Cây đậu nành
- Đậu nành là loại cây họ đậu. Hạt đậu nành là rất giàu chất dinh dưỡng vì chứa
hàm lượnglớnprotein.Ngoài ra,hạt đậu nành còn chứa các thành phần khác như lipid,
glucid, muối khoáng và vitamin. Chính vì thế, đậu nành là một nguồn thực phẩm quan
trọng, có thể dùng thay thế một phầncho protein của động vật.
- Trên thế giới, đậu nành được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Mỹ, Brazil. Ở nước
ta, đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh phíaNam.
106 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ chế biến sữa đậu nành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 98
Bài 4
CÔNG NGHỆ
CHẾ BIẾN
SỮA ĐẬU NÀNH
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 99
I. TỔNG QUAN
I.1. Cây đậu nành
- Đậu nành là loại cây họ đậu. Hạt đậu nành là rất giàu chất dinh dưỡng vì chứa
hàm lượng lớn protein. Ngoài ra, hạt đậu nành còn chứa các thành phần khác như lipid,
glucid, muối khoáng và vitamin. Chính vì thế, đậu nành là một nguồn thực phẩm quan
trọng, có thể dùng thay thế một phần cho protein của động vật.
- Trên thế giới, đậu nành được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Mỹ, Brazil. Ở nước
ta, đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam.
- Phân loại khoa học của cây đậu tương như sau:
Giới (Kingdom) Plantae
Ngành (Phylum) Magnoliophyta
Lớp (Class) Magnoliopsida
Bộ (Ordo) Fabales
Họ (Familia) Fabaceae (Hòa thảo)
Phân họ (Subfamilia) Faboideae
Chi (Genus) Glycine
Loài (Species) max
- Danh pháp khoa học: Glycine max Hình 4.1: Trái đậu nành.
- Đậu nành là cây Á nhiệt đới lâu đời nên có đặc điểm sinh thái thích nghi với
biên độ rộng về nhiều mặt như ưa sáng, ưa nhiệt, chịu hạn. Điều kiện để cây đậu nành
phát triển tốt:
pH của đất trồng 6,45 ¸ 7,31
Nhiệt độ 25¸30oC
Đất trồng có nhiều mùn hữu cơ với độ ẩm trung bình.
- Cây đậu tương là cây lương thực có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Ngoài sử dụng
trực tiếp ở dạng hạt khô, các sản phẩm chế biến từ hạt đậu tương rất đa dạng như đậu
phụ, sữa đậu nành, nước tương, dầu đậu nành, giá đỗ, bột đậu nành, Ngoài ra, thân và
lá đậu tương cũng có tác dụng cải tạo đất rất tốt, giúp tăng năng suất của các loại cây
trồng khác.
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 100
I.2. Hạt đậu nành
I.2.1. Hình thái, cấu trúc
v Hình thái
- Hạt đậu nành có nhiều hình dạng khác nhau như hình
bầu dục, tròn dài, tròn dẹt, chùy dài.
- Về màu sắc, hạt cũng có nhiều màu sắc khác nhau như
vàng xanh, xám, đen và các màu trung gian. Tuy nhiên, nhìn
chung phần lớn có màu vàng.
Hình 4.2: Hạt đậu nành.
v Cấu trúc
Hạt đậu nành gồm 3 thành phần là vỏ hạt, phôi, tử điệp.
- Vỏ: chiếm khoảng 8% khối lượng hạt, là lớp ngoài cùng, thường có màu vàng
hay màu trắng. Vỏ bảo vệ phôi mầm chống lại nấm và vi khuẩn.
- Phôi: chiếm 2% khối lượng hạt, là rễ mầm - phần sinh trưởng của hạt khi hạt lên
mầm.
- Tử điệp: gồm hai lá mầm tích trữ dưỡng liệu của hạt, chiếm phần lớn khối lượng
hạt (khoảng 90%), chứa hầu hết chất đạm và chất béo của hạt.
I.2.2. Thành phần hóa học của hạt đậu nành
- Hạt đậu nành cấu tạo từ các thành phần chính gồm protein, lipid, glucid. Ngoài
ra, hạt đậu nành còn chứa nước, các vitamin (A, B1, B2, B5, B6, B12, PP, C, E) và tro
(chiếm khoảng 4,6% trọng lượng hạt ướt).
- Tùy theo giống, đất đai, khí hậu trồng trọt và điều kiện, phương pháp thu hoạch,
bảo quản, hàm lượng các chất có trong hạt đậu nành sẽ có sự biến đổi.
Bảng 4.1: Thành phần hóa học của hạt đậu nành.
Thành phần Tỷ lệ Protein, % Lipid, % Cacbohydrate, % Tro, %
Nguyên hạt 100,0 40,0 20,0 35,0 4,9
Nhân (tử điệp) 90,3 43,0 23,3 29,0 5,0
Vỏ hạt 7,3 8,8 1,0 86,0 4,3
Phôi 2,4 41,0 11,0 43,0 4,4
I.2.2.1. Protein
- Hàm lượng protein tổng dao động trong hạt đậu nành từ 29,6–50,5%, trung bình
là 40%.
- Về giá trị dinh dưỡng, prorein đậu nành đứng hàng đầu về đạm nguồn gốc thực
vật không chỉ về hàm lượng protein cao mà cả về chất lượng protein. Bởi vì protein
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 101
đậu nành dễ tan trong nước và chứa nhiều acid amin không thay thế như lysin,
tryptophan. Trừ methionine và cystein hơi thấp, các acid amin khác của đậu nành có
thành phần giống thịt.
Bảng 4.2: Thành phần các acid amin không thay thế trong hạt đậu nành.
Loại acid amin Hàm lượng, g/100g
Leusine 7,84
Isoleusine 4,48
Lysine 6,40
Phenylalanin 4,96
Threonine 3,84
Trytophane 1,28
Valine 4,80
Methionine 1,28
I.2.2.2. Chất béo:
- Chất béo chiếm khoảng 20% trọng lượng khô của hạt đậu nành và nằm chủ yếu
trong phần tử điệp của hạt.
- Chất béo có trong hạt đậu nành gồm thành phần chủ yếu là triglycerid (chiếm
96% lượng chất béo thô) và lecithine (chiếm 2% chất béo thô). Ngoài ra còn có
khoảng 0,5% acid béo tự do và một lượng nhỏ carotenoid.
I.2.2.3. Các thành phần khác
v Carbohydrate:
- Chiếm khoảng 34% trọng lượng khô của hạt đậu nành.
- Trong đó hàm lượng tinh bột không đáng kể. Carbohydrates được chia làm 2
loại: loại tan trong nước chiếm khoảng 10% (bao gồm các loại đường không khử như
sucrose, raffinose và stachyose) và loại không tan trong nước (cellulose,
hemicellulose).
Bảng 4.3: Thành phần các carbohydrate có trong hạt đậu nành.
Carbohydrate Hàm lượng, %
Cellulose 4,0
Hemicellulose 15,0
Stachyose 3,8
Rafinose 1,1
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 102
Saccharose 5,0
Các loại đường khác 5,1
v Vitamin
Gồm các vitamin A, B1, B2, B5, B6, B12, PP, C, E và không chứa vitamin C và D.
Bảng 4.4: Thành phần các vitamin trong hạt đậu nành.
v Các enzym:
Trong đậu nành có chứa một số loại enzyme như:
- Urease: chống lại sự hấp thụ các chất đạm qua đường ruột. Chính vì vậy, không
nên ăn đậu nành sống.
- Lipase: thủy phân glyceride tạo thành glycerin và acid béo.
- Phospholipase: thủy phân ester của acid acetic.
- Lipoxygenase: xúc tác phản ứng chuyển H2 trong acid béo.
v Tro
- Trong đậu nành, tro chiếm hàm lượng khoảng 4,6%.
Vitamin Hàm lượng, mg/g
Thiamine 11,0¸17,5
Riboflavin 3,4¸3,6
Niacin 21,4¸23,0
Pyridoxine 7,1¸12,0
Biotin 0,8
Axit tantothenic 13,0¸21,5
Axit folic 1,9
Inositol 2300
Carotene 0,18¸3,42
Vitamin E 1,4
Vitamin K 1,9
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 103
Bảng 4.5: Thành phần tro của đậu nành theo phần trăm chất khô.
Ngoài ra còn có các nguyên tố khoáng khác như Fe, Cu, Mn, Ca, Zn,
Bảng 4.6: Thành phần khoáng trong hạt đậu nành.
Nguyên tố Hàm lượng
Ca
P
Mn
Zn
Fe
0,16¸0,47%
0,41¸0,82%
0,22¸0,24%
37mg/kg
90¸150mg/kg
I.2.3. Các sản phẩm từ hạt đậu nành
- Qua thành phần hóa học của hạt đậu nành, ta có thể thấy được rằng đậu nành là
một loại hạt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Mặt khác, đậu nành lại là một loại cây rất dễ
trồng. Do đó, từ rất lâu, con người đã khai thác những ích lợi do nó mang lại bằng cách
tạo ra rất nhiều dạng thực phẩm khác nhau từ đậu nành.
- Cùác sản phẩm thực phẩm được chế biến từ đậu nành hết sức đa dạng như đậu
phụ, nước tương, chao, dầu đậu nành, bột đậu nành, sữa đậu nành,
- Một số sản phẩm chế biến từ đậu nành như:
I.2.3.1. Đậu phụ
- Đây là một sản phẩm có từ rất lâu, giàu protein và thường được những người ăn
chay sử dụng như là một nguồn thực phẩm thay thế cho protein của động vật.
- Đậu phụ không chỉ được sản xuất ở Việt Nam mà còn được sản xuất ở nhiều
nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và thậm chí ở một số
nước châu Âu như Pháp, Hà Lan.
Thành phần Hàm lượng
P2O5
SO3
K2O
Na2O
CaO
Cl
MgO
Chất khác
0,6–2,18%
0,41–0,44%
1,91–2,64%
0,38%
0,23–0,63%
0,025%
0,22–0,55%
1,17%
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 104
- Sản phẩm đậu phụ có rất nhiều dạng khác nhau. Ứng với mỗi dạng, nó có các
tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các dạng đậu phụ đều một trong 3 loại là đậu phụ
mềm, đậu phụ cứng và đậu phụ lụa. Trong
- Quy trình công nghệ sản xuất đậu phụ rất đơn giản. Ta có thể sản xuất theo
phương pháp xay khô hay xay ướt.
Hình 4.3: Quy trình công nghệ sản xuất đậu phụ theo phương pháp xay khô.
Tạp chất
NaOH
Đậu phụ
Đông tụ
Ép khuôn
Đậu nành
Làm sạch bằng nước
Ngâm
Xay nghiền khô
Làm khô
Ly tâm
Ly tâm
Rửa bã
Bã
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 105
Hình 4.4: Quy trình công nghệ sản xuất đậu phụ theo phương pháp xay ướt.
I.2.3.2. Chao
- Chao là một trong các sản phẩm lên men từ đậu nành. Có rất nhiều các loại
chao khác nhau nhưng công nghệ sản xuất các loại chao đều gồm 3 bước sau:
Sản xuất đậu phụ làm chao.
Nuôi mốc.
Lên men tạo chao.
Ly tâm
Rửa bã
Bã
Lọc
Nước
Xay nghiền
Đậu nành
Phân loại, làm sạch
Ngâm
Nước
Đậu phụ
Làm lạnh
Ép khuôn
Đông tụ
Tạp chất
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 106
- Bước sản xuất đậu phụ chao tương tự như phần sản xuất đậu phụ đã trình bày ở
phần 1.2.3.2. Từ đậu phụ chao, ta sẽ sản xuất ra chao nước và chao bánh theo 2 quy
trình công nghệ khác nhau.
Hình 4.5: Quy trình công nghệ sản xuất chao bánh.
Hình 4.6: Quy trình công nghệ sản xuất chao nước.
Muối ăn
Chao nước
Đậu phụ chao
Cấy mốc
Ướp muối
Lên men
Mốc giống
Dịch rượu và
muối ăn
Đậu phụ chao
Cấy mốc Mốc giống
Nuôi mốc
Ngâm
Chao nước
Bao gói
Lên men lạnh
Lên men nóng
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 107
I.2.3.3. Nước tương
- Nước tương được xem là một sản phẩm truyền thống của các nước ở châu Á.
Nó được sản xuất từ bã khô đậu nành thông qua con đường lên men hay hóa giải.
Chai, nút
Rửa sạch
Thanh trùng
Làm nguội
Natri
benzoat
Bã
Ngâm rửa
Lọc rút
Bã
Nước
muối
Nước muối
Phối trộn
Thanh trùng
Vô chai, dán nhãn
Nước tương
Mốc
giống
Khô đậu nành
Nghiền
Phối liệu và trộn nước
Ủ
Hấp
Đánh tơi và làm nguội
Thuỷ phân
Lọc
Cấy giống
Nuôi mốc
Đánh tơi
Trộn
Trích ly Nước muối
Làm nguội
Rang
Bột mì
Hình 4.7: Quy trình công nghệ sản xuất nước tương bằng con đường lên men.
Nước tương
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 108
I.2.3.4. Dầu đậu nành
- Trong hạt đậu nành, chất béo chiếm khoảng 20%. Do đó, đậu nành là một trong
những nguyên liệu phổ biến được ép lấy dầu. Cũng giống như các loại dầu khác, dầu
đậu nành được sản xuất thông qua 2 giai đoạn:
v Tách dầu thô từ hạt đậu nành: có thể tiến hành tách dầu ra khỏi hạt
bằng phương pháp ép hay phương pháp trích ly.
Hình 4.8: Quy trình công nghệ sản xuất dầu thô bằng phương pháp ép.
Tạp chất
Dầu nành thô
Lọc
Ép
Đậu nành
Làm sạch
Sấy hạt
Bóc tách vỏ
Chưng sấy
Nghiền
Vỏ
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 109
Hình 4.9: Quy trình công nghệ sản xuất dầu thô bằng phương pháp trích ly.
Dầu nành thô
Bay hơi dung môi
Trích ly
Đậu nành
Làm sạch
Sấy hạt
Bóc tách vỏ
Chưng sấy
Nghiền
Dung môi
hữu cơ
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 110
v Tinh luyện dầu thô để thu dầu tinh luyện (dùng trong thực phẩm,
dược phẩm và các ngành khác như sản xuất dầu cứng, glyxerin, xà phòng, )
Hình 4.10: Quy trình công nghệ sản xuất tinh luyện dầu thô.
Đất hoạt
tính
Dầu nành
tinh luyện
Tẩy mùi
Lọc
Dầu nành thô
Thủy hóa
Trung hòa
Rửa dầu
Tẩy màu
Sấy
Làm nguội
Xử lý thu hồi dầu và
cặn phospholipid
Nước
Xử lý thu hồi dầu NaOH
NaCl
Nước
Xử lý thu hồi dầu
Thu hồi dầu
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 111
I.3. Sữa đậu nành
I.3.1. Giới thiệu
- Sữa đậu nành là sản phẩm thu được từ quá trình nấu dịch sữa đậu (tức dung dịch
thu được từ khi tiến hành trích ly hạt đậu nành). Đây là dạng nhũ
tương có màu trắng đục như sữa bò.
- Theo phương pháp truyền thống, sữa đậu nành thường được
chế biến bằng cách ngâm đậu nành trong nước rồi tách vỏ, sau đó
tiến hành nghiền ướt và lọc qua vải để thu dịch sữa đậu đem nấu.
Tuy nhiên, dung dịch thu được có mùi đậu.
- Hiện nay, ở quy mô công nghiệp, bằng việc áp dụng các kỹ
thuật hiện đại, chúng ta có thể loại triệt để các mùi gây khó chịu
và tạo ra những sản phẩm sữa đậu nành có chất lượng tốt hơn và
mang giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Hình 4.11: Sữa đậu nành
- Sữa đậu nành là một sản phẩm giàu protein và các vitamin nên có giá trị dinh
dưỡng cao. Tuy nhiên, sữa đậu nành lại chứa rất ít Ca. Do đó, khi sản xuất, các nhà
máy thường bổ sung vào sữa một hàm lượng Ca nhất định.
- Theo tiêu chuẩn của FAO, có các dạng sản phẩm sữa đậu nành như sau:
v Sữa đậu nành thô (truyền thống):
Được làm từ nước trích ra từ nguyên hạt đậu nành với tỉ lệ đậu:nước là 1:5. Hàm
lượng protein trong sữa này vào khoảng 4%.
v Sữa đậu nành loại giả sữa:
Có thành phần giống với thành phần của sữa động vật. Tỉ lệ đậu:nước là 1:7 và có
chứa khoảng 3,5% protein. Sữa có vị ngọt nhe, có bổ sung dầu và muối. Đôi khi, người
ta còn bổ sung hương sữa động vật.
v Nước giải khát đậu nành:
Có tỉ lệ đậu:nước là 1:20 , hàm lượng protein vào khoảng 1%. Loại này được bổ
sung chất tạo ngọt và hương.
v Sản phẩm sữa đậu nành chua:
Tất cả các dạng sản phẩm có qua quá trình lên men lactic hay được bổ sung acid
acetic.
v Loại hỗn hợp:
Có pha trộn giữa sữa đậu nành với các loại rau quả khác hay sữa động vật.
v Bột sữa đậu nành:
Loại sản phẩm này được chế biến từ hạt đậu nành xay nhò và có gia nhiệt tạo dạng
bột mịn.
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 112
Bảng 4.7: Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành tính trên 100g sữa.
Thành phần Hàm lượng
Nước 93,3g
Protein 2,8g
Chất béo
Acid béo bão hòa
Acid béo không bão hòa đơn
Acid béo không bão hòa đôi
2,0g
0,214g
0,326g
0,833g
Cacbohydrate 1,8g
Xơ 1,3g
Isoflavones 8,8mg
Khoáng
Ca
Fe
Mg
P
K
Na
Zn
Cu
Mn
Se
0,27g
4mg
0,58mg
19,0mg
49,0mg
141,0mg
12,0md
0,23mg
0,12mg
0,17mg
1,3mg
Vitamin
C
B1
B2
B3
B5
B6
B9
B12
-
0,161mg
0,07mg
0,147mg
0,048mg
0,041mg
1,5mg
3mg
I.3.2. Các nguyên liệu chính trong sản xuất sữa đậu nành
I.3.2.1. Hạt đậu nành
- Hình thái, cấu trúc, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của hạt đậu nành
đã được trình bày trong phần 1.2.
- Trong sản xuất, chất lượng hạt đậu nành ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của
sản phẩm, đặc biệt là giá trị cảm quan. Do đó, ta cần lựa chọn nguyên liệu theo đúng
tiêu chuẩn.
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 113
- Yêu cầu về đối với nguyên liệu hạt đậu nành gồm:
Hạt phải khô, sạch, không sâu, không mọt,
không có mùi hôi thối.
Vỏ hạt nguyên vẹn, nhẵn và có màu vàng sẫm.
Độ ẩm không lớn hơn 17%.
Hạt nứt không quá 5% khối lượng, hạt hư hỏng
không quá 2% khối lượng, hạt xanh không quá 2%.
Tạp chất không quá 3% khối lượng. Hình 4.12: Nguyên liệu đậu nành.
I.3.2.2. Nước
Nước là một trong các thành phần chủ yếu của sữa đậu nành. Thành phần, các tính
chất lý hóa, vi sinh của nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ thuật sản xuất và chất
lượng của sản phẩm. Do đó, nước dùng trong sản xuất sữa đậu nành có yêu cầu khá
nghiêm ngặt như sau:
v Chỉ tiêu cảm quan:
Nước sản xuất phải là nước sạch, trong suốt, không màu, không mùi vị lạ.
v Chỉ tiêu vi sinh:
Nước sử dụng phải đảm bảo hàm lượng các vi sinh vật không được lớn hơn mức cho
phép đề ra trong bảng 5.6.
Bảng 4.8: Chỉ tiêu vi sinh của nước dùng trong sản xuất.
Loại vi sinh vật Lượng cho phép
(tế bào/ml)
Tổng số VSV hiếu khí
Coliform tổng số
Coliform faecalis
E. coli
Sulfit-reducing Clostridia
20
0
0
0
0
v Chỉ tiêu hóa lý:
ü pH = 6 ÷ 7
ü Là loại nước mềm, hàm lượng các muối, kim loại phải thỏa mãn tối thiểu
phải thỏa mãn các chỉ tiêu trong bảng dưới đây:
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 114
Bảng 4.9: Chỉ tiêu hoá lý của nước dùng trong sản xuất.
I.3.2.3. Đường:
- Trong sữa đậu nành, lượng đường chiếm khoảng 3–10%, có thể sử dụng từ
nhiều nguồn khác nhau, nhưng thông dụng nhất là đường saccharose (dạng đường tinh
luyện hay đường cát trắng).
- Đường được bổ sung vào sữa đậu nành ngoài mục đích cung cấp năng lượng còn
có tác dụng điều vị và mùi thơm của sữa.
I.3.2.4. Phụ gia
v NaHCO3:
- Là chất bột trắng có tính kiềm, tan trong nước.
- Được dùng để khử mùi, làm giảm mùi hăng của đậu và làm tăng khả năng trích
ly protein.
- Hàm lượng NaHCO3 sử dụng trong thức uống được giới hạn bởi GMP.
v Kali sorbat:
- Là muối của kali với acid sorbic, có dạng bột hoặc dạng hạt màu trắng và tan
nhiều trong nước, không độc đối với cơ thể con người, không gây mùi vị lạ ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.
- Có tác dụng ức chế mạnh nấm men và nấm mốc nhưng lại ít tác dụng đến vi
khuẩn.
- Hàm lượng Kali sorbat cho phép sử dụng trong đồ uống là 1000ppm.
Chỉ tiêu Hàm lượng yêu cầu
Độ cứng chung ≤ 7mg/l
Hàm lượng
H2SO4
≤ 80mg/l
Hàm lượng Cl ≤ 0,5mg/l
Hàm lượng As ≤ 0,05mg/l
Hàm lượng Pb ≤ 0,1mg/l
Hàm lượng F ≤ 3mg/l
Hàm lượng Zn ≤ 5mg/l
Hàm lượng Cu ≤ 3mg/l
Hàm lượng Fe ≤ 0,3mg/l
Độ oxy hóa ≤ 2mg O2 /l
Độ cặn ≤ 600mg/l
Thí nghiệm CNTP Công nghệ chế biến sữa đậu nành
Trang 115
v CMC:
- Dạng màu trắng, có tính hút ẩm, dễ phân tán trong nước và rượu.
- Chủ yếu được dùng để điều khiển độ nhớt của sản phẩm mà không tạo gel.
- Mức độ sử dụng của CMC là 0,05 đến 0,5% trên toàn bộ sản phẩm.
I.3.3. Các chỉ tiêu chất lượng sữa đậu nành
I.3.3.1. Chỉ tiêu hóa lý:
Trong quá trình sản xuất sữa đậu nành, tỉ lệ đậu nước có thể thay đổi từ 1:5 đến
1:10. Tùy thuộc vào tỉ lệ này, thành phần và chất lượng của sữa thu được sẽ khác nhau.
Bảng 4.10: Tỉ lệ giữa đậu :nước ảnh hưởng tới thành phần của sữa.
Tỉ lệ
Đậu nành : Nước
Tổng hàm
lượng chất khô
%
Protein
%
Chất
béo
%
Carbohydrate
%
Tro
%
1 : 5 9,2 4,5 2,4 1,8 0,48
1 : 6 8,7 4,2 2,2 1,9 0,44
1 : 7 7,9 3,8 1,9 1,8 0,39
1 : 8 7,2 3,4 1,7 1,7 0,35
1 : 9 6,3 2,9 1,5 1,6 0,30
1 : 10 5,6 2,6 1,4 1,3 0,27
I.3.3.2. Chỉ tiêu sinh học:
v Vi sinh vật:
Trong sản phẩm sữa đậu nành phải:
- Không được có sự có mặt