Con đường hiện đại hoá văn học của các nước khu vực văn hoá chữ Hán (Qua tư liệu văn học Việt Nam và Nhật Bản)

Khu vực văn hoá chữ Hán gồm 4 n ước: Trung Quốc, Nhật Bản, H àn Qu ốc v à Vi ệt Nam đư ợc hình thành t ừ h ơn 2000 năm trư ớc cùng với sự bùng n ổ của nền văn hoá Hán - một đế chế hùng m ạnh nhất thế giới bấy giờ. Có thể gọi khu vực n ày là “Khu vực văn hoá Đông Á”, nhưng g ọi nh ư v ậy thì không ít n gư ời băn khoăn khi đưa Vi ệt Nam v ào. Thực ra khái niệm Khu vực văn hoá Đông Á bao hàm ý nghĩa văn hoá, v à như v ậy thì đồng nghĩa với khái niệm “Khu vực văn hoá ch ữ Hán”, m à l ại không đồng nghĩa với khu vực Đông Bắc Á, m ột cách gọi thi ên v ề ý nghĩa địa - chính trị (1) . T ừ giữa thế kỷ XIX các n ư ớc trong khu vực lần l ư ợt bị xâm l ư ợc bởi các n ư ớc đế quốc phương Tây: Năm 1842 Chi ến tranh nha phiến nổ ra báo hiệu cuộc xâm lăng chính thức của ph ương Tây vào Trung Hoa, năm 1853 “H ắc thuyền” của Mỹ xuất hiện ở cửa b i ển Uraga đ òi M ạc phủ Tokugawa ph ải mở cửa, năm 1858 chiến hạm Pháp v à Tây Ban Nha t ấn công các đồn lũy ở bán đảo Sơn Trà m ở m àn cho cu ộc xâm l ư ợc của thực dân Pháp v ào nư ớc Đại Nam. Lịch sử cận đại bắt đầu t ừ đó v à k ết thúc v ào 1945 ho ặc sau một chút. Quá trình hi ện đại hoá văn học đi c ùng v ới lịch sử cận đ ại. Có thể d ùng là “C ận đại hoá” nh ư m ột số ng ư ời dùng, nhưng do nh ững đặc điểm chung của khu v ực: sự chuyển biến sang mô h ình hi ện đại có sự đứt gẫy chứ không phải l à quá trình ti ệm tiến, n ên quá trình đó thư ờng đư ợc gọi l à “Hi ện đại hoá” với ý nghĩa thời hiện đại có nhiều giai đoạn hiện đại hoá khác nhau, mà “C ận đại hoá” chỉ l à giai đo ạn thứ nhất.

pdf8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Con đường hiện đại hoá văn học của các nước khu vực văn hoá chữ Hán (Qua tư liệu văn học Việt Nam và Nhật Bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Con đường hiện đại hoá văn học của các nước khu vực văn hoá chữ Hán (Qua tư liệu văn học Việt Nam và Nhật Bản) Khu vực văn hoá chữ Hán gồm 4 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam được hình thành từ hơn 2000 năm trước cùng với sự bùng nổ của nền văn hoá Hán - một đế chế hùng mạnh nhất thế giới bấy giờ. Có thể gọi khu vực này là “Khu vực văn hoá Đông Á”, nhưng gọi như vậy thì không ít người băn khoăn khi đưa Việt Nam vào. Thực ra khái niệm Khu vực văn hoá Đông Á bao hàm ý nghĩa văn hoá, và như vậy thì đồng nghĩa với khái niệm “Khu vực văn hoá chữ Hán”, mà lại không đồng nghĩa với khu vực Đông Bắc Á, một cách gọi thiên về ý nghĩa địa - chính trị(1). Từ giữa thế kỷ XIX các nước trong khu vực lần lượt bị xâm lược bởi các nước đế quốc phương Tây: Năm 1842 Chiến tranh nha phiến nổ ra báo hiệu cuộc xâm lăng chính thức của phương Tây vào Trung Hoa, năm 1853 “Hắc thuyền” của Mỹ xuất hiện ở cửa biển Uraga đòi Mạc phủ Tokugawa phải mở cửa, năm 1858 chiến hạm Pháp và Tây Ban Nha tấn công các đồn lũy ở bán đảo Sơn Trà mở màn cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp vào nước Đại Nam. Lịch sử cận đại bắt đầu từ đó và kết thúc vào 1945 hoặc sau một chút. Quá trình hiện đại hoá văn học đi cùng với lịch sử cận đại. Có thể dùng là “Cận đại hoá” như một số người dùng, nhưng do những đặc điểm chung của khu vực: sự chuyển biến sang mô hình hiện đại có sự đứt gẫy chứ không phải là quá trình tiệm tiến, nên quá trình đó thường được gọi là “Hiện đại hoá” với ý nghĩa thời hiện đại có nhiều giai đoạn hiện đại hoá khác nhau, mà “Cận đại hoá” chỉ là giai đoạn thứ nhất. Con đường hiện đại hoá văn học của các nước khu vực văn hoá chữ Hán là một con đường quanh co, gấp khúc, không đồng đều, nhiều quá trình đan xen lẫn nhau, bị quy định bởi điều kiện lịch sử và đặc tính dân tộc. Xin thử phác hoạ một vài nét chính dưới đây. 1. Hiện đại hoá văn học bắt đầu từ nhu cầu duy tân đất nước Hiện đại hoá văn học Khu vực văn hoá chữ Hán không phải là quá trình tiệm tiến, hình thành từ những yếu tố nội sinh của từng nền văn học dân tộc. Mặc dù nhu cầu đổi mới văn học đã có từ giai đoạn Hậu kỳ trung đại, nhưng thời đại mới trong văn học vẫn chưa thể bắt đầu nếu các nước trong khu vực không bị buộc phải mở cửa trước cuộc xâm lăng của các nước phương Tây. Sự thất bại của nho sĩ và võ sĩ đã đưa các nước đến với tư tưởng duy tân. Văn học cận đại gắn liền với công cuộc duy tân đất nước và giành độc lập của các nước Đông Á. Phong trào duy tân bắt đầu từ việc nhìn ra thế giới mà tâm điểm là phương Tây. Có ba hiện tượng văn học giống nhau ở hai nước, đó là sự xuất hiện của các du ký, sự bùng nổ của văn học dịch và sự ra đời của văn học duy tân - khải mông chủ nghĩa. Đây là thời đại người ta đi và đi: đi ra khỏi nhà mình, ra khỏi làng mình và ra khỏi nước mình. Vì thế du ký là thể loại phát triển rất mạnh: Otsuki Tsunesuke/ Đại Quy Hằng Phụ (1818-1857) viết Viễn Tây Kỷ Lược, Kitagawa Naokai/ Bắc Xuyên Trực Dưỡng viết Mễ Lợi Kiên (America) Độ Hải Nhật Ký, v.v... Nổi tiếng nhất là hai cuốn: tiểu thuyết hoạt kê Tây dương đạo trung tất lật mao (Seiyô dôchù hizakurige/ Vó ngựa trên đường sang Tây) của Kanagaki Robun, miêu tả những điều mắt thấy tai nghe về cuộc đấu xảo Luân Đôn và cuốn ghi chép Tây Dương sự tình của nhà cải cách vĩ đại Fukuzawa Yukichi (1834-1901). Ở Việt Nam cũng tương tự: Khởi đầu là các du ký của các nhà văn – quan đại thần khi đi công cán phương Tây mà tiêu biểu nhất là cuốn Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ viết năm 1863. Từ phía các nhà văn cộng tác với Pháp có: Trương Vĩnh Ký với Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), Trương Minh Ký với Như Tây nhựt trình (1889), Chư quốc thại hội(1891) đều là các du ký bằng thơ song thất lục bát ghi chép về những điều mắt thấy tai nghe trên đường ra Bắc và trong các chuyến đi công cán sang Pháp. Công việc này còn kéo dài và nở rộ vào đầu thế kỷ XX với những tác phẩm của Phan Bội Châu, Trần Chánh Chiếu Văn học mở cánh cửa ra thế giới, trong các loại du ký đó thì du ký chính trị có vai trò quan trọng nhất vì ở đó nhà văn nói chuyện về văn minh Âu Tây để thấy cái lạc hậu, cái hèn kém của nước nhà. Dịch thuật rất được coi trọng. Việc dịch thuật sớm nhất, nhiều nhất và tự do nhất là ở Nhật Bản, khởi đầu bằng các sách của các trí thức Tây học có tính chất khai sáng: Tây quốc lập chí biên của Samuel Smiles (học giả người Anh) do, Tự do chi lýcủa John Stuart Mill (triết gia người Anh) do Nakamura Masanao dịch (1870 và 1871); Dân ước luận của Rousseaux, Hattori Toku dịch 1877. Ở Việt Nam thì người Pháp cho phép dịch các loại sách trừ loại sách nói về tự do, dân quyền. Cho nên nếu như Dân ước của J.J. Rousseaux được dịch ở Nhật từ 1877 thì đến gần 50 năm sau mới được dịch một cách bán công khai ở Việt Nam. Có thể nói với các nhà văn có xu hướng duy tân thì dịch thuật không phải là hoạt động văn chương đơn thuần mà là một hoạt động học thuật để “khai dân trí, chấn dân khí” như chủ trương của phong trào Duy tân. Từ quan niệm đó đã dẫn đến việc ra đời một khuynh hướng văn học có tính cách khai sáng và cách mạng. Ở Nhật Bản nổi tiếng nhất là các tác phẩm: Chuyện hay về việc trị nước) (Keikoku bidan/ Kinh quốc mỹ đàm) của Yano Ryùkei (hoàn thành 1883), Giai nhân chi kỳ ngộ (Kajin no kigù) tiểu thuyết chính trị của Tôkai Sanshi (viết 1885, hoàn thành 1897); Tuyết trung mai (Mai trong tuyết lạnh) tiểu thuyết chính trị của Suehiro Tetsuchô (1886) Ở Việt Nam phổ biến nhất là các bài ca yêu nước, vận động duy tân lưu hành theo kiểu truyền khẩu hay bán truyền khẩu: Hải ngoại huyết thư, Gọi hồn quốc dân của Phan Bội Châu, Đề tỉnh quốc dân ca của Phan Chu Trinh, Á Tế Á ca của Tăng Bạt Hổ (?), Hợp quần doanh sinh thuyết của Nguyễn Thượng Hiền Bên cạnh đó là các truyện anh hùng như: Giai nhân kỳ ngộdo Phan Chu Trinh chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Tôkai Sanshi (Nhật Bản); hay Trùng quang tâm sử, Chân tướng quân, Sùng bái giai nhân của Phan Bội Châu Nói chung bước khởi đầu của hiện đại hoá văn học các nước Khu vực văn hoá chữ Hán là từ vấn đề dân tộc. Từ dân tộc đi đến duy tân, từ duy tân đi đến đổi mới văn học. Văn học hiện đại bắt đầu từ đó. Vì thế quá trình hiện đại hoá văn học của các nước Đông Á có những nét rất riêng biệt, trong đó nội dung dân tộc chiếm một phần rất quan trọng, dù là một nước độc lập hay một nước thuộc địa. Bên cạnh thực tế duy tân đất nước, giành độc lập dân tộc, còn có một thực tế khác, đó là quá trình đô thị hoá diễn ra mau chóng ở các nước trong khu vực. Từ các đô thị đó một nền văn học mới – văn học hiện đại đang hình thành. Nền văn học ấy ra đời cùng với một quan niệm văn học mới. 2. Hiện đại hoá văn học và sự thay đổi về quan niệm văn học 2.1. Nền văn học mới chủ yếu là được viết bằng ngôn ngữ nói Nền văn học mới ra đời do một tầng lớp trí thức mới đảm trách – trí thức đô thị, hướng đến một công chúng mới, đông đảo hơn, trước hết là ở đô thị rồi đến nông thôn. Để nền văn học mới cũng như nền học thuật mới đến được với mọi người, trước hết nó phải dễ hiểu. Cho nên ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam đều có phong trào, gọi theo kiểu Hán ngữ là “Ngôn văn nhất trí” (Nói và viết nhất trí với nhau), cũng có nghĩa là được viết bằng ngôn ngữ nói là chủ yếu. Người khai sinh ra thành ngữ này là Maejima Hisoka. Năm 1865 Hisoka đã dâng lên Tướng quân Yoshinobu đề nghị phế bỏ chữ Hán (Hán tự ngự phế chỉ chi nghị), trong đó đề nghị khẩu ngữ và ngôn ngữ viết nhất trí với nhau, gọi là “Ngôn văn nhất trí”. Nishi Amane (người khai sinh ra từ “văn học” với tư cách là dịch ngữ của từ literature), vào năm 1871, trong Bách học liên hoàn, khi giới thuyết về ý nghĩa của từ này, ông bắt đầu từ vấn đề ngôn ngữ. Ông cho rằng: ngôn ngữ có hai loại: tử ngữ (Dead Language) và sinh ngữ (Living Language), văn học hiện nay phải là văn học viết bằng sinh ngữ, nghĩa là ngôn văn nhất trí như ở phương Tây vậy. Năm 1889 nhà văn Yamada Bimyo đặt vấn đề này một cách toàn diện và sâu sắc trong tập phê bìnhVăn ngôn nhất trí luận khái lược. Chủ trương “Ngôn văn nhất trí” từ Nhật theo sách báo của các trí thức duy tân mà truyền vào Trung Quốc. “Ngôn văn nhất trí” ở Trung Quốc là yêu cầu sử dụng bạch thoại trong sáng tác văn học cũng như trong báo chí và các ngành học thuật khác. Ở Việt Nam, Ngôn văn nhất trí trước hết là phải đưa tiếng nói thường ngày vào văn học, chủ trương này đi liền với phong trào cổ động dùng chữ Quốc ngữ La-tinh. Chủ trương này khởi đi từ các trí thức Tây học ở Sài Gòn từ cuối thế kỷ IX: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản, sau đó được các sĩ phu duy tân đầu thế kỷ XX đẩy lên thành một phong trào rầm rộ khắp cả nước. Trương Vĩnh Ký, nhà văn quốc ngữ tiên phong đã nói là trong văn học ông dùng một thứ “tiếng An Nam ròng”, nói thẳng đuột như lời nói thường. Nguyễn Trọng Quản trong lời tự đề tựa tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam Thầy Lazaro Phiền (năm 1886) đã ý thức rất rõ về việc dùng “tiếng thường” trong sáng tác văn học: “Tôi có dụng ý lấy tiếng thường mọi người hằng nói mà làm ra một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay” . Có thể nói không hẹn mà gặp: cả Nhật Bản và Việt Nam đều chủ trương “Ngôn văn nhất trí”, và chủ trương sớm nhất trong 4 nước Khu vực văn hoá chữ Hán. 2.2. Nền văn học mới phải gắn bó với hiện thực Các nhà văn Nhật Bản từ thời Minh Trị và các nhà văn quốc ngữ Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đã chủ trương: Văn học phải gắn bó với hiện thực - hiện thực ngoài xã hội và hiện thực trong lòng người, văn học chủ yếu là viết về cái hiện tại, về con người bình thường, cái đời thường với một nhãn quan khoa học. Nói sâu sắc nhất về vấn đề này là Tsuboi Shoyo trong tập lý luận văn học hiện đại đầu tiên của Nhật bản – Tiểu thuyết thần tuỷ (1886): “Tiểu thuyết tìm cách miêu tả bản chất con người và trạng huống xã hội. Nó cần hé mở những điều mơ hồ, và khắc họa một cách hiện thực những bí ẩn của số phận một cuộc đời con người bằng cách đan dệt mạch ý tưởng ban đầu thành một tấm liên kết khéo léo những xúc cảm và khôn khéo tạo ra vô số kết cục, hằng hà sa số những khởi đầu bí hiểm” (Trần Hải Yến dịch). Nguyễn Trọng Quản viết trong lời tựa Truyện Thầy Lazaro Phiền (viết năm 1886, xuất bản 1887) viết: “Đã biết rằng xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ văn, phú, truyện nói về những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó, mà những đấng ấy thuộc về đời xưa hay chẳng còn nữa. Bởi đó tôi mới dám bày đặt một truyện đời này là sự thường có trước mắt ta luôn, như vậy sẽ có nhiều người lấy lòng vui mà đọc, kẻ thì quen mặt chữ người thì cho đặng giải buồn một giây”. Trương Duy Toản trong lời tựa Phan Yên ngoại sử, tiết phụ gian truân (1910) thì viết: “Vậy theo trí mọn tôi, thì nay phải bỏ những là Lê Huê pháp thuật, Kim Đính thần thông, Khương Thượng phong thần, Thế Hùng trốc quỷ, Chung Hy lập trận, Bồ tát cứu binh, Đại thánh loạn thiên cung, Anh Đảng về tiên cảnh mà sắp bày ra chuyện chi mới, bây giờ mặc dầu miễn là cho tránh khỏi cái nẻo dị đoan mà báo ứng phân minh thì đủ rồi”. Nếu so với các nước Đông Á khác thì những phát biểu rạch ròi như trên là khá sớm. 2.3. Nền văn học mới là nền văn học học tập mô hình văn học phương Tây Sự khởi đầu của quá trình hiện đại hoá dân tộc bắt đầu từ văn học dịch. Bên cạnh việc dịch thuật các tác phẩm học thuật theo chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí” thì tiểu thuyết, thơ, kịch phương Tây cũng được dịch ở các nước trong khu vực. Con đường dịch thuật khá giống nhau: bắt đầu từ tiểu thuyết giải trí, phiêu lưu mạo hiểm dần dần đến các loại tiểu thuyết có giá trị cao hơn. Về thể loại thì tiểu thuyết dịch trước, rồi đến thơ, sau cùng là kịch. Những truyện đầu tiên được dịch ở Nhật Bản là Cuộc phiêu lưu của Robinson Crusoe của nhà văn Anh Daniel Defoe do Kuroda Kikuro dịch lần thứ nhất năm 1845 với đầu đề Hyôryuu Kiji (Phiêu Lưu Ký Sự), Saito Ryoan dịch lần thứ hai năm 1872 dưới cái tên Lỗ Mẫn Tốn (Robinson) Toàn Truyện; Tám mươi ngày vòng quanh thế giới của Jules Verne do Kawajima Chunosuke dịch năm 1877, Bá tước Monte-Cristo của A. Dumas do Kuroiwa Ruiko dịch 1901. Sau đó đến Nhật ký của người đi săn của Tourgueniev do Futabatei Shimei dịch với tên gọi Giương cung (Ahibiki), lần đầu đăng trên báoKokumin no Tomo (Quốc Dân Chi Hữu) năm 1878, xuất bản thành sách năm 1888; Tội ác và hình phạt của Dostoievski dịch 1892, Nỗi đau của chàng Werther của Goethe dịch năm 1893, v.v... Tập thơ dịch đầu tiên của Nhật Bản là Tân thể thi sao do nhóm Toyama Masakazu soạn năm 1882, bao gồm cả dịch và sáng tác. Tiếp theo là tập Ư mẫu ảnh (“Vang bóng”/ Omokage) tập thơ của Mori Ogai và những người khác dịch thơ phương Tây như thơ của: Shakespeare, Goethe, Byron là khuôn mẫu của Tân thể thi thời Minh Trị. Sau đó là San hô tập của Nagai Kafuu (xuất bản 1913) sau khi anh du học từ Pháp về, tập thơ gồm 38 bài thơ dịch của Charles Baudelaire, Arthur Rimbaud, Paul Valéry đã đăng báo rải rác trước đó. Vở kịch đầu tiên của phương Tây được chuyển thể ở Nhật là vở Julius Ceasar của W.Shakespeare do Tsubouchi Shoyo dịch và chuyển thể thành kịch tĩnh lưu li năm 1884. Vở thứ hai là Hamlet do Kanagaki Robun dịch đăng báo Tôkyô E-iri Shinbun (Đông Kinh Hội Nhập Tân Văn) năm 1886 dưới tên Diệp Vũ Liệt Sĩ (Hamlet) Nụy Cẩm Hội. Ở Việt Nam những tác phẩm dịch đầu tiên đều do Trương Minh Ký – nhà văn quốc ngữ Nam Bộ dịch, đó là: Chuyện Phan Sa diễn ra quốc ngữ, 16 truyện thơ lục bát ngụ ngôn của La Fontaine in năm 1884; Tê Lê Mặc phiêu lưu ký dịch từTelémarque phiêu lưu ký / Aventures de Telémaque của Fénelon (Pháp) (đăng Gia Định báo 1885, in sách 1887); Francinet, truyện nhi đồng dịch đăng trên Gia Định báo 1884-1885. Tiếp theo là Truyện Robinson (Robinson Crusoé) do Trần Thái Nguyên dịch 1886. Đến đầu thế kỷ XX mới đến tiểu thuyết của A. Dumas, V. Hugo; hài kịch của Moliere, bi kịch của P. Corneille, Racine; thơ của Chateaubriant, Hugo, Vigny, rồi Baudelaire, Rimbaud Văn học dịch đã đem đến một mô hình mới, thị hiếu thưởng thức mới, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thể hiện tình cảm mới – tự do, phóng khoáng, ít bị câu thúc hơn. Và rồi tiểu thuyết mới, kịch, phê bình văn học, tân thể thi (Shintaishi) của Nhật Bản, tân thi của Trung Quốc và Thơ Mới của Việt Nam cũng lần lượt ra đời.