Tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất và thị trường cho sản
phẩm phải là một sự lựa chọn ưu tiên hơn thay vì chia cổ tức với
một tỉ lệ cao.
Khi đồng vốn của doanh nghiệp ngày càng được xã hội hóa, áp
lực của công chúng cổ đông đối với thành tích của doanh nghiệp
ngày càng tăng.
Và đối với phần lớn cổ đông đại chúng thì thành tích hoạt động
của doanh nghiệp cuối cùng được đo lường bằng mức cổ tức
được chia cho mỗi cổ phần (EPS - Earning per share) hoặc là sự
tăng giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhưng vì sợ
tăng giá của cổ phiếu cũng phần lớn dựa trên EPS nên suy cho
cùng điều mà cổ đông đại chúng mong muốn đối với kết quả hoạt
động hàng năm của doanh nghiệp là một tỉ lệ chia cố tức cao. Xu
hướng chia cổ tức cao của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong
thời gian gần đây cho thấy họ đã bị cuốn theo chiều gió đòi hỏi
của công chúng với một mục tiêu kép, vừa quảng cáo hiệu quả
của doanh nghiệp, vừa nâng giá cổ phiếu.
8 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cổ tức và tích lũy tái đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổ tức và tích lũy
tái đầu tư
Tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất và thị trường cho sản
phẩm phải là một sự lựa chọn ưu tiên hơn thay vì chia cổ tức với
một tỉ lệ cao.
Khi đồng vốn của doanh nghiệp ngày càng được xã hội hóa, áp
lực của công chúng cổ đông đối với thành tích của doanh nghiệp
ngày càng tăng.
Và đối với phần lớn cổ đông đại chúng thì thành tích hoạt động
của doanh nghiệp cuối cùng được đo lường bằng mức cổ tức
được chia cho mỗi cổ phần (EPS - Earning per share) hoặc là sự
tăng giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhưng vì sợ
tăng giá của cổ phiếu cũng phần lớn dựa trên EPS nên suy cho
cùng điều mà cổ đông đại chúng mong muốn đối với kết quả hoạt
động hàng năm của doanh nghiệp là một tỉ lệ chia cố tức cao. Xu
hướng chia cổ tức cao của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong
thời gian gần đây cho thấy họ đã bị cuốn theo chiều gió đòi hỏi
của công chúng với một mục tiêu kép, vừa quảng cáo hiệu quả
của doanh nghiệp, vừa nâng giá cổ phiếu.
Chia cổ tức cao là một điều tốt, chúng tỏ doanh nghiệp đang làm
ra tiền, nhưng không phải là điều tốt nhất. Doanh nghiệp Việt
Nam, trước làn sóng cạnh tranh của hội nhập, cần có một tầm
nhìn và một chiến lược dài hạn hơn. Từ một xuất phát điểm thấp,
họ có thuận lợi là có thể phát triển nhanh hơn trong giai đoạn
đầu. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nhiều doanh nghiệp Việt
Nam trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như ngân hàng,
công nghệ thông tin, công nghiệp năng (cement, sắt thép), phân
phối, dịch vụ... với tốc độ phát triển hai chữ số mỗi năm minh
chứng điều này. Tuy nhiên, xét về đồng vốn, quy mô hoạt động,
thị phần của sản phẩm, danh tiếng thương hiệu, họ vẫn còn quá
bé nhỏ so với những chàng Goliath trong khu vực Đông Á và
Đông Nam Á (Trung Quốc, ASEAN), và không thể so sánh với
những ông khổng lồ đa quốc gia ở những nước công nghiệp phát
triển.Những chàng David của Việt Nam cần phải mạnh mẽ hơn,
được tích lũy trang bị tốt hơn về các mặt khi ra đấu trường quốc
tế. Để làm được điều này, chính sách phân chia lợi nhuận của
doanh nghiệp cần thay đổi tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất
và thị trường cho sản phẩm phải là một sợ lựa chọn ưu tiên hơn
thay vì chia cổ tức với một tỷ lệ cao.
Đây không phải là một sự chọn lựa dễ dàng. Đó là cuộc đấu tranh
quyết liệt trong nội bộ cổ đông giữa lợi ích của người muốn bán
trứng và người muốn nuôi gà và không phải lúc nào những người
có tầm nhìn xa đều thắng. Đầu tư cho tương lai là một quyết định
khó khăn vì đau tư cho tương lai đòi hỏi không nhũng sự chấp
nhận hy sinh lợi ích hiện tại mà còn phải có một niềm tin vào sự
thành công lớn hơn trong tương lai, một niềm tin chắn chắn rằng
đó không phải là một việc thả mồi bắt bóng. Sự lựa chọn hướng
về tương lai của các doanh nghiệp là kết quả của một sự đồng
thuận xã hội, không chỉ là vấn đề của một doanh nghiệp. Nếu các
doanh nghiệp cùng nhau hướng về đầu tư cho tương lai, đó là vì
toàn thể cộng đồng muốn như thế. Khi đó, đa số các cổ đông sẽ
biểu quyết cho một chiến lược tích lũy dài hạn thay vì biểu quyết
cho việc phân chia cố tức theo một tỷ lệ cao. Nền văn hóa ăn xổi
ở thì sẽ chấm dứt để nhường chỗ cho một nền văn hóa mới
được hình thành. Đó là nền văn hóa hướng về tương lai, với một
sự tự tin mãnh liệt rằng Việt Nam cũng sữ xây dựng được những
doanh nghiệp hùng mạnh như những nước công nghiệp phát
triển khác và trở thành cường quốc kinh tế như họ, bằng cách
tích lũy tái đầu tư ngay từ lúc này...
EPS là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là tất cả. Giá trị
cố phiếu (P) còn được hình thành bởi nhiều yếu tố khác, có
những yếu tố phi vật chất. Khi lợi nhuận được tích luỹ thay vì
mang đi chia, phần giá trị tăng thêm cho cổ phiếu vẫn còn đó.
Quan trọng hơn, phần tích luỹ đó lại có thể sinh sôi, không chỉ
dưới dạng tài sản vật chất mà còn phi vật chất. Việc cải tiến quy
định công nghệ sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá
thành và mở rộng thị phần cho sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng
hơn, trong nước cũng như ngoài nước, sẽ nhận biết sản phẩm
của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gia
tăng và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp cũng gia tăng.
Những điều đó, vào tay của những nhà tài chính chuyên nghiệp,
đều có thể tính bằng tiền. Cuối cùng, ai cũng sẽ nhận ra rằng,
một đồng tiền tích lũy cho tái đầu tư sẽ có hiệu quả làm tăng giá
cổ phiếu cao gấp nhiều lần đồng tiền được mang ra chia. Chắc
chắn cô bán sữa Perrette trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine
sẽ không thực hiện được giấc mơ làm giàu trong mơ của cô nếu
cô chỉ nghĩ đến việc mua trứng để ăn thay vì để ấp ra một bầy gà
xinh đẹp.
Khi phân tích chỉ số P/E của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thập
niên 1980, kinh tế gia người Mỹ Lester Thurow ngạc nhiên khi
nhận thấy rằng giá cổ phiếu (P) của doanh nghiệp Nhật rất cao
trong khi mức cổ tức lại rất thấp, gần như bằng không. Ông gọi
nghịch lý này là một (vạn lý trường thành cua nền kinh tế Nhật và
nhận ra rằng nó rất có hiệu quả nhằm ngăn chặn sự xâm nhập
vào doanh nghiệp Nhật của đồng vốn Tây phương vốn luôn luôn
chạy vào nơi có lãi suất cao. Nhưng ông lại thấy rằng đây là một
ưu điểm đặc biệt. Các doanh nghiệp Nhật đã sử dụng gần như
toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm làm tăng
năng lực cạnh tranh toàn cầu của họ và thực hiện một chính sách
chinh phục thị trường đáng sợ. Nền văn hóa tối đa hóa thị phần
của doanh nghiệp Nhật đã có thời kỳ vượt trội nền văn hóa tối đa
hóa lợi nhuận của Mỹ và Tây phương. Kinh nghiệm của doanh
nghiệp Nhật có thể là một bài học đáng suy nghĩ cho những
doanh nghiệp Việt Nam trước cửa biển hội nhập, khi chuẩn bị
tham gia cuộc đánh bắt lớn trong một đại dương đầy sóng dữ của
cạnh tranh.