Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với
sự gia tăng nhanh chóng của chất thải
rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải
nguy hại (CTNH) ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (VKTTĐPN) đã và đang
gây nên những ảnh hưởng xấu tới môi
trường. Bài viết dưới đây giới thiệu một
số giải pháp công nghệ xử lý chất thải để
các địa phương tham khảo.
5 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp
và chất thải nguy hại
Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với
sự gia tăng nhanh chóng của chất thải
rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải
nguy hại (CTNH) ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (VKTTĐPN) đã và đang
gây nên những ảnh hưởng xấu tới môi
trường. Bài viết dưới đây giới thiệu một
số giải pháp công nghệ xử lý chất thải để
các địa phương tham khảo.
Về CTRCN và CTNH ở VKTTĐPN
Vùng KTTĐPN bao gồm thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình
Phước, Long An. Vùng đã và đang hình
thành các trung tâm đô thị, thương mại
dịch vụ, công nghiệp lớn vào bậc nhất
nước ta. Tuy nhiên, quá trình phát triển
với tốc độ cao trên toàn vùng đã và đang
làm phát sinh một khối lượng lớn
CTRCN và CTNH, ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trường. Ta có thể thấy điều này
qua một số thống kê. Tại thành phố Hồ
Chí Minh, lượng phát thải CTRCN và
CTNH từ các cơ sở công nghiệp trên
thành phố khoảng 1.502 tấn/ngày, trong
đó CTNH khoảng 300 tấn/ngày. Số liệu
tương tự tại Đồng Nai là 300 tấn và 60
tấn. Tại Bình Dương, theo số lượng
thống kê năm 2003, lượng CTRCN và
CTNH phát sinh từ các khu công nghiệp
ước tính khoảng 100 tấn/ngày. Trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khối lượng
CTRCN (kể cả chất thải dầu khí) phát
sinh là 30-35 tấn/ngày...
Theo Công trình khảo sát chất thải toàn
cầu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, cứ
tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1 tỉ
USD sẽ làm phát sinh khoảng 4.500 tấn
chất thải công nghiệp, trong đó 20% là
CTNH. Như vậy, nếu lấy tốc độ tăng
trưởng GDP cả nước bình quân hàng
năm là 10% ta có kết quả dự báo tương
đối tổng tải lượng CTRCN và CTNH tại
một số tỉnh trong vùng đến năm 2010 và
2020 như bảng 1.
Các giải pháp công nghệ đề xuất
Hiện nay có nhiều loại công nghệ khác
nhau để xử lý CTRCN và CTNH. Mặc dù
vậy, mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng
dụng tốt trong một phạm vi nhất định. Ở
nhiều nước tiên tiến, người ta thường xử
lý tập trung 2 loại chất thải này bằng
cách kết hợp nhiều quy trình công nghệ
khác nhau. Theo Chiến lược quản lý chất
thải quốc gia, CTRCN và CTNH, không
chỉ ở VKTTĐPN mà ở toàn miền Nam,
phải được xử lý tập trung theo quy trình
khép kín. Tuy nhiên, do điều kiện chưa
cho phép nên hiện tại mỗi địa phương
đều phải tự vận động theo cách riêng
của mình, dẫn đến việc mất cân đối, gây
ảnh hưởng tương hỗ xấu. Vì vậy, một số
nhà khoa học đã có những hướng
nghiên cứu khác nhằm tìm ra những mô
hình quản lý phù hợp hơn, cụ thể là phân
nhỏ hợp lý theo từng cụm một hoặc hai
tỉnh để đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế.
Tuy nhiên, dù quản lý theo cách nào đi
nữa thì tại các cụm xử lý CTRCN và
CTNH vẫn phải áp dụng các biện pháp
công nghệ dưới đây:
Phân loại và xử lý cơ học
Đây là khâu ban đầu không thể thiếu
trong quy trình xử lý chất thải. Biện pháp
này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý
ở các bước tiếp theo. Các công nghệ
dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải
bao gồm: cắt, nghiền, sàng, tuyển từ,
tuyển khí nén… Ví dụ, các loại chất thải
có kích thước lớn và thành phần khác
nhau phải được phân loại ngay khi tiếp
nhận. Các chất thải rắn chứa các chất
độc hại (như muối cyanua rắn) cần phải
được đập thành những hạt nhỏ trước khi
được hòa tan để xử lý hóa học. Các chất
thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn
phải được băm và nghiền nhỏ đến kích
thước nhất định, rồi trộn với các chất thải
hữu cơ khác để đốt…
Công nghệ thiêu đốt
Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt
độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để
xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao
su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi,
thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất
thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng
hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.
Hiện tại, vùng KTTĐPN đang quan tâm
đến việc liên kết với các nhà máy xi
măng để xử lý một số loại CTNH (đã có
dự án đốt thử nghiệm tại Nhà máy
ximăng Holcim ở Kiên Giang). Tuy nhiên,
để triển khai được theo hướng này, cần
có thời gian chuẩn bị nhiều mặt, cả về
pháp lý, nguồn lực thu gom vận chuyển,
sự đồng thuận của cộng đồng và doanh
nghiệp. Theo các tài liệu kỹ thuật thì khi
thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4
yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ oxy cho
quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào
buồng đốt một lượng không khí dư; khí
dư sinh ra trong quá trình cháy phải
được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt
cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là
4 giây); nhiệt độ phải đủ cao (thông
thường cao hơn 1.0000C); yêu cầu trộn
lẫn tốt các khí cháy - xoáy.
Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm
như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt
để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để
chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế
như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí
thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ
nguy hiểm.