Cổng làng xưa

Cổng làng Phúc Khê, Mỹ Đức Cổng làng là sản phẩm kiến trúc cổ của người Việt, phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, một biểu tượng văn hóa đặc trưng của người Việt. Cổng làng phân chia phần đất thổ cư (đất làm nhà

pdf10 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cổng làng xưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổng làng xưa Cổng làng Phúc Khê, Mỹ Đức Cổng làng là sản phẩm kiến trúc cổ của người Việt, phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, một biểu tượng văn hóa đặc trưng của người Việt. Cổng làng phân chia phần đất thổ cư (đất làm nhà ở, vườn) và phần đất canh tác (trồng lúa, hoa màu). Người sống thì sống sau cái cổng làng, người chết chôn ở bên ngoài cổng làng. Cổng làng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của con người. Cổng làng thường có cổng trước, cổng sau. Cổng trước (cổng tiền)mang nhiệm vụ nghênh tiếp, cổng sau hàm ý tiễn đưa. Cổng trước là cổng chính, thường dành cho người sống, là nơi đón khách, đón quan, đón người đăng khoa đỗ đạt, đón dâu mới nhập làng. Đón nhận những gì mới mẻ, tốt đẹp. Ngược lại cổng sau (cổng hậu) thường ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn. Cổng sau là cổng phụ thường dành cho người chết, để tiễn người chết ra nghĩa trang, tống khứ kẻ xấu ra khỏi làng. Nghĩa là cổng hậu có chức năng tống tiễn những gì không xứng đáng được tồn tại trong làng: ma quỷ, trộm cắp, bất lương Cổng làng Ước Lễ hướng Đông Nam tu sửa năm 1998 Cổng tiền và cổng hậu làng Yên Lạc thuộc xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội Cổng làng có thể mang dạng tam quan, một lối đi lớn chính giữa, hai lối đi phụ nhỏ hai bên hoặc chỉ có một lối chính. Nếu cổng chỉ có một lối đi thì hai bên cũng có xây thêm 2 cổng hình dáng như lối đi nhưng ở dạng bít kín. Cổng thường xây dáng vòm cuốn, hoặc vuông góc. Cổng trước to lớn hơn cổng sau, trên trán thường ghi tên làng hoặc một câu liên quan đến địa phương đó. Vật liệu xây dựng cổng làng thường là gạch hoặc đá đắp vữa, trên có mái. Cầu kỳ là hai tầng mái (mái chồng diêm) hoặc xây gác kiểu vọng lâu với mái cong, nóc đắp rồng, phượng, cá hóa rồng, quả bầu Ở những chốn quê nghèo, cổng làng mộc mạc giản dị. Hai bên trụ gạch thấp nhỏ, khiêm nhường đỡ một tấm xà cũng bằng gạch, thế là thành cổng làng. Những làng nghèo hơn thì cổng chỉ bằng gỗ, tre. Trước đây ở mỗi làng thường có một luỹ tre bao quanh. Làng tương đối khép kín, chỉ để một hoặc hai lối ra vào và chỗ này thường dựng một cái cổng làng là giới hạn giao lưu liên làng và mở ra khu đồng ruộng canh tác phía sau. Buổi sáng, cổng làng mở, dân làng đi chợ búa, công việc, hoặc cùng với trâu bò đi ra đồng cày cấy, đến tối lặn mặt trời, sau khi dân làng và trâu bò về thôn rồi thì cổng làng được đóng lại, "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Cổng làng trong thời phong kiến là công trình kiến trúc mang tính chất phòng thủ nhưng sang thời hiện đại cổng làng mất đi ý nghĩa đó. Dù vậy, trong một góc tâm thức nào đó của người dân, cổng làng vẫn tồn tại như một biểu tượng thân thương và đặc trưng của làng quê truyền thống. Cổng tiền và cổng hậu làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên Hiện nay, cổng làng tồn tại đơn thuần mang tính tượng trưng với giá trị lịch sử hoặc mỹ thuật. Chính vì thế, cổng làng dường như đang bị bỏ quên, không gian bị phá vỡ để dành cho đường giao thông, hoặc nếu được tu bổ sửa chữa thì đa phần bị sơn sửa bằng vật liệu mới, làm mất đi nét đẹp và những giá trị thẩm mỹ, lịch sử vốn có của cổng làng xưa.