Công nghệ sinh học thực vật với tài nguyên cây thuốc

Ngoài những nhiệm vụ truyền thống công nghệ sinh học thực vật còn phải gánh vác các ngành sản xuất mới: (1) Tăng sinh khối để sản xuất năng lượng thay thế nguồn dầu mỏ, (2) Phát triển hoá học xanh: một mặt cung cấp sinh khối cho sản xuất hoá chất, mặt khác phải biến thực vật thành nhà máy hoá chất. Đặc biệt đối với các hợp chất tự nhiên có tác dụng sinh học cao. Vì cho đến nay 80% dân số thế giới vẫn dùng các sản phẩm từ tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng và chữa trị bệnh. Do tế bào thực vật có tính toàn thế (Totipotency) nhờ khả năng ít bị biệt hóa và phát triển tốt, nên dễ nuôi cấy hơn so với nuôi cấy tế bào động vật. Nên ngày nay công nghệ sinh học thực vật đã được áp dụng ở quy mô lớn, thậm chí sản xuất công nghiệp nhờ vào các ứng dụng kỹ thuật vi nhân giống (Microprogation) tạo ra các cây giống có độ đồng đều, với hiệu suất nhân giống cao so với kỹ thuật truyền thống từ hạt hay hom cành. Giúp rút ngắn giai đoạn phát triển, sử dụng ưu thế lai những cây lâu năm và làm chủ được mùa vụ gieo trồng. Lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào để tạo sinh khối có hoạt chất sinh học cao cũng được phát triển và áp dụng trong quy mô sản xuất công nghiệp mà không cần qua giai đoạn trồng trên đồng ruộng. Những sản phẩm thứ cấp từ kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào có thể tham khảo ở bảng 1.

doc22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ sinh học thực vật với tài nguyên cây thuốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ sinh học thực vật với tài nguyên cây thuốc Công nghệ sinh học thực vật với tài nguyên cây thuốc Tác giả: Trần Công Luận Ngoài những nhiệm vụ truyền thống công nghệ sinh học thực vật còn phải gánh vác các ngành sản xuất mới: (1) Tăng sinh khối để sản xuất năng lượng thay thế nguồn dầu mỏ, (2) Phát triển hoá học xanh: một mặt cung cấp sinh khối cho sản xuất hoá chất, mặt khác phải biến thực vật thành nhà máy hoá chất. Đặc biệt đối với các hợp chất tự nhiên có tác dụng sinh học cao. Vì cho đến nay 80% dân số thế giới vẫn dùng các sản phẩm từ tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng và chữa trị bệnh. Do tế bào thực vật có tính toàn thế (Totipotency) nhờ khả năng ít bị biệt hóa và phát triển tốt, nên dễ nuôi cấy hơn so với nuôi cấy tế bào động vật. Nên ngày nay công nghệ sinh học thực vật đã được áp dụng ở quy mô lớn, thậm chí sản xuất công nghiệp nhờ vào các ứng dụng kỹ thuật vi nhân giống (Microprogation) tạo ra các cây giống có độ đồng đều, với hiệu suất nhân giống cao so với kỹ thuật truyền thống từ hạt hay hom cành. Giúp rút ngắn giai đoạn phát triển, sử dụng ưu thế lai những cây lâu năm và làm chủ được mùa vụ gieo trồng. Lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào để tạo sinh khối có hoạt chất sinh học cao cũng được phát triển và áp dụng trong quy mô sản xuất công nghiệp mà không cần qua giai đoạn trồng trên đồng ruộng. Những sản phẩm thứ cấp từ kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào có thể tham khảo ở bảng 1. Bảng 1. Hàm lượng hợp chất từ tế bào nuôi cấy mô so sánh với cây mẹ Hợp chất Cây thuốc Hàm lượng (%) Tỷ lệ mô cấy/cây mẹ Tham khảo Mô cấy Cây mẹ Ajmalicin Catharanthus roseus 1,0 0,3 3,3 Lee and Shuler 2000 Anthraquinon Morinda citrifolia 18 2,2 8 Zenk 1977 Berberin Coptis japonica 13 2 3,3 Fujita and Tabata 1987 Ginsenosid Panax ginseng 27 4,5 6 Matsubara et al. 1989 Nicotin Nicotiana tabacum 3,4 2,0 1,7 Mantell et al. 1983 Acid  rosmarinic Coleus blumei 27 3 9 Petersen and Simmondblumei 2003 Shikonin Lithospermum erythrorhizon 20 1,5 3,5 Kim and Chang 1990 Ubiquinon 10 Nicotiana tabacum 0,036 0,003 12 Fujita and Tabata 1987 Thực vật bậc cao là nguồn cung cấp hợp chất có tác dụng sinh học cao được dùng trong công nghiệp dược. Một số hợp chất thứ cấp được dùng làm thuốc như: morphin, codein, cocain, quinin, các alkaloid Dừa cạn, alkaloid Dương địa hoàng, colchicin, phytostigminin, pilocarpin, reserpin và các steroid như: Diosgenin, digoxin, và digitoxin (Bảng 2).   Hợp chất                       Điều trị                         Loài                          Giá (USD/ kg) Ajmalicin                   Cao huyết áp       Catharanthus roseus                             37.000 Ajmalin                       Sốt rét                Rauwolfia serpentine                              75.000 Camptothecin             Ung thư             Camptotheca acuminata                       432.000 Codein                        Giảm đau           Papaver somniferum                              17.000 Colchicin                    Ung thư             Colchium autumnale                              35.000 Ellipticin                    Ung thư             Orchrosia elliptica                               240.000 Morphin                     Giảm đau           Papaver somniferum                            340.000 Shikonin                    Sát khuẩn            Lithospermum erythrorhizon                   4.500 Taxol                      Ung thư vú, phổi     Taxus brevifolia                                  600.000                                       buồng trứng Vinblastin               Ung thư máu                Catharanthus roseus                  1.000.000 Vincristin                Ung thư máu                Catharanthus roseus                  2.000.000 Với sự phát triển công nghệ gen thực vật nhờ phát hiện vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens gây khối u ở thực vật, việc tạo giống bằng kỹ thuật di truyền đã mở ra nhiều ứng dụng mới cho trồng trọt cũng như tạo các hợp chất thứ cấp có tác dụng sinh học cao trong các mô cấy tế bào với hàm lượng có thể ly trích được ở quy mô công nghiệp, đặc biệt là sự hình thành rễ tơ có hàm lượng các hoạt chất cao nhờ vào các kỹ thuật nuối cấy trong bioreactor và có bổ sung các tiền chất như acid jasmonic và dẫn chất (Bảng 3). Bảng 3. Sản xuất hợp chất thứ cấp bằng kỹ thuật nuôi cấy mô rễ tơ từ một số loài cây thuốc Họ thực vật Cây thuốc Hợp chất chính Tác dụng Araliaceae Panax ginseng Các ginsenosid Bổ, tăng lực, chống stress Apocynaceae Rauwolfia micrantha Ajmalicin, Ajmalin Hạ huyết áp Asteraceae Saussurea medusa Jaceosidin Kháng ung thư Cucurbitaceae Gynostemma pentaphyllum Gypenosid (Saponin) Một số tác dụng sinh học Fabaceae Pueraria phaseoloides Puerarin Hạ nhiệt, co thắt, hạ áp, chống loạn nhịp Ginkgoaceae Gingko biloba Ginkgolid Phòng chống bệnh tim mạch và tuổi già Linaceae Linum favum Coniferin (Lignan) Kháng ung thư Nyssaceae Camptotheca acuminate Camptothecin Kháng ung thư, kháng virus Papaveraceae Papaver somniferum Morphin, sanguinarin, codein Giảm đau Solanaceae Solanum  chrysotrichum Saponin Kháng virus Verbenaceae Gmelina arborea Verbascosid Phòng chống bệnh đau bao tử, sốt và bệnh ngoài da Việc ứng dụng công nghệ sinh học thực vật đã đem lại nhiều lợi ích và có ý nghĩa lớn mà ta có thể minh họa 2 trường hợp rất gần gũi với nước ta sau đây: Taxol Nhu cầu hiện nay trên thế giới đạt tới 259 kg taxol/năm. Taxol đã vào thị trường thuốc generic vào đầu những năm 90, giờ đây được sản xuất trên quy mô lớn từ nuôi cấy mô tế bào hoặc bằng sự bán tổng hợp từ các tiền chất DAB và baccatin III và dễ dàng tách từ lá các loài thông đỏ. Cho đến nay, mức thu được từ 140-295 mg/l taxol của tế bào nuôi cấy Thông đỏ Thái Bình Dương (Taxus baccata) được thương mại hóa trong sản xuất. Nhân sâm (Panax ginseng) Trồng Nhân sâm tối thiểu phải 4 năm mới thu hoạch rễ. Sâm phải trồng trong điều kiện đặc biệt về độ cao, độ ẩm, ánh sáng. Ngoài ra phải giải quyết vấn đề bệnh hại và phải thường xuyên chuẩn bị các cánh đồng trồng sâm mới cho vụ mùa sau để đảm bảo chất lượng và sản lượng. Cho đến nay, rất ít sự thay đổi trong kỹ thuật trồng ở đồng ruộng. Vì vậy, áp dụng công nghệ sinh học được xem xét và thay thế cho sự phát triển Nhân sâm và nhân giống và sản xuất nguyên liệu làm thuốc. Tại Hàn Quốc, một số công ty đang sản xuất rễ tơ Nhân sâm với bioreactor có dung tích 10.000 đến 20.000 lít. Sản phẩm này được làm nguyên liệu cho các dạng thực phẩm chức năng và thực phẩm khác nhau trên thị trường. Theo TS. Võ Văn Chi, số loài cây thuốc ở Lâm Đồng có thể trên 1.000 loài. Trong đó có nhiều loài quý, hiếm như Thông đỏ, Lan gấm, Thạch tùng răng,… đang bị thu hái hay triệt phá cạn kiệt và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Vì vậy cần phải có việc tái điều tra tài nguyên cây thuốc trên địa bàn tỉnh, khoanh vùng bảo vệ và thu hái hợp lý các cây thuốc trong tự nhiên. Tổ chức nhân giống và trồng các cây thuốc quý có tiềm năng và có giá trị kinh tế cao ở quy mô lớn. Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để bổ sung nguồn cây giống mà kỹ thuật nhân giống truyền thống bằng hạt hoặc bằng hom cành thường mất nhiều thời gian và hạn chế về số lượng. Nhưng để phát triển được nguồn nguyên liệu làm thuốc bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào, thì ngoài giá trị điều trị bệnh cao, phải là cây thuốc có giá trị kinh tế cao hơn giá trị của các loại cây trồng truyền thống của Đà Lạt như hoa và rau, quả. Có như thế mới thu hút được sự quan tâm của các “nhà” ở các lĩnh vực: Quản lý, doanh nghiệp, nghiên cứu, nông dân,... Vì vậy, trên địa bàn tỉnh có hai cây thuốc quý hội đủ yếu tố này là Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana) và Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis). Trong đó Thông đỏ là nguồn nguyên liệu ưu thế tại chỗ, hiện nay đang được nhân giống vô tính bằng hom cành ở quy mô sản xuất nguyên liệu và từng bước bằng kỹ thuật nuôi cấy trong ống nghiệm. Còn Sâm Việt Nam cũng từng được di thực trồng ở Cam Ly, Langbiang và được các nhà khoa học ở trường Đại học Đà Lạt và Viện Sinh học Tây Nguyên nghiên cứu theo hướng nuôi cấy mô tế bào và dạng rễ tơ, tạo ra một triển vọng chủ động nguồn nguyên liệu làm thuốc theo 2 hướng: Một là nhân giống cây sâm hoàn chỉnh để trồng, hai là tạo rễ tơ để sử dụng như nguyên liệu cho các sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thành Hổ. Nhập môn Công nghệ sinh học. NXB Giáo dục. 2005. 2. K.G. Ramawat and S. Goyal (2009), Natural Products in Cancer Chemoprevention and Chemotherapy. In: K.G. Ramawat (Ed.), Herbal Drugs: Ethnomedicine to Modern Medicine. Springer-Verlag Berlin Heidelberg , 153. 3. Kintzios S (2008) Secondary metabolite production from plant cell cultures: the success stories of rosmarinic acid and taxol. In: Ramawat KG, Merillon JM (eds) Bioactive compounds and Medicinal Plants. Springer, Berlin Heidelberg New York, 85. 4. Takeya K (2003) Plant tissue culture of taxoids. In: Itokawa H, Lee K-H (eds) Taxus-The Genus Taxus. Taylor & Francis, London, 134. 5. Y.E. Choi (2007), Ginseng. In: Biotechnology in Agriculture and Forestry, Vol. 61. Transgenic Crops VI (ed. by E.C. Pua and M.R. Davey). Springer-Verlag Berlin Heidelberg, 149. 6. I. Smetanska (2008), Production of Secondary Metabolites Using Plant Cell Cultures. In: Adv Biochem Engin/Biotechnol. Springer-Verlag Berlin Heidelberg, 187. Summary Plant biotechnology has been developed over the last 30 years, whereas their application to agriculture dates to the last 10 or 15 years or so. Controversies over the uses of biotechnology aside, this set of tools has potentially important applications, especially when used in conjunction with other technologies, for the production of food additives, nutraceuticals, and pharmaceuticals. The synthesis of phytochemicals by the cell cultures in contrast to these in medicinal plants is independent of environmental conditions and quality fluctuations. In many cases, the combined research in the fields of establishment of in vitro cultures, targeting of metabolite synthesis, and development of technologies for product recovery can exploit the potential of plant cells as sources of secondary metabolites from the resources of medical herbs of Vietnam. TS. Trần Công Luận Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM - Việc Dược liệu Nguồn: Kỷ yếu hội thảo quốc tế tháng 4/2010 3.1. Rễ cây     3.1.1. Hình thái ngoài của rễ         Rễ là cơ quan trục, cùng với thân tạo nên một trục thống nhất của cây. Rễ có khả năng phân nhánh cho ra các rễ bên làm tăng diện tích tiếp xúc với môi trường.         Các rễ thường có hình trụ, không mang lá, gồm có 4 miền: miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hấp thu và miền trưởng thành. Trên rễ có chóp rễ có nhiệm vụ che chở cho mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị hư hỏng và xây xát khi rễ đâm vào đất.         Rễ có nhiều kiểu khác nhau, có chức năng sinh lí khác nhau.         - Rễ trụ (rễ cọc): đặc trưng cho các cây thuộc lớp Hai lá mầm, gồm có rễ chính và các rễ  bên. Rễ chính phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng xuống đất. Rễ chính là rễ cấp 1 phân nhánh ra rễ bên là rễ cấp 2, rễ cấp 2 phân nhánh tạo rễ cấp 3…         Các rễ bên được hình thành theo thứ tự hướng ngọn, rễ non nhất phát sinh ở gần đỉnh ngọn đẩy các rễ già về phía gốc rễ (cải, cà chua, chanh, mít, táo…).         - Rễ phụ: sinh ra từ thân, cành hoặc lá, chúng mọc từ thân gần đất ẩm của nhiều cây gỗ lâu năm hoặc trên thân rễ của các cây họ Lúa. Ví dụ: cây đa, si, ngô, mía, tre…         - Rễ chùm: đặc trưng cho các cây thuộc lớp Một lá mầm, không có rễ chính, gồm nhiều rễ con có hình dạng và kích thước tương đối đồng đều; không có khả năng sinh trưởng thứ cấp. Tất cả các rễ trong hệ rễ chùm được mọc ra từ gốc thân sau khi rễ mầm chết sớm.         Hình thái của rễ, chiều ăn sâu, lan rộng của rễ phụ thuộc vào điều kiện sống và đặc tính di truyền của từng loài cây. Chúng có thể phát triển theo hướng đâm sâu vào lòng đất hay mọc ngang lan rộng ra xung quanh hoặc cả hai hướng. A B C Hình 3.1. Các kiểu rễ A. Rễ cọc; B. Rễ chùm; C. Rễ phụ ở Chi Ficus         Các miền của rễ         - Miền chóp rễ: có màu sẫm hơn các miền khác, gồm các tế bào có vách ngoài hóa nhầy che chở cho mô phân sinh tận cùng khỏi bị hư hỏng và xây xát khi rễ đâm vào đất.         - Miền sinh trưởng: nằm ngay trên chóp rễ, là nhóm tế bào mô phân sinh, phân chia liên tục làm cho rễ dài ra. Khi miền sinh trưởng bị gày thì rễ không dài ra nữa, tại đó mọc ra nhiều rễ con.         - Miền hấp thụ: là miền quan trọng nhất của rễ có chức năng hấp thu nước và muối khoáng, có mang nhiều lông hút sống và hoạt động trong thời gian nhất định, chết và rụng đi.         - Miền trưởng thành: có lớp biểu bì bao ngoài hóa bần, trong trụ có các mạch dẫn làm chức năng dẫn truyền.         Biến dạng của rễ         - Rễ củ (củ cải, củ sắn, cà rốt, củ đậu…)         - Rễ móc (rễ bám) (trầu không, tiêu, vạn niên thanh…)         - Rễ thở (rễ hô hấp) (bần, mắm, bụt mọc)         - Rễ mút (giác mút) (dây tơ hồng, các cây trong họ Tầm gửi)         - Rễ chống (đước, dà)         - Rễ cột (rễ cây đa)         - Rễ khí sinh (rễ không khí) (rễ các cây trong họ Lan) A B C D3.2. Thân cây     3.2.1. Hình thái ngoài của thân         Các bộ phận của thân: thân chính, cành và sự phân cành         - Thân chính: thân gồm một thân chính thường mọc theo hướng thẳng đứng, ngược hướng với rễ. Khi còn non thân chính có màu lục, khi già chuyển sang màu nâu hay xám.         Hình dạng, kích thước của thân chính không giống nhau: ở phần lớn các loài cây, thân chính là một trụ hình nón với mặt cắt tròn (thông, phi lao, nhãn…), có khi mặt cắt là hình 3 cạnh (cỏ gấu, cói, xương rồng ta…), hoặc hình vuông (tía tô, bạc hà…), hoặc hình 5 cạnh, nhiều cạnh (một số loại xương rồng như xương rồng ngọc lân), hoặc có loại thân dẹt (xương rồng bà, thân cây quỳnh)         Có cây không có thân như mã đề, có cây thân rất thấp bé chỉ vài cm, nhưng nhiều cây có thân vừa cao vừa to như chò chỉ, bạch đàn Châu Úc…         Các bộ phận của thân chính         + Chồi ngọn: ở ngọn thân có chỗ hơi phinh to ra, hình nón gọi là chồi ngọn. Chồi ngọn gồm nhiều lá non phủ lên nhau che chở cho mô phân sinh ngọn ở phía trong. Ở một số loài cây, chồi ngọn được bảo vệ bởi các lá kèm rụng sớm (búp đa ở cây đa) hoặc một phần lá non biến thành vảy bảo vệ chồi trong mùa đông giá rét, khi mùa xuân tới chồi non mọc ra thì lá vảy rụng đi (các cây ở vùng ôn đới).         + Chồi nách: ở nách các lá dọc theo thân có nhiều chồi nhỏ khác, cấu tạo giống như chồi ngọn gọi là chồi nách. Các chồi này phát triển thành cành hoặc hoa.         Giữa chồi ngọn và chồi nách có mối quan hệ sinh lí phức tạp: chồi ngọn thường kìm hãm sự phát triển của chồi nách, khi chồi ngọn chết thì chồi nách phát triển mạnh.         + Chồi phụ: có thể mọc trên thân chính, cành hoặc rễ bị chặt ngang, có khi ở cả trên thân rễ của nhiều loài cỏ. Chồi phụ sẽ phát triển thành thân hoặc cành mới. Chồi phụ là hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật có hoa, có ý nghĩa quan trọng trong trồng trọt.         + Mấu và gióng         Mấu là chỗ lá dính vào thân phía dưới chồi nách. Khoảng cách giữa hai mấu liên tiếp gọi là gióng. Các gióng ở phía ngọn có thể dài ra thêm nhưng các gióng ở phía dưới của thân sau khi đạt mức độ nhất định sẽ không dài ra thêm nữa.         Sự tăng trưởng của cây do hoạt động của mô phân sinh gióng gọi là sinh trưởng gióng.Như vậy thân dài ra nhờ sự sinh trưởng ở đỉnh ngọn và sinh trưởng gióng.         Ở các cây Một lá mầm (cỏ, lúa, ngô, mía, tre…) mấu và gióng tồn tại suốt đời, sinh trưởng gióng kéo dài và làm cây dài ra.         Ở các cây gỗ Hai lá mầm, đến thời kì sinh trưởng thứ cấp thì sự phân chia ra mấu và gióng rất khó phân biệt.         - Cành và sự phân cành         Cành phát triển từ chồi nách của thân chính gọi là cành bên hay cành cấp 1, cành bên có hình dạng, cấu tạo và sự sinh trưởng giống như thân chính, có chồi ngọn và chồi nách. Các cành bên lại tiếp tục phát triển cho ra các cấp cành khác nhau (cành cấp 2, 3, 4…) cuối cùng hình thành một tán cây.         Các kiểu phân nhánh         + Phân nhánh đôi (lưỡng phân): chồi ngọn dược phân đôi thành hai đỉnh sinh trưởng, mỗi đỉnh sẽ phát triển thành một cành mới, các chồi cành được tiếp tục phân đôi theo kiểu lưỡng phân, thường gặp ở tế bào bậc thấp như thông đất, quyển bá, tản một số tảo.         + Phân nhánh đơn trục (đơn phân): chồi ngọn của thân phát triển thành trục chính và tiếp tục sinh trưởng có khi đến suốt đời của cây. Các cành bên được hình thành từ chồi nách của thân chính, các cành này cũng phát triển theo kiểu đơn phân (thân thông, mít…).         + Phân nhánh hợp trục: chồi ngọn ngừng sinh trưởng sớm hoặc chết đi, chồi nách phát triển thay thế chồi ngọn, sau một thời gian chồi nách này lại ngừng sinh trưởng hoặc chết đi và được thay thế bằng chồi nách sát đó. Phân nhánh hợp trục tạo thân chính rất ngắn và trục dọc là tập hợp của nhiều trục của các cấp cành bên thay thế liên tục (khoai tây, bí ngô…). Hình 3.8. Các kiểu phân nhánh của cây a. Phân nhánh đôi; b. Phân nhánh đơn trục; c-d. Phân nhánh hợp trục         Các dạng thân: thân gỗ, thân bụi, thân bụi nhỏ, thân cỏ         - Thân gỗ: là thân của các cây sống nhiều năm, thân chính phát triển mạnh, có sự hóa gỗ. Cây gỗ được chia thành 3 loại:         + Cây gỗ to: thân cao từ 20m trở lên (chò chỉ, chò nâu…)         + Cây gỗ vừa: thân cao 10-20m (sấu, đa, dẻ…)         + Cây gỗ nhỏ: thân cao dưới 10m (na, ổi, mít, hồng xiêm…)         - Thân bụi: thân dạng gỗ sống nhiều  năm nhưng thân chính chết hoặc kém phát triển, cành xuất phát từ gốc. Cây thân bụi có chiều cao không quá 6m (sim, mua, sú…).         - Thân bụi nhỏ: cây sống nhiều năm, có thân hóa gỗ một phần ở gần gốc, phần  ngọn không hóa gỗ và chết vào cuối thời kì dinh dưỡng. Tại gốc hình thành nên những chồi mới, làm cho cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển (cỏ lào).         - Thân cỏ: thân nằm trên mặt đất và chết vào cuối thời kì ra hoa kết quả, không có cấu tạo thứ cấp.         Thân cỏ có nhiều loại: cỏ một năm, cỏ hai năm, cỏ nhiều năm.         Trong không gian, thân có nhiều loại: thân đứng, thân bò và thân leo.         Biến dạng của thân         - Thân củ: su hào, khoai tây…         - Thân rễ: dong ta, gừng, nghệ, cỏ tranh, cỏ gừng…         - Thân mọng nước: xương rồng ta, cành giao…         - Giò thân: củ cái, củ từ…         - Thân hành: hành, kiệu, tỏi…         - Cành hình lá: cây quỳnh, càng cua         - Gai: mọc ở nách lá do cành biến đổi lam nhiệm vụ bảo vệ thân như chanh, bưởi… A B C D E F G Hình 3.9. Một số loại thân biến dạng A. Thân củ dưới mặt đất của khoai tây; B. Thân củ trên mặt đất của su hào;C. Thân rễ dưới mặt đất của cây dong ta; D. Thân mọng nước; E. Giò thân; F. Thân hành; G. Cành hình lá ở cây quỳnh E F Hình 3.2. Một số loại cây có rễ biến dạng A. Rễ củ ở cây sắn; B. Rễ bám ở cây trầu không; C. Rễ thở ở cây bụt mọc; D. Rễ hô hấp ở cây mắm; E. Rễ chống ở cây đước; F. Rễ khí sinh ở cây phong lan 3.3. Lá cây     3.3.1. Hình dạng ngoài của lá         Lá là một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây, mọc có hạn trên thân hoặc cành, có dạng phiến dẹp và đối xưng hai bên, thực hiện chức năng dinh dưỡng rất quan trọng của cây: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.         a) Các bộ phận của lá: Lá gồm có các bộ phận: phiến lá, cuống lá và bẹ lá         - Phiến lá         Phiến lá là bản mỏng, màu lục gồm nhiều tế bào thịt lá chứa lục lạp. Lá có 2 mặt: mặt trên và mặt dưới. Trên phiến lá có gân lá nổi lên tương ứng với các bó dẫn ở bên trong, làm nhiệm vụ mang nhựa nguyên đến lá và chuyển nhựa luyện đến các bộ phận khác của cây.         Các kiểu gân lá: gân song song (gân hình cung) đặc trưng cho các cây Một lá mầm; gân hình mạng đặc trưng cho các cây Hai lá mầm. Gân hình mạng có 2 loại: hình mạng lông chim (lá mít) và hình mạng chân vịt (lá sắn-khoai mì).         - Cuống lá: cuống lá là phần nối lá vào thân hoặc cành, có hình trụ, hơi lõm ở phía trên. Một số cây lá không có cuống nên gốc lá đính trự
Tài liệu liên quan