Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng

Gia đình là tế bào của xã hội trong đó quan hệ vợ chồng là quan hệ nền tảng có vai trò quan trọng trong đời sống. Ngoài những yếu tố về nhân thân như tình cảm, gắn bó, chăm sóc trong quan hệ này đặt ra những vấn đề về tài sản. Trong đó, quyền có tài sản riêng là quyền cơ bản của con người đã được Nhà nước công nhận, đảm bảo. Sự qui định này là một điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân đồng thời là cơ sở giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra trong thực tế, đảm bảo xây dựng mối quan hệ hôn nhân vợ chồng bình đẳng, tự do, tự nguyện.

doc16 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4278 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục A. Lời nói đầu 1 B. Nội dung 1 I. Khái niệm về tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng 1 II. Cơ sở pháp lý về việc ghi nhận quyền có tài sản riêng vợ chồng. 2 1, Căn cứ vào Hiến pháp 1992 và nghị quyết số 51/2001/QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 2 2, Căn cứ vào bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 2 3, Căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình. 3 a, Tài sản có trước khi kết hôn. 4 b, Tài sản thừa kế riêng, tặng cho riêng 4 c, Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng 5 d, Tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân 5 e, Một số trường hợp khác 6 III. Cơ sở thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. 7 IV. Thực tiễn một số vụ việc tranh chấp về quyền có tài sản riêng của vợ chồng. 9 C. Kết luận 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. A. Lời nói đầu Gia đình là tế bào của xã hội trong đó quan hệ vợ chồng là quan hệ nền tảng có vai trò quan trọng trong đời sống. Ngoài những yếu tố về nhân thân như tình cảm, gắn bó, chăm sóc trong quan hệ này đặt ra những vấn đề về tài sản. Trong đó, quyền có tài sản riêng là quyền cơ bản của con người đã được Nhà nước công nhận, đảm bảo. Sự qui định này là một điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân đồng thời là cơ sở giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra trong thực tế, đảm bảo xây dựng mối quan hệ hôn nhân vợ chồng bình đẳng, tự do, tự nguyện. B. Nội dung. I. Khái niệm về tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có quy định tài sản của vợ chồng trong thời ký hôn nhân gồm: tài sản chung và riêng. Căn cứ tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có quy định: 1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và ĐIều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. 2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc ko nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung" Vấn đề quy định tài sản riêng của vợ chồng là rất đúng đắn không những giúp giải quyết tốt hơn những vụ án chia tài sản khi ly hôn cũng như nhưng vụ án chia thừa kế, hợp đồng dân sự, thương mại... II. Cơ sở pháp lý về việc ghi nhận quyền có tài sản riêng vợ chồng. 1, Căn cứ vào Hiến pháp 1992 và nghị quyết số 51/2001/QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Tất cả các văn bản luật khác ban hành đều phải tuân thủ theo Hiến pháp. Hiến Pháp là một bộ luật gốc qui định những nguyên tắc cơ bản nhất xây dựng một trật tự xã hội ổn định, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, một chế độ có tự do dân chủ nhưng phải tập trung, trong khuôn khổ pháp luật. Theo đó, hiến pháp đã quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Đây là một phạm trù thuộc quyền sở hữu công dân được ghi nhận trong Điều 58 - Hiến pháp 1992 : “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác,…” Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong pháp luật. Nó là một trong những tiền đề vật chất cho kinh tế, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Quyền sở hữu là vấn đề quan trọng nhất của pháp luật dân sự 2, Căn cứ vào bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005. Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể. Bộ luật dân sự ra đời khẳng định vị trí trung tâm của chế định “tài sản và quyền sở hữu” đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở pháp lý cho các chế định khác trong Bộ luật cũng như các văn bản pháp luật khác về quan hệ tài sản. Bởi lẽ, quyền sở hữu là cơ sở, là mục đích của rất nhiều quan hệ pháp luật dân sự. Qua đó, luật dân sự đã quy định rất đầy đủ về quyền sở hữu, các căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt tại Điều 233, 234, 235,…; các quy định về thừa kế, di tặng tại điều 648, 671,…và các điều khoản về bảo vệ quyền sở hữu. Luật Hôn nhân và gia đình cũng đã quy định tại Điều 5: “Các quy định của Bộ luật dân sự liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp pháp luật về hôn nhân và gia đình không có quy định”. Quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng là hợp lí, tôn trọng quyền sở hữu cá nhân tuyệt đối của con người. 3, Căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình được Quốc Hội thông qua ngày 09/06/2000 là cơ sở pháp lý xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Để xác định đuợc một cách thức tổ chức hợp lý nhất các quan hệ tài sản , Luật hôn nhân và gia đình đã đề cập đến chế độ tài sản của vợ chồng; là các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản của vợ chồng và xác định những xử sự được phép liên quan đến những tài sản. Ở Việt Nam, pháp luật công nhận chế độ tài sản riêng của vợ, chồng. Khi hôn nhân đang tồn tại, mỗi bên hoặc cả hai bên đều có quyền xác định quyền sở hữu riêng. Chế độ đó vừa tạo điều kiện cho họ chủ động trong hoạt động kinh doanh, vừa tránh được những rủi ro có thể xảy đến cho cuộc sống gia đình. Đây là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và những bên có liên quan. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 32 khoản 1, “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân”. a, Tài sản có trước khi kết hôn. Trước khi kết hôn, vợ chồng đều là những chủ thể pháp lý độc lập với các quyền và nghĩa vụ độc lập không có sự ràng buộc pháp lý trong mối quan hệ hôn nhân gia đình. Như vậy, các tài sản có được do thu nhập từ lao động, kinh doanh hợp pháp từ trước thời điểm kết hôn nếu không nhập vào tài sản chung thì sẽ được quy định là tài sản riêng. Tuy nhiên, các tài sản mà việc chuyển quyền sở hữu được giao kết trước khi kết hôn, nhưng được thực hiện sau khi kết hôn, hay xác lập quyền sở hữu hoàn tất sau khi kết hôn thì sẽ là tài sản chung chứ không thể là của riêng. Ví dụ, hợp đồng mua bán nhà được giao kết và chứng nhận ngày 05/9, kết hôn ngày 08/9, đăng ký chuyển quyền sở hữu ngày 13/9. Vậy, nhà mua được là tài sản chung của vợ và chồng. b, Tài sản thừa kế riêng, tặng cho riêng Trong trường hợp nhận tài sản do thừa kế theo pháp luật, vợ hay chồng xuất hiện với tư cách cá nhân người thừa kế theo pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu riêng của cá nhân được nhận, các quy định về thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế đã được quy định tại Điều 674, 676 - bộ luật dân sự. Trong trường hợp di tặng hoặc tặng cho trong gia đình mà trên chứng thư chỉ có tên một người: tài sản được di tặng hoặc được tặng cho trong trường hợp này thuộc về người đó. Nếu trong trường hợp tặng cho hoặc di tặng mà không ghi rõ người nhận là vợ hay chồng thì tùy vào tính chất của vật nếu người thụ hưởng là cả vợ và chồng, thì tài sản rơi vào khối tài sản chung. Trong trường hợp vợ hoặc chồng được lập làm người thừa kế theo di chúc của một người khác, phần di sản mà người thừa kế theo di chúc được hưởng, ngay nếu như không được xác định bằng các tài sản cụ thể, vẫn là của riêng người thừa kế theo di chúc. c, Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng Nếu vợ chồng yêu cầu chia một phần trong khối tài sản chung, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là tài sản riêng của mỗi người, vợ chồng có thể sử dụng tài sản đó để đầu tư, kinh doanh hay thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. d, Tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân Đồ dùng, tư trang cá nhân có thể hiểu là những tài sản dùng để phục vụ nhu cầu tối thiểu của mỗi người nhưng không quá lớn so với khối tài sản chung. Ví dụ như quần áo là vật tiêu dùng, không thể được coi là hình thức tích lũy của cải. Quần áo được mua sắm bằng một phần thu nhập do lao động là một phần tài sản chung. Tuy nhiên, quần áo không bao giờ được xem là tài sản chung của vợ và chồng kể cả một bộ quần áo nào đó đòi hỏi một số tiền lớn như bộ veste, áo dạ hội,…Thực tiễn vẫn thừa nhận rằng quần áo đó là của riêng người sử dụng, đây như là những món nợ của khối tài sản riêng đối với khối tài sản chung. Nếu tài sản là một món trang sức như nhẫn, dây chuyền, hoa tai,...bằng kim loại quý hoặc đá quý dành riêng cho phụ nữ là của riêng người vợ; đồng hồ đeo tay của riêng người chồng. Với tính chất là một món trang sức đắt tiền mà việc mua sắm đòi hỏi huy động một khối lượng tiền lớn so với thu nhập thường xuyên của gia đình. Trường hợp này được ghi nhận như một hình thức tích lũy của cải trong thời kỳ hôn nhân và do đó là tài sản chung của vợ và chồng. e, Một số trường hợp khác Tài sản do áp dụng luật chung về xác lập quyền sở hữu theo các phương thức trực tiếp như sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. Nếu một tài sản được sáp nhập vào tài sản riêng mà tài sản riêng là vật chính, thì vật mới được tạo thành cũng là của riêng. Vật nuôi dưới nước đi vào ruộng, ao, hồ riêng cũng là của riêng. Nếu một tài sản riêng được chế biến thành một tài sản khác, thì tài sản mới cũng là của riêng... Nếu sáp nhập tài sản chung vào một tài sản riêng, thì khối tài sản chung coi như có đóng góp vào việc phát triển khối tài sản riêng. Khi ly hôn, người vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ghi nhận sự đóng góp đó khi tính toán phần của mỗi người trong khối tài sản. Nếu là tiền có được do bồi thường thiệt hại. Trường hợp sức khoẻ hay tài sản bị xâm hại, khối tài sản chung của gia đình thường ứng trước chi phí điều trị hay sửa chữa; bởi vậy, phần tiền bồi thường thiệt hại tự nó vốn là tài sản chung. Còn phần bồi thường đối với tổn thất về thân thể, tinh thần của người này, tuy không có quy định cụ thể nhưng coi như tương ứng với một quyền gắn liền với nhân thân của người bị thiệt hại nên là tài sản riêng. Quyền sở hữu trí tuệ. Trong thực tiễn, một khi tác giả nhận được một khoản tiền nhuận bút hoặc thù lao về việc cho phép sử dụng tác phẩm, thì khoản tiền ấy được cho là thu nhập do lao động hoặc với hoa lợi từ tài sản do đó là khối tài sản chung của vợ và chồng. Thế nhưng, là một loại tài sản đặc biệt, chỉ có tác giả là chủ sở hữu tác phẩm, mới là người duy nhất có các quyền tài sản đối với tác phẩm, do vậy nên xem xét thêm về quyền lợi của tác giả dù giá trị tài sản của tác phẩm thuộc khối tài sản chung. III. Cơ sở thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Thứ nhất, trong xã hội hiện nay lao động vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Cá nhân lao động bằng sức lao động và nghề nghiệp của mình tạo ra tài sản hoặc do được tặng cho hay thừa kế trước khi kết hôn là tài sản hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng là vì để tôn trọng quyền sở hữu cá nhân tuyệt đối của con người. Từ sau thời kỳ Cộng sản nguyên thuỷ, con người đã hình thành cho mình tư tưởng và ý thức sở hữu cá nhân không thể bị xâm phạm. Trong nhà nước pháp quyền, với sự mở rộng dân chủ và các quyền cá nhân, tôn trọng quyền tự nhiên của con người thì việc tôn trọng quyền tự do định đoạt tài sản của cá nhân trong thời kỳ hôn nhân là là một điều hợp logic và cần thiết. Trước đây, chúng ta coi hôn nhân là thiêng liêng, là sự hợp nhất của không chỉ tình cảm, nghĩ suy mà còn cả về tài sản, lý tưởng... Điều này dẫn đến thực trạng một số người kết hôn do mục đích kinh tế, làm ảnh hưởng sâu sắc đến mục đích cao đẹp của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Mặt khác do nhận thức về quyền cá nhân ngày càng đầy đủ và khách quan, cùng với pháp luật cũng thể hiện rõ hơn điều đó qua việc ghi nhận các quyền của cá nhân, đặc biệt là các quyền về tư hữu. Pháp luật các nước tư sản còn tuyệt đối hoá quyền tư hữu, coi đó là động lực của sự phát triển của xã hội. Như vây, việc quy định quyền có tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là sự tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân về tài sản. Thứ hai, quy định vợ chồng có tài sản riêng sẽ giúp hai bên giải quyết các vấn đề như giúp đỡ bạn bè, người thân mà vẫn giữ tình nghĩa vợ chồng. Trong thực tế, nhiều cặp vợ chồng thường xích mích chỉ vì vợ hoặc chồng phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm với cha mẹ, anh chị em... Những cặp vợ chồng có tài khoản riêng đều cho rằng, họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi bản thân hoặc chồng giúp đỡ người thân, bạn bè bằng tài khoản riêng của mỗi người. Những khoản chi của mỗi cá nhân cho nhu cầu riêng, dù không mờ ám, nhưng lâu ngày sẽ khiến người kia khó chịu, đến một lúc nào đó trở thành bất hòa. Tài khoản riêng cho phép mỗi người đảm bảo được những nhu cầu cần thiết và giảm bớt sự chú ý đến thói quen chi tiêu của người bạn đời. Nhờ đó, giải tỏa được áp lực cho cả hai. Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu kinh doanh riêng của từng người. Do tính chất của công việc kinh doanh buôn bán cần chớp thời cơ, chủ động để đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác có thể do tài sản làm vốn không đủ cần lấy từ khối tài sản chung. Luật hôn nhân và gia đình đã qui định và ghi nhận ở Điều 29 về chia tài sản chung nếu có nhu cầu về kinh doanh, đầu tư riêng. Pháp luật quy định như vậy là nhằm tạo điều kiện cho cá nhân tham gia kinh doanh, sản xuất bằng tài sản của riêng mình tạo ra sự tách bạch giữa tài sản cá nhân với tài sản chung. Việc tách bạch tải sản chung, riêng của vợ chồng còn tránh trường hợp một bên làm ăn thua lỗ, sẽ không ảnh hưởng đến tài sản của người kia. Như vậy, quyền lợi chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ chồng được bảo vệ, cũng như của những người có liên quan. Vợ chồng có tài sản riêng là cách sống bình thường trong hôn nhân ở các nước phương Tây, đã và đang du nhập vào các gia đình trẻ Việt Nam. Chúng ta không đơn giản coi giấy chứng nhận đăng ký kết hôn như là một bản hợp đồng ràng buộc quyền và nghĩa vụ của vợ chồng nhưng về chừng mực nào đó, cần phải dành cho các cá nhân trong xã hội một không gian riêng để tự quyết định các vẫn đề của mình. Ngay cả việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung cũng là việc tự đinh đoạt. Nhưng thực tế nếu một khi cả hai vợ chồng đã xác định gia đình là quan trọng nhất thì việc phân chia tiền bạc, tài sản cũng chỉ là yếu tố phụ. IV. Thực tiễn một số vụ việc tranh chấp về quyền có tài sản riêng của vợ chồng. Qua thống kê, tổng kết hàng năm cho thấy khối lượng công việc về án Hôn nhân gia đình chiếm một nữa số án kiện mà Tòa án nhân dân phải giải quyết. Cùng với sự phát triển về kinh tế các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng ngày càng tăng. Đồng thời sự phức tạp về tranh chấp cũng theo đó mà tăng lên. Các tranh chấp chủ yếu về xác định tài sản chung,tài sản riêng, giá trị tài sản chung, thanh toán nghĩa vụ tài sản, về quyền sử dụng đất và nhà ở, về xác định công sức của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình nếu vợ chồng sống chung với gia đình…   Trường hợp thứ nhất, năm 1999 tôi có mua một căn nhà tại Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ số tiền này là do cha mẹ tôi cho, thời điểm đó giữa bên mua và bên bán chỉ làm giấy tờ tay. Năm 2002 tôi kết hôn, đến năm 2003 theo chủ trương chung của Nhà nước tôi tiến hành hợp thức hóa căn nhà của mình. Khi làm hồ sơ hợp thức hóa, cán bộ nhà đất địa phương đã đưa tên cả hai vợ chồng vào để đứng tên chung, “giấy hồng” ghi tên tôi và vợ tôi là đồng sở hữu. Hiện nay chúng tôi ly hôn, vợ tôi đòi chia đôi căn nhà này. Trường hợp của tôi có phải chia đôi tài sản cho vợ tôi không? Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân... Vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”. Cũng theo điều 27 của luật này thì quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Trường hợp trên, nhà đất của anh tạo lập trước khi kết hôn thì về nguyên tắc đó là tài sản riêng anh. Tài sản đó chỉ là của chung khi vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản và được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vì lý do nào đó trong “sổ hồng” có tên cả vợ và chồng, và hiện nay giữa vợ chồng đang có tranh chấp, thì các bên phải có nghĩa vụ chứng minh. Nếu anh có đủ bằng chứng để chứng minh căn nhà đó là do mình tạo lập trước khi kết hôn thể hiện qua các giấy tờ mua bán, sang nhượng với chủ cũ vào năm 1999, tờ khai đăng ký nhà đất... thì căn nhà đó vẫn là tài sản riêng của anh. Trường hợp thứ hai: Vợ chồng tôi chung sống với nhau được 10 năm, có đăng ký kết hôn. Trong thời kỳ hôn nhân cha mẹ tôi có cho đất, sau đó vợ chồng tôi cất nhà. Tiền xây nhà cũng do anh chị tôi ở nước ngoài gửi về cho. Khi hợp thức hóa nhà đất cũng chỉ một mình tôi đứng tên. Hiện nay, vợ chồng tôi ly hôn. Xin hỏi: tài sản được tặng cho là của chung hay riêng, và tôi có phải chia tài sản cho chồng tôi không, trong khi chồng tôi không hề góp tiền để tạo lập ? Theo Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân... Như vậy, nếu không có tranh chấp, chị không có thỏa thuận với chồng chị là nhập tài sản nói trên vào khối tài sản chung của vợ chồng thì đương nhiên đây là tài sản riêng của chị. Trường hợp chồng chị tranh chấp, chị phải chứng minh được nguồn gốc, rằng chị được cha mẹ cho đất và anh chị ở nước ngoài cho tiền xây nhà thể hiện qua: văn tự hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, thư chuyển tiền... mà ý chí của những người tặng cho là cho riêng chị. Theo Điều 467 Bộ luật dân sự về việc tặng cho bất động sản thì tại có quy định như sau: 1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Sau đó, chị dùng số tiền đó tạo lập nhà, bản thân chị và chồng chị cũng không bỏ tiền ra để xây cất. Việc chứng minh này rất quan trọng, vì khoản 3, điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định: "Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung". Mặc dù Luật quy định được thừa kế riêng, cho riêng nhưng trong thực tế rất phức tạp. Thông thường Tòa án vẫn chấp nhận cho riêng nếu như văn bản giấy tờ, hình thức đã xác định là cho riêng và sau này việc đi đăng ký, việc sử dụng đất, nhà tiếp tục lấy tên riêng. Nếu chỉ căn cứ vào xác nhận của cha mẹ thì không chính xác vì bầy giờ con cái mâu thuẩn đòi ly hôn, nếu tài sản là tài sản của cha mẹ vợ cho trước đây thì bây giờ thì cha mẹ vợ sẽ đứng ra bảo cái đó tôi cho con gái tôi, nếu tài sản là tài sản của cha mẹ chồng cho trước đây thì bây giờ cha mẹ chồng đứng ra bảo cái tôi cho riêng con trai tôi. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp với các chứng cứ khác và nói chung phải dựa vào các văn bản, chứng cứ từ thời được giao tài sản đó. Mặt khác, nếu chồng chị chứng minh được rằng anh ấy có đóng góp công sức trong việc tạo lập căn nhà và có yêu cầu được chia tài sản, thì chị vẫn có thể phải chia một phần theo chia theo công sức đóng góp tài sản cho anh ấy. Vấn đề này nếu các bên không tự thỏa thuận phân chia được có thể nhờ tòa án giải quyết. Trường hợp thứ ba: Vợ chồng tôi kết hôn và đã có một con trai năm tuổi. Nay chồng tôi được cha chồng cho thừa kế một ngôi nhà cũ. Chồng tôi mời