Cơ sở lý luận của việc ứng dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu và GIS trong phân hạng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng

Tóm tắt Với ý nghĩa là cơ sở để đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, phân hạng đất nông nghiệp hiện nay đã được hoàn thiện hơn về trình tự, nội dung, các chỉ tiêu phân hạng. Tuy nhiên, theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai thì phương pháp đã và đang được áp dụng vẫn còn một số những khó khăn, bất cập (chưa phát huy hết được vai trò trong lĩnh vực quản lý đất đai; các yếu tố được đánh giá như nhau về mức độ quan trọng, chưa thể hiện được ảnh hưởng qua lại của các yếu tố, vai trò của các yếu tố trội; chưa tranh thủ được tri thức của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để đánh giá đối với từng mục đích sử dụng đất cụ thể, chưa có sự tích hợp giữa các phương pháp và công nghệ tiên tiến trong quá trình đánh giá. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu và GIS trong phân hạng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất là rất cần thiết.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở lý luận của việc ứng dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu và GIS trong phân hạng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201752 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐA CHỈ TIÊU VÀ GIS TRONG PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Vũ Thị Nhung, Trần Thị Hòa, Đào Thị Thanh Lam, Bùi Minh Đức Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai Tóm tắt Với ý nghĩa là cơ sở để đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, phân hạng đất nông nghiệp hiện nay đã được hoàn thiện hơn về trình tự, nội dung, các chỉ tiêu phân hạng. Tuy nhiên, theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai thì phương pháp đã và đang được áp dụng vẫn còn một số những khó khăn, bất cập (chưa phát huy hết được vai trò trong lĩnh vực quản lý đất đai; các yếu tố được đánh giá như nhau về mức độ quan trọng, chưa thể hiện được ảnh hưởng qua lại của các yếu tố, vai trò của các yếu tố trội; chưa tranh thủ được tri thức của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để đánh giá đối với từng mục đích sử dụng đất cụ thể, chưa có sự tích hợp giữa các phương pháp và công nghệ tiên tiến trong quá trình đánh giá... Chính vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu và GIS trong phân hạng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất là rất cần thiết. Từ khóa: phân hạng đất, nông nghiệp, MCA, GIS, phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu, hệ thống thông tin địa lý, mục đích sử dụng đất. Theory and practice basic of agricultural land classifi cation and the aplication of MCA, GIS methods according to land use purpose Abstracts The basis for proposing methods to strengthen the state management of land, the agricultural land classifi cation has been more improved on the order, content and classifi cation criteria now. However, according to the requirements of the state management on land, the applied methods still have some diffi culties and shortcomings (not fully achive roles in the fi eld of land management; the equally valued factors in terms of importance, not refl ect the interaction of factors and the role of the dominant factors, not gain the knowledge of many experts in diff erent fi eld to evaluate for each specifi c land use purpose, there is no integration of advanced methods and technology in the assessment process ... Therefore, the study of the theory and practice basic of agricultural land classifi cation and the aplication of MCA, GIS methods according to land use purpose is very necessary. Keywords: Land classifi cation, agriculture, MCA, GIS, multi-indicator assessment method, geographic information system, land use purpose. 1. Đặt vấn đề Nước ta có diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, do vậy sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài trong tương lai. Công tác phân hạng đất là cơ sở trong việc hoạch định các chính sách, định hướng bố trí sử dụng hợp lý Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 53 quỹ đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất cũng như khi xác định giá trị quyền sử dụng đất, thu thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất Công tác điều tra phân hạng đất ở nước ta trước đây chủ yếu nhằm đáp ứng cho mục đích bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp trong sản xuất nông nghiệp và tính thuế sử dụng đất, được thực hiện dựa trên phương pháp của Liên Xô cũ và hiện nay là theo phương pháp đánh giá thích hợp đất đai của FAO (Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc) chủ yếu được dựa trên các yếu tố chính như điều kiện thổ nhưỡng, tính chất nông hóa của đất; điều kiện địa hình; khí hậu, thời tiết; điều kiện tưới tiêu,... và sử dụng cho tất cả các mục đích. Theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, thì việc phân hạng đất nông nghiệp theo những chỉ tiêu, phương pháp đã và đang áp dụng cho thấy vẫn còn một số những khó khăn, bất cập đó là: việc phân hạng đất nông nghiệp chưa phát huy hết được vai trò trong lĩnh vực quản lý đất đai; các yếu tố được đánh giá như nhau về mức độ quan trọng, chưa thể hiện được ảnh hưởng qua lại của các yếu tố, vai trò của các yếu tố trội; chưa xác định được trọng số của các yếu tố khi đánh giá, chưa tranh thủ được tri thức của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để đánh giá đối với từng mục đích sử dụng đất cụ thể, chưa có sự tích hợp giữa các phương pháp và công nghệ tiên tiến trong quá trình đánh giá... Chính vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu và GIS trong phân hạng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất là rất cần thiết. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác bao gồm đất trồng lúa, đất nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, trồng cây hàng năm khác, đất làm muối. Cụ thể tại các tiểu vùng sinh thái, mục đích sử dụng đất được lựa chọn phân hạng như sau: - Vùng đồng bằng: (i) Đất trồng lúa; (ii) Đất trồng cây hàng năm khác; (iii) Đất trồng cây lâu năm; (iv) Đất rừng sản xuất; (v) Đất rừng phòng hộ; (vi) Đất rừng đặc dụng; (vii) Đất nuôi trồng thủy sản; - Vùng ven biển: (i) Đất trồng lúa; (ii) Đất trồng cây hàng năm khác; (iii) Đất trồng cây lâu năm; (iv) Đất rừng sản xuất; (v) Đất rừng phòng hộ; (vi) Đất rừng đặc dụng; (vii) Đất nuôi trồng thủy sản; (viii) Đất làm muối. - Vùng trung du, miền núi: (i) Đất trồng lúa; (ii) Đất trồng cây hàng năm khác; (iii) Đất trồng cây lâu năm; (iv) Đất rừng sản xuất; (v) Đất rừng phòng hộ; (vi) Đất rừng đặc dụng; (vii) Đất nuôi trồng thủy sản. 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chính được áp dụng để nghiên cứu gồm: 3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin - Điều tra, thu thập thông tin, số liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến các vấn đề: loại đất/nhóm đất, độ dày tầng đất, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu; về địa hình (độ dốc, địa hình tương đối); khí hậu (lượng mưa, tổng tích ôn, khô hạn, gió...); chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng từ bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt)... Thu thập thông tin, số liệu về tình hình phát triển kinh tế Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201754 - xã hội; hiện trạng, biến động sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất. Điều tra, khảo sát các khu vực đất nông nghiệp tại các địa bàn điều tra phục vụ cho việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp cũng như trong việc đánh giá đất thích hợp cho các mục đích sử dụng đất. Kiểm tra độ chính xác của số liệu, chỉnh lý và bổ sung các nguồn thông tin thông qua dã ngoại, khảo sát thực địa; xây dựng các tuyến khảo sát, để bổ sung các thông tin mới về hiện trạng sử dụng đất, đồng thời cập nhật, bổ sung trên bản đồ vị trí các khu vực đất nông nghiệp. - Điều tra, thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu tại các cơ quan ở Trung ương (các đơn vị thuộc BTNMT như Tổng cục quản lý đất đai; Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia; Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khí tượng thủy văn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê). Phương pháp này sử dụng để thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu bản đồ, số liệu thống kê, báo cáo, các chương trình dự án đã có. Những dữ liệu đã thu thập là tài liệu về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, tài liệu về kinh tế - xã hội, tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp, diễn biến năng suất trong 05 năm trở lại đây theo từng mục đích sử dụng; các loại bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ giao thông, bản đồ thủy lợi, các số liệu thống kê khác tại các thời điểm khác nhau cần bổ sung. 3.2. Phương pháp đánh giá đất của FAO Phương pháp đánh giá đất theo FAO được sử dụng để thực hiện nội dung phân hạng mức độ thích hợp cho các mục đích sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu, để từ đó hiểu rõ hơn về tiềm năng của đất ở khu vực nghiên cứu, làm cơ sở để chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong tương lai. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thông qua việc xây dựng và chồng xếp các bản đồ đơn tính gồm bản đồ loại đất, địa hình tương đối, lượng mưa, chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng... thích hợp với các mục đích sử dụng đất bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối. Xác định yêu cầu sử dụng đất của mỗi mục đích sử dụng đất đai được lựa chọn. Xác định và mô tả các mục đích sử dụng đất trong điều kiện về chính sách, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Trình tự đánh giá sử dụng đất thích hợp theo FAO (1976) bao gồm các nội dung cơ bản: Xác định mục tiêu; thu thập tài liệu; xác định loại sử dụng đất; xác định các đơn vị đất đai; đánh giá khả năng thích hợp của đất đai; đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; đề xuất sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất. Trong nghiên cứu phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu sẽ được sử dụng trong nội dung đánh giá khả năng thích hợp của đất đai. GIS được ứng dụng trong nội dung xác định đơn vị đất đai, đánh giá khả năng thích hợp và thành lập bản đồ phân hạng đất. Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 55 3.3. Phương pháp xây dựng bộ bản đồ trong PHĐ nông nghiệp Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để thành lập bản đồ. Sử dụng các tiện ích sẵn có của GIS để thành lập bản đồ đơn vị đất đai (dùng chức năng Overlay của GIS) và biểu diễn kết quả phân hạng thích hợp thông qua việc phân tích dữ liệu không gian, xử lý thông tin, cơ sở dữ liệu đầu vào, xây dựng các lớp thông tin bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ PHĐ nông nghiệp của địa bàn thử nghiệm. Sử dụng các chức năng của phần mềm MicroStation và phần mềm ArcGIS, ArcView để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các số liệu bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bản đồ hành chính; Bản đồ đất; Bản đồ địa hình Sử dụng hệ tọa độ VN2000 với các tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000 để thể hiện các bản đồ. Cấu trúc số liệu thuộc tính của các đối tượng trên bản đồ được thể hiện bằng mô hình quan hệ. Các bản đồ chuyên đề và các bản đồ PHĐ được xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000. Ứng dụng phần mềm Mapinfor, Microstation, ArcGIS, ArcView biên tập, chồng xếp bản đồ. Sử dụng GIS thực hiện phân vùng sinh thái của địa bàn điều tra theo ba tiểu vùng (đồng bằng, đồi núi, ven biển), xây dựng dữ liệu ranh giới các khoanh đất điều tra tại địa bàn (diện tích, mục đích sử dụng đất, các kết quả ký hiệu và phân mức của tất cả các mục đích sử dụng đất...). Sử dụng GIS kết hợp với phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu trong quá trình phân hạng được thực hiện bằng cách chồng các lớp thông tin về loại đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước... tạo thành một lớp thông tin kết quả cho phép phân các mức thích hợp theo mục đích sử dụng có giá trị từ 0 đến 1,0 (Carver, 1991, Voogd, 1983) đến từng khoanh đất. 3.4. Phương pháp MCA Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu được áp dụng trong nghiên cứu để thực hiện quá trình PHĐ thích hợp cho các mục đích sử dụng đất. Kết hợp các thông tin từ nhiều chỉ tiêu về một chỉ tiêu đánh giá duy nhất. Phương pháp MCA sẽ công bằng, chính xác hơn ở việc xét đến tầm quan trọng khác nhau giữa các chỉ tiêu đối với một mục đích đánh giá cụ thể, nói lên tầm ảnh hưởng khác nhau đến mục đích đánh giá thể hiện ở các trọng số khác nhau, trong khi phương pháp đánh giá của FAO không xét đến sự tương tác giữa các chỉ tiêu, xem các chỉ tiêu có vai trò quan trọng như nhau. Dữ liệu đầu vào của phân hạng theo phương pháp MCA và GIS có mức độ chi tiết cao, sát với thực tế và có tính khả thi cao vì MCA đưa ra đề xuất dựa trên mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến đối tượng đánh giá. Việc sử dụng phương pháp MCA phù hợp với những nghiên cứu mang tính chất chi tiết, phù hợp với cấp tỉnh, huyện, cấp xã và thực hiện trên nền bản đồ có tỷ lệ lớn. Phương pháp so sánh cặp đôi, thực hiện theo trình tự: Xây dựng ma trận so sánh cặp đôi; xác định trọng số; tính giá trị thích hợp; phân cấp tổng giá trị thích hợp. 3.5. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai; khoa học đất... đồng thời tham vấn ý kiến người sử dụng đất tại địa bàn bằng hình thức điền thông tin vào mẫu phiếu và xin ý kiến trực tiếp thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề. Tổng hợp các ý kiến chuyên gia theo Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201756 phương pháp toán học. Việc xin ý kiến chuyên gia đóng vai trò tiên quyết trong quá trình xây dựng ma trận so sánh cặp đôi. Các ý kiến chuyên gia có độ đồng thuận cao sẽ làm cho ma trận vừa có tính chính xác, vừa thể hiện được mối tương quan giữa các chỉ tiêu đồng thời vẫn đảm bảo tính khách quan của người ra quyết định. Tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý đất đai, cán bộ nông nghiệp và người dân trực tiếp sử dụng đất tại địa phương về mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu về loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, lượng mưa, độ dốc, khô hạn, chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng đối với từng mục đích sử dụng đất. Phương pháp chuyên gia đóng vai trò rất quan trọng khi kết hợp với phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu để thực hiện nội dung đánh giá thích hợp đất đai cho các mục đích sử dụng đất, xây dựng ma trận cặp đôi so sánh các chỉ tiêu về loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, lượng mưa, độ dốc, khô hạn, chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng đối với từng mục đích sử dụng đất tại mỗi tiểu vùng sinh thái. 3.6. Phương pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình, đề tài khoa học có liên quan đến các lý thuyết về đánh giá đất đai, lý thuyết về GIS, lý thuyết về MCA... trong và ngoài nước. Kế thừa kết quả từ các công trình dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện như dữ liệu phân vùng sinh thái các tiểu vùng (ven biển, đồng bằng, đồi núi), ranh giới các khoanh đất điều tra ... Có thể nói, phương pháp kế thừa là phương pháp rất quan trọng để có được bộ dữ liệu đầu vào trong quá trình thực hiện. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Tình hình ứng dụng các phương pháp phân hạng đất nông nghiệp ở Việt Nam Trong những năm qua, tùy thuộc vào từng thời kỳ công tác PHĐ nông nghiệp ở nước ta được triển khai ở các mức độ khác nhau, song về mặt phương pháp thì chủ yếu áp dụng những phương pháp phổ biến trên thế giới như phương pháp PHĐ của Liên Xô cũ và phương pháp PHĐ của FAO (1976, 1993b). - Việc ứng dụng phương pháp phân hạng đất của Liên Xô cũ: Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đình Văn Tỉnh) đã tiến hành công tác phân hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Quy trình này bao gồm 4 bước: (1). Thu thập tài liệu; (2). Vạch khoanh đất; (3). Đánh giá và phân hạng chất lượng đất và (4). Xây dựng bản đồ phân hạng đất. Các yếu tố được sử dụng trong phân hạng đất vùng đồng bằng gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt, độ xốp, hạn, úng, mưa, mặn, chua Các yếu tố đó được chia thành 4 mức thích hợp là tốt, khá, trung bình và yếu kém. Về phân hạng, đất được chia thành 4 hạng từ hạng I đến hạng IV theo thứ tự từ tốt đến xấu. Quy trình này đã được áp dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế và môi trường chưa được nghiên cứu sâu [6]. Trong thời kỳ thực hiện phân hạng đất theo Chỉ thị số 299/TTg, công tác phân hạng đất nông nghiệp được tiến hành theo phương pháp của Liên Xô cũ. Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 57 hành dự thảo phương pháp phân hạng đất (Tổng cục quản lý ruộng đất, 1981). Theo đó, việc phân hạng dựa trên các cơ sở: (i) Vùng địa lý thổ nhưỡng, (ii) Loại và nhóm cây trồng, (iii) Đặc thù của địa phương, (iv) Trình độ thâm canh, (v) Mối tương quan với năng suất cây trồng. Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, có thể áp dụng trên diện rộng. Tính đến tháng 7/1986 cả nước đã có 14/40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành hoặc hoàn thành cơ bản cả 3 nội dung: đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất; Hai vùng trọng điểm lúa của cả nước là Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Bắc Bộ đã cơ bản hoàn thành. Đã có 37% số tỉnh đã hoàn thành phân hạng đất lúa cấp huyện. [6] Nhìn chung, kết quả phân hạng đất nông nghiệp theo phương pháp này tại Việt Nam đã giúp cho việc thống kê tài nguyên đất nông nghiệp và hoạch định chiến lược sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trong phạm vi cả nước theo các phân vùng nông nghiệp tự nhiên hướng tới mục đích sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất nông nghiệp hợp lý. Tuy nhiên, đối với mục đích sử dụng đất nông nghiệp, việc phân hạng thích hợp chưa đi sâu một cách cụ thể vào từng loại sử dụng, đối tượng phân hạng không toàn diện; phương pháp này mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và chưa có những quan tâm cân nhắc tới các điều kiện kinh tế - xã hội, thực tế kết quả phân hạng dựa vào năng suất. Quy định về thời hiệu phân hạng, định suất thuế, hình thức thu thuế đã không khuyến khích sản xuất, nền kinh tế nông thôn kém phát triển. - Việc ứng dụng phương pháp phân hạng đất nông nghiệp theo FAO: Năm 1996, Tổng cục Địa chính đã áp dụng phương pháp phân hạng đất nông nghiệp theo FAO tiến hành phân hạng trên một số địa bàn thí điểm như huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng; huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Kết quả của chương trình thí điểm được kết luận như sau: Yếu tố chất đất của mỗi địa bàn thí điểm chỉ tiêu phân hạng không đồng nhất. Do đặc thù của ĐBSCL nên yếu tố vị trí có thể thay nơi cư trú bằng trung tâm mua bán vật tư nông nghiệp. Khi phân hạng cấp xã yếu tố khí hậu là đồng nhất do đó cần vận dụng lịch thời vụ, bổ sung các chỉ tiêu khí hậu thời tiết đặc thù [1]. Đến năm 1997, phương pháp xác định hạng đất theo điều kiện giới hạn đã trở thành phổ biến và được thực hiện rộng rãi trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số tồn tại sau: Việc áp dụng hoàn toàn máy móc, không xem xét điều chỉnh các yếu tố tham gia định hạng, nhất là các yếu tố ít quan trọng có linh động được nên dẫn đến kết quả thiếu chính xác, không đúng với thực tế; Tình trạng tự điều chỉnh một cách tùy tiện, không đề ra các quy định và giải thích chi tiết dẫn đến kết quả xác định bị gò ép, đồng thời hệ thống các chỉ tiêu và số liệu không đồng nhất [1]. Trên cơ sở tiếp thu phương pháp phân hạng đánh giá đất đai của FAO và tổng kết kinh nghiệm phân hạng đất ở nước ta, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã biên soạn "Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp - 10TCN, 1998" được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và ban hành thành quy trình cấp ngành nhằm thống nhất nội dung, phương pháp phân hạng đánh giá tài nguyên đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất bền vững trên phạm vi cả nước [1]. Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trư