BÀI I: NHẬN DẠNG VỀ ÔTÔ
I.Khái niệm về ôtô
Ôtô là một phương tiện giao thông đườn bộ quan trọng trong
mạng lưới giao thông của các quốc gia, đặc biệt trong các quốc
gia phát triển. Nhu cầu giao thông vận tải không ngừng gia tăng
cùng với khả năng vận chuyển hàng hóa, con người một cách linh
hoạt
43 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ ô tô - Bài I: Nhận dạng về ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 18 /BQP
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ
BÀI I: NHẬN DẠNG VỀ ÔTÔ
I.Khái niệm về ôtô
Ôtô là một phương tiện giao thông đườn bộ quan trọng trong
mạng lưới giao thông của các quốc gia, đặc biệt trong các quốc
gia phát triển. Nhu cầu giao thông vận tải không ngừng gia tăng
cùng với khả năng vận chuyển hàng hóa, con người một cách linh
hoạt
II.Lịch sử và xu hướng phát triển cuả ôtô
Năm 1600, người Hà Lan làm ra chiếc xe chạy bằng sức đẩy của
gió như thuyền buồm hiện nay. Đến thế kỷ 18 máy hơi nước ra
đời, loại ô tô chạy bằng nguồn lực ấy được chế tạo ở Pháp năm
1796, ở Anh năm 1801, ở Mỹ năm 1804. Nhưng ô tô không đi
được trên đường vòng và khúc khuỷ. Tiếp đó, năm 1832 người ta
đã chế tạo hộp số có 3 số ra đời. Năm 1878 động cơ 2 kỳ và 4 kỳ
do kỹ sư người Đức chế tạo ra đời nhưng tốc độ rất chậ: mãi đến
năm 1885 – 1886 mới chế tạo ra đời động cơ mạnh hơn dùng
cho mô tô và ô tô có tốc độ lớn nhất 18 Km/h được bán trên thị
trường. Năm 1896 động cơ ô tô chạy bằng dầu madút ra đời do
Điêden người Đức chế tạo, gọi là động cơ Điêden.
* Sự phát triển kỹ thuật cuả ôtô đã trải qua nhiều thế hệ
- Thế hệ 1
Trước những năm 30 các hệ thống và thiết bị trên xe ôtô trang bị
rất đơn giản. Khởi động động cơ bằng tay, đối với các động cơ
lớn thì khởi động nhờ một động cơ nhỏ khác kéo
Hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng là hệ thống đánh lửa má
vít(tiêp điểm)
- Thế hệ 2
Từ những năm 30 cho đến năm 50. Trên động cơ ôtô đã sử dụng
máy khởi động gắn trực tiếp trên động cơ
Trong hệ thống đánh lửa động cơ xăng được sử dụng bán dẫn. Hệ
thống bán dẫn này có ưu điểm rất nhiều so với hệ thống đánh lửa
thường(má vít)
-Thế hệ 3
Từ những năm 50 cho đến năm 80. Trên động cơ xăng đã phát
triển hệ thống phun nhiên liệu kiểu K, phun gián tiếp vào đường
ống nạp thay cho bộ chế hòa khí
- Thế hệ 4
Từ những năm 80 cho đến năm 2000 trên ôt ô được trang bị rất
nhiều hệ thống tự động hiện đại.
+ Hệ thống treo tự động, tự động nâng hạ sàn xe ở các địa hình khác
nhau
+ Hệ thống chống bó cứng bánh xe khi phanh (ABS) và hệ thống
chống trượt
+ Hệ thống phun xăng điên tử (EFI) trực tiếp kiểu L và hệ thống
đánh lửa bán dẫnvv. Tất cả các hệ thống được điều khiển bằng
điện tử nhờ các cảm biến và bộ chấp hành thông qua máy tính
(ECU)-nhận tín hiệu và sử lý các thông tin để điều khiển động cơ
và các hệ thống trên ôt ô một cách tối ưu
III. Phân loại ôtô
Ô tô hiện nay có rất nhiều loại, người ta phân loại theo nhiều
cách, thông thường căn cứ vào công dụng, loại nhiên liệu
dùng cho động cơ, trọng tải, sức chứa và chỗ ngồi người ta
phân như sau:
a. Căn cứ vào công dụng chia ra:
- Ôtô tải gồm các xe được thiết kế theo tải trọng khác nhau
VD. Ô tô tải loại 0,5 tấn:;Loại 1 tấn; Loại 1,25 tấn ..
- Ô tô du lịch gồm các xe được thiết kế theo giới hạn chỗ ngồi
VD: ô tô du lịch 4 chỗ ngồi, 7 chỗ .trên 50 chỗ ngồi
* Ngoài ra ô tô còn được thiết kế các loại chuyên dùng như: xe
thể thao, xe quân sự, xe môi trườngv.v
*Su hướng phát triển cuả ôtt ô
Phát triển các hệ thống tự động điều khiển trên xe trong đó có cả hệ
thống tự động lái
b, Căn cứ vào nhiên liệu dùng cho động cơ người ta chia ô tô
thành nhiều loại như sau:
- Ô tô chạy xăng: Là loại ô tô dùng động cơ xăng
- Ô tô chạy dầu madút: Là loại ô tô có động cơ Điêden
- Ô tô chạy khí than (ga): Loại ô tô có động cơ ga.
- Ô tô chạy điện, ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời và một
số loại khác đang bước đầu được chế tạo hoặc đang nghiên cứu,
như ô tô tuabin khí, ô tô chạy bằng hơi nước, ô tô chạy bằng nước
lã v. v ..
C. Phân loại ô tô theo mã lực (công suất), dung tích xilanh v.v
Ví dụ: Toyota Camry 1.8
* Ngoài ra phân loại ô tô người ta còn phân ra theo các phương tiện
giao thông đường bộ được tiến hành theo công dụng.
● Phân loại theo khối lượng toàn bộ (ECE R13)
Chỉ áp dụng cho xe có tốc độ vmax >25km/h
► Loại L: cho xe 2, 3 bánh,
+ L1 – mô tô 2 bánh ( dung tích buồng đốt ≤ 50 cm3, v ≤ 50 km/h ),
+ L2 – mô tô 3 bánh ( dung tích buồng đốt ≤ 50 cm3, v ≤ 50 km/h)
+ L3 – mô tô 2 bánh ( dung tích buồng đốt > 50 cm3, v > 50 km/h)
+ L4 – mô tô 3 bánh bố trí đối xứng ( dung tích buồng đốt > 50 cm3,
v > 50 km/h)
+ L5- mô tô 3 bánh bố trí đối xứng ( dung tích buồng đốt > 50 cm3, v
> 50 km/h, khối lượng ≤ 1tấn).
► Loại M: cho xe 4 bánh dùng để vận chuyển người,
( kể cả mô tô 3 bánh dùng để chở người có khối lượng toàn bộ > 1
tấn)
+ M1- ô tô chỉ chở người và hành lý của họ ( đến 9 chỗ ngồi, kể cả
người lái), có khối lượng ≤ 3,5 tấn,
+ M2 – ô tô chở khách (lớn hơn 9 chỗ ngồi đến khối lượng ≤ 5 tấn),
+ M3 – ô tô chở khách (lớn hơn 9 chỗ ngồi đến khối lượng > 5 tấn),
► Loại N: cho xe 4 bánh dùng vận chuyển hàng hoá ( ô tô chở hàng)
( kể cả mô tô 3 bánh dùng có khối lượng toàn bộ > 1tấn )
+ N1- khối lượng toàn bộ ≤ 3,5 tấn,
+ N2 - khối lượng toàn bộ > 3,5 tấn, đến ≤ 12 tấn
+ N3 - khối lượng toàn bộ > 12 tấn.
► Loại O: cho phần nối của máy keo, ( phần nối theo của ô tô trong
đoàn xe)
Chỉ áp dụng đối với đầu kéo là ô tô
+ O1- khối lượng toàn bộ của romoóc một trục ≤ 0,75 tấn,
+ O2- khối lượng toàn bộ của romoóc hay bán rơmoóc ( > 0,75 đến ≤
3,5 tấn)
+ O3 - khối lượng toàn bộ của romoóc hay bán rơmoóc ( > 3,5 đến ≤
10 tấn)
+ O4 - khối lượng toàn bộ của romoóc hay bán rơmoóc ( > 10 tấn ),
Đối với đầu kéo là máy kéo:
+ O1- khối lượng toàn bộ của romoóc ≤ 1,5 tấn,
+ O2- khối lượng toàn bộ của romoóc hay bán rơmoóc ( > 1,5 đến ≤
3,5 tấn),
+ O3 - khối lượng toàn bộ của romoóc hay bán rơmoóc ( > 3,5 đến ≤
6,0 tấn),
+ O2- khối lượng toàn bộ của romoóc hay bán rơmoóc ( > 6,0 tấn),
► Loại T: cho máy kéo,
► Loại R: cho tất cả các phương tiện còn lại.
PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT
Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật có thể phấn chia theo:
● ô tô con theo dung tích buồng đốt của động cơ:
+ rất nhỏ: đến 1,2 dm3 ,
+ nhỏ: 1,2 đến 1,8 dm3 ,
+ vừa: 1,8 đến 2,5 dm3,
+ lớn > 2,5 dm3 ,
● ô tô chở người theo chiều dài toàn bộ:
+ loại bé ( microbus): chiều dài toàn bộ đến 5m,
+ loại nhỏ: chiều dài toàn bộ 6 ÷7,5 m,
+ loại trung bình: chiều dài toàn bộ 8 ÷ 9,5 m,
+ loại dài: chiều dài toàn bộ 10,5 ÷ 11,5 m,
+ loại lớn: chiều dài toàn bộ 11,5 ÷ 18 m.
● ô tô tải theo khối lượng tải hữu ích:
+ loại rất nhỏ: tải trọng chở hàng: 0,3 đến 1 tấn,
+ loại nhỏ: tải trọng chở hàng 1÷ 3 tấn,
+ loại trung bình: tải trọng chở hàng 3 ÷5 tấn,
+ loại lớn: tải trọng chở hàng 5 ÷ 8 tấn,
+ loại rất lớn: tải trọng chở hàng hơn 8 tấn.
● bán rơmooc:
Phân loại theo số trục trên bán rơmooc và tổnge tải trọng đặt trên
các trục.
PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO CÔNG THỨC BÁNH XE
Công thức bánh xe có ký hiệu bao gồm:
Chỉ số đầu tiên là số lượng đầu trục của ô tô, dấu “x” là ký hiệu liên
kết chỉ số cuối là số lượng đầu trục chủ động.
Phân loại theo công thức bánh xe này thường dùng trong khi
định nghĩa các loại ô tô.
* Hai cầu: 4x2, 4x4,
* Ba cầu: 6x2, 6x4, 6x6,
* Bốn cầu: 8x2, 8x4, 8x8.
( Trang 41, sách thiết kế tính toán ô tô)
PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO TÊN GỌI TRÊN CƠ SỞ ISO 6549
Phân loại theo tên gọi chung được tiến hành theo công dụng
của ô tô;
Ô tô con dùng cho vận chuyển người ( cá nhân hay nhóm nhỏ), ô tô
tải chuyên chở hàng hoá, ô tô chở người, đoàn xe và rơ moóc
Kèm theo tên gọi còn có các đặc điểm kết cấu nhận dạng
riêng biệt như sau
♦ Đối với ô tô con (Passenger car)
TT Tên gọi Đặc điểm Hình dáng
1 Sedan; Saloon Vỏ cứng, 2- 4 cửa, 4- 5 chỗ ngồi
2 Conventible; Saloon Vỏ cứng 2- 4 cửa, 4- 6 chỗ ngồi
3 Pullman saloon Vỏ cứng 4-6 cửa lớn, 4 – 6 chỗ ngồi
4 Coupé Vỏ cứng 2 ghế, 2 cửa
5 Convertible
Roadster,
Cabriolet
Ô tô mui trần, mui dạng xếp rời 2 ghế, 2
cửa
BẢNG PHÂN LOẠI DÙNG CHO Ô TÔ CON
+ Chú thích: Các quốc gia có thể có tên gọi theo nhận dạng kết cấu
riêng, do tính chất toàn cầu hoá công nghiệp ô tô nên sự sai khác
không nhiều.
♦ Đối vơí ô tô tải ( Truck)
TT Tên gọi Đặc điểm Hình dáng
1 Genral purpose, goods
vehịcle
Ô tô đa dụng, có buồng lái và khoang chưa
hàng
2 Specia commercial
vehicle
Chuyên dụng, có buồng lái, khoang chứa
chuyên dụng
3 Trailer towing vehicle Ô tô dùng để kéo rơ moóc, có buồng lái, thùng
ngắn
4 Semi – Trưiler towing
vehicle
Đầu kéo, ô tô kéo bán moóc, có buồng lái,
mâm xoay
BẢNG PHÂN LOẠI DÙNG CHO Ô TÔ TẢI
+ Chú thích: Ô tô tải chuyên dụng còn được phân chia theo công
năng của từng loại. Sự chia nhỏ còn phụ thuộc vào công dụng của
chức năng vận tải và đặc điểm kết cấu để đáp ứng công năng chỉ
định: ô tô chuyên dụng đông lạnh, ô tô cần cẩu, ô tô ép chở rác. . . . .
♦ Đối với ô tô chở người (Bus)
TT Tên gọi Đặc điểm Hình dáng
1 Minibus Ô tô chở người loại nhỏ, 9÷ 17 chỗ ngồi
2 Urban bus city
bus
Ô tô chở người thành phố, 2 ÷ 3 cửa bên lớn
3 Interuban coach
Autoca
Ô tô chở người liên tỉnh 2 cửa bên lớn
4 Long distance
coach, Autocar
Ô tô chở người đường dài 2 cửa bên nhỏ
5 Articulated bus
two section
Ô tô chở người thành phố hai thân dính liền
6 Trolley bus Ô tô điện chở người trong thành phố
7 Special bus Ô tô chở người chuyên dụng có đầy đủ tiện nghi
BẢNG PHÂN LOẠI DÙNG CHO Ô TÔ CHỞ NGƯỜI
IV. Cấu tạo chung
Ô tô có kết cấu khá phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận, hệ thống, cụm
và tổng thành lắp ghép với nhau (Hình 1.1-1..) mỗi bộ phận thực hiện
một chức năng nhất định. Các bộ phận và hệ thống cơ bản của ô tô bao
gồm:
- Động cơ là nguồn động lực chính tạo ra lực, làm xe thay đổi
chuyển động:
- Hệ thống truyền lực ( ly hợp hay còn gọi là côn, hộp số, trục
truyền và cầu chủ động ) truyền mômen từ động cơ đến các bánh xe
chủ động làm quay bánh xe;
- Hệ thống treo ( nhíp, giảm chấn và các bánh xe) giảm xóc
cho bánh xe khi xe chạy trên đường;
- Hệ thống lái giúp người lái có thể điều khiển xe một cách nhẹ
nhàng dễ dàng thuận lợi;
- Hệ thống điện cung cấp điện cho các thiết bị điện các hệ
thống và phục vụ chiếu sáng cho xe;
- Thân xe, thùng, bệ để lắp các bộ phận, hệ thống của xe, lắp
khoang chở người và chở hàng hoá.
Cấu tạo một xe ô tô du lịch
1. Động cơ,2. Hộp số,3. Trục truyền4. Hộp vi sai,5. Cầu chủ động
6. Bánh xe chủ động,7. Thân xe 8. Bánh xe dẫn hướng
* Động cơ:
► Là bộ máy đốt cháy nhiên liệu toả nhiệt biến thành cơ năng rồi
sinh ra động lực làm cho ô tô chuyển động.
Trên ô tô hiện nay chủ yếu dùng động cơ đốt trong kiểu pis tông
dùng nhiên liệu là xăng, dầu điêden; ít hơn nữa là dùng khí ga.
Ngoài ra cũng đã có ô tô dùng động cơ pis tông quay hay còn gọi
là động cơ không có cơ cấu trục khuỷ thanh truyền , động cơ
tuabin.
Mặc dầu hiện nay xuất hiện những động cơ phản lực, tuốcbin khí,
nhưng động cơ đốt trong kiểu pistoong vẫn là một thiết bị động
lực chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế:
giao thông vận tải ( đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) nông
nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp và quốc phòng v.v và trong
những điều kiện khí hậu rất khác nhau trên trái đất của chúng ta:
vùng nhiệt đới có không khí khô và không khí ẩm, vùng đồi núi
cao và các vùng Bắc và Nam cực.
Tổng công suất của động cơ đốt trong kiểu pis tông chiểm
khoảng 95% công suất thiết bị, và năng lượng do chúng phát ra chiếm
khoang 90%.
Như đã biết, động cơ nhiệt là một loại thiết bị cơ khí có nhiệm
vụ chuyển nhiệt năng ( do đốt cháy nhiên liệu) sang cơ năng.
Trong tất cả các loại động cơ nhiệt hiện có, có thể chia làm hai
loại lớn:
• Động cơ hơi nước - động cơ hơi nước kiểu pis tông (máy hơi )và
tuốc bin hơi.
• Động cơ đốt trong - động cơ đốt trong kiểu pis tông, tuốc bin khí và
động cơ phản lực, v.v.
Động cơ hơi nước là loại động cơ nhiệt có nhiệm vụ chuyển
nhiệt năng của hơi nước, thu được khi đốt cháy nhiên liệu trong thiết
bị nồi hơi, sang cơ năng.
Còn động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, trong đó việc đốt
cháy nhiên liệu, sự toả nhiệt và quá trình chuyển từ nhiệt năng của khí
( do đốt cháy nhiên liệu) sang cơ năng đều được tiến hành ngay trong
bản thân động cơ.
Căn cứ vào phương pháp chuyển nhiệt năng sang cơ
năng của hơi nước hay của khí trong động cơ mà người ta
còn chia động cơ nhiệt thành động cơ kiểu pit tông và tuốc
bin.
Nếu nhiệt năng của hơi hoặc của khí trong động cơ
được chuyển sang cơ năng bằng tác dụng của áp suất hơi
nước hoặc khí lên trên pit tông trong xi lanh của động cơ thì
người ta gọi những động cơ đó là động cơ nhiệt kiểut
pistông ( Sách động cơ đốt trong NGUYỄN VĂN BÌNH -
NGUYỄN TẤT TIẾN)
1. Động cơ
a.Bộ phận cố định
-Nắp máy
Nắp máy là một chi tiết được
lắp ghép với thân máy để đậy
kín xilanh và đỉnh pít tông tạo
thành buồng công tác của động
cơ. Ngoài ra còn làm giá đỡ cho một số chi tiết như: dàn xu
páp, lò xo xu páp, lỗ nấm xu páp (đối với loại xu páp treo).
Nắp máy còn có lỗ để bắt bugi (động cơ xăng) và lỗ bắt vòi
phun nhiên liệu (động cơ diesel)
- Thân máy
Thân máy được coi là giá đỡ cho tất cả
Các chi tiết của động cơ gá lắp trên đó.
Thân máy chịu toàn bộ trọng lượg của
các chi tiết có trong động cơ
-Xilanh - ống lót xilanh
Nằm trong thân máy. Nó kết hợp với pit tông và nắp máy tạo thành
buồng công tác của động cơ.
Trong động cơ đốt trong, xilanh có thể không có ống lót mà nó
được đúc liền một khối với thân máy, đa số ống lót xilanh được
đúc riêng rồi ép vào thân máy. Các ống lót xilanh còn được gọi
là áo xilanh hay sơ mi xilanh
+ Ống lót xilanh khô: đươc gia công bên ngoài rồi ép vào thân
máy. Loại này nước làm mát không trực tiếp tiếp xúc với ống lót
mà phải làm mát thông qua thành bên trong của thân máy.
+ Ống lót xilanh ướt: nó được đúc thành gờ rồi lắp vào thân máy
của động cơ, loại này nước làm mát tiếp xúc trực tiếp với ống
lót
+ Đệm nắp máy: được đặt giữa thân máy và nắp máy trong quá
trình lắp ghép động cơ, nhằm mục đích làm kín buồng đốt
- Các te: được lắp ghép với thân máy, giữa chúng có đệm để
đảm bảo độ kín. Các te có nhiệm vụ chứa dầu bôi trơn và che
chắn phía dưới thân máy
-Ổ trục khuỷu
Thông thường ổ trục khuỷu được chia làm hai nửa. Nắp ổ trục
(nửa dưới) được lắp vào nửa trên ổ trục được đúc liền với thân
máy bằng các bu lông hay các gu rông. Bạc lót ổ trục khuỷu có
vấu định vị với ổ trục hay còn là ắc gô
b. Bộ phận chuyển động
(Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền)
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền bao gồm:
- Trục khuỷu:
- Thanh truyền
Trục khuỷu có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của pít tông
thành chuyển động quay thông qua thanh truyền để truyền mô
men xoắn ra ngoài
- Pít tông: có nhiệm vụ dẫn hướng cho thanh
Truyền bao kín buồng đốt, truyền lực tác dụng
của khí thể cho thanh truyền thông qua chốt
pít tông.
- Chốt pít tông: là chi tiết nối liền pit tông với
Đầu nhỏ thanh truyền
- Xéc măng: có nhiệm vụ bao kín buồng cháy
Trong quá trình làm việc của động cơ, không cho
Lọt khí sục dầu
- Bánh đà: đảm bảo tốc độ quay đồng đều của động cơ
c. Cơ cấu phân phối khí
Cơ cấu phân phối khí có nhiều kiểu: kiểu xupap treo, kiểu xupap
đặt, có loại tự động điều chỉnh khe hở nhiệt bằng thủy lực, có
loại phải điều chỉnh bằng vít.
- Cơ cấu phân phối khí bao gồm
Trục cam, bánh răng trục cam,
Xupap, lò xo xupap, đòn gánh, ngoài
Ra có loại có con đội, đũa đẩy,
cốc chụp và sim đệm(loại tự động điều khe
hở nhiệt).
d. Hệ thống bôi trơn
- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn động cơ là: đưa dầu đến các
bề mặt ma sat để bôi trơn, lọc sạch các tạp chất lẫn trong dầu
nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa các bề mặt ma sát, làm giảm nhiệt
độ do ma sát sinh ra trong các bề mặt ma sát
- Hệ thống bôi trơn bao gồm các bộ phận chính sau: bơm dầu,
các đường dầu, bầu lọc, cảm biến báo áp suất dầu.
- Ngoài ra có động cơ còn thiết kế hệ thống làm mát dầu bôi
trơn để đảm bảo tính năng lý hóa của nó.
e. Hệ thống làm mát
- Hệ thống làm mát có nhiệm vụ điều hòa cho động cơ làm việc ở
nhiệt độ nhất định.
- Trong động cơ ô tô. Hệ thống làm mát theo kiểu tuần hoàn
cưỡng bức. Còn đối với động cơ tĩnh tại thì hệ thống làm mát
thường theo kiểu tuần hoàn đối lưu
- Hệ thống làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức bao gồm các bộ
phận sau: bơm nước, quạt gió, két làm mát nước, các đường ống
dẫn, van hằng nhiệt, cảm biến và đồng hồ báo nhiệt độ nước
làm mát
f. Hệ thống khởi động
- Hệ thống khởi động có nhiệm vụ khởi động động cơ
- Hệ thống khởi động bao gồm các bộ phận sau: rơ le và máy
khởi động
g. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Trong động cơ xăng bao gồm các bộ phận sau: thùng chứa
nhiên liệu, lọc xăng, bơm xăng, bộ chế hòa khí. Đối với động
cơ EFI thì không có bộ chế hòa khí, mà thay vào đó là bộ tiết
áp xăng và các vòi phun, được điều khiển thông qua ECU
- Trong động cơ diesel các bộ phận sau: thùng chứa nhiên liệu,
bầu lọc, bơm tay và bơm chuyển vận, bơm cao áp, các ống dẫn,
các vòi phun.
h. Hệ thống đánh lửa (động cơ xăng)
- Nhiệm vụ phát ra tia lửa điện ở kỳ nén của động cơ khi pít tông
đi tới điểm chết trên
- Hệ thống đánh lửa bao gồm các bộ phận chính sau: delco,
bobine, tụ điện, điện trở phụ, má vít, bugi. Đối với hệ thống
đánh lửa bán dẫn thì trong đó không có má vít nhưng thay vào
đó là IC (hộp đánh lửa) và cảm biến đánh lưả
Rf
R3
T5T1 R5
T2 T4 R8
D1 R4
2. Gầm ô tô
Động cơ là nguồn động lực chính của ô tô, sinh ra một mô men
quay. Mô men này được truyền đến các bánh xe làm cho ô tô
chuyển động làm cho ô tô chuyển động tịnh tiến hoặc lùi.
Sự truyền động đó nhờ có hệ thống truyền động. Hệ thống
truyền động có nhiệm vụ:
- Biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động
tịnh tiến của ô tô.
- Thay đổi lực kéo ở các bánh xe chuyển động khi ô tô
chuyển động ở trên đường, nhằm khắc phục lực cản đột suất của
mặt đường.
- Thay đổi tốc độ của ô tô trong quá trình chuyển động như
khi ô tô dừng, khi khởi hành vừ khi tăng tốc.
- Bảo đảm cho ô tô trong quá trình chuyển động được an
toàn và êm.
Các cơ cấu và hệ thống thực hiện các nhiệm vụ trên được
gọi chung là Gầm ô tô, bao gồm các hệ thống sau.
a. Hệ thống truyền lực
Nhiệm vụ truyền lực từ động cơ tới các bánh xe chủ động của ô tô.
Hệ thống truyền lực gồm có:
+ Ly hợp;
+ Hộp số;
+ Truyền động các đăng;
+ Bộ truyền lực chính
+ Nửa trục (Bán trục)
Ngoài ra đối với ô tô hay nhiều cầu chủ động còn có hộp số
phụ, hộp phân phối, các đăng dẫn động đến các cầu chủ động.
b. Hệ thống chuyển động ( Hay còn gọi là hệ thống di chuyển )
Hệ thống chuyển động có tác dụng biến chuyển động quay
của hệ thống truyền lực thành chuyển động tịnh tiến của ô tô. Mặt
khác còn có tác dụng bảo đảm cho ô tô trong quá trình chuyển
động được êm. Hệ thống truyền động gồm có:
+ Khung vỏ xe;
+ Rầm cầu trước và sau;
+ Hệ thống treo ( Nhíp và bộ giảm xóc );
+ Bánh xe.
c. Hệ thống điều khiển
- Hệ thống lái bao gồm cơ cấu lái, trợ lực lái
- Hệ thống phanh bao gồm các bộ phận sau: tổng phanh, các đường
ống dẫn khí hoặc dầu, trợ lực phanh(phanh dầu), má phanh và
guốc phanh, tang trống, máy nén khí(phanh khí)
*Nguồn điện (hệ thống cung cấp điện)
- Hệ thống cung cấp điện bao gồm các bộ phận chính sau: accu,
máy phát điện, bộ tiết chế
*Hệ thống tín hiệu và chiếu sáng
- Hệ thống tín hiệu bao gồm các bộ phận: còi, xi nhan, báo nguy,
báo cháy, báo chộm, báo nạp, báo cửa, báo đai an toàn, báo
xăng, dầu,đèn phanh, đèn kích thướcvv
- Hệ thống chiếu sáng bao gồm: đèn pha cốt, đèn sương mù, đèn
trần, đèn số lùi, các công tắc điều khiển.
*Hệ thống đo lường
Đo tốc độ động cơ, đo tốc độ ô tô, đo áp suất dầu, đo mức nhiên
liệuvv
3. Điện ô tô
V.Nhận dạng các bộ phận và các loại ô tô.
Thông thường các bộ phận và các loại ô tô đều có lô gô, do đó ta
Căn cứ trên lô gô để xác định các bộ phận, các loại ô tô.
TT Ký hiệu Tiếng anh Tiếng việt
1 ABS Antilock Brake System Hệ thống trống bó cứng bánh xe
2 A/C Air conditione Máy điều hoà nhiệt độ
3 A/T Automatic Transmission Hộp số tự động
4 ATF Automatic Transmission Fluid Dầu hộp số tự động
5 ECU Electronic Control Unit Hộp điều khiển điện tự
6 EFI Electronic Control Injetion Phun xăng