Tóm tắt: Diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều đổi thay quan trọng, Công đồng
Vatican II là một bước ngoặt mang tính lịch sử và văn hóa đối với Giáo hội Công giáo vì
những cải cách cơ bản về thần học và cơ chế, trong đó sự thay đổi quan điểm của Giáo
hội về các tôn giáo khác là một trong những chuyển biến đáng chú ý nhất. Với Công đồng
Vatican II, quan điểm của Giáo hội về các tôn giáo đã thay đổi từ sự bác bỏ đến công
nhận sự tồn tại của các tôn giáo; từ sự phủ nhận giá trị của các tôn giáo đến nhận ra và
trân trọng những giá trị, kể cả giá trị cứu độ mà các tôn giáo khác mang lại cho con
người. Quan điểm tích cực này là cơ sở cho việc xây dựng mối tương quan hài hòa giữa
Công giáo và các tôn giáo khác, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định xã hội.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công đồng Vatican II và sự thay đổi quan điểm của giáo hội công giáo về các tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
CÔNG ĐỒNG VATICAN II VÀ SỰ THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM
CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ CÁC TÔN GIÁO
Vũ Văn Đạt
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tóm tắt: Diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều đổi thay quan trọng, Công đồng
Vatican II là một bước ngoặt mang tính lịch sử và văn hóa đối với Giáo hội Công giáo vì
những cải cách cơ bản về thần học và cơ chế, trong đó sự thay đổi quan điểm của Giáo
hội về các tôn giáo khác là một trong những chuyển biến đáng chú ý nhất. Với Công đồng
Vatican II, quan điểm của Giáo hội về các tôn giáo đã thay đổi từ sự bác bỏ đến công
nhận sự tồn tại của các tôn giáo; từ sự phủ nhận giá trị của các tôn giáo đến nhận ra và
trân trọng những giá trị, kể cả giá trị cứu độ mà các tôn giáo khác mang lại cho con
người. Quan điểm tích cực này là cơ sở cho việc xây dựng mối tương quan hài hòa giữa
Công giáo và các tôn giáo khác, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định xã hội.
Từ khóa: Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo, đối thoại liên tôn.
Nhận bài ngày 22.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 21.12.2019.
Liên hệ tác giả: Vũ Văn Đạt; Email: vuvandat2007@gmail.com
1. MỞ ĐẦU
Có thể nói, đa số nhân loại đều là tín đồ hoặc chịu ảnh hưởng của một tôn giáo hoặc
một loại hình tín ngưỡng nào đó. Chỉ tính riêng tín đồ hai tôn giáo lớn nhất thế giới là Kitô
giáo và Hồi giáo đã chiếm tới trên 50% nhân loại. Các tôn giáo không chỉ chi phối thế giới
quan, đời sống tâm linh mà còn ảnh hưởng đến hành vi của tín đồ trong xã hội. Mỗi tôn
giáo đều có giáo lý, giáo luật cùng hệ thống lễ nghi khác nhau và đều có xu hướng khẳng
định bản thân mình là tôn giáo duy nhất chân thực. Trong lịch sử nhân loại đã chứng kiến
nhiều cuộc chia ly, thậm chí chiến tranh xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các tôn giáo,
đặc biệt là giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Ngay trong bản thân Kitô giáo cũng có sự chia rẽ vì
những bất đồng trong việc lý giải niềm tin tôn giáo, từ đó hình thành các tôn giáo độc lập
như: Công giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành, Anh giáo. Điều đó cho thấy, trong những
giai đoạn lịch sử khác nhau, sự hòa hợp giữa các tôn giáo có vai trò quan trọng trong sự ổn
định xã hội.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Công giáo luôn coi mình là tôn giáo duy nhất chân
thực, là con đường duy nhất đưa con người đến sự giải thoát, coi các tôn giáo khác là sai
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019
63
lầm, lạc giáo, tà đạo. Quan điểm đó không chỉ tạo tiền đề cho những mâu thuẫn, xung đột
giữa Công giáo với các tôn giáo khác, mà còn làm cho Giáo hội ngày càng trở nên cô đơn
trong “vỏ bọc thần thánh” của mình. Trước bối cảnh tình tình thế giới thay đổi mạnh mẽ
những năm giữa thế kỷ XX, Giáo hội Công giáo đã triệu tập Công đồng Vatican II nhằm
tìm kiếm những đường hướng canh tân Giáo hội, giúp Giáo hội “cập nhật hóa” trước đòi
hỏi của tình hình mới. Công đồng Vatican II đã đánh dấu sự thay đổi của Giáo hội trên
nhiều lĩnh vực; trong đó, sự thay đổi quan điểm của Giáo hội Công giáo về các tôn giáo là
một trong những sự đổi mới đáng ghi nhận nhất của Công đồng. Điều này đã tạo cơ sở và
động lực cho sự đối thoại của Giáo hội Công giáo với các tôn giáo khác.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về Công đồng Vatican II
Công đồng là một hội nghị của các giám mục Công giáo được triệu tập để bàn luận và
quyết định những vấn đề thuộc giáo lý, đức tin hay sinh hoạt tôn giáo của Giáo hội. Công
đồng chia làm hai loại: Công đồng chung (hay còn gọi là Công đồng phổ quát) là công
đồng do Giáo hoàng triệu tập, quy tụ các giám mục trên toàn thế giới, quy mô mang tính
toàn cầu; Công đồng riêng (còn được gọi là Đại Công đồng) là một hội nghị gồm các giám
mục của khu vực nào đó trong Giáo hội, quy mô mang tính khu vực.
Công đồng chung là cơ quan lập pháp và giáo huấn tối cao của Giáo hội, là cơ sở cho
các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo của người Công giáo trên toàn thế giới. Thông thường,
công đồng được họp ở đâu thì thường mang tên địa điểm diễn ra cuộc họp. Theo đó, Công
đồng chung Vatican II (sau đây gọi là Công đồng) là Hội nghị giám mục Công giáo trên
toàn thế giới nhóm họp tại Vatican, lần thứ hai, để bàn và quyết định những vấn đề quan
trọng của Giáo hội Công giáo. Đây là Công đồng thứ 21 của Giáo hội Công giáo.
Công đồng Vatican II diễn ra trong bổi cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến
quan trọng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và nhất là hai cuộc chiến tranh thế
giới đã làm thay đổi căn bản cục diện thế giới. Hai cuộc chiến tranh thế giới không chỉ tàn
phá nhân loại, môi sinh, mà sự khủng hoảng, mất phương hướng còn là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến sự ra đời của hàng loạt trào lưu, tư tưởng mới bàn về thân phận con người
thoát thai từ triết học tư sản thế kỷ XIX như Chủ nghĩa thực chứng, thuyết Hiện tượng học
và Chủ nghĩa hiện sinh... Đặc biệt, sự suy yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa, sự giải thể
của chủ nghĩa thực dân trước làn sóng giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mỹ Latinh kéo theo
sự suy thoái của Kitô giáo và chủ nghĩa duy tâm châu Âu. Châu Âu từ lâu là một lục địa
tiêu biểu cho văn minh phương Tây dưới ảnh hưởng sâu đậm của Kitô giáo giờ đã trở
thành một cộng đồng đa dạng, đa nguyên về văn hóa và tôn giáo, kết quả của những giao
64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
tiếp kinh tế, chiến tranh và chính trị. Đồng thời đã xuất hiện xu hướng khám phá, khẳng
định các giá trị nhân văn, văn hóa cổ truyền của các nước vốn là thuộc địa, các nước thuộc
thế giới thứ ba. Trong khi đó, Giáo hội Công giáo có những biến chuyển hết sức chậm
chạp, không theo kịp được những tư duy mới của thời đại mới. Giáo hội đứng trước sự
phản ứng của cả chính quyền và xã hội bởi thái độ bảo thủ, lạc hậu và tính cách độc đoán
của Giáo hội qua nhiều thế kỷ. Tình hình đó đặt ra cho Giáo hội yêu cầu bức thiết cần thay
đổi để thích ứng với thời cuộc.
Trong bối cảnh ấy, Công đồng Vatican II được triệu tập với mục đích: Thứ nhất là để
hoàn tất công trình còn dở dang của Công đồng Vatican I vốn đã bị hoãn vô thời hạn khi
giáo phận Rôma bị sáp nhập vào vương quốc Ý (ngày 20 tháng 10 năm 1870). Thứ hai là
để cổ vũ sự hiệp nhất trong Giáo hội. Bởi lẽ, vào thời điểm trước ngày Công đồng Vatican
II được triệu tập, tình trạng rạn nứt trong các miền đất xứ sở lâu đời của Kitô giáo trở nên
trầm trọng, trong lúc xét về số lượng và tầm ảnh hưởng, Giáo hội đang ngày càng bị giảm
thiểu thành một “đàn chiên” nhỏ bé. Thứ ba là để canh tân đời sống tâm linh của Giáo hội.
Sau Công đồng Vatican I, Giáo hội hình như trở nên cứng rắn trong nề nếp kỷ luật, khuôn
phép, nhưng thiếu hẳn sức sống tươi trẻ, sinh động của Tin Mừng. Thứ tư là để mở rộng
hoạt động truyền giáo trước thực trạng Công giáo suy yếu ở châu Âu.
Công đồng Vatican II diễn ra tại Vatican trong hơn 3 năm, từ ngày 11/10/1962 đến
ngày 8/12/1965, trải qua hai đời giáo hoàng (Giáo hoàng Gioan XXIII và Giáo hoàng
Phaolô VI) với sự tham dự của trên dưới 2.500 giám mục, trên 400 chuyên gia và hàng
trăm khách mời danh dự. Trải qua 4 kỳ họp, Công đồng Vatican II đã thông qua 16 văn
kiện, bao gồm 4 hiến chế, 9 sắc lệnh và 3 tuyên ngôn. Qua các văn kiện này, Công đồng đã
trình bày một chân dung Giáo hội đầy khiêm nhường khi tự nhận rằng mình không phải là
chân lý duy nhất, mà chỉ là một đoàn người lữ hành đang trên đường tiến đến sự viên mãn
của chân lý. Với những quan điểm mới mẻ, Công đồng Vatican II được đánh giá là một
bước ngoặt mang tính lịch sử và văn hóa đối với Giáo hội Công giáo Rôma bởi những cải
cách căn bản vềthần học và cơ chế, là những điều đã từng bị ngăn trở qua hàng thế kỷ, nay
được quan tâm sâu sắc. Chỉ trong một vài năm, Công giáo đã trải qua những thay đổi
nhanh chóng về thần học, lễ nghi phụng vụ và đời sống đạo. Đặc biệt, con đường đối thoại
của Giáo hội với các tôn giáo khác có những bước tiến vượt bậc.
2.2. Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các tôn giáo trước Công đồng
Vatican II
2.2.1. Quan điểm về sự tồn tại của các tôn giáo khác
Trong suốt 19 thế kỷ trước Công đồng Vatican II, Giáo hội không công nhận quyền tự
do tôn giáo, ngay cả đối với giáo dân; phụng tự và nhận thức luân lý đều tuân theo thẩm
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019
65
quyền trong Giáo hội. Trong quan điểm của Giáo hội, chỉ có Công giáo là tôn giáo đích
thực, mọi tôn giáo khác đều là tà đạo, bất chấp thực tế trước mắt là thế giới này đã được
giáo hóa tốt đẹp phần lớn nhờ các tôn giáo ấy. Chẳng hạn tại Việt Nam, mãi tới thế kỷ
XVI, Công giáo mới được du nhập, nhưng trước đó hàng chục thế kỷ, dân Việt Nam đã
được giáo hóa bởi Nho giáo, Phật giáo Cho tới ngày nay, Công giáo cũng chỉ chiếm một
tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 6-7%) trong dân chúng và ảnh hưởng giáo hóa của Kitô giáo tại Việt
Nam không lớn bằng của Nho giáo và Phật giáo.
Trong quan điểm của Giáo hội, mọi tôn giáo khác dù có tốt tới đâu, có dạy người ta ăn
ngay ở lành tới đâu, cũng là tà giáo. Vì các tôn giáo này không nhận biết Đức Giêsu Kitô là
Con Thiên Chúa đã xuống trần gian để cứu nhân loại. Mọi nỗ lực đi tìm chân lý của các
tôn giáo này là vô ích, vì bản tính con người đã bị hoàn toàn hư hoại bởi tội nguyên tổ (tội
của Ađam và Eva) nên không thể đạt tới chân lý. Nỗ lực tự mình tìm chân lý không cần tới
mặc khải của Thiên Chúa chỉ nói lên sự kiêu ngạo của con người. Vì thế, nỗ lực đó dù có
ngay lành tới đâu cũng vô ích, thậm chí là tội lỗi nữa. Do đó, tương quan giữa Công giáo
và các tôn giáo khác tương tự như tương quan giữa chân lý và sai lầm, giữa thiện và ác,
giữa cứu rỗi và hư mất, giữa Thiên Chúa và ma quỷ.
Thái độ coi thường, miệt thị các tôn giáo khác, đặc biệt là các tôn giáo - tín ngưỡng
phương Đông thể hiện rất rõ ở các giáo sĩ khi họ truyền giáo ở Việt Nam. Các giáo sĩ
thường gọi các tôn giáo bản địa là “đạo dối”, là “mê tín dị đoan”, là “những ngôn sứ giả
đội lốt chiên mà đến, nhưng bên trong họ là sói dữ tham mồi” (Mt 7, 15) [4, tr.1617], hay
đó là “những kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta là Đấng Kitô” và lừa gạt được
nhiều người” (Mt 24, 4) [4, tr.1659]. Alexandre de Rhodes (1591-1660) - nhà truyền giáo
nổi tiếng ở Việt Nam gắn với sự ra đời chữ Quốc ngữ - coi việc giúp dân chúng rửa tội là
giúp họ “thoát khỏi u minh và tăm tối sai lầm bao trùm lên họ”, “thoát khỏi cảnh nô lệ
khốn đốn ma quỷ bắt họ chịu” [1, tr.39]. Có thể thấy, coi thường, miệt thị, phủ nhận các
tôn giáo khác là thái độ thường thấy của Giáo hội Công giáo trước Công đồng Vatican II.
2.2.2. Quan điểm về giá trị cứu rỗi con người của các tôn giáo khác
Trong nhiều thế kỷ, một trong những mối bận tâm chính của các thần học gia và các
nhà truyền giáo vẫn là vấn đề cứu độ cho những người ở ngoài Kitô giáo. Câu hỏi nền tảng
là: Các tôn giáo có phải là những trung gian của ơn cứu độ cho các tín đồ của mình không?
Trước Vatican II, lập trường chính thống của Giáo hội là: “Ngoài Giáo hội không có ơn
cứu độ”. Theo quan niệm thần học này, chỉ có một một vị cứu tinh duy nhất và một tôn
giáo đích thực giúp giải thoát con người, đưa con người đến hạnh phúc đích thực ở cuộc
sống đời sau. Ơn cứu độ vì vậy chỉ gặp thấy trong Chúa Giêsu Kitô và thông qua Giáo hội
của Ngài (tức Giáo hội Công giáo). Suốt nhiều thế kỷ, kết luận trên trở thành hiển nhiên và
tất yếu dựa vào một số bản văn của Kinh Thánh và thánh truyền. Theo thời gian, câu châm
ngôn “ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ” đã trở thành một công thức mang tính cổ điển.
66 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Quan điểm chung vẫn nhận Cyprianô (một vị thánh của Giáo hội Công giáo tử đạo
năm 258) là tác giả của châm ngôn này. Ngỏ lời với các “Kitô hữu” lạc giáo và ly giáo ở
thời đại của ngài, khi mà các Kitô hữu chỉ chiếm thiểu số và đang bị bách hại, Cyprianô
xác quyết rằng không có ơn cứu độ cho những người ly giáo và lạc giáo, bởi vì “không có
ơn cứu độ ngoài Giáo hội”. Một cách rõ rệt và dứt khoát hơn, Cyprianô giải thích: “Ai
quay lưng lại với Giáo hội của Chúa Kitô sẽ không được đón nhận phần thưởng của Chúa
Kitô: họ là một ngoại nhân, một người trần tục và thù địch. Các bạn không thể có Thiên
Chúa làm Cha, nếu các bạn không nhận Giáo hội làm mẹ”. Ban đầu, câu châm ngôn này
chỉ để cảnh báo những người phản bội Giáo hội, nhưng sau đó đã được sử dụng phổ biến
và giải thích dưới dạng thức bảo thủ, khép kín và gay gắt nhất. Theo đó, không chỉ những
người ly giáo, lạc giáo, mà tất cả những ai đứng ngoài Giáo hội Công giáo đều sẽ đi vào
lửa đời đời (tức Hỏa ngục) đã được dành sẵn cho ác quỷ và các sứ thần của nó, nếu như ít
nhất trong giây phút cuối đời không gia nhập vào Giáo hội.
Lập trường đó của Giáo hội đã thôi thúc các giáo sĩ hăng hái, nỗ lực trong công cuộc
truyền giáo với nhiều hình thức như khuyên giải, thậm chí cưỡng bách theo đạo với suy
nghĩ thà cưỡng bách người khác vào Kitô giáo mà cứu được linh hồn của họ còn hơn là để
họ được tự do mà mất linh hồn. Việc cưỡng bách đó mà nhìn bằng con mắt người thời nay
thì thật là phi nhân bản, bất công, mang tính cuồng tín, nhưng đối với các vị giáo sĩ thời đó
lại là một việc bác ái, là hành vi yêu thương cao cả.
2.2.3. Hậu quả của lập trường cứng rắn của Giáo hội về các tôn giáo
Điều đáng nói là từ lập trường khắt khe ấy của Giáo hội đã gây ra những hậu quả
nghiêm trọng và kéo dài, không chỉ đối với Giáo hội mà đối với cả xã hội. Về phía Giáo
hội Công giáo, sự “lên mặt” đã làm cho Giáo hội trở thành mục tiêu của sự tấn công từ
nhiều phía, trong nhiều phương diện. Trước tiên, thần học kinh viện bị phê phán quyết liệt
và sâu rộng bởi sự xuất hiện thuyết duy lý ở Pháp và nhiều nước châu Âu. “Ở thế kỷ XIX,
Kitô giáo dù vẫn có vị trí trong các nước Kitô giáo già cỗi, nhưng nó luôn là đối tượng của
các cuộc tranh cãi và bác bỏ” [8, tr.16]. Thái độ cứng rắn của Giáo hội gây ra những bất
bình không chỉ nơi các thế lực thế quyền mà cả nơi các tôn giáo khác. Các cuộc chiến tranh
tôn giáo thời Trung cổ mà người ta vẫn nhắc đến như một bằng chứng về ảnh hưởng tiêu
cực của tôn giáo, ngoài những động cơ kinh tế - chính trị, không thể bỏ qua sự khơi mào từ
những mâu thuẫn về niềm tin tôn giáo. Chính vì vậy, để tìm lại và nâng cao địa vị của
mình, không có cách nào khác là Giáo hội phải tự thay đổi, thay đổi cách toàn diện, để tự
hoàn thiện mình, đáp lại “ơn gọi nên thánh”. Và một trong những điều quan trọng mà Giáo
hội cần phải canh tân trong một thế giới đa nguyên về tôn giáo đó là thay đổi cách nhìn của
mình đối với các tôn giáo khác, từ đó mới mong có một cuộc đối thoại thực sự. Công đồng
Vatican II là một bước ngoặt, một bước tiến dài trong nỗ lực này.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019
67
2.3. Sự thay đổi quan điểm của Giáo hội về các tôn giáo tại Công đồng Vatican II
2.3.1. Sự thay đổi quan điểm của Giáo hội về sự tồn tại của các tôn giáo khác
Điều trước tiên khiến người ta quan tâm trong toàn bộ sự đổi mới của Giáo hội trong
cách nhìn về các tôn giáo khác đó là: Giáo hội chính thức công nhận quyền tự do tôn giáo.
Tuyên ngôn mang tựa đề Dignitatis Humanae (Phẩm giá con người), thường được gọi là
Tuyên ngôn về tự do tôn giáo khẳng định: “Thánh Công đồng Vatican II này tuyên bố con
người có quyền tự do tôn giáo” [2, tr.106]. Tuyên ngôn về tự do tôn giáo diễn tả một bước
tiến mạnh trong suy tư của Giáo hội về vấn đề này. Lời tuyên bố của Giáo hội nghe có vẻ
rất tầm thường đối với chúng ta ngày nay, nhưng vào thời của nó, đó là một lời tuyên bố
mang một ý nghĩa rất to lớn, khai mở một kỷ nguyên mới cho mối liên lạc của Giáo hội với
thế giới hiện đại.
Về nội hàm của tự do tôn giáo, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae xác định:“Quyền tự
do tôn giáo này hệ tại ở việc con người không bị lệ thuộc vào những áp lực từ phía những
cá nhân, đoàn thể xã hội hay bất cứ quyền bính trần gian nào khác. Như vậy, trong lĩnh
vực tôn giáo, không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn
cấm hành động theo lương tâm, dù là hành động riêng hay công khai, một mình hay cùng
với người khác, trong những giới hạn chính đáng” [2, tr.108].
Tuyên ngôn không định nghĩa tự do tôn giáo bao hàm nội dung “tích cực” nào (được
quyền cụ thể này, được quyền cụ thể kia) như tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc, mà chỉ nói
con người trong phạm vi tôn giáo không bị ép buộc hay bị ngăn cấm mà thôi. Quyền tự do
tôn giáo là một quyền tự nhiên, một quyền khách quan của con người, xuất phát từ chính
“phẩm giá con người”, không phải do quyền bính xã hội nào ban phát. Quyền tự do được
xem xét như một quyền “xã hội và dân sự”, nghĩa làngười hưởng thụ quyền tự do tôn giáo
phải quan tâm tới quyền lợi của kẻ khác cũng như bổn phận của mình đối với tha nhân và
lợi ích của mọi người. Điều đó cũng có nghĩa là xã hội dân sự có quyền can thiệp để điều
hòa, thậm chí kiềm chế quyền tự do tôn giáo khi cần thiết nhằm bảo vệ nền an ninh và trật
tự chung cũng như đạo đức phong hóa cộng đồng. Hơn nữa, vì lĩnh vực tôn giáo là lĩnh
vực liên quan tới việc tin hay không tin theo một tôn giáo, cho nên phạm vi áp dụng của
Tuyên ngôn không những cho những cá nhân và những cộng đồng muốn thực hành một
tôn giáo mà cả cho những người và xã hội không tôn giáo nữa. Vậy người Kitô hữu phải có
thái độ tôn trọng đối với những xác tín của người khác trong vấn đề tôn giáo.
Như vậy, với việc công nhận quyền tự do tôn giáo, Giáo hội đã cố gắng thoát khỏi
“pháo đài” của chính mình, khỏi chủ trương “khép kín huy hoàng” của mình, để đối thoại
và thông cảm với anh em Kitô hữu, với các tôn giáo khác và ngay cả với anh em vô
thần.Việc công nhận rằng con người ta có quyền tự do tôn giáo cũng đồng nghĩa với việc
68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
công nhận sự tồn tại chính đáng của các tôn giáo khác cũng như giá trị mà các tôn giáo
khác mang lại cho con người. Khi đó, câu châm ngôn “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu
độ” cần được xem xét lại.
2.3.2. Sự thay đổi quan điểm của Giáo hội về giá trị cứu rỗi con người của các
tôn giáo khác
Công đồng Vatican II đã triển khai và đẩy mạnh chiều hướng thần học có cái nhìn tích
cực về giá trị của các tôn giáo. Trong tuyên ngôn về mối tương quan của Giáo hội với các
tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra aetate), Công đồng nhìn thấy sự hiện diện của “tia sáng
chân lý chiếu soi mọi người” nơi các tôn giáo khác. Tuyên ngôn coi đây là những “giá trị”
và những “con đường” mà Kitô giáo có thể nhìn nhận; từ đó xác quyết rằng Giáo hội
“không loại bỏ bất cứ cái gì chân thật và thánh thiện trong các tôn giáo này”. Trong Sắc
lệnh về hoạt động truyền giáo (Ad Gentes), Công đồng nhắc lại quan điểm về sự hiện hữu
của “hạt giống Ngôi Lời” và “những kho tàng phong phú mà Thiên Chúa đã ban cho các
dân tộc do lòng độ lượng của Ngài”. Cuối cùng, Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế
giới ngày nay (Gaudium et Spes) ghi nhận những ân sủng không những Thiên Chúa đã
gieo vào “trong tâm trí con người” mà còn “nơi các lễ nghi và tập tục của các dân tộc”.
Văn kiện khẳng định rằng qua mầu nhiệm nhập thể, chết và sống lại, Chúa Giêsu hành
động nơi mỗi người để dẫn đưa họ đạt tới sự canh tân nội tâm. Tác động nói trên của Chúa
Giêsu không phải chỉ có giá trị cho những ai tin vào Ngài, mà còn cho tất cả mọi người
thành tâm thiện chí, được ân sủng tác động một cách vô hình trong tâm hồn.
Như vậy, Vatican II đã tỏ ra rõ ràng, không chút mập mờ đối với sự việc những ai tin
theo con đường các tôn giáo khác cũng có thể nhận được ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô.
Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium), số 16 đã khẳng định: “Có những người
không do lỗi họ, mà không hề biết đến Đức Kitô và Giáo hội của Ngài, nhưng lại đi tìm
Thiên Chúa với tất cả tấm lòng thành của mình, và nhờ ơn thánh tác động mà ra sức thực
thi thánh ý Chúa nhận biết được qua tiếng lương tâm: cả những người đó nữa cũng có thể
nhận được ơn cứu độ” [3, tr.26-27].
Trên tinh thần đó, Công đồng đã giới hạn hiệu lực của câu châm ngôn cổ điển “Ngoài
Giáo hội không có ơn cứu độ” và chỉ nhằm khích lệ các phần tử của Giáo hội cần kiên
trung với đưc tin của mình. Tại Công đồng Vat