Một chiếc cổng bằng gỗ cũ kỹ đã tróc sơn, mọt cánh hay một
chiếc cổng xây bằng gạch rêu phong đã mọc đầy là hình ảnh
quen thuộc của làng quê Bắc bộ Việt Nam dù xu hướng đô
thị hoá đã len lỏi nơi đây.
16 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cổng làng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổng làng việt
Một chiếc cổng bằng gỗ cũ kỹ đã tróc sơn, mọt cánh hay một
chiếc cổng xây bằng gạch rêu phong đã mọc đầy là hình ảnh
quen thuộc của làng quê Bắc bộ Việt Nam dù xu hướng đô
thị hoá đã len lỏi nơi đây.
Những chiếc cổng làng có vẻ như không còn hợp với những
con đường bê tông mở rộng, với những xe công nông, ôtô tải
ra vào phục vụ những nhu cầu thường nhật ngày càng lớn của
người dân nông thôn. Nhưng trong một góc tâm thức nào đó
của người dân, cổng làng vẫn tồn tại như một biểu tượng thân
thương và đặc trưng của mỗi làng quê truyền thống. Hơn
nữa, cổng làng là một trong những biểu tượng văn hoá, bản
sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc bộ Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám, ở mỗi làng châu thổ Bắc Bộ
thường có một luỹ tre bao quanh khu thổ cư. Làng tương đối
khép kín, chỉ để một hoặc hai lối ra vào và chỗ này thường
dựng một cái cổng làng là giới hạn giao lưu liên làng và mở
ra khu thổ canh. Buổi sáng, cổng làng mở, dân làng đi chợ
búa, công việc, hoặc cùng với trâu bò đi ra đồng cày cấy, đến
tối lặn mặt trời, sau khi dân làng và trâu bò về thôn rồi thì
cổng làng được đóng lại, "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Cổng làng không phải là biểu tượng duy nhất của một làng
quê mà nó tồn tại cùng với cây đa, mái đình. Đối với những
người xa xứ, khi về quê hương, còn cách khoảng 2, 3km là đã
có thể nhìn thấy vòm cây đa và biết rằng mình đã sắp sửa về
đến làng. Nhưng về tới gần hơn, qua cổng làng mới chính
thức bước vào mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình, và coi
như đã về tới nhà mình vì người trong một làng thường đối
xử với nhau như trong một gia đình.
Cổng làng Mông Phụ
Qua hai cánh cổng làng đã bạc màu sương gió, nằm dưới
bóng một cây đa khổng lồ đã 300 năm tuổi, là những ngõ
xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong trong một không
gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng
thuần nông và dấu ấn của một nền văn minh lúa nước.
Cổng làng hai bên có lũy tre, lại mở ra cánh đồng nhiều gió
mát, dân làng thường đến ngồi chơi và nhiều khi cổng làng là
nơi giao lưu tình cảm, trao đổi thông tin. Cổng làng thường
tập trung nhiều ở vùng đồng bằng Bắc bộ như ở tỉnh Hà Bắc,
Hà Tây, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, chủ yếu là những
vùng trồng lúa và có văn hoá làng xã. Thực ra, cổng làng nào
cũng vậy, đó là nơi thân thuộc với mỗi người dân. Đi xa nhớ
ngày về sẽ có người đứng đợi ở cổng làng. Thương nhau
cũng hò hẹn ở chốn cổng làng, rồi khi về làm dâu, bước qua
cổng làng về nhà chồng, trở thành một thành viên trong cộng
đồng dân cư...
Giữ làng tức là giữ nước, ở nơi cổng làng không ít người con
trai đã lấy thân mình để ngăn giặc. Kể từ khi định đô, lập
quốc các triều đại phong kiến đều ra sức củng cố làng và làng
luôn được coi trọng. Mỗi cái cổng làng đều có một nét văn
hoá riêng, tùy theo đặc điểm làng đó. Có làng giàu, có làng
khoa bảng, có làng nghề... tất cả những cái hay cái đẹp đều
được các vị túc nho viết thành câu đối khắc trước cổng. Và
đó là một phần của văn hóa làng.
Mỗi một cổng làng Việt Nam đều có những nét kiến trúc
riêng làm tâm điểm trong cái bố cục hài hòa với không gian
của con đường làng, lũy tre xanh, cây đa, giếng nước, ao làng
và những cánh đồng lúa chín. Kiến trúc cổng làng xưa không
cầu kỳ, phô trương, mà chỉ nhằm khẳng định chỗ đứng của
mình trong khoảng không gian làng quê vùng đồng bằng Bắc
Bộ, vốn "nửa kín, nửa hở", mà giới hạn của nó chỉ mang tính
chất tượng trưng. Vẻ đẹp của cổng làng được gắn liền với
nền văn minh lúa nước, mang tính phác họa gợi nên những
ước vọng của cộng đồng từ đời này qua đời khác, nơi như có
dáng đứng của cha, có vòng tay của mẹ, nơi tâm điểm để cho
ta lượng đo sức mình khi đi xa và ngược lại nó cũng là nơi
hút về những nỗi nhớ, những hoài niệm về quê hương.
Cổng làng trong Hà thành
Cổng làng thường là một tam quan xây gạch, không to lắm
cũng không lớn lắm. Cầu kỳ thì đắp ngói với một vài họa tiết
dân gian. Con đường đi qua cổng làng, để lại theo nǎm tháng
những lớp bụi quê vô thường, vô thức chứng kiến không biết
bao nhiêu sự kiện lớn của làng. Những đám rước, đám hội,
những buổi tiễn đưa hay hò hẹn như đều được bắt đầu hay
kết thúc ở đây. Nhìn cái vẻ cũ kỹ, quê mùa của nó người quê
có thể đọc được khối chuyện. Có cả niềm hân hoan, nỗi bịn
rịn ươn ướt trên mi, quệt vào vách cổng, sướt trên cột cổng.
Có ai mỗi khi xa quê không ngoái nhìn lại, nhìn lần cuối tam
quan làng mình.
Tam quan cổng làng được dùng như một qui ước không gian
hơn là một giới hạn địa lý của làng. Nó chẳng ngǎn che được
gì về vật lý lẫn thị giác. Vậy mà làng không cổng chẳng khác
gì nhà không cửa. Nó như một dấu hiệu đánh mốc trong và
ngoài của không gian làng. Cái kiểu đánh dấu này vẫn tồn tại
trong tâm thức người Việt hiện đại. Một buổi giao lưu trong
thiên nhiên, một đám hội hè, hễ có nhiều quần thể khác nhau
thì thế nào cũng dựng cổng, định vị "xác định chủ quyền"
dẫu thực tế chẳng có gì ngǎn cách. Cổng làng như một nghi
thức trong cấu trúc môi trường làng. Có cổng thì ở sát rìa
làng, có cổng thì ở tít đầu đường, chỗ giao với cái quan
(đường cái) và làng. Vị trí địa lý, vị trí qui ước cũng chỉ làm
cái việc đánh mốc không gian làng. Tính mập mờ nước đôi
dựa trên cái vô hình, hàm nghĩa hợp với lối tư duy của làng
dễ giải thích các hiện tượng thiên nhiên và xã hội của làng.
Nắng mưa, may rủi, được mất, hên xui dễ được chấp nhận
hay bằng lòng với lối nghĩ này.
Cổng làng Yên Phụ
Bộ mặt những làng quê Bắc bộ ngày nay đã biến đổi nhiều
trước sự xâm thực của làn sóng đô thị hóa ồ ạt. Nhà tầng với
nhiều kiểu cách xây dựng pha tạp đã mọc lên giữa những
làng quê bao đời mộc mạc, bình dị, phá vỡ ít nhiều cái cảnh
quan đã là đặc trưng của nông thôn Bắc bộ suốt mấy trăm
năm.
Dẫu vậy, nếu có dịp làm một chuyến nhàn du qua các làng
quê miền Bắc ta vẫn còn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những
kiến trúc cổ, những chùa, đình, đền và lǎng miếu, cả những
con đường làng nhỏ, quanh co tịch mịch màu rêu như thể thời
gian đã bám chặt vào những lớp vôi vữa, những hàng gạch
xây, đặc biệt là những cổng làng mỗi nơi một vẻ, có cái đã
tồn tại hàng thế kỷ. Cổng làng Bắc bộ như một lời mời chào
thành thật nhất để ta bước vào với đời sống làng quê.
Đến lúc nào đó, sẽ chỉ còn những cổng nhà
Từ con đê xuống, từ cánh đồng vào, qua cổng là ta bước vào
thế giới làng, chằng chịt bởi ngõ ngách, đầy ắp bởi nhà,
người và những mối liên quan, dây mơ rễ má.
Thế giới làng, một thời quây kín bởi lũy tre - tường thành,
mở đóng bởi những cái cổng khởi đầu cho con đường làng,
dẫn tới sân đình, cổng ngõ và cổng nhà. Sau cái cổng nhà là
sân gạch, nếp nhà, cái ao và mảnh vườn,- không gian trú ngụ
cho những kiếp người, đã và đang sống.
Hệt như Thượng đế tạo tác cơ thể con người, xã hội phong
kiến sắp xếp ngôi làng Việt, ngăn nắp dến mức khó bề xê
dịch, khó bề cựa quậy. Cuộc đời ngôi làng cứ như thể đặt lên
cỗ máy, sàng cho những gì là tinh hoa lọt xuống cái nia thời
gian, kết hồ thành một thể thuần và quyện, cả phần xác lẫn
phần hồn.
Xã hội phong kiến thể chế hóa cấu trúc không gian và kiến
trúc của làng. Nó định hình luôn cả quy cách lẫn diện mạo,
lấy cái lớn làm cái chung, giành cái nhỏ cho cái riêng. Giàu
thì xây đề huề,nghèo thì dựng đơn sơ. Làng nào cũng sở hữu
đủ một bộ: đình , chùa, am, miếu, nghè, quán, điếm canh,
cổng làng, cổng ngõ...
Cổng làng Thổ Hà
Cổng làng không chỉ là cột mốc, không chỉ là anh lính canh.
Cổng làng còn là cái sự xưng danh, là cái "tôi" của mỗi làng.
Ngày xưa, các cụ hay nép, hay né mình trước thiên hạ là thế,
song cũng ngấm ngầm hãnh diện bởi cái cổng bề thế, bởi cái
đường làng lát gạch, bởi cái giếng khơi kè đá ong và cái đình
to tát.
Là cổng, làm cái nơi ra vào,song cổng làng Việt hình như
hướng "vào" nhiều hơn hướng "ra". Nó đảm nhiệm phận sự
gìn giữ. Chẳng thế mà, nghe kể, làng Hồ và làng Bưởi ở Hà
Thành xưa, cách nhau có cái vách tường, mà tiếng nói khang
khác. Chẳng thế mà dân làng này kháo dân làng nọ có những
tập tục lạ. Cổng làng, chiếm giữ vị trí tiền tiêu, canh giữ
những dị biệt trong nếp sống và trong lời ăn tiếng nói của
mỗi làng. Dị biệt tạo nên sức sống, sức đề kháng của làng,
của từng vùng đất, của văn hóa Việt.
...Mấy chục năm nay tôi quan sát một cái cổng làng trên đất
Thuận Thành, ở Bắc Ninh. Nó đường bệ hơn cả cổng đền,
cổng chùa. Đường dẫn tới cái cổng ấy hai bên mọc những
cây bàng, nghiêng vào nhau, như theo lệnh. Một bên cổng là
cây đa trăm tuổi, đằng sau là những tán nhãn cổ thụ. Sau nữa
là cây gạo cao vút, nhoẻn những nụ cười bởi những đóa hoa
to ngô nghê mỗi dạo cuối xuân. Thế rồi, vài năm nay, đằng
sau cổng làng chồng chất lên những nhà hộp theo kiểu chia
lô. Thế rồi, đằng trước hai dẫy bàng bị đẵn đi, bên đường xây
lèn sát nhau toàn những cái nhà xây hình hộp, cộc lốc.
Cổng làng Cự Đà
Cái cổng làng xưa lâm vào thế định mệnh: Nó không thụt lùi,
không dấn lên, không né sang bên được. Nó lọt thỏm và lạc
lõng ở chính cái nơi nó ngự trị cả trăm năm. Vôi vữa long lở,
cửa tò vò bị mài mòn và sứt sẹo, si và cỏ dại mặc sức mọc
trên tầng , trên mái. " Bô lão " cổng, bởi sức nặng của bản
thân và thời gian, thấp lùn dần,- nó mọc ngược xuống đất.
Cái cổng trở thành vật cản, thành cái người đời tránh né. Cái
gì cao và to,-tránh sang hai bên. Người đi qua, tự dưng khom
khom. Sợ cộc đầu.
Thời đại quá cỡ không còn chui lọt cổng làng. Nó đã là tàn
dư.
Con người cũng vậy, một khi không lùi cũng không tiến kịp
thời gian, đành nhận ra mình đã là tàn dư.
Ngày nay người ta thường nói đến di tích, tới di sản. Liệu bao
nhiêu làng cổ, bao nhiêu cổng làng trên đất Việt sẽ được liệt
vào danh sách bảo tồn ?
Cơ man những cơ thể làng già nua, cơ man những cổng làng
xưa cũ sẽ phải cam chịu thân phận tàn dư. Đời là vậy !
Thế nhưng lòng ta cứ nao nao, khắc khoải : Đã là tàn dư, hẳn
đi vào hư vô. Còn lại gì đây? Nỗi hoài niệm khôn nguôi.