Công cụ định giá vốn điều chuyển

Định giá vốn điều chuyển (FTP) được định nghĩa là một hệthống các cơchếkế toán - quản lý nhằm đo lường giá trịcủa chi phí cơhội của các khoản vốn huy động được và sửdụng đầu tư. Nếu nhưtrong một doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu là một phần của báo cáo lỗ, lãi kinh doanh thì trong ngân hàng, chi phí vốn tương tựnhư“chi phí của hàng đã bán - giá thành” (ít nhất thì cũng đúng với các sản phẩm tài sản có). Việc định giá vốn điều chuyển chính xác rất quan trọng trong việc xác định đúng khảnăng sinh lợi của từng đơn vịkinh doanh, từng sản phẩm, theo từng khách hàng Ngoài ra, kết quảphân tích FTP có thểgiúp xác định bộphận nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong báo cáo lỗ, lãi.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công cụ định giá vốn điều chuyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công cụ định giá vốn điều chuyển Định giá vốn điều chuyển (FTP) được định nghĩa là một hệ thống các cơ chế kế toán - quản lý nhằm đo lường giá trị của chi phí cơ hội của các khoản vốn huy động được và sử dụng đầu tư. 1. Tổng quan về Định giá vốn điều chuyển và ứng dụng trong quản lý Tài sản có/Tài sản nợ trong ngân hàng thương mại Giới thiệu về công cụ định giá vốn điều chuyển Định giá vốn điều chuyển (FTP) được định nghĩa là một hệ thống các cơ chế kế toán - quản lý nhằm đo lường giá trị của chi phí cơ hội của các khoản vốn huy động được và sử dụng đầu tư. Nếu như trong một doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu là một phần của báo cáo lỗ, lãi kinh doanh thì trong ngân hàng, chi phí vốn tương tự như “chi phí của hàng đã bán - giá thành” (ít nhất thì cũng đúng với các sản phẩm tài sản có). Việc định giá vốn điều chuyển chính xác rất quan trọng trong việc xác định đúng khả năng sinh lợi của từng đơn vị kinh doanh, từng sản phẩm, theo từng khách hàng…Ngoài ra, kết quả phân tích FTP có thể giúp xác định bộ phận nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong báo cáo lỗ, lãi. FTP có mối liên hệ mật thiết với phương pháp và thực tiễn quản lý Tài sản có/Tài sản nợ (TSC/TSN) của một ngân hàng thương mại. Việc hiểu rõ các bộ phận khác nhau trong bảng cân đối kế toán liên hệ qua lại như thế nào là rất cần thiết đối với quản trị ngân hàng thương mại. Một hệ thống FTP được xây dựng tốt sẽ giúp ngân hàng xác định được, định giá được và quản lý rủi ro lãi suất, đưa ra những động lực phù hợp cho các đơn vị kinh doanh, đồng thời nhận diện được tác động của chuyển giao rủi ro lãi suất trong bộ phận cân đối nguồn vốn Bằng việc chuyển giao rủi ro lãi suất sang bộ phận cấp vốn trong ngân hàng, hệ thống FTP giúp trưởng các bộ phận kinh doanh tập trung vào các quyết định kinh doanh cơ bản (bao gồm cả các quyết định về rủi ro tín dụng), chuyển giao việc quản lý đầu cơ lãi suất cho các nhà quản lý rủi ro lãi suất chuyên nghiệp. Tách bạch rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng là một trong những mục tiêu chủ yếu của quy trình FTP. Rất nhiều nguyên tắc chung đã được phát triển nhằm hướng dẫn xây dựng một hệ thống FTP trong ngân hàng, trong đó có cả việc hướng dẫn số dư loại nào cần phải được định giá và định giá như thế nào. Nhưng những nguyên tắc cụ thể thì không được phát triển nhiều như thế. Như việc mức độ phân tách cấp (tài khoản) cần phải định giá vốn điều chuyển và liệu có định giá các quyền chọn thanh khoản và quyền chọn chuyển đổi hay không. Cùng với sự phát triển của các nguyên tắc cơ bản của nó, FTP sẽ ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp. Các phương pháp đánh giá và định giá sẽ ngày càng chính xác hơn. Công nghệ thông tin sẽ cho phép ngân hàng cân đối kỳ hạn vốn với độ lệch kỳ hạn (maturity gap) ngày càng lớn và ở cấp tài khoản ngày càng chi tiết. Cuối cùng, sự liên kết giữa FTP, quản lý TSC/TSN và đo lường hiệu quả kinh doanh sẽ ngày càng chặt chẽ. Mục tiêu của công cụ FTP Một trong những tiến bộ lớn nhất về quan điểm trong đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng là sự tách bạch giữa định giá TSC và định giá TSN. Có nghĩa là, việc đo lường khả năng sinh lời đã trở nên hữu ích hơn và chính xác hơn khi ngân hàng không còn cố liên kết những TSC riêng lẻ trong bảng cân đối với một TSN nữa. Thay vào đó, một bộ phận quản lý tập trung (thường được gọi là bộ phận quản lý vốn hay ngân quỹ) được thành lập để hoạt động như một nơi thực hiện bù trừ trong định giá vốn nội bộ. Ngoài mục đích phục vụ việc đo lường khả năng sinh lời, FTP còn là một yếu tố không tách rời của chức năng quản lý TSC/TSN. Rõ ràng, mục đích của FTP là đánh giá một cách chính xác việc cung cấp (hay còn gọi là huy động vốn) và sử dụng vốn theo từng bộ phận, từng sản phẩm, từng đơn vị trong ngân hàng và theo khách hàng…, đây là những chủ thể cần phải đo lường khả năng sinh lời. FTP là một tập hợp các thông lệ và thực tiễn kế toán quản lý. Tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng mà xác định được những mục tiêu chính của FTP bao gồm: - Xác định được chi phí cơ hội hoặc giá trị cơ hội của nguồn vốn đối với ngân hàng; - Giúp đo lường khả năng sinh lời của các bộ phận/đơn vị khác nhau (chi nhánh, sản phẩm, khách hàng, tài khoản) trong ngân hàng bằng cách kết nối những khoản chi phí phù hợp vào các khoản doanh thu; - Tách bạch rủi ro lãi suất khỏi bộ phận kinh doanh và tập trung việc quản lý rủi ro lãi suất tại một đơn vị riêng; - Nâng cao chất lượng các quyết định định giá TSC và TSN; - Hỗ trợ bộ phận quản lý TSC/TSN và tách bạch rủi ro tín dụng với rủi ro lãi suất; - Định lượng ảnh hưởng của chênh lệch vốn lên thu nhập thuần từ lãi; - Đánh giá về từng bộ phận trong ngân hàng dựa theo ảnh hưởng kinh tế của từng bộ phận đó lên tổng thu nhập của ngân hàng; - Sử dụng FTP để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận nhân viên được đo lường hiệu quả hoạt động. Rất khó, nếu không muốn nói là không thể xây dựng được một hệ thống FTP đạt được tất cả các mục đích có thể nghĩ ra. Tuy nhiên, việc quan trọng là phải xem xét mục tiêu nào là quan trọng nhất. Hệ thống xây dựng khác nhau sẽ khuyến khích các trưởng bộ phận trong ngân hàng có những hành vi phản ứng khác nhau. Do đó, hệ thống chọn để xây dựng phải nhằm mục đích gợi ra được những hành vi phản ứng mong muốn đối với các bộ phận. Quan trọng là ban lãnh đạo vẫn nắm bắt được và phân loại được các hành vi phản ứng đó. Một tiền đề quan trọng là hệ thống FTP phải thực sự phản ánh được các chi phí cơ hội của từng hoạt động cung cấp vốn và sử dụng vốn. Hình 1 Hình 1 trình bày tổng quan về quy trình FTP. Trong mô hình, trung tâm quản lý vốn tập trung sẽ “mua” vốn từ các bộ phận tạo TSN của ngân hàng và “bán” vốn cho các bộ phận tạo TSC (có nhu cầu vốn) của ngân hàng. Trung tâm quản lý vốn tập trung này tiến hành mua và bán vốn theo những mức lãi suất phù hợp với những đặc điểm về định giá lại của TSC đã đầu tư hoặc TSN đã mua, qua đó cân đối vốn cho mỗi giao dịch. Trong trường hợp thừa hoặc thiếu vốn, trung tâm quản lý vốn tập trung sẽ giải quyết trên thị trường tiền tệ. Theo cách này, mọi tác động của rủi ro chênh lệch lãi suất sẽ được tập trung vào bộ phận quản lý vốn và từng đơn vị kinh doanh sẽ tập trung vào xử lý rủi ro tín dụng của bộ phận mình. Chênh lệch lãi suất thuần của bộ phận tạo TSC (ví dụ: cho vay) phản ánh mức chênh lệch giữa lãi suất họ thu của khách hàng trên tổng dư nợ (trừ đi dự phòng tổn thất tín dụng) với chi phí điều chuyển vốn họ phải trả cho bộ phận quản lý vốn. Ngược lại, chênh lệch lãi suất thuần của bộ phận tạo TSN là mức chênh giữa lãi suất họ phải trả cho khách hàng tính trên tổng dư nợ huy động với thu nhập điều chuyển vốn họ nhận được từ trung tâm quản lý vốn. Thu nhập lãi suất thuần của trung tâm quản lý vốn là phần còn lại giữa phần thu về và phần trả ra cho các bộ phận khác trong ngân hàng. Nó cũng bao gồm các giao dịch mua vốn hoặc bán vốn trên thị trường tiền tệ. Những giao dịch này không nhất thiết phải bù đắp chính xác số lỗ hoặc lãi trong điều chuyển (kinh doanh) vốn với các bộ phận kinh doanh trong ngân hàng. Kết quả thuần của trung tâm quản lý vốn phản ánh tổng mức rủi ro lãi suất mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận, dựa theo kỳ vọng về biến động lãi suất trong tương lai mà trung tâm đưa ra. Các nguyên tắc chung của một hệ thống FTP Để xây dựng được một hệ thống định giá vốn điều chuyển nội bộ FTP, ngân hàng phải xây dựng được các nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc này phải nhấn mạnh được các đặc trưng cơ bản của hệ thống; còn việc phát triển tinh vi và phức tạp có thể được xây dựng trên những nền tảng của các nguyên lý đó. Tất cả các mục trong bảng cân đối kế toán đều phải được định giá vốn điều chuyển. Có nghĩa là, toàn bộ TSC sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ TSN và vốn tự có sẽ nhận được thu nhập điều chuyển vốn. Mặc dù nghe có vẻ dễ hiểu, nhưng việc chấp nhận nguyên lý này gặp phải nhiều tranh cãi đáng kể. Nguyên lý này là khởi nguyên để xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả công việc chính xác theo kinh tế. Trên thế giới, đối với thực tiễn hoạt động ngân hàng thương mại thì GAAP (Những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung) sẽ được sử dụng trong việc xác định các số dư phải định giá. Nguyên tắc này giúp đơn giản hoá việc đối chiếu các số dư báo cáo bên ngoài với các số dư được sử dụng bên trong hệ thống. Nó cũng giúp giảm bớt tranh cãi về việc xử lý các khoản lỗ hoặc lãi ghi sổ (chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với giá trị thị trường) chưa thực hiện như thế nào theo cách: các khoản đó có tồn tại nếu như GAAP quy định như vậy. Một số ngân hàng có thể coi giá trị thị trường có thể là thước đo hiệu quả hơn giá trị ghi sổ. Và trong việc quản lý TSC/TSN, những thay đổi của giá trị thị trường khi lãi suất thay đổi có thể được sử dụng bổ trợ trong phân tích thu nhập thuần từ lãi của ngân hàng. Tuy nhiên, trên quan điểm của quản lý vốn, những số dư không ghi sổ không ảnh hưởng gì tới báo cáo thu nhập của ngân hàng và do đó, có thể bỏ qua một bên trong quản lý FTP. Các mức lãi suất FTP sẽ do bộ phận quản lý vốn tính toán xác định. Bộ phận quản lý vốn (thường là một bàn giao dịch thị trường tiền tệ hoặc một bộ phận thuộc ngân quỹ) thường hiểu rõ những giá trị thị trường (hay chi phí cơ hội) của vốn. Do vậy, bộ phận này có trách nhiệm xác định tỷ suất lãi FTP và tỷ suất thu nhập FTP. Tuy nhiên, việc định giá vốn điều chuyển phải được Ủy ban quản lý TSC/TSN rà soát lại định kỳ xem nó có được xác định chính xác hay không. Các mức lãi suất FTP áp dụng phải giúp các bộ phận kinh doanh trong ngân hàng tránh được rủi ro chênh lệch. Rủi ro chênh lệch phải được định giá tập trung và quản lý bởi bộ phận quản lý vốn. Các bộ phận kinh doanh phải nhận được/trả phần thu nhập FTP/phí FTP phản ánh được giá trị kỳ hạn của vốn. Các mức lãi suất phải được lựa chọn từ đường cong lợi suất FTP để phù hợp với kỳ hạn tái định giá của các TSC bị tính phí hoặc các TSN được trả phí. Bộ phận quản lý vốn sẽ đưa ra đường cong lợi suất FTP của mình. Các mục hạch toán trong bảng cân đối kế toán trong kỳ hạn của đường cong lợi suất sẽ được định giá theo mức lãi suất tương ứng với kỳ hạn tái định giá của nó. Có nhiều phương pháp để xây dựng đường cong lợi suất FTP. Một số ngân hàng sử dụng đường cong lợi suất trái phiếu Kho bạc (rủi ro bằng 0) cộng với một phần chênh lệch để bù đắp rủi ro thị trường và rủi ro lớn mang tính tổ chức. Một số ngân hàng khác sử dụng đường cong lợi suất giao dịch hoán đổi thay cho chi phí vay vốn trên thị trường. Xét theo khía cạnh quan điểm, tất cả các phương pháp này đều nhằm lượng hoá chi phí bán vốn và chi phí mua vốn trên thị trường mở. Việc định giá vốn sử dụng đầu tư và vốn huy động được phải bám sát nguyên lý trùng hợp thời gian đáo hạn (thời hạn tái định giá hoặc kỳ hạn) đảm bảo có lãi. Việc định giá phải phản ánh được đường cong lợi suất và các mức lãi suất mà ngân hàng có được (hoặc phải trả) trên thị trường. Việc sử dụng các mức lãi suất tham chiếu cụ thể phi ngân hàng sẽ làm việc định giá không còn chính xác. Nó cũng ngăn cản việc tính toán được giá trị thực sự của chi phí cơ hội đối với ngân hàng khi tạo ra một TSC hay một TSN. Một số ngân hàng hạch toán các khoản phải thu và các khoản phải trả giữa các đơn vị kinh doanh với trung tâm quản lý vốn nhằm làm bảng cân đối tài sản của những đơn vị ấy thực sự cân đối. Sau đó, ngân hàng sẽ tính giá điều chuyển các khoản phải thu/khoản phải trả để xác định tổng chi phí điều chuyển vốn hoặc thu nhập điều chuyển vốn của một đơn vị kinh doanh. Phương pháp này không nên áp dụng, vì nó làm ngân hàng không thể áp dụng phương pháp định giá theo nhóm TSN và TSC căn cứ theo kỳ hạn tái định giá – phương pháp tiên tiến và tinh vi hơn. Hơn nữa, thu nhập của các đơn vị kinh doanh (những trung tâm lợi nhuận) được phân bổ vào bộ phận quản lý tài chính. Các khoản thu này không phải là nguồn tái cấp vốn. Không có lợi nhuận giữ lại trong các đơn vị kinh doanh. Phần cấp vốn cho các đơn vị kinh doanh từ nguồn vốn tự có sẽ được xác định bằng công thức phân bổ vốn trong ngân hàng. Phải loại bỏ càng nhiều càng tốt các cơ hội tự sử dụng vốn với giá chênh lệch trong hệ thống. Có nghĩa là, các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng phải tránh thực hiện các giao dịch nội bộ ngân hàng, ví dụ tự cấp vốn chẳng hạn, để “qua mặt” trung tâm quản lý vốn và tránh sự điều tiết của cơ chế định giá vốn điều chuyển. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh không được che dấu rủi ro lãi suất để hòng nhận được nhiều thu nhập điều chuyển vốn. Những hành động này sẽ phá hỏng tính thống nhất của hệ thống, không giúp các nhà quản lý có được công cụ quản lý rủi ro lãi suất. 2. Những hạn chế của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay trong quản lý TSC/TSN và định giá vốn điều chuyển Phi tập trung hóa công tác quản lý vốn Một cách mang tính khái quát hóa, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam (bao gồm cả các NHTM nằm trong nhóm lớn nhất về quy mô tổng tài sản cũng như giàu truyền thống kinh nghiệm nhất) đều chưa thực sự nắm rõ vai trò của việc áp dụng “khái niệm” công cụ FTP trong quản lý TSC/TSN. Tất nhiên, về mặt đặc thù, mỗi ngân hàng đang hoạt động đều có những hệ thống quản lý riêng (ví dụ: Ủy ban ALCO), nhưng thực sự công tác quản lý TSC/TSN mới dừng ở cấp độ khớp kỳ hạn. Một cách điển hình, mô hình tổ chức của các NHTM Việt Nam hiện nay là trụ sở chính và các chi nhánh, trong đó mỗi chi nhánh hoạt động độc lập tương đối. Chi nhánh đó có bảng cân đối riêng, trong đó có phân loại TSC và TSN theo kỳ hạn và theo mức độ rủi ro. Nếu như tách biệt vấn đề về hạch toán, có thể coi mỗi chi nhánh như một ngân hàng độc lập. Và nếu như trên cùng một địa bàn có nhiều hơn một chi nhánh của một ngân hàng, thì bản thân các chi nhánh đó cũng cạnh tranh với nhau tương tự như đối với một ngân hàng khác. Thực tiễn quản trị dễ dàng đối với trụ sở chính của các NHTM Việt Nam là giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chi nhánh của mình, trong đó yêu cầu các chi nhánh của mình phải đạt các chỉ tiêu về TSN, TSC và theo đó là lợi nhuận. Thông thường kèm theo đó không bao gồm các hỗ trợ về quản trị rủi ro, đặc biệt rủi ro thanh khoản. Một số ngân hàng thường yêu cầu chi nhánh của mình làm luôn việc tự cân đối TSN và TSC, mà phần lớn là nguồn vốn huy động và cho vay tín dụng. Trong khi đó, ở cấp độ chi nhánh, việc quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản là không thể thực hiện hiệu quả. Chính việc phi tập trung hóa công tác quản lý vốn này khiến cho bản thân ngân hàng gặp phải rủi ro cực lớn. Thứ nhất, rủi ro lãi suất: Do các chi nhánh được yêu cầu tự cân đối vốn kinh doanh theo nghĩa tự huy động TSN chi nhánh (tiền gửi dân cư và tiền gửi doanh nghiệp) để dùng làm nguồn cho các TSC của chi nhánh (chủ yếu là cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ thương mại...); một biến động tương đối lớn trong lãi suất áp dụng cho TSN trong khi mức lãi suất của TSC có độ trễ lớn hơn sẽ tạo ngay lập tức một áp lực lên hoạt động kinh doanh của chi nhánh gây ra rủi ro lãi suất. Đối với loại rủi ro này, một số NHTM Việt Nam áp dụng cơ chế khống chế trần lãi suất huy động và sàn lãi suất cho vay như một hình thức quản trị kiểu “song sắt”. Cơ chế này dẫn đến hậu quả tất yếu là cạnh tranh trong chính nội bộ các chi nhánh của ngân hàng đối với nguồn vốn rẻ (ví dụ: tiền gửi không kỳ hạn) và dự án cho vay đối với khách hàng tốt, trong khi đó vai trò trụ sở chính của ngân hàng trong kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh hầu như không có. Thứ hai, rủi ro thanh khoản: Phổ biến nhất khi TSN tại chi nhánh đáo hạn với kỳ hạn vốn ngắn hơn kế hoạch (hay còn gọi là đoản vốn ) khiến chi nhánh không có khả năng chi trả các khoản rút TSN đó. Thứ ba, rủi ro tín dụng: Đây là rủi ro mang tính gián tiếp nhưng lại là nguy cơ mất vốn lớn nhất, vì khi bản thân cán bộ làm công tác khách hàng tại chi nhánh vừa phải đi lo về nguồn vốn huy động, vừa phải trực tiếp bán các sản phẩm tín dụng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khâu quản lý rủi ro, thẩm định hồ sơ và giám sát quá trình sử dụng vốn vay; trong khi đó, về mặt nguyên tắc, các cán bộ này chỉ cần lo về khâu khách hàng vay vốn. Không có mô hình phân tích hiệu quả theo bộ phận kinh doanh Mô hình tổ chức của các NHTM Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi tiến bộ so với trước đây, đặc biệt đối với các NHTM vốn tiền thân là các ngân hàng quốc doanh. Sự thay đổi này chủ yếu theo cách hướng trọng tâm phục vụ vào khách hàng; theo đó, các phòng chức năng tại trụ sở chính và chi nhánh được lập theo từng phân đoạn thị trường nhất định để kinh doanh. Ví dụ: Bộ phận khách hàng doanh nghiệp, bộ phận khách hàng cá nhân... Nhiều ngân hàng đặt ra mục tiêu hướng tới những cái mà họ gọi là “thành tựu” như: Giao dịch một cửa, one-stop service (chỉ cần đến một nơi khách hàng được phục vụ tất cả nhu cầu)... Tuy nhiên, mô hình tổ chức này dẫn đến một khiếm khuyết lớn trong quản trị kinh doanh khiến cho hầu hết các ngân hàng sai lầm trong sử dụng và phân bổ nguồn lực của mình. Đó là mô hình này triệt tiêu động lực để các ngân hàng thực hiện phân tích hiệu quả theo bộ phận kinh doanh, từ đó cũng không đạt được mục tiêu là phục vụ khách hàng theo phân đoạn. Một ví dụ minh họa rất cụ thể sẽ được trình bày ở phần 3: Ví dụ minh hoạ về công cụ FPT, nhưng khái quát một thực tiễn đang áp dụng phổ biến tại các NHTM Việt Nam như sau: Giả sử trong một ngân hàng được chia thành hai bộ phận là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Ở hầu hết các ngân hàng đều xảy ra hiện tượng là báo cáo doanh số và lợi nhuận của bộ phận khách hàng doanh nghiệp đều cao hơn bộ phận khách hàng cá nhân, do một dự án tín dụng của một khách hàng doanh nghiệp có thể lên nhiều trăm tỷ đồng; trong khi đó, hoạt động tín dụng cá nhân thường ở mức dưới một tỷ đồng. Và như vậy, hầu như các ngân hàng tập trung nguồn lực chủ yếu phục vụ khu vực khách hàng doanh nghiệp, trong khi khu vực khách hàng cá nhân lại không được chú trọng. Việc đánh giá hiệu quả ở đây chủ yếu căn cứ vào các số liệu tài chính phản ánh trên hệ thống tài khoản sổ cái và báo cáo thu nhập chi phí mà không tính toán được một cách thực tế khu vực nào đóng góp bao nhiêu vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. 3. Ví dụ minh họa về công cụ FTP trong phân tích hiệu quả bộ phận kinh doanh Bảng 1: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không có mô hình FTP Mục Khách hàng doanh nghiệp Lãi suất áp dụng cho KH doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Lãi suất áp dụng cho KH cá nhân Tổng cộng trong NH Tài sản có Cho vay thương mại 80.000 10% 80.000 Cho vay tiêu dùng 40.000 14% 40.000 Tổng TSCó 80.000 40.000 120.000 Tài sản Nợ Tiền gửi không kỳ hạn 50.000 0% 50.000 Tiền gửi có kỳ hạn 70.000 5% 70.000 Tổng TSNợ 50.000 120.000 Thu nhập từ lãi 8.000 5.600 13.600 Chi phí lãi (3.500) (3.500) Thu nhập thuần từ lãi 8.000 2.100 Bảng 2: Mục Khách hàng doanh nghiệp Lãi suất hoặc tỷ suất FTP Khách hàng cá nhân Lãi suất hoặc Tỷ suất FTP Ngân quỹ nội bộ Tổng cộng trong NH Thu nhập từ lãi 8.000 10% 5.600 14% 13.600 Chi phí nhận vốn (6.400) 8% (2.800) 7% 9.200 FTP (Chênh lệch) 1.600 2.800 9.200 13.600 Chi phí lãi 0% (3.500) 5% (3.500) Thu nhập chuyển vốn FTP 3.000 6% 4.550 6.5% (7.550) (Chênh lệch) 3.000 1.050 (7.550) (3.500) Lãi thuần 4.600 3.850 1.650 10.100 Các giả định mang tính tổng quát cho mô hình: - Ngân hàng chỉ có hai bộ phận kinh doanh là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. - Mô hình này không tính đến các yếu tố rủi ro và mặc định nếu có thì đã được phản ánh vào lãi suất. - Khách hàng doanh nghiệp chỉ gửi tiền gửi không kỳ hạn; khách hàng cá nhân chỉ gửi tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn). - Cả hai đối tượng khách hàng đều vay vốn kinh doanh. Vì khách hàng doanh