Công nghệ dạy học hiện đại và việc nâng cao hiệu quả dạy học Modul Kĩ thuật chung về ô tô tại các trường cao đẳng nghề

1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, với sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, nhà khoa học,. . . sự nghiệp giáo dục - đào tạo nghề đang từng bước phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đa số sinh viên các trường cao đẳng nghề đều gặp khó khăn trong việc lĩnh hội phần kiến thức Modul Kĩ thuật chung về ô tô. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm lí luận về Công nghệ dạy học hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ dạy học hiện đại và việc nâng cao hiệu quả dạy học Modul Kĩ thuật chung về ô tô tại các trường cao đẳng nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 83-87 CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI VÀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MODUL KĨ THUẬT CHUNG VỀ Ô TÔ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Tăng Văn Hoàn Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội E-mail: tangvanhoan@gmail.com Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về Công nghệ dạy học hiện đại, tiếp cận quá trình dạy học Modul Kĩ thuật chung về ô tô theo Công nghệ dạy học hiện đại. Đề xuất sơ đồ thiết kế bài dạy Modul Kĩ thuật chung về ô tô theo Công nghệ dạy học hiện đại đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, với sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, nhà khoa học,. . . sự nghiệp giáo dục - đào tạo nghề đang từng bước phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đa số sinh viên các trường cao đẳng nghề đều gặp khó khăn trong việc lĩnh hội phần kiến thức Modul Kĩ thuật chung về ô tô. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm lí luận về Công nghệ dạy học hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản về Công nghệ dạy học hiện đại Công nghệ dạy học hiện đại: Công nghệ dạy học hiện đại được hiểu là công nghệ dạy học với phương tiện, phương pháp và kĩ năng trong thời đại ngày nay - thời đại công nghệ thông tin và truyền thông. Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học được hiểu là những sản phẩm hoàn chỉnh do con người tạo ra nhằm góp phần tương tác giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học [3]. Phương pháp dạy học (PPDH): PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học [3]. 83 Tăng Văn Hoàn Những nguyên công chính của hoạt động dạy học: Bao gồm một số công việc: chuẩn bị (nghiên cứu chương trình và kế hoạch dạy học liên quan, lập kế hoạch dạy học môn học, soạn bài/giáo án, chuẩn bị thí nghiệm); thực hiện (lên lớp, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn thảo luận, hướng dẫn đồ án); kiểm tra và đánh giá [3]. Kĩ năng dạy học: Kĩ năng dạy học là khả năng của người dạy thực hiện một cách có kết quả các hoạt động/công việc của mình để đạt được mục đích dạy học đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định. 2.2. Nâng cao hiệu quả dạy học Modul Kĩ thuật chung về ô tô tại các trường cao đẳng nghề Để nâng cao hiệu quả dạy học Modul Kĩ thuật chung về ô tô tại các trường cao đẳng nghề, tác giả đề xuất sơ đồ thiết kế bài dạy Modul Kĩ thuật chung về ô tô theo Công nghệ dạy học hiện đại như sau: Sơ đồ 1. Thiết kế bài dạy Modul Kĩ thuật chung về ô tô theo Công nghệ dạy học hiện đại Sơ đồ thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành tố của quá trình dạy học. 84 Công nghệ dạy học hiện đại và việc nâng cao hiệu quả dạy học... Hiệu quả của dạy học là sự kết hợp khéo léo giữa nhiều thành tố để tạo thành một quy trình rõ ràng về logic và nội dung. Vậy, đòi hỏi giáo viên phải hiểu và tuân thủ những kĩ thuật nhất định để vận dụng vào việc dạy học. 2.2.1. Mục tiêu của bài học Là hệ thống kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học phải đạt được sau bài học với thời gian xác định. 2.2.2. Tiềm năng của người học Được xác định trên 3 mục tiêu cơ bản đã có của người học trước khi lĩnh hội tri thức mới đó là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Ngoài ra, cần xem xét tới các yếu tố khác như: sở thích, mong muốn, năng khiếu, tố chất. . . của họ. Tuy nhiên, với việc xác định người học tiềm năng thông qua các môn học văn hóa phổ thông như hiện nay sẽ không phản ánh được đầy đủ về họ. Song, bằng việc xác định thông qua các bài test và hệ thống bài thực hành ảo sẽ có được kết quả tương đối toàn diện về người học tiềm năng và đó là cơ sở cho việc thực hiện những công việc tiếp theo. 2.2.3. So sánh So sánh giữa mục tiêu của bài học, chương học, môn học với người học tiềm năng ở thời điểm xác định. Từ việc so sách, giáo viên sẽ có được một cái nhìn tương đối đầy đủ và toàn diện về người học tiềm năng và đó là cơ sở cho việc thiết kế nội dung, phương pháp, lựa chọn phương tiện. . . vận dụng vào quá trình giảng dạy của giáo viên. Ví dụ: Đối với bài Nhận dạng động cơ 4 kì, yêu cầu về mục tiêu ở trình độ cao đẳng nghề là: Sau khi học xong người học có khả năng: phát biểu đúng khái niệm về động cơ 4 kì; trình bày đúng nguyên lí hoạt động của động cơ 4 kì qua đồ thị phân phối khí; so sánh được ưu nhược điểm giữa động cơ diesel và động cơ xăng; xác định đúng hành trình hoạt động thực tế trên động cơ; chủ động và tích cực trong học tập. Bên cạnh đó, thông qua các bài test, các bài thực hành ảo, cho kết luận cơ bản về người học tiềm năng như sau: kiến thức văn hóa phổ thông đạt trình độ trung bình, kiến thức về các môn học có liên quan như: vẽ kĩ thuật, vật liệu cơ khí, dung sai lắp ghép,. . . đạt trình độ trung bình, tư duy về kĩ thuật cũng như kĩ năng tính toán đạt trình độ trung bình, khả năng thích ứng với nghề đạt trình độ trung bình, chưa thực sự thích thú với môn học. Qua đó, so sánh, phân tích, phân loại người học tiềm năng để có được những kết luận làm cơ sở cho những công việc tiếp theo. 2.2.4. Thiết kế nội dung học tập Nội dung học tập là đối tượng mà người học cần phải lĩnh hội để đạt được mục tiêu bài học trong thời gian xác định. Việc thiết kế nội dung học tập dựa trên kết quả của việc so sánh giữa người học tiềm năng và mục tiêu của bài học. Do vậy, khi thiết kế sẽ có những nội dung có thể phải chia nhỏ hoặc rất nhỏ, có nội dung cần phải lồng ghép, có nội dung phải kết hợp nhiều nội dung, kiến thức liên môn, 85 Tăng Văn Hoàn liên ngành lại với nhau,. . . Ngoài ra, khi thiết kế cần phải chú ý đến việc lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Cần phải xem xét nội dung nào, đối tượng nào thì dùng máy chiếu vật thể, máy chiếu qua đầu,. . . Nội dung nào thì vận dụng những phầm mềm có sẵn hay cần tới việc thiết kế phần mềm dạy học riêng,. . . Ví dụ: Với ví dụ ở mục 2.2.3, để đạt mục tiêu của bài học, nội dung cơ bản của bài học bao gồm: Khái niệm về động cơ 4 kì, nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì, so sánh ưu nhược điểm giữa động cơ diesel và động cơ xăng, xác định các hành trình làm việc thực tế của động cơ 4 kì. Với nội dung như trên, nếu dạy học bằng phấn bảng và tranh vẽ thông thường thì rất khó đạt được mục tiêu dạy học bởi lẽ: phải cần một lượng lớn thời gian cho việc mô tả và giảng giải cơ cấu, hơn nữa không mô tả được những hình ảnh động khi cơ cấu làm việc. Nhưng với Công nghệ dạy học hiện đại, học sinh hoàn toàn có thể quan sát sự truyển động của cơ cấu trên máy chiếu, do vậy 100% học sinh phân tích được nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì và những nội dung khác. Ngoài ra, việc phân tích các lực tác dụng khi cơ cấu làm việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều do đó đáp ứng tốt mục tiêu bài học. Do vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học cần thiết kế nội dung, điều kiện và môi trường học tập hợp lí. 2.2.5. Thực hiện việc dạy học Được hiểu là truyền thụ và tiếp thu có tổ chức nội dung kiến thức đã được xác định. Khi thực hiện việc dạy học cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất: người học là trung tâm, là tác nhân chính của quá trình đào tạo. Thứ hai: người dạy là người hướng dẫn tổ chức và giúp đỡ. Thứ ba: môi trường sẽ ảnh hưởng tới người dạy và phương pháp dạy, đến người học và phương pháp học một cách tương hỗ. 2.2.6. Đánh giá bài học Đánh giá bài học phải được tiến hành liên tục để xác định tính hiệu quả và sự phù hợp của bài học, xác định những thực tế tốt và xấu, đề xuất những thay đổi để nâng cao chất lượng đào tạo. Các phương diện đánh giá đó là: Tính hiệu quả của bài học, tính hiệu suất của bài học, tính kinh tế của bài học, tính phù hợp của bài học. Ngoài ra cũng cần xét tới các yếu tố như: Mức độ hài lòng của người học, kết quả đạt được của người học, việc vận dụng kiến thức của người học vào công việc,. . . Với việc vận dụng CNDH hiện đại vào việc đánh giá sẽ mang tính khác quan, đảm bảo thời gian và độ chính xác. 2.2.7. Nhánh 1, 2, 3, 4 Là những việc mà giáo viên phải thực hiện lại sau khi đã có kết quả của việc đánh giá. Tuy nhiên, tùy theo tiêu chí và tỷ lệ đạt/không đạt của người học để quyết định tới việc lựa chọn việc cần thực hiện lại. 86 Công nghệ dạy học hiện đại và việc nâng cao hiệu quả dạy học... 2.2.8. Kết quả thực nghiệm Quá trình triển khai thực nghiệm sư phạm cho thấy, quy trình và phương pháp thực nghiệm sư phạm là đúng đắn. Kết quả thực nghiệm là khả quan, đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Modul Kĩ thuật chung về ô tô tại các trường cao đẳng nghề. 3. Kết luận Như vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kĩ hơn về Công nghệ dạy học hiện đại, xây dựng thành một cơ sở lí luận vững chắc làm căn cứ cho việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Ngoài ra cần phải trang bị thêm cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy nghề kiến thức về Công nghệ dạy học hiện đại, công nghệ thông tin và truyền thông để họ có thể đổi mới phương pháp dạy học và đó là một hướng đi phù hợp với xu thế hiện nay, cần được nhân rộng và tiếp tục nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Ngọc Đạt, 2000. Bài giảng lí luận dạy học hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [2] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Nguyễn Xuân Lạc, 2010. Bài giảng Lí luận và Công nghệ dạy học hiện đại. Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội. ABSTRACT Modern teaching technology and enhancing the efficiency of teaching Modules general engineering on automobiles at vocational colleges The paper researches some basic issues of modern teaching technology. The approach to teaching modules, general engineering on automobiles basing on mod- ern teaching technology. Proposed scheme design lesson module teaching technology general engineering on automobile based on modern teaching technology has con- tributed to raising the effectiveness of teaching this subject. 87