TÓM TẮT
Sau Hiệp định Genève, nền kinh tế ở miền Nam có sự chao đảo lớn. Người Pháp rút đi,
để lại sau lưng một gánh nặng kinh tế cho chính quyền mới. Nền kinh tế miền Nam Việt
Nam bị phụ thuộc quá nhiều vào sự viện trợ của Mỹ. Đời sống công nhân khó khăn, việc
làm ít, lương thấp, lại bị giới chủ hà hiếp, sa thải. Trước tình hình ấy, phong trào đấu
tranh của công nhân lên cao, có tổ chức chặt chẽ và lan rộng ra các tỉnh thành khác. Tìm
hiểu cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn năm 1964, chúng ta sẽ hiểu được phần nào vị
trí và vai trò của phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn – Gia
Định vào thời điểm đó.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nhân Sài Gòn – Gia Định trong cuộc tổng đình công chống chính quyền Sài Gòn năm 1964, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 20 - Thaùng 4/2014
114
CÔNG NHÂN SÀI GÒN – GIA ĐỊNH TRONG CUỘC TỔNG
ĐÌNH CÔNG CHỐNG CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN NĂM 1964
ĐỖ CAO PHÚC (*)
TÓM TẮT
Sau Hiệp định Genève, nền kinh tế ở miền Nam có sự chao đảo lớn. Người Pháp rút đi,
để lại sau lưng một gánh nặng kinh tế cho chính quyền mới. Nền kinh tế miền Nam Việt
Nam bị phụ thuộc quá nhiều vào sự viện trợ của Mỹ. Đời sống công nhân khó khăn, việc
làm ít, lương thấp, lại bị giới chủ hà hiếp, sa thải. Trước tình hình ấy, phong trào đấu
tranh của công nhân lên cao, có tổ chức chặt chẽ và lan rộng ra các tỉnh thành khác. Tìm
hiểu cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn năm 1964, chúng ta sẽ hiểu được phần nào vị
trí và vai trò của phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn – Gia
Định vào thời điểm đó.
Từ khóa: đấu tranh, đình công, công nhân
ABSTRACT
General strikes of Saigon - Giadinh workers against Saigon government in 1964
After the Geneva agreement, the economy in the South of Vietnam have big wobbles.
The French receded, leaving behind an economic burden for the new administration. The
economy of Southern Vietnam was heavily dependent on the U.S. aids. Workers had hard
lives, fewer jobs, lower salary, and were dismissed or e abused by their employers.
Confronted with that situation, the movement of workers raised high, with tight
organization and spread to other provinces. Understanding the struggle affair of Saigon -
Giadinh workers in 1964, we will be able to comprehend partly the role of the Southern
labor movement at that time.
Keyword: struggle, strikes, workers ...
1. VÀI N T VỀ TÌNH HÌNH CỦA
CÔNG NHÂN SÀI GÒN – GIA ĐỊNH
THỜI KỲ 1954 - 1964*
Sau khi Hiệp đ nh Genève được kí kết,
tình trạng công nhân miền Nam thất nghiệp
ngày càng cao, nhất là ở Sài Gòn - Gia
Đ nh. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng
này: chính quyền thay đổi, giới tư sản Pháp
rút về nước, một số công ty của Pháp đóng
cửa khiến cho công nhân mất việc. Chính
quyền Sài Gòn không thể xây dựng được
một nền kinh tế tự chủ, mà b lệ thuộc rất
(*)
ThS, Trường Đại học Sài Gòn
nhiều vào sự viện trợ của Mỹ. Miền Nam
b biến thành xã hội tiêu thụ, sản xuất trồi
sụt nên không tạo ra đủ việc làm cho người
dân. Theo số liệu thống kê thì năm 1955,
Sài Gòn có 10 vạn người thất nghiệp.
Công nhân b sa thải càng làm gia tăng
đội quân thất nghiệp ở Sài Gòn. Năm 1956,
tình trạng sa thải công nhân thường xuyên
hơn: 25.000 công nhân xí nghiệp nhà binh
Pháp b sa thải; hơn 80% công nhân ngành
dệt ở Sài Gòn b sa thải. Bến cảng Sài Gòn
trước đây cần từ 15.000 đến 20.000 công
nhân, nay chỉ sử dụng 5.000 chưa đến
7.000 lao động. Tính đến 1958, có khoảng
115
40% đến 70% công nhân các ngành gạch,
ngói, xi măng mất việc làm. Như vậy, tại
Sài Gòn, có 836.640 người thất nghiệp,
chiếm 68,6% số công nhân thất nghiệp
toàn miền Nam. Do cuộc sống bế tắc, số
người tự tử vì thất nghiệp cũng tăng cao.
Riêng năm 1959, tại miền Nam có 930 vụ
tự tử thì có tới 662 vụ tự tử do thất nghiệp
[2, tr.271].
Với những con số trên cho người ta
thấy tình trạng thất nghiệp đẩy công nhân
đến chỗ bế tắc, cùng cực, điều này dẫn đến
các tệ nạn xã hội bấy giờ như nạn trộm cắp,
nghiện ngập... Những biện pháp kinh tế của
chính quyền Việt Nam cộng hòa không thể
giúp giải quyết được vấn đề công ăn, việc
làm mà chỉ càng tạo một làn sóng đấu tranh
gay gắt của công nhân chống áp bức bóc
lột và bất công xã hội.
Chính quyền Diệm đã bế tắc trong vấn
đề giải quyết việc làm cho dân nên thi hành
chính sách “giải tỏa đô thành”, xua công
nhân về quê làm mướn cho đ a chủ
[4, tr.77]. Tuy nhiên, chính sách này không
thành công do đ a bàn nông thôn của nông
dân sinh sống b tàn phá nặng nề bởi chiến
tranh, bởi chất độc hóa học Mỹ phun rãi và
bởi bom đạn Mỹ. Dòng người t nạn ở
nông thôn ra thành th gia tăng trong quá
trình đô th hóa cưỡng bức dưới tác động
chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
Tại các đô th lớn ở miền Nam Việt Nam,
công nhân bắt buộc phải chấp nhận làm
việc trong điều kiện khắc nghiệt với đồng
lương rẻ mạc. Trong ngành dệt, công nhân
phải làm liên tục 15 tiếng đồng hồ mà chỉ
kiếm được 20-30 đồng, trong khi chi tiêu
một ngày của một công nhân lên tới 40
đồng. Tại các đô th lớn ở miền Nam như
Sài Gòn giá cả không ngừng tăng lên: năm
1961, giá sỉ tăng 12%, năm 1962 tiếp tục
tăng 14% [7, tr.18]. Chỉ số giá tiêu thụ tại
Sài Gòn được ghi nhận như sau:
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu thụ từ năm 1954 đến năm 1963 tại Sài Gòn
Năm
Căn bản năm 1949: 100
Trung lưu Lao động
1949
1954
1955
1956
1957
1958
1959
1960
1961
1962
1963
100
212,0
232,7
260,0
258,2
252,6
257,9
257,6
270,0
279,9
296,9
100
203,4
223,7
250,2
238,7
234,0
239,8
236,8
251,9
259,5
278,5
Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn (1968), Chính sách tiền tệ Việt Nam (từ thời Pháp thuộc đến đệ
nhị cộng hòa), Tác giả xuất bản, Sài Gòn, tr.135
116
Nhìn vào bảng chỉ số tiêu thụ trên,
người ta thấy giá cả leo thang chóng mặt.
Thu nhập của tầng lớp lao động vào năm
1954 là 238,8 thì đến năm 1963 con số này
đạt mức là 278,5, một con số khá cao so
với mức sống trung bình của công nhân ở
Sài Gòn lúc đó. Riêng từ 1960 đến 1961,
con số này tăng thất thường như: tầng lớp
lao động từ 236,8 (1960) lên 251,9 (1961),
tầng lớp trung lưu từ 257,6 (1960) lên
270,0 (1961). Lý giải được sự biến đổi này
do: sự bất ổn trong nội bộ của chính quyền
Sài Gòn đã tác động mạnh đến nền kinh tế
miền Nam, Mỹ âm mưu tiến hành chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt”, nông thôn b
tàn phá nặng nề do những cuộc giao tranh
giữa lực lượng cách mạng với quân đội Sài
Gòn những yếu tố đó đã đẩy giá cả sinh
hoạt lên nhanh chóng và càng làm đời sống
sinh hoạt của công nhân khó khăn.
Năm 1961, Mỹ viện trợ mạnh mẽ cho
chính quyền miền Nam, tiến hành các hàng
loạt kế hoạch “hòa bình” mới: đội hòa
bình”, “lương thực vì hoàn bình” [9. tr.36].
Viện trợ kinh tế tăng lên. Do đó, từ năm
1961, giá cả bắt đầu rối loạn, nạn đầu cơ
tích trữ, lũng đoạn th trường trở nên phổ
biến và trầm trọng. Miền Nam Việt Nam
vốn là vựa lúa có xuất khẩu lương thực,
nhưng đến năm 1962 chính quyền Ngô
Đình Diệm buộc phải “nhập cảng một số
gạo đáng kể” [7, tr.19]. Điều này rất bất
hợp lý, miền Nam vốn trước đây có thế
mạnh về sản xuất lúa gạo nay phải nhập
khẩu. Sản xuất nông nghiệp đình đốn do
chiến tranh gây ra và đây thực sự là tình
trạng kinh tế tồi tệ của Việt Nam cộng hòa.
Viện quốc gia thống kê của chính quyền
Sài Gòn cho biết, qua khảo sát 4 năm
(1958-1961), so sánh giữa tiền lương và giá
cả thì mệnh lương tiến triển chậm, lương
thực tế chuyển biến thất thường, trong khi
giá tiêu thụ gia tăng vụt. Vì vậy, “nếu được
tăng lương đều, mãi lực của họ (công nhân)
vẫn yếu, điều kiện sinh hoạt của họ vẫn
chưa được cải tiến” [6, tr.34]. Điều đó thể
hiện mất cân đối nghiêm trọng giữa giá cả
sinh hoạt và tiền lương thực tế của công
nhân Sài Gòn trong giai đoạn này.
So với Chợ Lớn, Gia Đ nh tập trung
nhiều công nhân nghèo, người dân chủ yếu
làm nông, đánh bắt cá, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, ngoài ra còn có một số người kinh
doanh thương mại, kỹ nghệ. Năm 1961,
toàn tỉnh Gia Đ nh có hơn 40.000 ha đất
canh tác, dùng để trồng lúa, cây ăn trái và
rau xanh các loại. Nhưng lúa gạo sản xuất
trong tỉnh không đủ cung cấp cho nhu cầu
của dân chúng, cho nên họ phải sống bằng
nhiều nghề khác nhau. Nghề dệt ở Gia
Đ nh đã phát triển nhanh và số công nhân
đông đảo. Đến cuối những năm năm mươi,
Gia Đ nh mọc lên nhiều làng dệt như khu
Mã Nhiêu Tứ, Ngã Tư Bảy Hiền, Khu
Lăng Cha Cả, Khu Cây Quéo, Khu Th
Nghè, Khu Xóm Thơm, Vùng Thạnh
Đông, Đông Hưng Tân v.v Ngành dệt ở
Gia Đ nh chiếm 1/3 tổng sản lượng sản
phẩm dệt tiểu công nghệ toàn miền Nam
[1, tr.27].
Không chỉ ở Gia Đ nh, ngành công
nghiệp dệt còn khá phát triển ở nhiều khu
vực khác ở Sài Gòn, xuất hiện nhiều công
ty dệt có tên tuổi. Từ những năm đầu thập
niên sáu mươi, các nhà tư sản cho nhập
khẩu máy móc dệt hiện đại và thành lập các
công ty như: Th nh Phát, Nam Á, Công ty
dệt nhuộm Việt Nam, Công ty Vinatexco,
Công ty Vimytex Mặt khác, miền Nam
vẫn còn nhập vải thành phẩm, những mặt
hàng tiểu thủ công từ Mỹ hoặc đồng minh
của Mỹ nhằm biến miền Nam thành th
trường tiêu thụ. Vì sử dụng nhiều máy móc
hiện đại nên giới chủ không cần nhiều công
117
nhân, càng làm gia tăng đội quân thất
nghiệp trong ngành dệt. Bên cạnh đó, do
hàng hóa vải vóc chất lượng tốt và giá rẻ
nhập từ các nước đồng minh của Mỹ hoặc
từ Mỹ đã làm gia tăng tính cạnh tranh giữa
các mặt hàng vải sản xuất tại Việt Nam với
mặt hàng nhập từ bên hàng. Với ưu thế về
chất lượng và giá, các mặt hàng vải nhập
khẩu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đẩy
hàng loạt các xí nghiệp ở Sài Gòn b giải
thể và phá sản dẫn đến nhiều công nhân b
thất nghiệp. Đối với những nhà máy, xí
nghiệp còn trụ lại thì được giới chủ thi hành
những chính sách cực kì bóc lột và đàn áp
công nhân. Cuộc sống cùng cực càng làm
cho phong trào đấu tranh của công nhân Sài
Gòn nói chung, công nhân ngành dệt nói
riêng thêm mạnh mẽ, quyết liệt.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1955 -
1964, đời sống công nhân Sài Gòn gặp
nhiều khó khăn. Việc làm không ổn đ nh,
nạn thất nghiệp tràn lan, lương thấp, giá cả
tăng vọt là điều công nhân luôn đối mặt
trong cuộc sống. Chính quyền Việt Nam
cộng hòa cũng chưa có giải pháp thiết thực
để cải thiện đời sống công nhân Sài Gòn.
Công nhân Sài Gòn bất mãn với chế độ
trên nhiều mặt: kinh tế, chính tr , xã hội.
Sự cùng cực về kinh tế và khủng hoảng xã
hội là nguyên nhân chính làm bùng phát
phong trào đấu tranh của công nhân Sài
Gòn – Gia Đ nh trong năm 1964.
2. CÔNG NHÂN SÀI GÒN – GIA ĐỊNH
TRONG CUỘC TỔNG ĐÌNH CÔNG
NĂM 1964
2.1. Phong trào đấu tranh của
công nhân ngành dệt ở Sài Gòn năm 1964
Sau khi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm
b lật đổ, phong trào đấu tranh của công
nhân ngành dệt càng lên cao, đặc biệt là ở
xí nghiệp Vimytex và Vinatexco. Chủ hai
xưởng này là người Đài Loan, phần lớn kỹ
sư, nhân viên kỹ thuật và công nhân là
người Hoa. Dưới thời Diệm, xưởng dệt này
cũng như nhiều xí nghiệp nhà máy khác ở
Sài Gòn, giống như một ấp chiến lược. Chủ
tư bản cài mật vụ vào tất cả các bộ phận để
khống chế công nhân, nhất là để ngăn chặn
sự ảnh hưởng của cách mạng. Công nhân
b kiềm kẹp bởi những luật lệ hà khắc
trong các nhà máy, xí nghiệp. Dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Ban cán sự Hoa vận, công
nhân ở hai xưởng trên đã nhiều lần đứng
lên đấu tranh đòi dân sinh dân chủ. Trong
số các lãnh tụ của công nhân Vimytex, nổi
bật là Trần Khai Nguyên. Năm 1961, ông
gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam và làm
bí thư chi bộ tại nhà máy Vimytex (nay là
xưởng dệt Việt Thắng), đồng chí Lữ Kim
Hoa làm bí thư chi bộ nhà máy Vinatexco
[12]. Lãnh đạo công nhân hai nhà máy đã
phối hợp tổ chức cuộc đình công với quy
mô lớn, thu hút sự tham gia của nhiều công
nhân các ngành nghề khác, kể cả giới giáo
chức, học sinh sinh viên.
Phong trào đấu tranh của công nhân
Vinatexco
Cuối năm 1963, công nhân Vinatexco
đã gửi cho Ban Giám đốc 6 yêu sách đòi
tăng lương và cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn
uống. Tuy nhiên, các yêu sách này đều
không được chủ chấp nhận. Đầu năm 1964,
khi chủ xưởng đóng cửa một số phân
xưởng và sa thải một số công nhân đã làm
cho phong trào đấu tranh bùng phát mạnh
mẽ. Sau hai lần hòa giải, Ban giám đốc vẫn
không thực hiện đúng thỉnh nguyện của
công nhân. Ngày 14/1/1964, hơn 2.000
công nhân tiến hành đình công chiếm
xưởng. Ngày 17/1/1964, Phó Tỉnh trưởng
Nội an Gia Đ nh đã đưa một đại đội thủy
quân lục chiến đến đàn áp phong trào công
nhân nhưng chúng đã vấp phải sự chống
kháng mãnh liệt của công nhân. Cuộc đàn
118
áp dã man của nhà cầm quyền và sự chống
trả dũng cảm của công nhân Vinatexco đã
làm lay động dư luận Sài Gòn và thế giới.
Báo chí Sài Gòn đã lên tiếng chỉ trích dữ
dội sự đàn áp của nhà cầm quyền. Đồng
thời, Liên hiệp Công đoàn thế giới và công
đoàn các nước trong đó có Tổng liên đoàn
lao động Pháp đã lên tiếng ủng hộ công
nhân Việt Nam. Cuộc đấu tranh của công
nhân Vinataxco đã nhận được nhiều sự ủng
hộ các giới của nhân dân Sài Gòn - Gia
Đ nh, cũng như công nhân ở miền Nam.
Đã có hơn 1.000 đồng bào Sài Gòn tiếp sức
cho công nhân đấu tranh, hơn 20 nghiệp
đoàn cùng trên 2 vạn công nhân ngành dệt,
7.000 công nhân khuân vác bến tàu, 6.000
công nhân đường sắt, 2.000 công nhân lái
xe buýt, taxi và hàng vạn công nhân cao su
Tây Ninh, Thủ Dầu Một họp mít tinh biểu
tình ra kiến ngh , quyên góp tiền bạc ủng
hộ công nhân Vinatexco. Ngày 19/2/1964,
dưới áp lực đấu tranh của công nhân và dư
luận, bọn chủ đã phải tăng lương 6-8% cho
công nhân Vinatexco.
Phong trào đấu tranh của công nhân
Vimytex (nay là Tổng công ty Việt Thắng,
thành viên của Tập Đoàn dệt may
Việt Nam)
Cuộc đình công chiếm xưởng của công
nhân Vinatexco đã tác động mạnh đến
phong trào đấu tranh của 1.800 công nhân
Vimytex chống lệnh giới chủ sa thải 151
công nhân kéo dài từ 17/4/1964 đến tháng
9/1964. Diễn biến như sau: ngày
10/8/1964, giới chủ bắt đầu thông báo cho
công nhân nghỉ việc với lý do chờ sửa chữa
máy móc. Công nhân Vimytex tập trung tại
xưởng yêu cầu Trưởng ty Lao động Gia
Đ nh can thiệp và yêu cầu chủ mở máy để
công nhân làm việc [8, Tr.73]. Chính
quyền Sài Gòn đã tập trung lực lượng đàn
áp thẳng tay bởi vì: trước đó cuộc đấu
tranh của công nhân Vinatexco đã có ảnh
hưởng, tác động mạnh mẽ tới các tầng lớp
lao động ở Sài Gòn. Chính quyền ở Sài
Gòn lo sợ cuộc đấu tranh của công nhân
Vimytex bùng phát sẽ có ảnh hưởng tai hại
đến tình hình chính tr xã hội Sài Gòn. Nhà
cầm quyền đã tiến hành giam giữ 19 công
nhân Vimytex buộc tội họ có hành động
chống lại chính quyền. Trước tình thế đó,
công nhân đã đề ngh Tổng Liên đoàn lao
công gửi yêu sách đến Tổng thống Việt
Nam cộng hòa nhằm tố cáo việc sa thải của
giới chủ, và hành động đàn áp dã man của
chính quyền.
Trong khoảng thời gian công nhân
Vymitex đấu tranh phản đối chủ và chính
quyền thì một sự kiện quan trọng xảy ra,
người thợ công nhân Lâm Sơn Náo đã
đánh chìm tàu hải quân Mỹ USS Card ngay
tại Cảng Sài Gòn vào ngày 2/5/1964 [10,
tr.389]. Đây là một hồi chương cảnh báo
đối với chính quyền Việt Nam cộng hòa
mà còn cả giới kinh doanh tại các đô th
lớn ở miền Nam. Sự thắng lợi của công
nhân Cảng Sài Gòn đã tác động mạnh mẽ
đến phong trào công nhân Sài Gòn, đặc
biệt khi mà công nhân dệt Vimytex đang
sôi sục biểu tình chống giới chủ tư bản,
chính quyền Sài Gòn.
Để xoa d u sự phong trào của công
nhân Vimytex, Trần Quốc Bửu đã cho
phép công nhân đấu tranh nhưng phải dưới
chỉ đạo của Tổng Liên đoàn lao công. Cuộc
biểu tình đợt này đã thu hút được nhiều
Nghiệp đoàn khác cùng tham gia như:
Tổng liên Đoàn lao động (chủ t ch là Lê
Văn Thốt), Liên hiệp các nghiệp đoàn Tự
do (chủ t ch là Bùi Lượng), Lực lượng thợ
thuyền (chủ t ch là Nguyễn Khánh Văn)
Cuộc đấu tranh của công nhân Vimytex
dưới sự lãnh đạo Trần Khai Nguyên đã có
tính tổ chức và đ nh hướng chặt chẽ trong
119
khuôn khổ luật pháp của chính quyền Sài
Gòn. Họ vạch mặt tổ chức công đoàn tay
sai của chính quyền Sài Gòn và buộc
chúng phải có trách nhiệm liên đới khi
ngầm ngầm phản bội phong trào đấu tranh
của công nhân.
2.2 Phong trào tổng đình công
phối hợp của công nhân Sài Gòn-Gia Định
năm 1964
Không chỉ dừng lại ở đấu tranh cho
quyền lợi kinh tế, công nhân Sài Gòn phối
hợp chặt chẽ với học sinh sinh viên trong
cuộc đấu tranh mang mục đích chính tr để
phản đối chế độ quân phiệt Nguyễn Khánh.
Ngày 17/8/1964, chính quyền Sài Gòn
công bố bản Hiến chương Vũng Tàu kèm
theo cuộc trưng cầu dân ý về việc Khánh
lên làm quốc trưởng. Đây là bản hiến
chương do Mỹ - Khánh thoả thuận ngày
16/8/1964 tại Vũng Tàu nhằm mở đường
cho Mỹ can thiệp mạnh mẽ vào miền Nam
khi mà chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
đang gần như thất bại hoàn toàn. Ngày
18/8/1964, các cuộc biểu tình phản đối của
quần chúng nhân dân không chỉ nổ ra ở Sài
Gòn mà còn ở hầu khắp các đô th lớn ở
miền Nam [3, tr.365].
Trước sự đấu tranh quyết liệt của
phong trào, chính quyền Khánh phải ban
hành lệnh giới nghiêm, cấm bãi công, biểu
tình, hội họp. Hàng vạn người kéo đến Bộ
Thông tin đập phá đài phát thanh, bao vây
dinh Độc Lập phản đối chế độ độc tài quân
sự, đòi Nguyễn Khánh từ chức, đòi Mỹ rút
ra khỏi miền Nam... Nhà cầm quyền đàn áp
làm chết và b thương nhiều người biểu
tình và bắt đi 1.400 người khác. Trước tình
hình đó, ngày 26/8/1964, Phó thủ tướng
Nguyễn Xuân Oánh và Quốc vụ khanh
Nghiêm Xuân Hồng buộc phải ra tuyên cáo
của Hội đồng quân sự đồng ý rút bỏ Hiến
chương Vũng Tàu hòng xoa d u sự phẫn nộ
của nhân dân.
Với thắng lợi bước đầu buộc Nguyễn
Khánh phải hủy bỏ Hiến chương Vũng
Tàu, công nhân Sài Gòn - Gia Đ nh cùng
học sinh sinh viên và các Phật tử yêu nước
tiếp tục đấu tranh và dự đám tang những
người đã b chính quyền sát hại. Ngày
6/9/1964, công nhân Vimytex tập trung
khoảng 1.000 người tại công trường Quách
Th Trang với những khẩu hiệu được trưng
lên như: yêu cầu chấm dứt lệnh giãn công,
sa thải vô cớ của chủ xưởng Vimytex, trả
lương cho công nhân những ngày đình
công, đòi trừng tr thủ phạm đàn áp công
nhân ngày 10/8/1964, phản đối chính
quyền ban hành lệnh khẩn cấp 18/8/1964.
Chỉ trong vòng 8 ngày (từ 10/8-18/8/1964)
mà chính quyền Sài Gòn lại không giải
quyết được nguyện vọng thỉnh cầu của
công nhân, điều này cho thấy chính quyền
quân phiệt Sài Gòn thiên về hoạt động đàn
áp dã man phong trào công nhân Sài Gòn.
Phong trào đấu tranh của công nhân
Vimytex ngày càng sâu rộng đã thu hút
đông đảo các công nhân ngành nghề khác ở
Sài Gòn cùng tham gia, thể hiện tính đoàn
kết và ý thức giác ngộ giai cấp của công
nhân Sài Gòn. Điển hình như phong trào:
công nhân Nha công chánh Cảng, Tavico,
Ciment tuyên bố ủng hộ công nhân
Vimytex, đấu tranh vì quyền lợi dân sinh
dân chủ, lên án đòi Tổng liên đoàn và các
nghiệp đoàn cho đại biểu công nhân tự do
hội họp (13/9/1964), công nhân ôtô buýt,
công nhân cao su gửi tiền ủng hộ công
nhân Vimytex (18/9/1964) [5, tr.59].
Cuộc tổng đình công diễn ra từ 6 giờ
sáng (21/9/1964) đến 6 giờ sáng (23/9/1964)
[10, tr.408] trong khoảng thời gian 3 ngày
đã làm tê liệt nhiều hoạt động tại Sài Gòn,
gây thiệt hại to lớn đến nền kinh tế miền
Nam. Phong trào công nhân ở đô th Sài
120
Gòn có vai trò giữ v trí trung tâm trong
các phong trào yêu nước ở Sài Gòn – Gia
Đ nh. Sự đấu tranh của công nhân không
chỉ vì quyền lợi kinh tế mà gắn liền ý thức
chính tr , chống chiến tranh xâm lược của
Mỹ và chính quyền Sài Gòn
3. KẾT LUẬN
Cùng với những thắng lợi trên lĩnh vực
quân sự của cách mạng miền Nam, phong
trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn –
Gia Đ nh góp phần thúc đẩy thêm sự suy
yếu của chính quyền Sài Gòn. Nhân d p kỷ
niệm 4 năm ngày thành lập Mặt trận giải
phóng miền Nam, Chủ t ch Nguyễn Hữu
Thọ đã khẳng đ nh: “Phong trào đô th gần
như đã chứng minh một cách rõ rệt vai trò
chiến lược của nó trong sự nghiệp cách
mạng nói chung, mà nổi bật hơn hết là
phong trào công nhân trong ngày biểu
dương lực lượng 21 tháng 9, báo trước cơn
bão táp sắp nổi lên ngay trong lòng đ ch”
[8.tr.86]. Lần đầu tiên ở miền Nam, công
nhân Sài Gòn – Gia Đ nh đã biểu dương
sức mạnh của mình bằng cách dùng tổng
bãi công để chống lệnh cấm bãi công, dùng
biểu tình để chống lệnh cấm biểu tình.
Phong trào đấu tranh của công nhân Sài
Gòn đã kết hợp chặt chẽ với các phong trào
yêu nước khác, từng bước góp phần bảo vệ
quyền lợi người lao động cũng như làm
phá sản các chiến lược chiến tranh của Mỹ
tại chiến tr