Cơ sở khoa học để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh

1. Mở đầu Thành lập bản đồ môi trường đất của một tỉnh là việc làm cần thiết có ý nghĩa thiết thực trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường hiệu quả và bền vững. Bản đồ môi trường đất là một trong những công cụ thể hiện rõ về chất lượng địa bàn sống. Đây là công cụ hữu hiệu trong quản lí, qui hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên đất của mỗi địa phương. Hiện nay, hầu hết các tỉnh chưa tiến hành nghiên cứu thành lập các bản đồ môi trường, đặc biệt là môi trường đất phục vụ công tác quản lí, khai thác và bảo vệ lãnh thổ. Để thành lập bản đồ môi trường đất cho mỗi địa phương cần nghiên cứu kĩ về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để xác định hệ thống nội dung bản đồ, các phương pháp biểu hiện, xây dựng qui trình thành lập hoàn chỉnh, bên cạnh đó cần tìm hiểu kĩ về địa bàn nghiên cứu cũng như công cụ thành lập bản đồ có sự ứng dụng của hệ thông tin địa lí.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở khoa học để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2011, Vol. 56, No. 3, pp. 142-150 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG NỘI DUNG BẢN ĐỒ MÔI TRƯỜNG ĐẤT CẤP TỈNH Nguyễn Ngọc Ánh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: anhhnue76@gmail.com 1. Mở đầu Thành lập bản đồ môi trường đất của một tỉnh là việc làm cần thiết có ý nghĩa thiết thực trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường hiệu quả và bền vững. Bản đồ môi trường đất là một trong những công cụ thể hiện rõ về chất lượng địa bàn sống. Đây là công cụ hữu hiệu trong quản lí, qui hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên đất của mỗi địa phương. Hiện nay, hầu hết các tỉnh chưa tiến hành nghiên cứu thành lập các bản đồ môi trường, đặc biệt là môi trường đất phục vụ công tác quản lí, khai thác và bảo vệ lãnh thổ. Để thành lập bản đồ môi trường đất cho mỗi địa phương cần nghiên cứu kĩ về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để xác định hệ thống nội dung bản đồ, các phương pháp biểu hiện, xây dựng qui trình thành lập hoàn chỉnh, bên cạnh đó cần tìm hiểu kĩ về địa bàn nghiên cứu cũng như công cụ thành lập bản đồ có sự ứng dụng của hệ thông tin địa lí. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các căn cứ khoa khọc để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh 2.1.1. Cơ sở lí luận về bản đồ môi trường đất Cần hiểu được khái niệm bản đồ môi trường đất, vị trí của nó trong hệ thống phân loại bản đồ, nguyên tắc thành lập, khả năng mã hóa các nội dung của ngôn ngữ bản đồ, các phương pháp biểu hiện nội dung và tổng quát hóa nội dung bản đồ môi trường địa phương. Bản đồ môi trường đất cấp tỉnh hay còn gọi là bản đồ môi trường đất địa phương là mô hình thu nhỏ của bề mặt lãnh thổ địa phương lên mặt phẳng bản đồ thông qua một cơ sở toán học nhất định, có sự lựa chọn khái quát hóa và sử dụng hệ thống kí hiệu bản đồ nhằm biểu hiện chất lượng môi trường đất của địa phương. Nội dung của bản đồ bắt nguồn từ nội dung của thổ nhưỡng học và môi trường học, 142 Cơ sở khoa học để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh cũng như các yêu cầu của công tác qui hoạch, quản lí và khai thác lãnh thổ ở địa phương. Xác định phương pháp và nguyên tắc thành lập bản đồ môi trường đất cấp tỉnh: Hiện nay, có nhiều phương pháp thành lập bản đồ như: phương pháp đo vẽ trực tiếp, biên vẽ, sử dụng nguồn tư liệu ảnh hàng không, sử dụng nguồn tư liệu ảnh vệ tinh, sử dụng hệ thông tin địa lí,... Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, chúng sử dụng các công nghệ thành lập khác nhau, nên cho ra sản phẩm có chất lượng khác nhau. Vì vậy, cần nghiên cứu kĩ các phương pháp thành lập và công nghệ xây dựng bản đồ làm căn cứ xác định hệ thống nội dung bản đồ. Bên cạnh đó cần chú ý tới các nguyên tắc thành lập bản đồ môi trường đất địa phương như: đảm bảo tính khoa học, chính xác và phù hợp với thực tế; khái quát những nét đặc trưng của môi trường đất trên lãnh thổ nghiên cứu; đảm bảo nguyên tắc mã hóa của ngôn ngữ bản đồ, vừa khoa học vừa chính xác, vừa đầy đủ, vừa trực quan và mang tính ứng dụng cao [3]. Khả năng mã hóa của ngôn ngữ bản đồ: Ngôn ngữ bản đồ có khả năng mã hóa thông tin khá đa dạng và phong phú. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kĩ từng kí hiệu, từng phương pháp biểu hiện để có được cách thức thể hiện tối ưu trên bản đồ. Các nhóm kí hiệu gồm: kí hiệu dạng điểm, kí hiệu dạng đường, kí hiệu dạng vùng và kí hiệu dạng chữ. Các kí hiệu này kết hợp với các đặc tính về hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc và động thái. . . nhằm làm tăng khả năng biểu hiện của kí hiệu bản đồ. Có thể nhận thấy hầu hết các đối tượng, sự vật và hiện trượng đều có thể mã hóa được bằng ngôn ngữ bản đồ. Các phương pháp biểu hiện nội dung bản đồ bao gồm: phương pháp kí hiệu điểm, kí hiệu đường tuyến tính, đường đẳng trị, đường chuyển động, chấm điểm, biểu đồ định vị, vùng phân bố, nền chất lượng, nền số lượng, bản đồ mật độ (Cartogram), bản đồ biểu đồ (Cartodiagram). Căn cứ vào ưu điểm của từng phương pháp mà người biên tập bản đồ có thể kết hợp các phương pháp cho hợp lí, nhằm tạo ra bản đồ có chất lượng cao nhất [3, 7]. Tổng quát hóa nội dung bản đồ môi trường đất: căn cứ vào mục đích thành lập bản đồ, tỉ lệ bản đồ, hệ thống nội dung bản đồ, khả năng thể hiện của ngôn ngữ bản đồ, đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu, điều kiện về nguồn dữ liệu, điều kiện về công nghệ và công cụ thành lập, đối tượng sử dụng bản đồ, phương pháp thành lập,. . . mà người thành lập bản đồ sẽ có cách thức tổng quát hóa phù hợp. 2.1.2. Cơ sở lí luận về chuyên đề của bản đồ * Khái quát về thổ nhưỡng Chuyên đề mà bản đồ cần thể hiện là chất lượng môi trường đất, nên người thành lập bản đồ cần tìm hiểu khái niệm chung về thổ nhưỡng, các quá trình phong hóa và hình thành đất, thành phần và các đặc tính lí hóa của đất. Thổ nhưỡng là một thành phần của lớp vỏ địa lí, là nơi tiếp xúc, xâm nhập 143 Nguyễn Ngọc Ánh và tác động qua lại của các thành phần tự nhiên, vì thế thổ nhưỡng có thành phần vật chất, cấu trúc phức tạp và đa dạng nhất trong lớp vỏ Trái đất [5]. Nghiên cứu về thổ nhưỡng là cơ sở quan trọng nhằm xác định hệ thống nội dung của bản đồ môi trường đất cấp tỉnh. Quá trình phong hóa và hình thành đất Quá trình phong hóa: Phong hóa là quá trình phá vỡ cơ học và biến đổi hóa học các đá gốc và khoáng vật ở những lớp trên cùng của thạch quyển, xảy ra dưới tác động của các nhân tố khí quyển như: mưa, gió, dao động nhiệt độ không khí trong ngày và theo mùa, tác động của oxi khí quyển, của nước mặt và nước ngầm với hoạt động của sinh vật [5]. Kết quả của quá trình phong hóa đá đã tạo ra các sản phẩm phong hóa, trong đó có các chất dưới dạng hoà tan. Đây chính là cơ sở vật chất cho quá trình hình thành và phát triển của đất sau này. Các hình thức phong hóa gồm: phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Quá trình hình thành đất: Các nhân tố hình thành đất: Cần nghiên cứu kĩ về các nhân tố hình thành đất làm cơ sở để lựa chọn các chỉ tiêu chính phản ánh chất lượng môi trường đất. Các nhân tố hình thành đất gồm: đá gốc, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và con người cùng tác động đồng thời và liên tục tới đất, làm cho chất lượng môi trường đất luôn biến đổi, ảnh hưởng tới môi trường sống của địa phương. Các quá trình hình thành đất: Thứ nhất là nhóm quá trình phá hủy và biến đổi khoáng vật chiếm ưu thế gồm: quá trình thành tạo sơ đẳng; quá trình sét hóa; quá trình feralit. Thứ hai là nhóm quá trình biến đổi chất hữu cơ chiếm ưu thế gồm: quá trình hình thành mùn; quá trình hình thành than bùn,. . . Thứ ba là nhóm quá trình do sự di chuyển và biến đổi vật chất đóng vai trò chủ yếu gồm: quá trình glây; quá trình mặn hóa; quá trình phèn hóa; quá trình xôlônét và xôlốt; quá trình rửa trôi; quá trình pốtdôn; quá trình bồi tụ phù sa [4, 5]. Về thành phần của đất Thành phần khoáng vật và hữu cơ của đất: Khoáng vật trong đất là những hợp chất tự nhiên, hoặc nguyên tố tự nhiên xuất hiện do kết quả của các quá trình lí, hóa hoặc sinh học khác nhau diễn ra trong lớp vỏ Trái đất. Về nguồn gốc có thể phân ra thành khoáng vật nguyên sinh và khoáng vật thứ sinh, chúng đã tạo nên những tính chất quan trọng của đất như: dính, dẻo, khả năng hấp thụ, trao đổi ion, tính trương, tính co,. . . Bảng 1. Sự phân cấp hạt theo quan điểm của Mỹ và Nga Tên cấp hạt (mm) Quan điểm của Mỹ Quan điểm của Nga Cấp hạt cát 2,0 - 0,06 1,0 - 0,05 Cấp hạt limon 0,06 - 0,002 0,05 - 0,001 Cấp hạt sét < 0,002 < 0,001 144 Cơ sở khoa học để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh Thành phần cơ giới của đất hay còn gọi là thành phần cấp hạt của đất là tỉ lệ phần trăm của những phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất khi đoàn lạp đất ở trạng thái bị phá vỡ. Căn cứ tỉ lệ cấp hạt cát vật lí (cấp hạt > 0,01 mm), và sét vật lí (cấp hạt < 0,001 mm), để xác định tên gọi đất theo thành phần cơ giới. Chất hữu cơ trong đất là những tàn tích sinh vật (xác thực vật, động vật, vi sinh vật) chưa hoặc đang bị phân giải và những chất hữu cơ đã được phân giải tổng hợp (các chất mùn và các hợp chất không phải mùn). Nước trong đất: Nước trong đất có 4 dạng cơ bản là thể rắn, thể hơi, dạng liên kết và nước tự do. Nguồn cung cấp nước cho đất chủ yếu là mưa, hơi nước ngưng kết từ không khí và nước ngầm. Không khí trong đất: Các khe hở trong đất chứa cả nước và không khí do lớp không khí sát mặt đất thâm nhập vào nên có thành phần cơ bản tương tự không khí trong khí quyển. Không khí trong đất vừa là nhân tố quan trọng trong phong hóa, vừa là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong đất, đồng thời là nguồn dinh dưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp cho thực vật tồn tại và phát triển. Nhiệt độ trong đất: Nhiệt độ là nhân tố sinh thái quan trọng, góp phần quyết định sự sinh trưởng của thực vật, động vật và sinh vật trong đất, do đó đã tác động đến cường độ phân giải các tàn tích hữu cơ và sự tạo thành mùn. Nhiệt độ đất còn tham gia vào quá trình phong hóa đá mẹ và các khoáng vật ở dưới lớp phủ thổ nhưỡng, do đó tác động tới cả lớp vỏ phòng hóa. Bảng 2. Phân loại đất theo tỉ lệ hạt cát và sét của N.A. Kachinxki % hạt sét vật lí % hạt cát vật lí Tên gọi đất theo thànhphần cơ giới 0 - 5 100 - 95 Cát rời 5 - 10 95 - 90 Cát dính 10 - 20 90 - 80 Cát pha 20 - 30 80 - 70 Thịt nhẹ 30 - 40 70 - 60 Thịt trung bình 40 - 50 60 - 50 Thịt nặng 50 - 65 50 - 35 Sét nhẹ 65 - 80 35 - 20 Sét trung bình > 80 < 20 Sét nặng Thành phần hóa học của đất Thu thập mẫu đất và phân tích thành phần mẫu đất: 145 Nguyễn Ngọc Ánh Thu thập mẫu đất là công đoạn quan trọng, yêu cầu người thu mẫu phải có hiểu biết về các loại đất, hiểu rõ về địa bàn nghiên cứu, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về thổ nhưỡng. Các mẫu đất được thu thập đúng qui cách tại các địa điểm đặc trưng cho từng loại đất và địa hình từng khu vực cũng như các loại đá gốc khác nhau,. . . mật độ của các điểm thu mẫu phù hợp với mục đích thành lập, với từng lãnh thổ nghiên cứu và từng tỉ lệ của bản đồ. Các nhân tố hóa học chính trong đất và xây dựng chỉ tiêu thể hiện chất lượng môi trường: Các nhân tố hóa học chính và mức độ đánh giá chất lượng môi trường đất được khái quát trong Bảng 3, ngoài ra còn có các nhân tố như: dung tích cation trao đổi (CEC); độ no bazơ trao đổi (V); lượng hạt cát (Cát); lượng hạt sét (Sét); hạt khoáng (Limon) [9]. Ngoài ra, cần tìm hiểu các đặc tính của đất như: keo đất và khả năng hấp thụ của đất; dung dịch đất; kết cấu đất; tỉ trọng đất; độ xốp; tính dính của đất; tính dẻo của đất; tính trương và co của đất để đánh giá một cách chính xác về chất lượng môi trường đất của mỗi địa phương. * Khái quát về môi trường đất Nghiên cứu môi trường đất và sự ô nhiễm môi trường đất là cơ sở để nhận định, đánh giá chất lượng môi trường đất, từ đó làm căn cứ để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất phục vụ công tác thành lập, công tác quản lí, khai thác và bảo vệ môi trường. Môi trường đất: Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng đất, chúng có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm: nước, không khí, khí hậu,. . . Thành phần chủ yếu của môi trường đất gồm: Thành phần vô sinh gồm các khoáng chất, không khí và nước cùng một tỉ lệ nhỏ chất hữu cơ từ xác động, thực vật có trong đất. Chất khoáng trong đất có được từ sự phân hủy của đá mẹ và sự di chuyển từ nơi khác tới thông qua dòng chảy, gió và các hình thức di chuyển khác. Tùy theo kích thước cỡ hạt người ta chia thành cát, bụi, sét, hạt keo; Thành phần hữu sinh gồm vi sinh vật, thực vật và động vật. Các quá trình đặc trưng diễn ra trong môi trường đất: Quá trình feralit (đặc trưng cho vùng nhiệt đới, trên môi trường hơi chua và chua) - quá trình rửa trôi và tích tụ Fe2+, Al3+, Fe3+; Quá trình macgalit (đặc trưng cho vùng có đá mẹ là bazơ, sản phẩm của quá trình giàu Ca, Mg phản ứng trong môi trường đất trung tính hay kiềm); Quá trình Feralit-macgalit là trung gian giữa hai quá trình trên trong điều kiện nhiệt đới hoặc á nhiệt đới; Quá trình Alit, xảy ra trên miền núi cao, khí hậu ẩm ướt, đất giàu mùn thô. 146 Cơ sở khoa học để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh Môi trường đất là một hệ phức tạp, trong đó các thành phần sinh vật có quan hệ hữu cơ với nhau. Môi trường đất là thể tự nhiên phân bố trong không gian nhất định gồm có sinh vật, chất vô cơ và chất hữu cơ, nó phân hóa thành các tầng khác nhau về sinh thái, tính chất vật lí, hóa học và đặc tính sinh vật [8, 9]. Bảng 3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường đất Stt Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Giá trị giới hạn 1 Mùn trong đất (OM) Rất nghèo < 1% Nghèo 1 - 2% Trung bình 2 - 4% Giàu 4 - 8% 2 Nghèo < 0,08% Nitơ tổng số (phương Trung bình 0,08 - 0,15% pháp Kjeldahl) (N) Khá giàu 0,15 - 0,2% Giàu > 0,2% 3 Photpho tổng số (P2O5) Nghèo < 0,06% Trung bình 0,06 - 0,1% Giàu > 0,1% 4 Kali tổng số (K2O) Nghèo < 0,8% Trung bình 0,8 - 2% Giàu > 2% 5 pHKCl Không chua > 5,5 Chua ít 5,0 - 5,5 Chua 4,5 - 5,0 Chua nhiều 4,0 - 4,5 Rất chua < 4,0 6 Nitơ thủy phân (phương Nghèo < 4 mg/100g Trung bình 4 - 6 mg/100g pháp Kjeldahl) Giàu > 6 mg/100g 7 Photpho dễ tiêu (Phương Nghèo < 10 mg P2O5/100g Trung bình 10 - 15 mg P2O5/100g pháp oniani) (P2O5) Giàu > 15 mg P2O5/100g 8 Rất nghèo < 4 mg K2O/100g Kali dễ tiêu (Phương Nghèo 4 - 8 K2O/100g pháp Kiecxanop) (K2O) Trung bình 8 - 14 K2O/100g Giàu > 14 mg K2O/100g Ô nhiễm môi trường đất: Cần nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm của từng địa phương. Có thể do hoạt động của con người hoặc do thiên nhiên gây nên hoặc ngược lại môi trường 147 Nguyễn Ngọc Ánh đất bị ô nhiễm có thể tác động làm ô nhiễm môi trường nước và không khí. Trên cơ sở đó lựa chọn các nhân tố chính hoặc tổng hợp các nhân tố gây ô nhiễm nhằm thể hiện trên bản đồ. 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất 2.2.1. Xác định chủ đề, mục đích thành lập và thể loại bản đồ Chủ đề của bản đồ là chất lượng môi trường đất cấp tỉnh (hay còn gọi là bản đồ môi trường đất địa phương), thuộc thể loại bản đồ chuyên đề. Mục đích thành lập bản đồ là phục vụ nghiên cứu và quản lí lãnh thổ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây là căn cứ để hoạch định qui hoạch sử dụng đất, giám sát khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững. Chủ đề và mục đích thành lập quyết định hệ thống nội dung của bản đồ, đây là kim chỉ nam cho toàn bộ qui trình thành lập bản đồ. Bên cạnh đó cần xác định rõ đối tượng sử dụng bản đồ, công nghệ thành lập bản đồ, đặc điểm lãnh thổ, điều kiện nguồn dữ liệu có được để thành lập bản đồ. 2.2.2. Xác định cơ sở toán học, kích thước và tỉ lệ bản đồ Căn cứ vào qui phạm thành lập bản đồ, các qui định của hệ qui chiếu Việt Nam (VN2000) dành cho xây dựng bản đồ chuyên đề ở nước ta. Căn cứ vào mục đích thành lập bản đồ, mức độ tổng quát hóa, yêu cầu về mức độ chi tiết của nội dung, độ chính xác của bản đồ, đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu mà tác giả xây dựng cơ toán học cho bản đồ một cách phù hợp, đảm bảo tính khoa học. Cơ sở toán học được xác định gồm: phép chiếu (phép chiếu UTM quốc tế múi chiếu 60 hoặc 30, elipsoid WGS-84) [7]; lưới chiếu (có thể thể hiện lưới kinh vĩ tuyến hoặc lưới kilomet); qui định của hệ tọa độ VN2000; tỉ lệ bản đồ; các thông số trắc địa phổ thông; bố cục bản đồ [7]. Các bản đồ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, quản lí lãnh thổ của một tỉnh thường có kích thước phù hợp với khổ giấy A0 (841 mm × 1189 mm), hoặc có thể thành lập trên khổ giấy A1 (594 mm × 841 mm), A2 (420 mm × 594 mm). Trong các báo cáo khoa học các bản đồ có thể được thành lập với khổ giấy A3 (297mm × 420 mm) hoặc A4 (210 mm × 297 mm) [3]. Để xác định được tỉ lệ của bản đồ, người thành lập cần nắm được mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ, xác định chính xác qui mô và hình dạng của lãnh thổ, lựa chọn kích thước của tờ bản đồ phù hợp với đối tượng sử dụng bản đồ. Hình dạng và kích thước của lãnh thổ còn là cơ sở để lựa chọn phép chiếu, thiết kế lưới chiếu và bố cục bản đồ với độ chính xác cao. Bên cạnh đó cần xác định mục đích và đối tượng sử dụng bản đồ, kết hợp với điều kiện sử dụng bản đồ mà lựa chọn kích thước tờ bản đồ cho phù hợp. Nắm được các yêu cầu trên người thành lập bản đồ xác định được tỉ lệ bản đồ một cách hợp lí, khoa học. Dãy tỉ lệ của các bản đồ cấp 148 Cơ sở khoa học để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh tỉnh trên khổ giấy A0 được thiết kế từ 1:250.000 (Nghệ An - tỉnh có diện tích lớn nhất trên toàn quốc) đến 1:55.000 (Bắc Ninh tỉnh có diện tích nhỏ nhất trên toàn quốc) [1]. 2.3. Hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh Với các việc nghiên cứu đầy đủ về cơ sở khoa học chúng ta có thể xác định được hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất tổng hợp cấp tỉnh gồm bốn nhóm nội dung sau: cơ sở toán học, các yếu tố cơ sở địa lí, các nội dung chính và các nội dung phụ. Các nội dung cơ sở địa lí: Các yếu tố cơ sở địa lí: địa giới hành chính các cấp, địa hình, hệ thống thủy văn, giao thông và ghi chú địa danh phù hợp với thực tế của từng địa phương. Các nội dung chính và phương pháp biểu hiện chúng: Các nội dung chính được thể hiện trên bản đồ là các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường thành phần (sử dụng chỉ tiêu thành phần) hoặc tổng hợp (xét đến nhiều chỉ tiêu). Để xây dựng được chỉ tiêu tổng hợp, người thành lập bản đồ cần nghiên cứu kĩ các chỉ tiêu thành phần, lựa chọn các chỉ tiêu chính, chủ yếu (phù hợp với từng địa phương) để thiết kế chỉ tiêu tổng hợp. Các bản đồ thường lựa chọn phương pháp nền số lượng với chỉ số tổng hợp của các chỉ số thành phần [8], công cụ thể hiện là nền màu, điều này làm cho bản đồ có màu sắc đẹp, khoa học và trực quan. Các nội dung phụ và cách thức thể hiện: Các nội dung phụ trên bản đồ môi trường đất (thành phần hoặc tổng hợp) là các yếu tố bổ sung làm rõ hơn cho các nội dung chính. Các nội dung phụ thường là: thành phần các loại đất, qui mô, cơ cấu của chúng, sự biến động trong sử dụng đất,. . . Công cụ thể hiện nội dung phục có thể là thể hiện trên bản đồ bằng kí hiệu, biểu đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ kết hợp với kích thước, màu sắc, cấu trúc của kí hiệu,. . . làm nên một bản đồ được hoàn thiện, khoa học, đầy đủ, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng bản đồ. 3. Kết luận Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh là việc làm cần thiết, quan trọng tạo ra bản đồ môi trường địa phương - một công cụ tốt để qui hoạch, quản lí và khai thác lãnh thổ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Các căn cứ khoa học để xác định hệ thống nội dung bản đồ môi trường đất cấp tỉnh gồm: Thứ nhất là cơ sở lí luận về bản đồ học với nhận định sâu sắc về bản đồ môi trường đất, ngôn ngữ bản đồ trong mã hóa nội dung, việc tổng quát hóa nội dung làm nổi bật chất lượng môi trường đất, ngoài ra cần xác định mục đích thành lập, chủ đề, thể loại, tỉ lệ và kích thước bản đồ. Đồng thời là việc lựa chọn phương pháp, nguyên tắc thành lập bản đồ môi trường đất cấp tỉnh; Thứ hai là cơ sở lí luận về thổ nhưỡng học với các quá trình phong hóa, hình thành đất, thành phần và các 149 Nguyễn Ngọc Ánh đặc tính lí hóa của đất thể hiện thông qua các mẫu đất. Đây là những căn cứ chính quyết định chất lượng môi trường đất ở mỗi địa phương; Thứ ba là khoa học môi trường cần tập trung nghiên cứu về môi trường đất và sự ô nhiễm của nó, đây là cơ sở để đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển hay mức độ ô nhiễm. Xác định hệ thống nội dung là công đoạn quan trọng trong qui trình thành lập bản đồ môi trường đất tại các địa phương, góp phần hữu ích trong qui hoạch, quản lí, khai thác và bảo vệ môi trường. Từ khóa : Bản đồ môi trường đất, hệ thống nội dung, cơ sở địa lí, cơ sở toán học, ngôn ngữ bản đồ. TÀI LIỆU THA