Con người Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài trong sáng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam

Tóm tắt. Trong tác phẩm của các nhà văn Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam - những tác giả tiêu biểu của văn xuôi Nam Bộ, thuộc những thế hệ cầm bút khác nhau - hình tượng con người Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài được tập trung khắc họa ở nhiều góc độ: ngang tàng, hào hiệp, hết mình với bạn, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia nhưng cũng rất thẳng thắn, bộc trực, nghĩ sao nói vậy, không ưa quanh co, úp mở. Đó vừa là ý thức phát huy giá trị Việt Nam truyền thống, vừa là khẳng định nét độc đáo trong cốt cách Nam Bộ. Trọng nghĩa khinh tài đã trở thành một mẫu số chung của con người Nam Bộ, tạo nên cảm hứng dạt dào trong trang viết của các nhà văn vốn là con đẻ của mảnh đất phương Nam. Đó cũng là điểm gặp gỡ của những tác giả cả cuộc đời đã, đang và sẽ không ngừng bị thôi thúc cầm bút vì những con người yêu dấu của quê hương.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Con người Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài trong sáng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00012 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 68-74 This paper is available online at CON NGƯỜI NAM BỘ TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH, BÌNH NGUYÊN LỘC VÀ SƠN NAM Phạm Thị Thu Thuỷ Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Hải Dương Tóm tắt. Trong tác phẩm của các nhà văn Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam - những tác giả tiêu biểu của văn xuôi Nam Bộ, thuộc những thế hệ cầm bút khác nhau - hình tượng con người Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài được tập trung khắc họa ở nhiều góc độ: ngang tàng, hào hiệp, hết mình với bạn, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia nhưng cũng rất thẳng thắn, bộc trực, nghĩ sao nói vậy, không ưa quanh co, úp mở. Đó vừa là ý thức phát huy giá trị Việt Nam truyền thống, vừa là khẳng định nét độc đáo trong cốt cách Nam Bộ. Trọng nghĩa khinh tài đã trở thành một mẫu số chung của con người Nam Bộ, tạo nên cảm hứng dạt dào trong trang viết của các nhà văn vốn là con đẻ của mảnh đất phương Nam. Đó cũng là điểm gặp gỡ của những tác giả cả cuộc đời đã, đang và sẽ không ngừng bị thôi thúc cầm bút vì những con người yêu dấu của quê hương. Từ khóa: Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, văn xuôi Nam Bộ, trọng nghĩa khinh tài. 1. Mở đầu Trọng nghĩa khinh tài không phải là tính cách riêng của người Nam Bộ mà là cách ứng xử cao thượng có thể có ở bất cứ ai. Song, do vị trí địa lí, đặc điểm xã hội vùng miền và yếu tố thời đại mà phẩm chất trọng nghĩa khinh tài từ lâu đã được xem như một đặc tính của người Nam Bộ. Lí giải điều này, các tác giả cuốn Văn hóa học và Văn hóa Việt Nam cho rằng, với một nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình như Việt Nam thì tổ chức nông thôn là lĩnh vực quan trọng nhất, “chi phối cả truyền thống tổ chức quốc gia lẫn tổ chức đô thị, cả diện mạo xã hội lẫn tính cách con người” [10;49]. Những lưu dân đến Nam Bộ trong niềm hoài vọng cội nguồn, trong ý thức giữ gìn nền nếp cha ông chống lại những nguy cơ đồng hóa đến từ bên ngoài, họ không thể không coi trọng chữ “nghĩa”. Mặt khác, họ tuy đều bần cùng nhưng lại được thiên nhiên vùng đất mới hào phóng ban tặng trái thơm, quả ngọt, sản vật trên cạn, dưới nước, do đó họ không quá lụy tiền tài, vật chất. “Trọng nghĩa khinh tài” vì vậy là đặc trưng tính cách của con người phương Nam. Bài báo này, thông qua những sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam - những tác giả tiêu biểu thuộc các thế hệ cầm bút của văn xuôi Nam Bộ - đều đã khắc họa thành công hình ảnh con người Nam Bộ làm rõ hơn những nét tính cách đáng trân trọng của con người miền đất tân lập. Ngày nhận bài: 29/9/2014 Ngày nhận đăng: 02/4/2015 Liên hệ: Phạm Thị Thu Thuỷ, e-mail: phamthuthuyxhcdhd@gmail.com 68 Con người Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài trong sáng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hình mẫu trọng nghĩa khinh tài: những người dân lao động Nhân dân, đặc biệt là những người dân lao động - không quyền sang chức trọng, mũ cao áo dài - nhưng luôn sẵn lòng xả thân vì nghĩa. Các nhân vật Lê Văn Đó, Ba Thời, Hương sư Cu. . . của Hồ Biểu Chánh hay Năm Hên, Hai Tích, Tư Hiền. . . của Sơn Nam là những con người biết mở rộng lòng mình trước bất hạnh của kẻ khác, sẵn sàng đem hết khả năng cứu vớt những cảnh ngộ đau thương. Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa - Hồ Biểu Chánh) không quản hiểm nguy sông to gió lớn đã cứu ông Sáu Thời thoát chết, lên tiếng bênh vực chở che cho Lí Ánh Nguyệt thân gái đơn côi bị kẻ xấu hãm hại. Ba Thời (Cay đắng mùi đời - Hồ Biểu Chánh) dường như ít bận tâm về hoàn cảnh riêng (chồng bỏ đi biền biệt, một thân một mình trơ trọi, có lúc phải ăn nhờ ở đậu anh trai và chị dâu) đã nhận đứa trẻ bị bỏ rơi về chăm bẵm, yêu thương, chịu mọi đay nghiến, chì chiết, nghi ngờ. Cảm thương tình cảnh cha con thằng Kim (cha chết không có chỗ chôn, chỉ để lại cho con gia tài là một cái áo), vợ chồng Hai Tích (Một cuộc bể dâu - Sơn Nam) đã hết lòng cưu mang, giúp đỡ. Tư Hiền (Đảng “Cánh buồm đen” - Sơn Nam), bất bình trước việc cha con người bán tôm bị bọn cướp chặn đường giựt tiền, lại bắt cóc luôn cô con gái, không một phút chần chừ, anh cương quyết mà điềm tĩnh, đòi lại sự công bằng cho những người lương thiện bé nhỏ ấy. Từ suy nghĩ đến lời nói, từ lời nói đến hành động, con người Nam Bộ đều thể hiện tinh thần nghĩa khí, hào hiệp. Ba Thời bồng thằng bé nhặt được ra bót trình ông cò, “tuy không chắc nuôi có bền không song thấy đứa nhỏ dễ thương nên không đành rứt mà giao cho người khác, bởi vậy đứng ngẫm nghĩ một hồi rồi xin với ông cò để cho mình nuôi” [11]. Tâm tư, ứng xử của Ba Thời phù hợp với chuẩn mực của người “quân tử”, thấy việc nghĩa là làm, không tính toán, cân nhắc thiệt hơn. Sau này, dù rất đau lòng vì bị chồng buộc phải bán đứa con nuôi, Ba Thời cũng có chút an ủi, rằng mình đang làm việc tốt cho con theo sự phân tích của thầy Đàng: “Thím nói thím thương nó, nếu thiệt thương thì phải tính làm thế nào đặng ngày sau nó trở nên một người biết nhơn, biết nghĩa, biết hiếu, biết trung, đủ nghị lực mà ở đời cho người ta khỏi khinh bỉ. Chớ thương mà tính làm cho nó chăn trâu, cầm cày, cạo heo pha nước, thương như vậy thì là cố ý làm hại cho nó chớ có phải thiệt là thương đâu” [11]. Hiểu điều thằng Kìm lo sợ (“Chôn cha nó ở đâu? Làm sao mà chôn?”), ông Hai Tích chia sẻ: “Miệt này, mùa này ai rủi ro thì cũng vậy. Bác coi cháu như người nhà nên nói thiệt. Phải chôn gấp nội chiều nay. . . bỏ xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo dưới đáy ruộng” [5;17]. Vợ chồng ông, người thì phun rượu kéo tay xác chết ra cho ngay ngắn, người thì vào nhà rút mười sợi dây choại để gói kín xác kẻ bạc mạng trong cái nóp. Họ cũng như bao nhiêu người Nam Bộ khác, lặng lẽ làm những việc có thể để giúp cho người xấu số qua đường được siêu thoát. Mỗi năm tới mùa cày ruộng, gặp những bộ xương người, ông Hai Tích vẫn không khỏi “suy nghĩ cho phận làm người của mình”, thấy ngậm ngùi, chua xót nhưng vẫn ít nhiều hi vọng lúa sạ sẽ mọc lên từ những buồn đau. Vì coi trọng đạo nghĩa, xem nhẹ tiền tài nên con người Nam Bộ ít toan tính vụ lợi. Họ thường nghĩ về người khác nhiều hơn bản thân, có khi chịu thiệt thòi, mất mát để người mình yêu quý được hạnh phúc. Nhân vật của Bình Nguyên Lộc thường chọn cách sống như vậy. Một vẻ đẹp bàng bạc trong nhiều truyện ngắn của ông là nhân vật rất giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Tuy thân còn bị đày đọa, phận còn bị coi khinh nhưng họ vẫn có những ứng xử cao thượng, biết kiềm chế những dục vọng cá nhân. Ở phương diện này, vẻ đẹp tâm hồn họ tiêu biểu cho văn hóa Việt nói chung và bản sắc Nam Bộ nói riêng. Cả ba nhân vật nữ trong tập truyện ngắn Thầm lặng: Dừa (Cây đào lộn hột), Hồng (Đứa con đủ tháng) và Diệu (Rắn cắn làm phước) đều yêu rất mãnh liệt, 69 Phạm Thị Thu Thủy dù tình yêu ít nhiều trái ngang. Nếu tình yêu của Dừa có sự khập khiễng về hình thức, về học vấn (người yêu của Dừa tuy mù nhưng là một văn sĩ, đẹp trai, thanh nhã trong khi nó thì xấu xí, vô học); tình yêu của Diệu có sự chênh lệch về tuổi tác (Diệu đã 26 tuổi còn Nghĩa, người nàng yêu mới chỉ 19); thì tình yêu của Hồng là thứ tình cảm vi phạm luân lí, đạo đức (sau rất nhiều cố gắng, Hồng bị ngã gục trước sự tấn công ráo riết của chồng bạn, rồi có thai). Yêu mãnh liệt nhưng họ ý thức được về thân phận, về tình yêu và quan trọng hơn là họ luôn nghĩ đến người khác. Họ nhận về mình phần thua thiệt, cay đắng. Hồng vác bụng về quê, lấy một người chồng không cân xứng để trả lại hạnh phúc cho gia đình bạn. Diệu chấp nhận lấy thầy giáo Mã rất xấu trai vì không muốn người yêu khó chịu, bực mình về sau, không muốn chàng bị mang tiếng là người đổi ý, đổi lòng bởi sự so le giữa vợ và chồng. Còn Dừa thì chết trong tủi nhục, nghèo khó, để người yêu khỏi thất vọng và để chàng tiếp tục mê say hình ảnh cây đào lộn hột - ảo ảnh hạnh phúc của chàng. 2.2. Tính cách con người trọng nghĩa khinh tài Người Nam Bộ được tiếng cởi mở, phóng khoáng, dễ dàng kết bạn, không câu nệ lễ nghi khuôn sáo. Họ có thể tìm thấy tiếng nói chung không chỉ với những người đồng cảnh ngộ, chung dòng máu mà còn dung hòa cả với ngoại kiều mà họ tiếp xúc, gặp gỡ, giao lưu. Là một nông dân thật thà, nghèo khổ, vì đánh trọng thương kẻ hãm hiếp em gái mình, Thủ Nghĩa (Chúa tàu Kim Quy - Hồ Biểu Chánh) bị vu là theo đạo Thiên Chúa, phải chịu án chung thân. Ở tù, Thủ Nghĩa gặp Mạc Tiển, một người lái buôn gốc Tàu. Hai người kể chuyện đời riêng cho nhau nghe và “từ ấy về sau, mỗi ngày hai người qua lại mà nói chuyện với nhau hoài. Tuy là nhiều khi nhớ tới thân phận gian nan thì hai người ngó nhau mà khóc, song thiệt cũng nhờ có người hủ hỉ nên bớt buồn” [11]. Để tỏ tình yêu mến, Mạc Tiển dạy Thủ Nghĩa tiếng Quảng Đông, trăn trối cho bạn về hòn đảo chứa kho báu. Còn Thủ Nghĩa đáp lại chân tình của bạn bằng việc chỉ sau vài năm đã nói tiếng Quảng Đông giống như Khách, kiếm được kho báu thì chạy thẳng tàu trọn hai mươi ngày tới tỉnh Quảng Đông hỏi thăm họ Mạc để đền đáp ơn sâu. Nếu tiếng kèn chính là cầu nối để thằng Được và thằng Bỉ (Cay đắng mùi đời - Hồ Biểu Chánh) gặp nhau, thì cảnh ngộ và tài năng của hai đứa lại là cơ sở để kết nối chúng thành đôi bạn tri âm, tri kỉ. Không cần nghĩ ngợi lâu, thằng Được nói với thằng Bỉ: “Mày không cha, không mẹ, không anh, không em, tao đây cũng trôi nổi một thân, không biết ai mà nhờ cậy. Tao muốn hai đứa mình kết làm anh em nâng đỡ dìu dắt nhau mà ở đời, không biết mầy có chịu hay không” [11]. Tình bạn của chúng giản dị mà sâu sắc, mọi vui buồn đều chia sẻ, hoạn nạn cùng chịu, hạnh phúc cùng hưởng. Tình bạn đó lại được người mẹ giàu sang, trọng nghĩa, trọng tình của thằng Được nâng niu, trân quý nên càng bền chặt: “Còn con Liên với thằng Bĩ là bạn cơ hàn của con qua, vậy từ rày con qua được sung sướng rồi thì qua cũng làm cho hai cháu được sung sướng như nó vậy” [11]. Trong nhiều tác phẩm của Sơn Nam, thấy thấp thoáng hình ảnh những người Huê kiều, người Pháp, người Miên, người Chà. . . Những nhân vật ấy nếu không làm phương hại đến cuộc sống của cộng đồng thì được vui vẻ đón nhận. Người dân xóm Tà Lốc (Đồng thanh tương ứng) rất quen với sự xuất hiện của chú Huê kiều, chuyên quảy gánh gióng, bán kim chỉ, lưỡi búa, đường thẻ, thuốc rê và kéo tàu. Tuy chú bán hàng giá hơi cao nhưng khả năng chịu nhịn tốt lại rất vui vẻ với bọn trẻ con, thường sẵn sàng cho mỗi trẻ một cục kẹo nhỏ rồi rảo bước, cất tiếng rao, nên “dân trong xóm lần hồi thương mến chú Huê kiều” [4;102]. Khác với các tay thực dân khác, ông Rốp (Sông Gành Hào) về nhậm chức kiểm lâm đã được hai năm nhưng mới đi tuần có bốn lần, không phải nhằm bắt các ghe xuồng chở củi lậu thuế mà vào rừng ngắm nghía từng lá cây, lắng nghe từng tiếng chim kêu, cây súng đem theo cũng chỉ bắn khỉ, bắn lọ nồi, bắn không cần trúng đích. Có lẽ vì vậy “ông kiểm lâm “Rốp” được dân chúng thương mến lắm” 70 Con người Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài trong sáng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh... [5;183]. Nhưng nếu những người khách lạ ấy phách lối, độc ác, thiếu chân thật thì sẽ bị người dân chất phác đánh trả, loại trừ. Thày Chà (Đại chiến với thầy Chà) tự đắc chèo ghe giỏi hơn người Việt, có thể hạ trên mười võ sĩ Việt Nam, khi đến làng Đông Thái, hắn “đánh chết giấc năm sáu thanh niên trong làng vì các cậu này dám thử nghề với hắn. . . ai muốn học võ phải nạp cho hắn 5 đồng và một con gà mái. . . ” [4;57]. Biết không đấu lại hắn về sức, ông Năm Pho và Chòi Mun đã chuẩn bị một thùng thiếc, khoét một lỗ vừa bằng đầu thày Chà và “kiếm một người lạ mặt, rình khi nó đi giữa đồng vắng thì đi theo, úp đại lên đầu nó. . . ” [4;59]. Con người Nam Bộ trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc lại không ồn ào kết nghĩa huynh đệ, đồng sinh đồng tử mà tìm đến nhau vì sự thổn thức của trái tim, vì sự hòa nhịp của tâm hồn. Đó cũng là sợi dây ràng buộc con người với con người trong cõi đời khổ ải. Một đêm mưa gió, thi sĩ Tôn (Pì Pế Hán - Bình Nguyên Lộc) thấu cơn lạnh của ả ca nhi, một bông hoa đã lợt phấn, phai hương, không còn được ai nài nỉ cho nghe tiếng tơ huyền ảo nữa. Trong dáng vẻ tội nghiệp, đói rét của á xẩm, thi sĩ Tôn nghĩ đến tương lai chính mình, mối liên tưởng kiểu “cùng một lứa bên trời lận đận”. Để vượt qua rào cản của hai nền văn hóa Trung Hoa - Việt Nam, để có thể sống trọn nghĩa tào khang, Xíu Tin - cô gái Triều Châu và Tâm - chàng trai đất Việt (Xô ngã bức tường rêu - Bình Nguyên Lộc) đã phải hủy hoại dung nhan, hi sinh nghề nghiệp yêu thích, cốt sao phá tan bức tường định kiến. Họ không so bì thiệt hơn, chỉ cần đến được với nhau, để được thanh thản tâm hồn vì đã đối đãi với người thương bằng nghĩa, bằng tình chứ không phải bằng tiền tài, danh lợi. 2.3. Ngôn ngữ của nhân vật trọng nghĩa khinh tài Người trọng nghĩa khinh tài thường có cách nói năng bộc trực, thẳng thắn, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. Hầu hết nhân vật của Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam khi yêu hay hay ghét, trọng hay khinh đều không quanh co, úp mở, đều không che giấu thái độ, chẳng sợ người khác giận dữ, chấp nhặt. Phẫn nộ, thất vọng trước sự hèn nhát, tham phú phụ bần của thầy thông Trần Văn Phong (Thầy thông ngôn - Hồ Biểu Chánh), cô Sáu Lý “phang” thẳng: “Thầy thúi lắm. Làm trai như vậy nên lắt cái mặt mà quăng đi. Tôi biết rồi, thầy gạt tôi, sợ ở đây tôi chửi, nên xin đổi đặng trốn tôi chớ gì. Tôi nói cho thầy biết, thầy gạt tôi không dễ gì đâu. . . Đồ khốn nạn! Trả khăn với thơ cho mầy đó. Đi đâu thì đi cho mau. Đừng ngồi đó nữa. Thứ vầy mà cũng xưng là thầy thông! Thông gì! Thông khoan” [11]. Sau mười ba năm mắc căn bệnh quên dĩ vãng, sống dưới lớp vỏ anh tài xế Nguyễn Văn Phi, ông Thần Tốc (Khi Từ Thức về trần - Bình Nguyên Lộc) gặp lại gia đình, tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui vì hai con nhỏ dại nay đã trưởng thành, vợ đảm đang chèo lái hãng buôn qua cơn nguy khó. Buồn vì tất cả không còn thuộc về mình, đã khác mình cả trong suy nghĩ lẫn hành xử. Trước việc người vợ cũ đồng ý kết thông gia với kẻ thù của mình để hưởng lợi, ông Thần Tốc quyết liệt: “Thật là hợp lí trí, mưu mẹo của bà. Bà khôn ngoan quá. Nhưng tôi thì không dùng thủ đoạn như vậy mà yên lòng được. Thù nhà tôi phải trả, dầu với giá nào chứ không bắt tay với kẻ nghịch để mong gỡ gạc. Tôi không dè bà đặt cái lợi lên trên hết cả, thật tôi không dè. Không rõ con của ta nó thừa tự tánh ý của bà hay là của tôi. Nếu chúng nó thừa hưởng tánh ý của bà thì chúng nó hãy xin sửa hộ tịch theo họ mẹ thì phải hơn” [9;869]. Người Nam Bộ trọng nghĩa nên dành nhiều khen ngợi cho ai biết làm điều nghĩa nhân. Họ khen rất hào phóng nhưng chân thành. Người dân xóm Cái Tàu ngưỡng mộ tài bắt sấu của ông Năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam): “Thực là bực thánh của xứ này rồi! Mưu kế như vậy thật quá cao cường. Ổng đâu rồi? Sao không thấy ổng về? Xóm mình nhứt định đền ơn ổng một số tiền, nuôi ổng cho tới già, ở xóm này. Bà con tính sao” [3;91]. Tư Hưng (Bốn cái ngu - Sơn Nam) vừa thương, vừa nể ông Hai Kiểm, 71 Phạm Thị Thu Thủy người sốt sắng làm mai, làm mối cho kẻ khác, sẵn sàng đứng ra vay nợ hộ những ai cần, thích gác cu và mê cầm chầu hát bội. Chàng trai trẻ bày tỏ nể phục trước người bạn già: “Bác dám lãnh đủ bốn cái ngu trên đời. . . không màng tiếng bấc, tiếng chì. Cái tiêu khiển của bác không làm hại cho ai. Và bác dám gánh trách nhiệm để cho kẻ khác vui sướng. Cháu phục mấy ông già xưa quá trời” [3;107]. 2.4. Nhân sinh quan con người trọng nghĩa khinh tài Những con người trọng nhân nghĩa, khinh tiền tài đương nhiên thẳng thắn thể hiện thái độ khinh ghét cái xấu, cái ác. Nhân vật của Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam thường chia làm hai tuyến rõ rệt: chính diện - phản diện. Chính diện là những con người nói và làm theo chuẩn mực đạo đức của dân tộc, thấy hoạn nạn ra tay cứu giúp, không đặt nặng vấn đề danh lợi (như Lê Thành Cang, Tự Cường, Hai Tích, Tư Hiền. . . ). Phản diện thường là những kẻ vong ân bội nghĩa, chà đạp tất cả để được thỏa mãn dục vọng cá nhân. Những người này chịu sự lên án của xã hội và phải nhận một kết cục không ra gì. Vợ chồng Hai Phụng (Tại tôi - Hồ Biểu Chánh) cố tình châm chích để má đuổi vợ chồng Ba Thạch ra khỏi nhà, giấu tin Ba Thạch ốm sắp chết để con Ba Thạch phải lưu lạc bơ vơ, nhằm mục đích chiếm trọn gia tài. Sự tàn nhẫn, vô cảm của họ bị chính những người ruột thịt khinh ghét, phẫn nộ. Ông Cai tổng Quyền, cậu ruột Hai Phụng, nói thẳng với chị gái mình: “Còn một điều đáng lo sợ nhứt là cái óc của vợ chồng con Phụng. . . Từ ngày thằng Thạch chết rồi, tôi ít tới nhà chị là vì tôi ghét vợ chồng con Phụng đó. Quân đó bề ngoài làm bộ thiệt thà lễ nghĩa, song trong lòng nó tham lam độc ác nhỏ mọn khốn nạn lắm. . . Vì chị cưng con Phụng quá, nên chị không thấy cái quấy của vợ chồng nó, chớ tôi thấy rõ hết. . . nếu chị còn để vợ chồng con Phụng ở trong nhà thì tôi ngăn cản, tôi không cho con của thằng Thạch về đó, và chừng chị nhắm mắt theo ông bà tôi sẽ làm trưởng tộc, tôi cầm đầu cho con thằng Thạch đuổi vợ chồng con Phụng liền” [11]. Khi đứa con duy nhất của vợ chồng Hai Phụng mắc chứng bịnh điên, ông Cai kết án: “Rõ ràng hễ làm dữ thì gặp dữ” [11]. Nhà văn Sơn Nam thì bộc lộ trực tiếp thái độ của mình với những kẻ bất nhân, bất nghĩa qua cách ông dùng các đại từ miệt thị. “Thằng điếm vô danh” Hai Kim đã dùng đủ các chiêu lừa bịp mọi người để có thể tồn tại được qua những ngày tháng khó khăn. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như lòng hiếu thảo của cô Thị với mẹ, hắn đã tìm được chỗ trú chân an toàn trong gia đình cô, tránh bom rơi, đạn lạc của các phe. Cô Thị chỉ mong ước là Hai Kim chụp cho mẹ mình tấm hình phòng khi bà gần đất xa trời. Hai Kim bấm máy lần thứ nhất, lần thứ nhì (cho chắc ăn), tiếc rằng máy chụp hình của hắn không có phim. Cô Thị ném vào mặt hắn những lời lẽ thất vọng, tức giận: “Máy chụp hình giống như lòng dạ con người. Nhưng là con người vô lương tâm, như anh” [5;231]. Trong suy nghĩ của cô Huôi (Bà chúa Hòn - Sơn Nam), cậu Cẩu không còn là người có “chơn mạng đế vương” làm ông chúa Hòn mà chỉ là “nó”, là “thằng” vì cậu quá độc ác, giết Xí Vĩnh, người đầu gối tay ấp với mình. Kết cục, cậu Cẩu trở nên điên loạn, bị ám ảnh bởi bóng ma do chính mình tạo nên. Khác với Hồ Biểu Chánh hay Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc quan tâm hơn những khía cạnh cuộc sống hỗn độn, nhiễu nhương ở cực trái ngược với nhân tính bằng một giọng văn giống như tiếng thở dài đầy xót xa có pha chút hài hước, mỉa mai, làm cho sự phản trắc, cái hèn hạ được thừa nhận như một mặt tất yếu của xã hội loài người. Ba con cáo (Ba con cáo - Bình Nguyên Lộc) cùng sống dựa vào mồ mả, cùng chung một nỗi sợ: “con cáo chánh hiệu con... cáo thì sợ chó bẹc-giê, con cáo già sợ công an, còn con hồ li cáo cái thì sợ lính kiểm tục” [7;683], tuy “không tương đắc với nhau nhưng vẫn phải tương thân” để bảo vệ nhau, thế mà vì bản năng sinh tồn, hai con cáo người đã ăn thịt con cáo chánh hiệu, “con cáo cái” đã bán rẻ bạn mình để 72 Con người Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài trong sáng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh... lấy những đồng tiền nhơ nhớp. Nạn nhân của họ không oán giận mà chỉ tội nghiệp cho họ khi họ đã “vơi cạn hết chất người”, đã “bước từ phản bội này qua phản bội khác cho đến một khi kia thì mình chỉ còn phản bội được chính mình” [7;688]. Mọi ngang trái, oan khiên của Liên (Gieo gió gặt bão - Bình Nguyên Lộc) đều do một tay Hảo gây ra, song Liên vẫn thấy động lòng thương Hảo khi cuối đời Hảo bị mang tiếng lăng loàn, có nguy cơ mất chồng, mất con: “Liên cầm tay Hảo mà khóc. Nàng căm thù Hảo dữ lắm. Nhưng nay thấy Hảo bị hắt hủi một cách oan ức, nàng thương hại giùm cho người bà con xưa kia là bạn thân của nàng” [8;507]. Tha thứ, rộng lượng cho những sai lầm của người khác là một phương diện biểu hiện khá độc đáo cho tính cách trọng nghĩa khinh tài của con người Nam Bộ. 2.5. Trọng nghĩa khinh tài - triết lí sống của con người Nam Bộ Trong mỗi trang viết của Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam, nhiều nhân vật thường thích triết lí, suy tư về “nhân nghĩa” đến mức đôi khi tác phẩm nổi rõ tính luận đề. Hồ Biểu Chánh nhấn mạnh tư tưởng nhân nghĩa ngay ở các tiêu đề tác phẩm: Cha con nghĩa nặng, Một chữ tình, Vì nghĩa vì tình..