Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS – Multi ProtocolLabel Switching) là
một công nghệmới, bắt đầu được nghiên cứu vào năm 1997. Nó là thành
phần chính trong các mạng WAN nhờ đó cải thiện đáng kểhiệu năng của
mạng.
Tuy nhiên khi nhu cầu sửdụng mạng ngày càng tăng thì MPLS lại gặp phải vấn đề
vềchất lượng dịch vụvà tốc độtruyền dẫn. Trong khi đó, công nghệmạng không
dây đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, việc mởrộng MPLS sang
lĩnh vực mạng không dây là một xu hướng tất yếu. Bài viết giới thiệu vềcông
nghệchuyển mạch nhãn đa giao thức không dây (Wireless MPLS – WMPLS), cấu
trúc gói tin, hoạt động và ứng dụng của WMPLS.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức không dây WMPLS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức không dây WMPLS
Nguồn: khonggianit.vn
Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS – Multi Protocol Label Switching) là
một công nghệ mới, bắt đầu được nghiên cứu vào năm 1997. Nó là thành
phần chính trong các mạng WAN nhờ đó cải thiện đáng kể hiệu năng của
mạng.
Tuy nhiên khi nhu cầu sử dụng mạng ngày càng tăng thì MPLS lại gặp phải vấn đề
về chất lượng dịch vụ và tốc độ truyền dẫn. Trong khi đó, công nghệ mạng không
dây đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, việc mở rộng MPLS sang
lĩnh vực mạng không dây là một xu hướng tất yếu. Bài viết giới thiệu về công
nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức không dây (Wireless MPLS – WMPLS), cấu
trúc gói tin, hoạt động và ứng dụng của WMPLS.
1. Giới thiệu chung về WMPLS
Chuyển mạch nhãn đa giao thức không dây (WMPLS) là công nghệ mở rộng của
MPLS sang lĩnh vực không dây, do đó, trước khi tìm hiểu về WMPLS, chúng ta sẽ
điểm lại một vài đặc điểm quan trọng của MPLS.
MPLS là giải pháp nhằm liên kết định tuyến lớp mạng và cơ chế hoán đổi nhãn
thành một giải pháp đơn giản để đạt được các mục tiêu: cải thiện hiệu năng định
tuyến, tính mềm dẻo của định tuyến trên các mô hình xếp chồng truyền thống và
tăng tính mềm dẻo trong quá trình phát triển các loại hình dịch vụ mới…
Trong MPLS, nhãn được sử dụng để truyền tải gói tin qua mạng. Các nhãn này
gắn vào các gói tin và cho phép bộ định tuyến chuyển tiếp lưu lượng theo nhãn mà
không cần địa chỉ IP đích.
MPLS chia bộ định tuyến làm hai phần chức năng riêng biệt là chuyển tiếp gói tin
và điều khiển. Phần chức năng chuyển tiếp gói sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn. Kỹ
thuật hoán đổi nhãn về bản chất là việc tìm chặng kế tiếp cho gói tin trong một
bảng chuyển tiếp nhãn, sau đó thay thế giá trị nhãn của gói rồi chuyển tới cổng ra
của bộ định tuyến. Việc này đơn giản hơn nhiều so với việc xử lý gói tin thông
thường ở lớp mạng và do vậy cải tiến được năng lực của thiết bị. Phần chức năng
điều khiển của MPLS bao gồm các giao thức định tuyến với nhiệm vụ phân phối
thông tin định tuyến giữa các bộ định tuyến, và thủ tục gán nhãn để chuyển thông
tin định tuyến thành bảng chuyển tiếp nhãn. MPLS có thể hoạt động được với các
giao thức định tuyến Internet như giao thức tìm đường đi ngắn nhất OSPF (Open
Shortest Path First) và BGP (Border Gateway Protocol) hay PNNI (Private
Network-to-Network Interface) của ATM.
Khi các gói tin vào mạng MPLS, bộ định tuyến không chuyển tiếp theo từng gói
mà thực hiện phân loại chúng thành các lớp chuyển tiếp FEC (Forwarding
Equivalency Classes), sau đó liên kết các lớp này với các giá trị nhãn. Để ấn định
và phân bổ các liên kết nhãn với lớp chuyển tiếp, MPLS sẽ sử dụng giao thức phân
bổ nhãn LDP (Label Distribution Protocol). Khi giao thức LDP hoàn thành nhiệm
vụ, một đường dẫn chuyển mạch nhãn sẽ được thiết lập từ đầu vào tới đầu ra. Hình
1 chỉ ra vị trí và khuôn dạng nhãn MPLS trong một gói dữ liệu.
Hình 1: Định dạng cấu trúc nhãn MPLS
Trong đó:
CoS: Phân lớp dịch vụ (Class of Service)
S: Ngăn xếp (Stack)
TTL = Thời gian sống của gói tin trên mạng (Time To Live)
2. Nhu cầu phát triển của WMPLS
Các công ty như Juniper, Nortel và Cisco hiện đang đầu tư thời gian và tiền của để
nghiên cứu và phát triển vấn đề tích hợp MPLS với công nghệ Internet trên lĩnh
vực không dây. Nguyên nhân là do: IP trong lĩnh vực không dây hiện nay đang
gặp phải một số thách thức, như các giao thức định tuyến IP không hoàn toàn phù
hợp với các mạng không dây di động khi đem so sánh nó với công nghệ WMPLS.
Việc tích hợp MPLS với IP di động đang trở thành một công nghệ hấp dẫn. Nó
cho phép quản lý cục bộ, hỗ trợ chuyển giao, cấp phát địa chỉ, định tuyến và
chuyển giao lưu lượng trong môi trường không dây.
Có một số công nghệ khác như công nghệ ATM, các công nghệ 3G, đang được
sửa đổi để hỗ trợ IP di động. Tuy nhiên, MPLS là công nghệ được ưa thích hơn cả
vì nó có thể đơn giản hóa việc điều khiển lưu lượng trong các mạng lõi. Hơn nữa,
MPLS không chỉ cung cấp tốc độ xử lý nhanh để cải thiện hiệu năng cho IP hiện
nay với chi phí thấp nhất mà còn không gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khi
hạ tầng mạng thay đổi.
3. Hoạt động của WMPLS
3.1. Cấu trúc gói tin WMPLS
WMPLS sử dụng hai khuôn dạng tiêu đề cơ bản được chỉ ra trong hình 2. Trong
mạng WMPLS, 2 bit đầu tiên trong số 20 bit của trường nhãn (Label) sẽ được đọc
giống như trường cờ (Flag). Trường này sẽ quyết định trường điều khiển (Control)
và trường CRC (Cyclic Redundancy Code) có được sử dụng hay không, đồng thời
cho biết độ dài của trường điều khiển được sử dụng là 1 hay 2 byte, tương ứng với
các bit chỉ số thứ tự là 3 hay là 7.
Trong mô hình chồng lấn, tại đó giao thức lớp thấp hơn sẽ hỗ trợ việc điều khiển
luồng và lỗi, khuôn dạng tiêu đề WMPLS sẽ không có trường điều khiển và
trường CRC. Để xác định khuôn dạng cho nhãn khi này thì hai bit đầu tiên của
trường nhãn được thiết lập bằng 0 để biểu thị rằng trường điều khiển và trường
CRC không được sử dụng (Hình 2a).
Cờ
(2 bit)
Nhãn
(18 bit)
CoS
(1 bit)
S
(1 bit)
TTL
(8 bit)
Hình 2a: Tiêu đề WMPLS khi không có trường điều khiển và CRC
Hình 2b: Tiêu đề WMPLS có trường điều khiển và CRC
Trong trường điều khiển, chỉ ra ở hình 2b, N(S) là số thứ tự gói/khung đang gửi và
N(R) là số thứ tự khung yêu cầu phát lại tự động hoặc số thứ tự khung báo nhận
điều khiển luồng. Số bit của N(S) và N(R) phụ thuộc vào giá trị của cờ (bảng 1).
Trong đó, đối với các dịch vụ tốc độ truyền tải thấp, N(R) và N(S) chỉ có 3 bit, và
ngược là sẽ là 7 bit.
Bảng 1: Giá trị các bit cờ trong tiêu đề gói tin WMPLS
Các bit cờ (Flag) N(S), N(R)
0 0 Không có trường điều khiển và CRC
0 1 3 bit N(R) và 3 bit N(S)
1 0 7 bit N(R) và 7 bit N(S)
1 1 Dự phòng cho các ứng dụng trong tương lai
3.2. Giao thức trong WMPLS
Hai giao thức được sử dụng trong mạng MPLS là giao thức phân bổ nhãn LDP và
giao thức giành trước tài nguyên (RSVP- Resource Reservation Protocol). Khi tiến
hành mở rộng MPLS sang miền không dây, người ta đã tiến hành sửa đổi hai giao
thức này để có thể hỗ trợ các dịch vụ WMPLS. Mạng WMPLS sử dụng giao thức
định tuyến cưỡng bức LDP (CR-LDP - Constraint-based Label Distribution
Protocol) để định nghĩa người sử dụng (NSD) đầu cuối và giao thức RSVP mở
rộng (E-RSVP) để thiết lập đường chuyển mạch nhãn LSP (Label Switched Path).
Do đó, trong môi trường mạng tế bào di động, khi thực hiện chuyển giao từ một
trạm gốc này sang một trạm gốc khác thì sẽ không phải phá bỏ kết nối LSP.
3.3. Hoạt động của WMPLS
Hình 3 đưa ra mô hình mạng WMPLS được kết nối với nhau và kết nối với mạng
MPLS có dây như thế nào. Mô hình này được xây dựng bằng cách kết nối các cell
tới một bộ điều khiển trung tâm.
Hình 3: Mạng gói WMPLS thông thường trên mạng đường trục MPLS có dây
Như đã nói ở trên, WMPLS là dạng mở rộng của MPLS có dây, nhưng nó sử dụng
các bước sóng vô tuyến mở thay vì sử dụng cáp.
Tại Mỹ, Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã quy định các tần số/bước
sóng vô tuyến mở và cấp giấy phép truyền dẫn WMPLS. Những NSD không dây
sẽ sử dụng các băng tần này và do đó đảm bảo được QoS cho các NSD WMPLS.
Các băng tần hiện nay tập trung tại các tần số 2,5; 5,8; 10,5; 24; 28; 38; và 48
GHz. Vì các dịch vụ vệ tinh cố định sử dụng các tần số thuộc băng Ka, nên
WMPLS sử dụng tần số từ 18 đến 31 GHz. Ở các tần số cao hơn thì băng thông
khả dụng lớn hơn vì lúc này tốc độ truyền dẫn sẽ nhanh hơn. Những tần số cao có
độ rộng phổ hẹp hơn và có tính động hơn so với các tần số thấp. Do đó, điều khiển
truyền dẫn trong WMPLS được thực hiện dễ dàng hơn.
WMPLS kết nối trực tiếp với phần băng tần đã được ấn định bằng cách sử dụng
các mặt phẳng quản lý và mặt phẳng điều khiển không dây. Sau khi có được kết
nối, các thiết bị đầu cuối của kết nối này sẽ bắt đầu thông tin với nhau thông qua
mạng đường trục MPLS có dây/không dây. Khi quá trình trao đổi thông tin kết
thúc, kết nối sẽ bị ngắt và băng tần vô tuyến đã được cấp phát sẽ được giải phóng
cho các người dùng WMPLS khả dụng. WMPLS hỗ trợ QoS cùng mức so với
MPLS có dây.
* Lựa chọn phổ tần cho WMPLS
Với các công nghệ truy nhập không dây băng rộng tốc độ cao thì một trong những
vấn đề quan tâm chính là phổ tần. Có ba hệ thống phổ tần được đưa ra dưới đây:
UNII (Unlicensed National Information Infrastructure): Hoạt động không có giấy
phép tại dải tần 2,4GHz và 5,8GHz. Nó ít tốn kém hơn so với các dạng phổ tần
khác nhưng lại nhạy cảm với nhiễu. Nhiễu sẽ gây ra mất gói và độ tin cậy thấp.
MMDS (Multichannel Multipoint Distribution Service): Hoạt động tại tần số
2,5GHz, hỗ trợ dịch vụ đa điểm, trong đó NSD truy nhập vào cùng một trạm gốc
và chia sẻ băng thông từ cùng một trạm thu phát như chỉ ra trong hình 4. Nhược
điểm của MMDS là cần phải có tầm nhìn thẳng từ NSD đến trạm gốc. Cây cối, tòa
nhà cao tầng, và địa hình sẽ cản trở đường liên kết trong môi trường không khí đó.
Hình 4: Cấu trúc mạng MMDS với một anten bao phủ một vùng
LMDS (Local Multipoint Distribution System): Hoạt động tại dải tần từ 28 đến
40GHz. Hệ thống này cho độ tin cậy cao hơn đối với các ứng dụng mức cao và
băng thông rộng hơn, nhưng thiết bị lại đắt tiền hơn. Và sẽ phải có các trạm thu
phát nằm giữa các vùng phục vụ, như miêu tả ở hình 5. Một nhược điểm khác của
LMDS là nó nhạy cảm với thời tiết và bị hạn chế về khoảng cách (tối đa chỉ
khoảng 3,2 km tính từ trạm gốc).
Hình 5: Cấu trúc mạng LMDS với nhiều anten bao phủ một vùng
* Lớp điều khiển truy nhập môi trường (MAC)
Mặc dù mạng không dây có nhiều ưu điểm, nhưng chúng ta không thể quên rằng tỉ
lệ lỗi bit của môi trường không dây cao; do đó cần thực hiện điều chỉnh lỗi ở mức
độ cao hơn để có được độ tin cậy ổn định như mong muốn. Để giảm thiểu những
thay đổi của môi trường không dây, cần phải sử dụng lớp MAC, và để thực hiện
việc điều chỉnh lỗi bit chúng ta phải sử dụng lớp Liên kết dữ liệu.
Hình 6 mô tả các lớp của WMPLS từ lớp mạng (Network Layer) đến lớp vật lý
không dây (Wireless Physical Layer). Lớp liên kết vô tuyến (Radio Link Layer) và
lớp MAC không dây (Wireless MAC Layer) được đặt ở giữa lớp mạng và lớp vật
lý không dây.
Hình 6: Kiến trúc lớp WMPLS
* Kỹ thuật WMPLS
WMPLS sử dụng giao thức hội tụ truyền dẫn TCP để có thể thiết lập và giải phóng
các kết nối, và để xóa bỏ cũng như tái thiết lập các kết nối khi các đầu cuối di
động di chuyển. Khi này cần có sự quản lý cục bộ và một kiến trúc mạng vững
chắc.
Để có thể thực hiện được WMPLS thì cần phải có một số thay đổi về mặt kỹ thuật,
bao gồm: quản lý cục bộ, định tuyến, chuyển giao lưu lượng không dây động, và
một vài thay đổi về kiến trúc mạng. Những thay đổi này sẽ được giải thích cụ thể ở
các phần dưới đây.
Quản lý cục bộ
Mạng phải có chức năng quản lý cục bộ để có thể biết được đường di chuyển của
các đầu cuối di động. Do đó, mạng sẽ có được thông tin về vị trí của các NSD và
cung cấp dịch vụ cho NSD.
Để định vị một đầu cuối di động, mạng có thể xác định vùng định tuyến RA
(Routing Area) phục vụ đầu cuối đó thay vì tìm tất cả các trạm gốc có thể phục vụ
đầu cuối đó. Tất cả những gì cần thiết để xác định thành công một đầu cuối di
động là cập nhật những thay đổi xảy ra trực tiếp với RA. Mỗi đầu cuối di động
(host) sẽ sử dụng một thanh ghi thường trú HA (Home Agent). HA chứa thông tin
liên quan đến vị trí hiện thời của đầu cuối (vị trí vùng). Để biết chính xác hơn về
vị trí của mình, đầu cuối phải sử dụng đến thanh ghi tạm trú FA (Foreign Agent).
Trên thực tế FA là bộ định tuyến (router) gần với host nhất.
Chuyển giao
Để giải quyết vấn đề di chuyển của đầu cuối di động, cần thực hiện 3 bước sau
đây: 1- định vị đầu cuối, 2- tái định tuyến: thiết lập một kết nối bằng cách xác định
một đường đi mới đến một RA mới tại đó đầu cuối đang đi vào, 3- chuyển giao:
chuyển luồng dữ liệu qua đường mới vừa thiết lập ở trên và thoát ra khỏi đường cũ
mà không gây ảnh hưởng đến kết nối đó.
4. Ứng dụng của WMPLS
MPLS hiện nay đang là công nghệ mạng có khả năng tích hợp các cấu hình, phần
cứng, cáp và sợi quang vào một mạng diện rộng thống nhất. Nhờ đó, khách hàng
có thể truyền dữ liệu với tốc độ nhanh hơn, độ tin cậy cao hơn và băng thông được
sử dụng hiệu quả hơn. MPLS cũng hỗ trợ các dịch vụ phân biệt và do đó các nhà
cung cấp mạng sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Là phiên bản mở rộng của MPLS,
WMPLS kế thừa những ưu điểm đó, ngoài ra nó còn được ứng dụng trong một số
lĩnh vực sau:
- Hỗ trợ các dịch vụ ảo cho các kỹ sư và các thủy thủ trong trường hợp khẩn cấp.
- Hỗ trợ giáo dục, thể thao và truyền thông du lịch.
- Quản lý thời gian thực như đặt vé, truyền thông Dược học và giám sát thiết bị
công nghiệp.
- Trong lĩnh vực hàng hải- tìm tuyến đường ít đông nhất và đến được cuộc họp
đúng giờ…
5. Kết luận
Bài viết đã đưa ra những điểm khái quát nhất về WMPLS: cấu trúc gói tin
WMPLS, các giao thức được sử dụng trong mạng WMPLS, hoạt động của mạng
và ứng dụng của nó trong thực tế. Được mở rộng từ công nghệ tiên tiến MPLS,
WMPLS hiện đang là ứng cử viên lớn cho công nghệ mạng 4G UMTS. Tuy nhiên,
để mở rộng được sang miền không dây, WMPLS cũng gặp phải không ít khó khăn
như vấn đề quản lý cục bộ, định tuyến và chuyển giao khi đầu cuối là các thiết bị
di động. Đó là một hướng nghiên cứu mới cho những ai quan tâm đến WMPLS.