Cộng đồng và dự án phát triển cộng đồng

Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng(Community) có nhiều tuyến nghĩa khác nhau.Khái niệm cộng đồng bao gồm từ các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt là nhóm xã hội có lúc khá phân tán, chỉ được liên kết với nhau bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời trong thời gian nhất định chẳng hạn như: phong trào quần chúng, công chúng và đám đông. Như vậy, có thể phân thành hai dạng cộng đồng dựa trên cấu trúc xã hội và tính chất liên kết xã hội: - Dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội trong đó có những đặc trưng được xác định như: tình cảm, ý thức và chuẩn mực xã hội. Dạng cộng đồng này được gọi là cộng đồng tính. - Dạng cộng đồng mà được xác định là nhóm người cụ thể, những nhóm xã hội có liên kết với nhau ở nhiều quy mô khác nhau, kể từ đơn vị nhỏ nhất như gia đình cho đén các quốc gia và toàn thế giới. Dạng cộng đồng này gọi là cộng đồng thể. Cộng đồng thể có 2 nghĩa: + Là một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. + Là một nhóm dân cư có cùng mối quan tâm cơ bản. Trong bài viết này cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư sinh sống trong một thực thể xã hội, trong một địa vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng một giá trị cơ bản. Do đó, cộng đồng là một làng ,xã hay một huyện.

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cộng đồng và dự án phát triển cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng đồng và dự án phát triển cộng đồng 1. Khái niệm cộng đồng 1.1. Khái niệm Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng(Community) có nhiều tuyến nghĩa khác nhau.Khái niệm cộng đồng bao gồm từ các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt là nhóm xã hội có lúc khá phân tán, chỉ được liên kết với nhau bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời trong thời gian nhất định chẳng hạn như: phong trào quần chúng, công chúng và đám đông. Như vậy, có thể phân thành hai dạng cộng đồng dựa trên cấu trúc xã hội và tính chất liên kết xã hội: - Dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội trong đó có những đặc trưng được xác định như: tình cảm, ý thức và chuẩn mực xã hội. Dạng cộng đồng này được gọi là cộng đồng tính. - Dạng cộng đồng mà được xác định là nhóm người cụ thể, những nhóm xã hội có liên kết với nhau ở nhiều quy mô khác nhau, kể từ đơn vị nhỏ nhất như gia đình cho đén các quốc gia và toàn thế giới. Dạng cộng đồng này gọi là cộng đồng thể. Cộng đồng thể có 2 nghĩa: + Là một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. + Là một nhóm dân cư có cùng mối quan tâm cơ bản. Trong bài viết này cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư sinh sống trong một thực thể xã hội, trong một địa vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng một giá trị cơ bản. Do đó, cộng đồng là một làng ,xã hay một huyện. 1.2. Đặc tính của cộng đồng Cộng đồng thể hiện một số đặc tính là: sự đoàn kết xã hội, sự tương quan xã hội và cơ cấu xã hội. - Đoàn kết xã hội Theo quan niệm Mác-xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hoá lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó. Quan niệm bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động. ở Việt Nam, làng, xã đã có từ lâu đời, có giá trị tốt đẹp của cộng đồng tính. Sự phát triển của xã hội cùng với sự xuất hiện của đô thị hoá ngày càng tăng và cơ chế thị trường ngày càng ảnh hưởng rộng lớn, nên các giá trị của cộng đồng tính trong các làng, xã cũng ngày một giảm. Đoàn kết xã hội luôn được các nhà nghiên cứu cộng đồng coi là đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng. Đây là ý chí và tình cảm của những người cùng sống trong một địa vực có những mối liên hệ về mặt huyết thống hay quan hệ láng giềng. Quá trình tổ chức đời sống xã hội bởi các thiết chế xã hội lại càng thống nhất ý chí, tình cảm của cộng đồng qua một số giá trị, chuẩn mực và biểu tượng riêng. Đây cũng là mục tiêu mà các cộng đồng đều mong muốn tập hợp và duy trì. Các lệch chuẩn xã hội xuất hiện trong cộng đồng là do mất ý thức đoàn kết xã hội, đi kèm theo đó là sự mất ý thức và nhân cách cá nhân.Ngược lại, khi các cá nhân đồng nhất với cộng đồng, hoà mình trong cộng đồng đã làm tăng tính đoàn kết xã hội đồng thời cũng làm tăng ý thức và nhân cách của cá nhân. Cộng đồng tồn tại được là do từng thành viên trong các nhóm thành viên của cộng đồng có tiếng nói thống nhất trong các hành động tập thể, khi không còn tâm thức chung tì cộng đồng đó bắt đầu lụi tàn.Chẳng hạn, trong các làng, xã hiện đang tồn tại các nhóm thành viên(tổ chức xã hội) như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân,… một khi các thành viên của nhóm có cùng tiếng nói và ý chí thì sức mạnh của nhóm sẽ tăng lên, các nhóm thành viên đều hướng theo sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền ở địa phương thì sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng được củng cố và trở thành làng/xã mạnh. - Sự liên kết xã hội Đây là sự tương quan giữa người với người, có tính kết hợp hay những phản ứng tương hỗ, theo đó con người được gần nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau hơn. Sự tương quan và kết hợp giữa các thành viên trong cộng đồng được biểu hiện qua các hoạt động thực tiễn hàng ngày và củng cố thêm sự đoàn kết trong cộng đồng. Các cộng đồng ở nông thôn, do sự phân tán về nghề nghiệp không cao nên các thành viên trong cộng đồng thường xuyên quan hệ với nhau trong công việc hơn ở các cộng đồng đô thị, nơi có sự phân tán nghề nghiệp khá cao. Chính vì thế, sự đoàn kết trong cộng đồng ở nông thôn thường cao hơn cộng đồng ở đô thị. Kiểu liên kết cao nhất trong cộng đồng chính là các quan hệ mang tính hội nhập, ở đó có mức độ hợp tác tích cực giữa các cá nhân trong các đoàn thể hay hội mà các cá nhân đó tham gia. Như vậy, ở góc độ cá nhân, khi một người tham gia nhiều các hội, đoàn thể thì người đó có mối quan hệ rộng. - Các cơ cấu xã hội Khi không có giá trị chung, không có sự định hướng để quy tụ nhau hay không có những quy tắc ứng xử của các thành viên trong cộng đồng thì không có cơ sở xã hội để tạo thành cộng đồng. Những định hướng, những qui tắc này được nằm trong tổ chức đoàn thể của cộng đồng, chẳng hạn các hương ước, nội qui, qui chế là do làng, xã đặt ra. Quá trình thể chế hoá các giá trị chuẩn mực trong các tổ chức xã hội tương đương là bước quan trọng để các liên kết xã hội trong cộng đồng được bền vững và có giá trị đối với tất cả mọi người, tạo nên sức mạnh của cộng đồng. 1.3. Các yếu tố tạo thành cộng đồng - Yếu tố địa vực: Nói đến cộng đồng là nói đến một tập giá hợp người định cư trên môtj vùng đất đai nhất định, đó là yếu tố địa vực. Đây cũng là yếu tố có giá trị tinh thần và tạo nên sự gắn kết tập thể. Địa vực là yếu tố được xác định trong quá trình lịch sử, là cơ sở để ta phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác.Đường phân chia ranh giới thường lấy một số mốc của tự nhiên như sông, núi…Đôi khi cũng chỉ là đường phân ranh vô hình được các công đồng thoả thuận và chấp nhận. ý thức về địa vực là một trong những ý thức sâu sắc và lâu bền của con người trong lịch sử, là một hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng đồng.ý nghĩa của yếu tố địa vực giữa cộng đồng nông thôn và cộng đồng đô thị là khác nhau. ở nông thôn, do cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, ruộng đồng, sông, núi…nên ý thức về địa vực là rất sâu sắc, trong khi đó, các hoạt động phi nông nghiệp ở các cộng đồng thành thị không tạo nên sự gắn kết chặt chẽ của các thành viên trong cộng đồng với địa vực cư trú. - Yếu tố kinh tế Yếu tố kinh tế không chỉ tạo ra cho cộng đồng môt sự đảm bảo về vật chất để họ cùng nhau tồn tại mà còn có những ý nghĩa sau: Việc có cùng một nghề hay vài nghề chính trong cộng đồng sẽ liên quan đến sự tương đồng về yếu tố địa vị kinh tế, sở hữu, cách thức làm ăn, cùng một thị trường nguyên vật liệu và sản phẩm tiêu thụ chung. Cho đến việc thờ chung một ông tổ làng nghề đã đưa đến cho cộng đồng một lớp vỏ liên kết về tinh thần. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong xã hội nông thôn, các phường hội trong các đô thị cổ là những kiểu kiên kết công đồng dựa trên cở sở kinh tế. Khi có chung nghề nghiệp thì lợi ích kinh tế được gắn chặt trong hệ thống sản xuất, vốn, sức lao động, tư liệu sản xuất và đặc biêt là kinh nghiệm sản xuất, vì thế, đã góp phần gắn kết chặt chẽ các thành viên trong cộng đồng. Yếu tố nghề nghiệp ở nông thôn đã biểu hiện sự gắn kết cộng đồng rõ rệt hơn ở thành thị. - Yếu tố văn hoá Yếu tố văn hoá của cộng đồng gồm ba yếu tố chính: Tộc người: gồm tộc ngừoi chủ thể trong quốc gia và các tộc ngừơi thiểu số. Nhóm tộc người chủ thể không chỉ đóng vai trò liên kết trong tộc người đó mà còn phải thể hiện vai trò liên kết các tộc người thiểu số với nhau. Trong bình diện quốc gia, hệ tư tưởng, các giá trị chuẩn mực và các nghi lễ là văn hoá của tộc người chủ thể. Các dân tộc thiểu số khác một mặt họ có ý thức theo nghi lễ chung, nhưng mặt khác vẫn giữ các nghi lễ của riêng họ, đó là bản sắc riêng.Đặc trưng văn hoá thực sự là những yếu tố liên kết cộng đồng được biểu hiện qua ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ mà các thành viên trong cộng đồng tuân thủ và tạo nên một ý thức văn hoá tộc người. Trong môi trường xã hội ít có sự biến đổi, thì các yếu tố trên lại càng có vị trí quan trọng và góp phần vào quá trình củng cố đoàn kết xã hội trong cộng đồng. Tôn giáo, tín ngưỡng: đây là yếu tố củng cố sự liên kết cộng đồng trên cơ sở niềm tin. Thực tế lịch sử cho thấy, đây là môt yếu tố có tính chất bền vững cho sự tồn tại của cộng đồng dân cư, bởi vì, khi cùng có chung một niềm tin và tín ngưỡng thì con người dễ chia sẻ được những ước nguyện về mặt tinh thần với nhau. Các tổ chức tôn giáo cũng là các tổ chức tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, các hoạt động xây dựng đạo lý hướng thiện, tu thân của nhiều tôn giáo và đã góp phần vào nhiều hoạt động xã hội của cộng đồng bằng các thái độ tự nguyện, dấn thân và không vụ lợi. Hệ giá trị chuẩn mực: mỗi cộng đồng xác định cho mình một hệ giá trị chuẩn mực riêng với tính chất là các đinh chế xã hội quy định các nhận thức và hành vi của các thành viên trong cộng đồng(luật bất thành văn). Cụ thể, quy định các thành viên trong cộng đồng phải làm gì? Làm như thế nào? Các quy chế khen thưởng, xử phạt ra sao? Khi các thành viên tuân theo các giá trị chuẩn mực của cộng đồng thì sẽ bảo đảm sự thống nhất và đoàn kết trong cộng đồng. Hệ giá trị chuẩn mực của cộng đồng được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức, quan niệm và tập quán của từng cộng đồng, vì vậy, có những quan niệm cộng đồng này coi là hay và tuân theo nhưng ở coọng đồng khác lại thấy không chấp nhận được. 2. Dự án phát triển cộng đồng 2.1. Phát triển cộng đồng Có rất nhiều cách định nghĩa Phát triển cộng đồng. Định nghĩa chính thức của LHQ từ năm 1956 là: “ Những tiến trình qua đố nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia.”(United Nations, Popular Participation: Emerging Trends in Community Development. Sự tham gia của dân chúng: Những xu hướng mới trong PTCĐ, New York, 1972, tr.2) Theo định nghĩa này có hai nội dung chủ yếu: Một là sự tham gia của dân chúng với sự tự lực tối đa. Hai lầ sự hỗ trợ về kĩ thuật và các dịch vụ khác để khuyến khích sáng kiến, sự tự giúp, sự tương thân tương trợ để các cố gắng của dân chúng có hiệu quả cao hơn. Sự hỗ trợ này được thể hiện thông qua các chương trình nhằm đem lại những cải tiến cụ thể và đa dạng. Nhiều chương trình thất bại vì người ta cỉ đặt nặng các thành tích vật chất như hạ tầng cơ sở, tiện nghi công cộng hay các dịch vụ xã hội. Các chương tfìng được đánh giá trên cơ sở dự án được hoàn thành hơn là những chuyển biến về xã hội. Trọng tâm của PTCĐ là con người (thành viên của cộng đồng) và phát triển là phát triển con người vì con người. Điều này có nghĩa thước đo của Phát triển là sự thể hiện tiềm năng của con người và khả năng để làm chủ môi trường của mình. Những tiến bộ về vật chất không kèm theo sự phát triển của khả năng con người và định chế xã hội chỉ là hời hợt và tạm bợ. Vì thế mục đích chính của PTCĐ là: 1, Dựa vào những chuyển biến xã hội để đạt đén một sự cải thiện cân bằng về vật chất và tinh thần. 2, Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện thuận lợi cho cuyển biến xã hội và sự tăng trưởng. 3, Bảo đảm sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển. 4, Đẩy mạnh công bằng xã hội bằng cách tạo điều kiện cho các nhóm thiệt thòi nhất nêu lên nguyện vọng của mình và tham gia vào các hoạt động phát triển. Phát triển cộng đồng là một quá trình luôn luôn tiếp diễn, mục tiêu cuối cùng của phát triển cộng đồng là giúp cho cộng đồng đi từ tình trạng yếu kém, không hành động được tiến tới sự tự lực trong hành động. Muốn vậy, phải đi từ sự thức tỉnh cộng đồng tới chỗ tăng cường năng lực và roòi cộng đồng sẽ tự lực được. Sự thức tỉnh cộng đồng: thường những người dân trong cộng đồng không hiểu ngay chính họ và cuộc soóng của họ nên việc thức tỉnh cộng đồng giúp nhười dân trong cộng đồng hiểu về chính mình thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận, điều tra những vấn đề khó khăn và các nhu cầu của họ, từ đố xác định những nhu cầu ưu tiên, xây dựng các dự án để giải quyết… là việc làm cần thiết. Tăng cường năng lực cho cộng đồng: Khi cộng đồng đã thức tỉnh, cần tăng cường năng lực cho họ về việc nhận biết các nguồn lực vốn có, những khjả năng tiềm tàng của họ, nâng cao năng lực trong việc khai thác và sử dụng nguồn lực này. Đồng thời hỗ trợ thêm nguồn lực từ bên ngoài(vốn, kiến thức, năng lực tổ chúc thực hiện…) để các hoạt động được thực hiện có hiệu quả. Tiến trình phát triển cộng đồng cộng đồng tăng năng lực cộng đồng tự lực tự tìm hiểu và phân tích phát huy tiềm năng huấn luyện hình thành các nhóm liên kết Tăng cường động lực tự nguyện Cộng đồng còn yếu kém Cộng đồng thức tỉnh Hoạt động chung có lượng giá(từ thấp đến cao) Tự lực của cộng đồng: Thông qua sự tăng trưởng về nhiều mặt, cộng đồng phải có khả năng tự lực. Mục dích cuối cùng không phải là giải quyết hết mọi khó khăn,mà mỗi khi gặp khó khăn thì cộng đồng phải biết huy động tài nguyên bên trong và bên ngoài. Mỗi lần như vậy, cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn trong việc giải quyết các vấn đề của minh. 2.2. Dự án phát triển cộng đồng - Dự án là gì? có nhiều cách định nghĩa: + Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt một hay một số mục tiêu cũng như hoàn thành những chỉ báo thực hiện đã định trước tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự của những tác nhân và tổ chức cụ thể. + Dự án là một tổng thể có kế hoạch những hoạt động ( công việc) nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và trong khuôn khổ chi phí nhất định. Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án phát triển nhằm giải quyết một hay một số vấn đề của cộng đồng với sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng xã hội ( bên trong và bên ngoài, Chính phủ và phi Chính phủ), thể hiện bằng một kế hoạch can thiệp hay một chương trình hành động dược xác định bởi một khung thời gian, nhân lực , tài chính và các vấn đề quản lý khác.( theo Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang). - Những thuận lợi và khó khăn: + Nhà tài trợ: Dự án phát triển cộng đồng nhằm mục tiêu giải quyết một hoặc một số vấn đề đáp ứng các nhu cầu có thực của cộng đồng. Các tổ chức quốc tế và trong nước(bao gồm cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ), các cá nhân khi có ý định đầu tư các dự án phát triển cộng đồng thường chú ý tới nhu cầu của người dân, trên cơ sở đó căn cứ vào nguồn lực, tài lực, nhân lực để xây dựng kế hoạch của dự án, với những phạm vi xác điịnh về vùng dự án thực hiện(có thể nơi có nhu cầu phát triển song không có khả năng về nguồn lực tài chính. Thực hiện một dự án phát triển cộng đồng không chỉ là mang tiền bạc hay các cơ sở vật chất kĩ thuật đến cho một cộng đồng mà trước tiên phải phát huy tích cực sự tham gia của người dân trong cộng đồng, giúp họ tự xác định nhu cầu đích thực mà họ cần phải giải quyết, tạo cho họ khả năng tự lực, tự giải quyết các vấn đề của chính bản thân họ mang lại. Khi đưa một dự án vào trong cộng đồng nhà tài trợ chưa thực sự biết kết quả đầu tư ra sao, chưa biết được thông qua dự án này người dân có hưởng lợi ích nhiều hay không. Giữa nhà tài trợ dự án và người dân không có sự làm việc trực tiếp với nhau. Nhà tài trợ chưa biết được nhu nầc thực sự của người dân cũng như chưa biết được tài nguyên sức mạnh sẵn có trong cộng đồng. Để dự án phát triẻen được phải thông qua các tác viên. Nguồn lực và tài nguyên gì được huy động, sử dụng và phân bổ chúng ra sao? Thời gian và tiến độ thực hiện các hoạt động như thée nào? Việc phân công trách nhiệm cho các thành viên trong các hoạt động của dự án thế nào? Các dự án phát triển cộng đồng không phải là một dự án cứu trợ hay giải quyết tình huống khẩn cấp bằng một khoản kinh phí hay vật chất tức thì. ý nghĩa nhân đạo của các dự án phát triển cộng đồng chính là ở triết lý của phương pháp hành động vì mục tiêu phát triển, lấy dân làm gốc khi triển khai các dự án tại cộng đồng, khi có sự hội tụ giữa ý định, nhu cầu và khả năng. Trên thực tế, đã có những trường hợp nhiều tổ chức tài trợ chỉ nhằm đạt mục tiêu duy nhất là “ muốn lập thành tích”, giải ngân nhanh với những động cơ không lành mạnh, trong khi người dân không có nhu cầu về hoạt động- thì đó là sự áp đặt buộc người dân phải nhận dự án. + Người dân: Một sự thật đã trở thành hiển nhiên, đó là không ai ngoài chính bản thân biết mình cần gì và bảo vệ quyền lợi của mình. ít khi một cá nhân, tổ chức tự nguyện bảo vệ quyền lợi người khác. Do đó muốn tự phát triển chính người dân phải ý thức và đòi hỏi, cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này không dễ vì từ thế kỷ này sang thế kỷ khác người dân được giáo dục bằng phương pháp ngu dân, hay ít lắm là “nhồi sọ”. Họ bị bắt buộc phải tiếp thu những gì người khác nghĩ về họ và về những điều tốt lành cần làm cho họ. Người dân không thể hành động nếu họ thiếu năng lực ( kiến thức, kỹ năng).Họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí hướng và quyền lợi để tạo thành sức mạnh. Như vậy trong những cộng đồng này người dân chưa tự ý thức được về chính bản thân mình- những gì mình đã có và những gì mình còn thiếu. Điều kiện kinh tế, vật chất của họ xuất phát thấp, còn kém phát triển.Họ chưa có kiến thức, kỹ năng trong việc sử dụng nguồn vốn. Vì vậy cần phải giúp họ nhận thức và dào tạo kỹ năng cho họ để họ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. ở các nước đang phát triển, điểm xuất phát của dự án là những cộng đồng nông thôn nghèo nàn , lạc hậu cần chuyển biến và phát triển. nhưng từ phía các nước công nghiệp phát triển, các cộng đồng dân cư nhất là dân nghèo đô thị cũng có vấn đề.Do sự rời rạc trong tổ chức, sự chia rẽ giữa những nhóm và tầng lớp xã hội khác nhau. Tài nguyên có sẵn bên trong hay trong tầm tay mà họ với tới không được vì thiếu tổ chức. Khi người dân nhận thức được tầm quan trọng của dự án họ sẽ tham gia vào dự án. Hơn ai hết, người dân mới hiểu chính họ cần gì, có nhu cầu gì. Khi tham gia dự án người dân biét tự tổ chức, huy động tài nguyên bên trong và bên ngoài để giả quyết vấn đề mỗi khi gặp khó khăn. + Nhà lãnh đạo(chính quyền các cấp). Một dự án khi đưa vào trong cộng đồng phải thông qua các cấp lãnh đạo của địa phương hay của cộng đồng đó. Người lãnh đạo có thể là trung gian giữa nhà tài trợ và người dân. Họ sẽ giúp cho các nhân viên( tham gia dự án) hiểu được những khó khăn và thuận lợi của địa phương mình. Khi đưa họ tham gia vào dự án, họ sẽ đóng vai trò là những người xung kích đi đầu trong việc thực hiện các hoạt động theo diễn tiến của dự án. Như vậy để một dự án đi vào cộng đông cần có sự tham gia từ nhiêù tổ chức. MỤC LỤC