Công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vanamei)

Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ là một trong những khâu quan trọng đầu tiên trong qui trình sản xuất giống, tôm bố mẹ có chất lượng tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh. Tôm bố mẹ đưa vào nuôi vỗ thành thục thường có trọng lượng từ 20-25g, tuổi tôm từ 6-8 tháng tuổi và có nguồn gốc từ Hawai. Sau khi tuyển chọn, tôm bố mẹ được chuyển sang bể nuôi vỗ. 1.1.1. Thuần dưỡng tôm bố mẹ Tôm bố mẹ trước khi đưa vào nuôi vỗ cần có thời gian thuần dưỡng để tôm dần dần thích nghi với điều kiện sống nhân tạo tại Việt Nam đặc biệt đối với tôm có nguồn gốc di nhập từ Hawai. Tôm được thuần dưỡng trong bể ximăng có dung tích từ 8–15m3, nước biển trong bể nuôi thuần dưỡng cần được điều chỉnh độ mặn tương đồng với môi trường sống của tôm khi nhập nội, trong quá trình thuần dưỡng khí được cung cấp đầy đủ, hàng ngày nước được thay 100% bằng phương pháp cho nước chảy vào ra và thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm. Mật độ nuôi thuần dưỡng là 30 con/m3

pdf7 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vanamei), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công Nghệ Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus Vanamei) 1. Mô tả tóm tắt công nghệ: 1.1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ là một trong những khâu quan trọng đầu tiên trong qui trình sản xuất giống, tôm bố mẹ có chất lượng tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh. Tôm bố mẹ đưa vào nuôi vỗ thành thục thường có trọng lượng từ 20-25g, tuổi tôm từ 6-8 tháng tuổi và có nguồn gốc từ Hawai. Sau khi tuyển chọn, tôm bố mẹ được chuyển sang bể nuôi vỗ. 1.1.1. Thuần dưỡng tôm bố mẹ Tôm bố mẹ trước khi đưa vào nuôi vỗ cần có thời gian thuần dưỡng để tôm dần dần thích nghi với điều kiện sống nhân tạo tại Việt Nam đặc biệt đối với tôm có nguồn gốc di nhập từ Hawai. Tôm được thuần dưỡng trong bể ximăng có dung tích từ 8–15m3, nước biển trong bể nuôi thuần dưỡng cần được điều chỉnh độ mặn tương đồng với môi trường sống của tôm khi nhập nội, trong quá trình thuần dưỡng khí được cung cấp đầy đủ, hàng ngày nước được thay 100% bằng phương pháp cho nước chảy vào ra và thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm. Mật độ nuôi thuần dưỡng là 30 con/m3. Hàng ngày cho cá ăn bằng thức ăn tổng hợp có bổ sung vitamin và khoáng chất. Khi tôm hồi phục sức khoẻ và thích nghi với điều kiện nuôi mới thì chuyển sang bể nuôi vỗ tôm bố mẹ. Thông thường thời gian thuần dưỡng cá bố mẹ khoảng 5-10 ngày tùy theo tình trạng sức khoẻ đàn tôm nhập về. 1.1.2. Nuôi vỗ tôm bố mẹ Nuôi vỗ tôm bố mẹ là một trong những khâu quan trọng trong quyết định sự thành công trong sản xuất giống nhân tạo. 1.1.2.1. Nguồn nước Nguồn nước cung cấp vào bể tôm bố mẹ được lọc qua hệ thống lọc cơ học, sinh học để loại bỏ các chất vẩn và mầm bệnh. Nước được cung cấp vào bể phải đảm bảo các thông số môi trường như: Nhiệt độ 27 – 28oC, độ mặn 30 - 32‰, NH3 < 0,1mg/l, NO2< 0,05mg/l , pH 7,5 - 8,2. 1.1.2.2. Chuẩn bị bể nuôi vỗ Bể nuôi vỗ thường có kích thước lớn, hình tròn hoặc hình vuông tuỳ theo thiết kế. Dung tích bể thường từ 10–20m3. Bể được vệ sinh sạch, khử trùng bằng chlorine nồng độ 40ppm sau đó rửa sạch lại bằng nước ngọt trước khi cấp nước biển sạch vào. Mật độ nuôi vỗ thông thường 20 con/m3 1.1.2.3. Quản lý và chăm sóc Hàng ngày cho cá ăn bằng các loại thức ăn như cá mực, giun, sò huyết và hầu có bổ sung vitamin và các chất khoáng. Khẩu phần cho ăn hàng ngày khoảng 20% trọng lượng thân. Cho ăn khoảng cách 3-4giờ/ lần và điều chỉnh lượng thức ăn giữa các lần cho ăn tuỳ theo hoạt động bắt mồi của tôm. Sau khi cho ăn 2 giờ tiến hành kiểm tra, nếu còn thức ăn thừa trong bể phải vớt ra để đảm bảo cho môi trường nuôi thường xuyên sạch, không gây ra dịch bệnh cho cả đàn tôm trong bể. Hàng ngày thay từ 100-200% nước trong bể bằng phương pháp cho nước chảy vào ra. Phòng bệnh và trị bệnh: Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của tôm, khi phát hiện tôm có dấu hiệu bị bệnh, thì phải cách ly để xử lý kịp thời, sau khi tôm khoẻ mạnh chuyển lại bể nuôi vỗ. 1.2. Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ cho đẻ Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ và cho đẻ là một trong những khâu quan trọng trong sản xuất giống nhân tạo, việc tuyển chọn và cho đẻ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật để tạo ra những con giống có chất lượng tốt. Khi chọn tôm cho đẻ dựa trên các tiêu chí sau: tôm khoẻ mạnh linh hoạt, thân hình cân đối không bị dị tật và không bị bệnh. Khi tôm thành thục tốt, tôm cái nhìn bên ngoài thấy đường trứng rõ nét, đều và không bị đứt quãng. Đối với con đực, kiểm tra túi tinh nếu không có màu đen hay vàng đậm, tốt nhất chọn những con có túi tinh màu trắng đục. Chuyển tôm cái và tôm đực vào bể cho giao vĩ, sau khi tôm kết thúc giai đoạn giao vĩ, tiến hành chuyển những con cái đã được thụ tinh sang bể đẻ 1.3. Phương pháp ương nuôi ấu trùng 1.3.1. Chuẩn bị bể ương nuôi. Bể nuôi ấu trùng cần phải được chuẩn bị và làm sạch tối thiểu 24h trước khi thả Nauplii. Cấp nguồn nước sạch và lắp đặt hệ thống sục khí. Nếu trại sản xuất hoạt động liên tục và kéo dài trên 3 tháng cần thiết phải khử phun chlorine trên sàn, đường ống dẫn nước, dây sục khí và các dụng cụ sử dụng ở nồng độ chlorine 20 - 30 ppm. Sau khi xử lý khử trùng bằng chlorine cần phải để bể và dụng cụ đã xử lý nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Kích thước bể nuôi ấu trùng dao động tốt từ 4 - 5 m3 nước. 1.3.2. Chuẩn bị thức ăn Thức ăn nuôi ấu trùng gồm nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn ấu trùng khác nhau như tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến, artemia. Hiện nay trên thị có nhiều loại thức ăn tổng hợp dạng vi nang được dùng bổ sung thay thế một phần hoặc thay thế toàn bộ thức ăn tươi tự nhiên như (AP0 Frippak, No, Lansy và tảo khô) cho kết quả tốt. Tuy nhiên nên kết hợp thức ăn tự nhiên với thức ăn tổng hợp khô để nuôi ấu trùng thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, chất lượng con giống tốt hơn. Tảo tươi là thành phần thức ăn bắt buộc trong giai đoạn Zoae 1 - Zoae 3 và được duy trì cho đến cuối giai đoạn Mysis. 1.3.3. Chuẩn bị Nauplii. Sau khi tôm đẻ 36 - 40h, thu gom Nauplii trong bể đẻ vào chậu/xô có thể tích nhỏ hơn, từ 30 -50 lít nước. Siphon chất vẫn cặn ra khỏi chậu/xô đã thu gom Nauplii. Định lượng số lượng Nauplii có trong chậu/xô thu gom để phân bố đến các bể nuôi ấu trùng theo đúng mật độ nuôi thích hợp. Sự chuyển Nauplii từ bể cho đẻ sang bể nuôi ấu trùng cần kiểm tra sự chênh lệch về nhiệt độ và độ mặn nước ương nuôi. Nếu có sự chênh lệch lớn hơn 1oC về nhiệt độ và 2‰ về độ mặn cần phải thuần hoá cho Naupli. Thời gian thuần dưỡng không nên vượt quá sự cân bằng ở 1oC / 30 phút hoặc 1-2‰ / 30 phút. Mật độ ương nuôi ấu trùng thích hợp: 100 - 150 Nauplii/l. Điều kiện môi trường nuôi: độ sâu nước 0.8 – 1.0m, độ mặn 28 - 32‰, nhiệt độ 26 – 30oC, pH từ 8.2 – 8.6, duy trì sục khí liên tục. 1.3.4. Cho ấu trùng ăn và chăm sóc. Sau 36 - 38h, Naupli chuyển sang giai đoạn Zoae. Có 3 giai đoạn phụ của Zoae: Zoae 1, Zoae 2 và Zoae 3. Thời gian chuyển giữa các giai đoạn phụ thường là 24 - 28h, tuỳ nhiệt độ nước nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn và sức khoẻ ấu trùng. Kết thúc Zoae 3, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis. Có 3 giai đoạn phụ của Mysis: Mysis 1, Mysis 2 và Mysis 3. Thời gian chuyển giữa các giai đoạn phụ thường là 24-28h, tuỳ nhiệt độ nước nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn và sức khoẻ ấu trùng. Mỗi giai đoạn phụ, nhu cầu sử dụng mật độ tảo cấp ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Tỷ lệ thức ăn cung cấp cho mỗi giai đoạn phụ Zoae, Mysis như sau: Giai đoạn Zoae: Thức ăn sử dụng là tảo sạch Chaetoceros / Skeletonema với mật độ tảo từ 4 – 20 vạn tb/ml kết hợp với thức ăn tổng hợp (Lansy, Frippak) ở lượng 0.4 – 0.6 g/m3. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này không cần thay nước. Kỹ thuật nuôi sinh khối tảo sử dụng cung cấp làm thức ăn cho ấu trùng xem phụ lục 2. Giai đoạn Mysis: Thức ăn sử dụng là tảo sạch Chaetoceros hoặc Skeletonema với mật độ tảo từ 1 - 5 vạn tb/ml kết hợp với thức ăn tổng hợp (Lansy, Frippak) ở lượng 0.6 – 0.8 g/m3 và Naupli của Artemia. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này siphone thay nước 2 ngày/lần, khối lượng nước thay từ 20 – 30%/lần. Sau giai đoạn Mysis 3, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae. Mỗi ngày nuôi Postlarvae được tính là 1 tuổi Post. Thức ăn giai đoạn Postlarvae sử dụng là Naupli của Artemia kết hợp với thức ăn tổng hợp (Lansy, Frippak) ở lượng 0.6 – 1.2 g/m3. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này siphone thay nước 2 ngày/lần, khối lượng nước thay từ 30 - 50%/lần. 1.3.5. Thu hoạch và vận chuyển Postlarvae 1.3.5.1. Thu hoạch Rút cạn nước trong bể nuôi, dùng vợt vớt Postlarvae ra thùng, chậu. Tiến hành định lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng Postlarvae xuất cho người nuôi đồng thời tính được kết quả sản xuất và tỷ lệ sống cho từng đợt sản xuất giống, hạch toán lỗ, lãi. 1.3.5.2. Vận chuyển Postlaevae Đóng tôm vào túi nilon có nước và oxy. Mật độ tôm trong bao tùy thuộc vào quãng đường và thời gian vận chuyển. Mật độ vận chuyển thông thường từ 1.000-2.000PL/ lít (thời gian vận chuyển trên 10 giờ) và 2.000-3.000PL/ lít (thời gian vận chuyển dưới 10 giờ), giữ nhiệt độ trong bao khoảng 25oC có tác dụng làm tôm ít hoạt động giảm lượng tiêu hao oxy, không ăn thịt lẫn nhau do vậy giảm được sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.