỗ trợ TKT là đại diện cho từng nhóm
lớp của mỗi Khối lớp. Trong đó, người phụ trách hoạt động hỗ trợ TKT ở từng khối có thể chính
là đại diện giáo viên hỗ trợ TKT của một nhóm lớp.
91
Lê Thị Thúy Hằng
Sơ đồ 1. Tổ chức quản lí hoạt động hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường MN
2.4.2. Phòng Hỗ trợ GDHN
Sơ đồ 2. Chức năng hoạt động phòng hỗ trợ GDHN TKT trong trường MN
92
Cơ sở khoa học của mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non
Mỗi trường mầm non xây dựng một phòng Hỗ trợ GDHN để cung cấp những dịch vụ hỗ trợ
TKT đáp ứng nhu cầu của gia đình TKT và TKT. Đồng thời, phòng Hỗ trợ GDHN có chức năng
triển khai các hoạt động hỗ trợ TKT học hòa nhập trong các lớp học.
Theo đó, chức năng hoạt động chính của phòng Hỗ trợ GDHN trong trường mầm non như
trong sơ đồ 2.
2.4.3. Hỗ trợ đáp ứng nhu cầu tham gia hoạt động chung của TKT trong lớp học mầm non
Để TKT tham gia được vào các hoạt động chung cùng các trẻ khác trong lớp học mầm non,
cần có sự điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của trẻ. TKT có thể gặp những khó khăn về vận động, nhận
thức và giác quan, nếu không tạo điều kiện tối đa để TKT được tham gia hoạt động thì trẻ sẽ có
thể có nguy cơ bị bỏ rơi ngoài lề các hoạt động chung. Vì vậy, cần điều chỉnh môi trường giáo dục
phù hợp với đặc điểm cá nhân và đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc thù của mỗi TKT. Các bước xác
định sự hỗ trợ cần thiết đảm bảo sự tham gia của TKT trong các hoạt động trong lớp học bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp của các yếu tố môi trường vật chất đối với sự tham gia của trẻ: bao
gồm đánh giá để xác định những yếu tố của môi trường lớp học, nhà vệ sinh, khu vực ăn, sân
chơi. . . đã phù hợp và yếu tố nào cần điều chỉnh để đảm bảo không có rào cản vật chất đối với sự
tham gia của trẻ.
- Xác định những nhu cầu đặc biệt của trẻ và sở thích của trẻ: Những nhu cầu đặc biệt như
vị trí chỗ ngồi phù hợp, ăn kiêng, cách ăn, thời điểm trẻ xuất hiện hành vi, những yếu tố làm trẻ
sao lãng và không tập trung, cách trẻ thể hiện niềm vui, ngôn ngữ trẻ thể hiện trong giao tiếp. . . ;
những sở thích của trẻ như: nhiệt độ, ánh sáng, loại hình hoạt động, tốc độ hoạt động, hoạt động
một mình hay kết hợp cùng với người khác, độc lập hay phụ thuộc . . .
- Xác định những kĩ năng hiện trẻ đã có để khám phá, nhận biết sự vật; những kĩ năng mới
mà trẻ có thể sẵn sàng để học tập và những kĩ năng vượt quá khả năng học tập của trẻ ở thời điểm
hiện tại; cách mà trẻ sẽ thể hiện kĩ năng và cách trẻ khám phá sự vật; những hỗ trợ và mức độ hỗ
trợ trẻ cần nhận được để có thể hoàn thành được nhiệm vụ,. . .
- Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng khả năng, nhu cầu của TKT trong lớp học
hòa nhập đòi hỏi GV phải hiểu và xác định rõ đặc điểm phát triển của TKT. Trên cơ sở hiểu biết
được khả năng tham gia vào hoạt động, GV sẽ chủ động điều chỉnh môi trường thích ứng với trẻ,
lựa chọn nội dung, điều chỉnh phương pháp dạy học cũng như cách thức hỗ trợ TKT học tập phù
hợp với đặc điểm cá nhân của trẻ.
Quá trình điều chỉnh bao gồm việc quyết định bản chất cuả việc điều chỉnh, những hỗ trợ
cần thiết, cách hướng dẫn trẻ như thế nào và làm thế nào để tối đa hóa phương pháp dạy cho tất
cả mọi trẻ trong lớp học mầm non. Có thể áp dụng các cách tiếp cận điều chỉnh trong thiết kế kế
hoạch giáo dục TKT như sau: (i) Cùng hoạt động nhưng khác nhau về mục tiêu. Ví dụ, các trẻ khác
khám phá đồ chơi để học phân loại đồ vật theo kích thước, nhưng với TKT thì việc khám phá đồi
chơi để thực hiện mục tiêu biết cầm và giữ cho vật không bị rơi; (ii) Cùng tổ chức một hoạt động
với các đồ dùng và mục tiêu như nhau nhưng TKT cần được hỗ trợ đặc biệt. Chẳng hạn trẻ trong
lớp khám phá đồ vật để phân loại đồ vật, nhưng TKT không có khả năng sử dụng tay để khám phá
đồ vật thì trẻ được hỗ trợ bằng cách sắp xếp đồ vật lên mặt phẳng để dễ dàng quan sát bằng mắt
và phân loại được đồ vật đó; (iii) Cùng hoạt động nhưng có thể điều chỉnh mục tiêu hoặc đồ dùng
và phương tiện: Chẳng hạn khi trẻ quan sát bức tranh, nhưng với trẻ khiếm thị có thể thay thế bức
tranh bằng một đồ vật khác để trẻ sử dụng xúc giác, khứu giác, thính giác để quan sát. . . .
93
Lê Thị Thúy Hằng
2.4.4. Chú trọng đến chính sách phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ về GDHN TKT của nhà trường
Phẩm chất và năng lực GDHN của người giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm
bảo chất lượng GDHN TKT. Một giáo viên có tâm huyết và kĩ năng tốt có thể dễ dàng phát triển
và điều chỉnh kĩ năng dạy học đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho TKT. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên
mầm non chưa có đủ kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu hỗ trợ đặc biệt cho TKT.
Vì vậy, đối với các trường học, ngoài các yêu cầu tiêu chuẩn về đội ngũ giáo viên mầm non, cần có
chính sách phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục TKT. Các
chính sách của nhà trường bao gồm:
- Áp dụng chính sách tuyển dụng giáo viên được đào tạo chính quy về giáo dục đặc biệt
hoặc giáo viên mầm non có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về giáo dục đặc biệt thuộc đối tượng
ưu tiên tuyển dụng. Những người này, được coi là thành viên cốt cán tham gia nhóm quản lí và tổ
chức hỗ trợ TKT học hòa nhập trong trường mầm non và có vai trò chuyên môn cụ thể trong các
hoạt động tại phòng Hỗ trợ GDHN TKT trong trường mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục TKT để đảm bảo mọi giáo viên sẵn sàng tham gia
GDHN TKT có chất lượng. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục TKT được xây dựng theo
các chuyên đề với các cấp độ: (i) Cơ bản về GDHN TKT: để mọi giáo viên có thể có hiểu biết về
nhu cầu cần hỗ trợ đặc biệt của TKT trong lớp hòa nhập và một số kĩ năng cơ bản trong tổ chức
môi trường hỗ trợ hòa nhập thân thiện cho trẻ; (ii) Các chuyên đề chuyên sâu về kĩ năng GDHN
cho từng dạng khuyết tật để giáo viên có thể ứng dụng các kĩ năng đặc thù trong GDHN TKT;
(iii) Các chuyên đề nâng cao: Giáo viên có đủ kĩ năng trong thiết kế và tổ chức các chương trình
giáo dục đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi TKT.
- Chú trọng các hoạt động sinh hoạt chuyên môn để giáo viên được chia sẻ, học tập kinh
nghiệm và thường xuyên nhận được những hỗ trợ và định hướng làm cách nào có thể điều chỉnh
bài học và tổ chức hoạt động GDHN đáp ứng