Công nghệ nuôi cá hồ chứa
Mô tả sản phẩm/qui trình công nghệ và khả năng ứng dụng vào thực tiễn:
1. Mô tả tóm tắt công nghệ
1.1. Quy trình công nghệ nuôi cá rô phi trong lồng bè đạt tiêu chuẩn sạch
+ Ðịa điểm và môi trường nuôi lồng bè
Nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa phải có nguồn nước trong sạch, không bị nhiễm
bẩn bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải của các nhà máy hoá
chất. Môi trường nuôi phải đảm bảo pH từ 6,5-8,5, ô xy hoà tan trên 5mg/l. Nuôi
cá trong bè trên sông phải chọn những nơi có tốc độ dòng chảy 0,2-0,3m/giây.
Không nên nuôi ở nơi nước đứng hoặc các eo ngách. Nuôi trên hồ chứa chọn các
điểm khuất gió, nước sâu >5 mét, lưu thông nước tốt. Lồng bè bố trí trên sông
thành các cụm, mỗi cụm không quá 20 lồng bè cá, khoảng cách mỗi cụm lồng bè
nên cách nhau 200-300m. ở hồ chứa nên làm các lồng cỡ vừa và nhỏ bố trí mỗi
thành cụm lồng 10-15 chiếc, mỗi cụm lồng bè cách nhau 200-300m. Tổng diện tích
lồng bè không chiếm quá 0,2% diện tích khu vực.
+ Cấu tạo và kích thước lồng bè nuôi cá
Bè nuôi cá rô phi được thiết kế tương tự như bè nuôi cá tra, basa, song vì cá rô phi
không có khả năng hô hấp bằng bóng khí như cá những loài cá này nên lồng bè
phải thiết kế để đảm bảo độ lưu thông của nước.
Hai mặt bên của bè cá nuôi trên sông được thưng bằng ván gỗ hoặc tấm nhựa để
đảm bảo phẳng khít hạn chế thức ăn thả xuống bị trôi lọt giắt vào khe. Cũng có thể
dùng lồng lưới căng trong khung gỗ, tre hoặc nhựa composite.
Lưới làm lồng nuôi cá tốt nhất là loại làm bằng polyetylen dệt không co gút. Cỡ
mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả. Lồng được buộc vào khung lồng và làm
nổi bằng hệ thống phao nhựa hoăch thùng phuy đính vào khung lồng. Các góc lồng
được cố đọnh bằng các cọc hoặc gỗ buộc thẳng góc với khung lồng.
Ðối với bè nuôi cá trên sông không nên làm bè quá lớn, thể tích phù hợp cho nuôi
cá rô phi không nên quá 200 m3.
3 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ nuôi cá hồ chứa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ nuôi cá hồ chứa
Mô tả sản phẩm/qui trình công nghệ và khả năng ứng dụng vào thực tiễn:
1. Mô tả tóm tắt công nghệ
1.1. Quy trình công nghệ nuôi cá rô phi trong lồng bè đạt tiêu chuẩn sạch
+ Ðịa điểm và môi trường nuôi lồng bè
Nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa phải có nguồn nước trong sạch, không bị nhiễm
bẩn bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải của các nhà máy hoá
chất. Môi trường nuôi phải đảm bảo pH từ 6,5-8,5, ô xy hoà tan trên 5mg/l. Nuôi
cá trong bè trên sông phải chọn những nơi có tốc độ dòng chảy 0,2-0,3m/giây.
Không nên nuôi ở nơi nước đứng hoặc các eo ngách. Nuôi trên hồ chứa chọn các
điểm khuất gió, nước sâu >5 mét, lưu thông nước tốt. Lồng bè bố trí trên sông
thành các cụm, mỗi cụm không quá 20 lồng bè cá, khoảng cách mỗi cụm lồng bè
nên cách nhau 200-300m. ở hồ chứa nên làm các lồng cỡ vừa và nhỏ bố trí mỗi
thành cụm lồng 10-15 chiếc, mỗi cụm lồng bè cách nhau 200-300m. Tổng diện tích
lồng bè không chiếm quá 0,2% diện tích khu vực.
+ Cấu tạo và kích thước lồng bè nuôi cá
Bè nuôi cá rô phi được thiết kế tương tự như bè nuôi cá tra, basa, song vì cá rô phi
không có khả năng hô hấp bằng bóng khí như cá những loài cá này nên lồng bè
phải thiết kế để đảm bảo độ lưu thông của nước.
Hai mặt bên của bè cá nuôi trên sông được thưng bằng ván gỗ hoặc tấm nhựa để
đảm bảo phẳng khít hạn chế thức ăn thả xuống bị trôi lọt giắt vào khe. Cũng có thể
dùng lồng lưới căng trong khung gỗ, tre hoặc nhựa composite.
Lưới làm lồng nuôi cá tốt nhất là loại làm bằng polyetylen dệt không co gút. Cỡ
mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả. Lồng được buộc vào khung lồng và làm
nổi bằng hệ thống phao nhựa hoăch thùng phuy đính vào khung lồng. Các góc lồng
được cố đọnh bằng các cọc hoặc gỗ buộc thẳng góc với khung lồng.
Ðối với bè nuôi cá trên sông không nên làm bè quá lớn, thể tích phù hợp cho nuôi
cá rô phi không nên quá 200 m3. Ðối với nuôi cá lồng trên hồ chứa, thể tích lồng
có thể bố trí như sau:
1,5m x 1,5m x 2m = 4,5m3
2 m x 2m x 2m = 8 m3
3m x 3m x 2m = 18 m3
Vật kiệu làm khung lồng có thể làm bằng gỗ, nhựa composite hoặc tre được liên
kết chặt chẽ với nhau bằng các bulông.
Mặt đáy lồng nên thưng bằng ván khít để giữ được thức ăn, đồng thời chứa được
nhiều cá.
+ Cá giống và mật độ thả
Thả cá giống rô phi dòng GIFT đơn tính, đảm bảo chất lượng và kích cỡ tiêu
chuẩn.
Ngoại hình: Không dị hình, kích cỡ đồng đều, được sản xuất tại các cơ sở có uy
tín.
Trạng thái hoạt động: Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìn và theo
đàn.
Kích cỡ cá giống nuôi lồng bè nên thả cá giống lớn: 5-6cm, trọng lượng 10-
15g/con.
Mật độ thả: Ðối với nuôi cá bè trên sông, thể tích bè lớn nên thả mật độ thưa: 100-
120 con/m3, nếu lồng bè nhỏ trên sông hoặc trên hồ chứa có thể thả mau hơn: 120-
200 con/m3.
+ Cho cá ăn và chăm sóc
Thức ăn dùng để nuôi cá rô phi lồng bè là thức ăn chế biến, giai đoạn cá nhỏ dưới
300g có thể cho cá ăn thức ăn tự chế có hàm lượng đạm 22-26% hoặc thức ăn công
nghiệp. Giai đoạn cá trên 300g nên cho ăn thức ăn công nghiệp vì cá yêu cầu dinh
dưỡng cân bằng. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo trọng lượng cá như nuôi
thâm canh cá rô phi trong ao. Chế độ cho ăn như đối với ao nuôi thâm canh.
Ðối với thức ăn tự chế phải chế biến có độ kết dính cao, tránh thất thoát khi cho cá
ăn bằng cách cho ăn từ từ. Thành phần dinh dưỡng cân đối do các chuyên gia dinh
dưỡng thiết kế.
Quản lý chăm sóc: Thường xuyên làm vệ sinh lồng bè để đảm bảo nước lưu thông
tốt, cung cấp đủ ô xy hoà tan cho cá. Khi nước chảy mạnh phải có biện pháp che
chắn làm giảm lưu tốc của nước qua bè.
Khi nước chảy yếu phải có biện pháp quạt làm tăng cường lượng nước lưu thông
cho bè nuôi.
Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của cá, nhất là khi cho cá ăn để phát
hiện bệnh dịch kịp thời. Thời điểm cá hay bệnh là đầu mùa lũ và cuối mùa lũ (ở
ÐBSCL) và tháng 9-10 ở miền bắc.
Vào mùa lũ bão cần theo dõi dự báo thời tiết để di chuyển lồng bè đến nơi an
toàn.
Năng suất đối với nuôi cá bè có thể đạt 400-60kg/m3, nuôi lồng nhỏ có thể đạt 80-
100kg/m3.
+ Thu hoạch
Khi cá đạt trọng lượng trên 500 g/con có thể tiến hành thu hoạch. Trước khi thu cá
dừng cho ăn 1-2 ngày để cá dễ vận chuyển sống tới nhà máy hoặc tiêu thụ tươi
sống.
1.2. Quy trình công nghệ nuôi cá hồ chứa
+ Đối tượng nuôi: Cá mè trắng, mè hoa, mè vinh, trắm cỏ, rô phi, chép
+ Mật độ: 0,3-0,5 con/m2 mặt nước
+ Quản lý: Chủ hồ quản lý, Có thể kết hợp với phương thức Đồng quản lý để bảo
vệ nguồn lợi cá trong hồ. Lấy khoán sản phẩm cá khai thác được để phân chia
quyền lợi giữa người đầu tư và người khai thác.
+ Khai thác: Cho ngư dân tự khai thác hoặc thành lập các tổ khai thác.
+ Tiêu thụ sản phẩm chủ đầu tư điều hành: Phân phối cho các đại lý đến thu mua
tại hồ hàng ngày.
+ Thời gian nuôi: Diễn ra liên tục, vừa đánh tỉa, vừa thả bù
+ Địa điểm áp dụng: Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và miền Trung Việt
Nam.
2. Phương thức chuyển giao
- Chuyển giao trọn gói
- Chuyển giao từng phần
- Thỏa thuận theo hợp đồng
3. Các điều kiện để công nghệ được áp dụng
- Đội ngũ cán bộ phụ trách chuyển giao là những cán bộ nghiên cứu kỹ thuật có
chuyên môn sâu, nắm được công nghệ, có năng lực và kinh nghiệm về công nghệ
chuyển giao.
- Cá nhân, tổ chức tiếp nhận công nghệ phải đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ cho
việc nhận chuyển giao, có khả năng ứng dụng và nhân rộng công nghệ trong khu
vực. Nhân lực nhận chuyển giao có sức khỏe, có văn hóa hoặc có kinh nghiệm về
NTTS để có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao.
- Quy mô đầu tư công nghệ phù hợp và nằm trong phạm vi khả năng tiếp cận của
người dân vùng nông thôn miền núi, hiệu quả kinh tế được thể hiện rõ.
- Công nghệ được chuyển giao nằm trong chiến lược phát triển ngành thủy sản của
quốc gia