Công pháp quốc tế - Luật điều ước quốc tế

Là ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế trong việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế Các chủ thể: năng lực ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các thực thể bên trong quốc gia (các bang, vùng tự trị)?

ppt49 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công pháp quốc tế - Luật điều ước quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG PHÁP QUỐC TẾLUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ*LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾLà ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế trong việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tếCác chủ thể: năng lực ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các thực thể bên trong quốc gia (các bang, vùng tự trị)?*LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾNguồn: Công ước Viên năm 1969 về luật ĐƯQT giữa các quốc giaCông ước Viên năm 1986 về luật ĐƯQT giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế và giữa các tổ chức quốc tếCông ước Viên năm 1978 về thừa kế của quốc gia đối với ĐƯQT *LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾCác nguyên tắc cơ bản: Tự nguyện, bình đẳng trong ký kết ĐƯQT ĐƯQT phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tếTự nguyện, thiện chí pacta sunt servanda*ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾKhái niệmThủ tục ký kết, gia nhập ĐƯQT Hiệu lực của ĐƯQT Thực hiện ĐƯQT *Khái niệmNguồn cơ bản của luật quốc tếLà văn kiện pháp luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế thoả thuận ký kết nhằm ấn định, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào tên gọi của điều ước *Phân loạiĐiều ước đa phương, khu vực, song phươngĐiều ước luật và điều ước hợp đồngĐiều ước kín và điều ước mở/ điều ước nửa kín nửa mở*Cấu trúc thông thườngLời nói đầuPhần nội dung chínhPhần cuối cùngCác văn bản kèm theo (phụ lục, danh mục cam kết, tuyên bố bảo lưu)*Lời nói đầuChúng tôi, nhân dân các nước liên hiệp lại Quyết tâm: Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân loại đau thương không kể xiết; Tuyên bố một lần nữa sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ, ở quyền bình đẳng giữa các nước lớn và nhỏ; Tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra; Khuyến khích sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong một nền tự do rộng rãi hơn; Bày tỏ lòng mong muốn cùng chung sống hoà bình trên tinh thần láng giêng thân thiện, cùng chung nhau góp sức để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thừa nhận những nguyên tắc và xác định những phương pháp bảo đảm không dùng vũ lực, trừ trường hợp vì lợi ích chung, sử dụng cơ chế quốc tế để thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc; Đã quyết định tập trung mọi nỗ lực của chúng tôi để đạt được những mục đích đó. Vì vậy, các chính phủ chúng tôi thông qua các đại diện có đủ thẩm quyền hợp lệ, họp tại thành phố San Francisco, đã thoả thuận thông qua Hiến chương này và lập ra một Tổ chức quốc tế lấy tên là  "Liên Hợp Quốc"*Lời nói đầuNhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau .ý thức được giá trị to lớn của động và thực vật hoang dã về mặt thẩm mỹ, khoa học, văn hoá, giải trí và kinh tế.Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế.ý thức được rằng phải có những biện pháp thích hợp cho các mục tiêu trên là cấp bách, các nhà nước thành viên đi đến nhất trí như sau:*Cấu trúcLời nói đầuCác bên tham gia công ướcĐiều 1: Phạm vi áp dụng của công ướcĐiều 2: Các định nghĩaĐiều 3:Định nghĩa quốc gia có phế thải nguy hiểmĐiều 4: Nghĩa vụ chungĐiều 5:Chỉ định các cơ quan có thẩm quyền và thông tin viênĐiều 6: Vận chuyển qua biên giới giữa các bênĐiều 7: Vận chuyển qua biên giới từ quốc gia tham gia công ước tới quốc gia không tham gia công ướcĐiều 8: Nghĩa vụ tái nhập khẩuĐiều 9: Vận chuyển bất hợp phápĐiều 10: Hợp quốc tếĐiều 11: Các hiệp định song phương và khu vựcĐiều 12: Tham khảo về các vấn đề trách nhiệmĐiều 13: Thông báo tin tứcĐiều 14: Vấn đề tài chínhĐiều 15: Hội nghị các bên tham giaĐiều 16: Ban thư kýĐiều 17: Bổ sung công ướcĐiều 18: Thông qua và bổ sung các phụ bảnĐiều 19: Việc kiểm traĐiều 20:Giải quyết tranh chấpĐiều 21: Ký kếtĐiều 22: Phê chuẩn, chấp thuận, xác nhận chính thức hoặc thông quaĐiều 23: Gia nhậpĐiều 24: Quyền bỏ phíaĐiều 25: Hiệu lực 1Điều 26Điều 27: Từ bỏ công ướcĐiều 28: Người lưu triểuĐiều 29Phụ lục 1Phụ lục 2Phụ lục 3Phụ lục 4Phụ lục 5aPhụ lục 5bPhụ lục 6*Các tên gọiHiến chươngHiệp ước Hiệp địnhCông ước Nghị định thư*Tên gọi của ĐƯQT THẢO LUẬNVụ Qatar-Bahrain*Đàm phánQuá trình thương lượng, đấu tranh, để đi đến thoả thuận về nội dung của ĐƯNgười tham gia đàm phán phải là người có thẩm quyền (điều 8 CƯ Viên):Thẩm quyền đàm phán và ký kết ĐƯQT do Hiến pháp mỗi nước quy địnhGiấy uỷ quyền - trường hợp không cần giấy uỷ quyền*Thông quaThủ tục áp dụng cho các điều ước nhiều bênTỉ lệ phiếu thuận cần thiết:2/3 số đại diện tham gia biểu quyết (điều 9.2 CƯ Viên); hoặcTheo quy định của điều lệ Tổ chức quốc tế có liên quan*Xác thực văn bản*KýNgười đại diện có thẩm quyềnTạo ra hiệu lực đối với điều ước không cần phê chuẩn*Phê chuẩnSự giám sát của cơ quan lập pháp đối với hoạt động đối ngoại của cơ quan hành phápKhi nào cần phê chuẩn:Khi luật pháp QG quy định (chỉ có hiệu lực đối với quốc gia); hoặcBản thân điều ước quy định cần phải phê chuẩnAi có thẩm quyền phê chuẩn:Nghị viện; hoặc/vàTổng thống (chủ tịch nước)*Lưu chiểu điều ước Người lưu chiểu (Điều 77 CƯ Viên): nguyên thủ một quốc gia hoặc tổng thư ký một tổ chức quốc tếLưu giữ văn bản gốcTiếp nhận các thư phê chuẩn và các văn kiện khác liên quanĐầu mối liên lạc giữa các thành viên*Đăng ký điều ước Điều 80 CƯ Viên, Điều 102 Hiến chương Liên Hợp QuốcCác nước thành viên Liên Hợp Quốc phải đăng ký với Tổ chức này mọi điều ước quốc tế mà họ ký Hệ quả đối với hiệu lực của ĐƯ? *Gia nhập điều ước Việc một nước tuyên bố thừa nhận một ĐƯ mà họ không trực tiếp đàm phán, ký kết là có hiệu lực đối với nước đó.Điều ước loại nào có thể gia nhập?Hệ quả của việc gia nhập?Giải thích ĐƯQTNguyên tắc chung: Đ31thiện chí phù hợp với nghĩa thông thường Phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ướcCác yếu tố khác cần xem xét: travaux prepatoiresCác cách giải thích bổ sung: Đ32*Bảo lưu điều ước Vì sao?Nhu cầu phát triển luật quốc tếThực hiện chủ quyền quốc giaLà gì?Điều 2 CƯ Viên: Tuyên bố đơn phương của một quốc gia khi ký kết, phê duyệt, phê chuẩn hoặc gia nhập ĐƯQT nhằm loại trừ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một vài điều khoản trong ĐƯ trong quan hệ với quốc gia đó.Ví dụ: Việt Nam bảo lưu điều IX Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng; *Tuyên bố bảo lưu của Việt NamNước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi các quy định của điều IX nói rằng tranh chấp giữa các bên cam kết về việc giải thích, áp dụng và thực thi Công ước sẽ được giải quyết tại Toà công lý quốc tế, theo yêu cầu của một bên tranh chấp. Về thẩm quyền xét xử của Toà công lý quốc tế, nước CHXHCN VN cho rằng sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp, trừ những kẻ phạm tội, là tối cần thiết cho việc Toà công lý quốc tế có thể xét xử tranh chấp này.*Bảo lưu điều ước Những trường hợp không thể bảo lưuĐƯ không cho phép bảo lưu (ví dụ: WTO, môi trường)ĐƯ chỉ cho phép bảo lưu một số điều khoản nhất định (ví dụ: CƯ Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế)Bảo lưu không phù hợp với mục tiêu và đối tượng của ĐƯ*Bảo lưu điều ước Vào thời điểm nào là thích hợp? (điều 19-23 CƯ Viên 1969)Nêu bảo lưu: thời điểm ký, phê chuẩn, phê duyệt chấp nhận, gia nhập ĐƯ Rút bảo lưu: bất cứ thời điểm nàoPhản đối bảo lưu: phải tuyên bố rõ ràng trong vòng 12 tháng kể từ khi nhận được thông báo bảo lưuChấp thuận bảo lưu: thông thường không cần tuyên bố chấp thuận bảo lưu (t/h Tổ chức QT, ĐƯ có yêu cầu tất cả các bên chấp thuận)*Hiệu lực của điều ước Thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời hạn hiệu lựcCác điều kiện có hiệu lựcHiệu lực của ĐƯ đối với các bên tham giaHiệu lực của ĐƯ đối với các bên thứ baHiệu lực của ĐƯ đối với các quy phạm pháp lý quốc tế khácThay đổi hiệu lực của ĐƯ*Thời điểm ĐƯ bắt đầu có hiệu lực Điều 24 CƯ Viên: Các quốc gia có toàn quyền quyết định về thời điểm và các thể thức có hiệu lực của ĐƯNhìn chung:ĐƯ có hiệu lực từ thời điểm ký hoặc trao đổi thư phê chuẩnMột số ĐƯ quy định số lượng phê chuẩn tối thiểu để có hiệu lực*Thời hạn hiệu lực ĐƯ có thời hạn: các ĐƯ về hợp tác kinh tế, văn hoá, kỹ thuật  có hiệu lực 3 – 5 nămĐƯ vô thời hạn: các ĐƯ về an ninh, chính trị, phân định biên giới, lãnh thổ các ĐƯ phổ cậpCác điều kiện để ĐƯ có hiệu lực Để ĐƯQT có hiệu lực phải thỏa mãn cả 3 nhóm điều kiện:Về nguyên tắc: ĐƯ phải được đàm phán, ký kết và phê chuẩn trên cơ sở tự nguyện và bình đẳngVề mặt thủ tục, ĐƯQT phải được ký kết một cách hợp thức, hợp pháp, theo đúng thủ tụcVề mặt nội dung: ĐƯQT được ký kết phải có nội dung không trái với các quy phạm bắt buộc chung của luật quốc tế.*Các điều kiện để ĐƯ có hiệu lực CƯ Viên điều 51-52ĐƯ phải được đàm phán, ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng  ĐƯ sẽ vô hiệu nếu:Đại diện quốc gia bị cưỡng ép bằng vũ lực hoặc đe doạ vũ lựcBản thân quốc gia bị cưỡng épVô hiệu tuyệt đối*Các điều kiện để ĐƯ có hiệu lực CƯ Viên điều 46-50ĐƯ phải được đàm phán, ký kết một cách hợp thức, theo đúng thủ tục  ĐƯ sẽ vô hiệu nếu:Người đại diện quốc gia nhận hối lộĐƯ ký do hành vi lừa dối của QG khácCó sự nhầm lẫn trong ĐƯ liên quan tới một thực tế là cơ sở để ký ĐƯĐại diện quốc gia ký ĐƯ không đúng thẩm quyền theo PL quốc gia (lưu ý: chỉ khi sự vi phạm này có tính chất cơ bản)Đại diện quốc gia không tuân thủ sự hạn chế về thẩm quyền ký kết ĐƯ (lưu ý: chỉ khi QG đã thông báo cho các QG ký kết khác về sự hạn chế này)Vô hiệu tương đối*Các điều kiện để ĐƯ có hiệu lực CƯ Viên điều 53ĐƯ phải có nội dung không trái với các quy phạm bắt buộc chung của luật quốc tế jus cogens:Là những quy phạm nền tảng của trật tự pháp lý quốc tế, không thể bị vi phạm trong bất cứ trường hợp nàoChỉ có thể bị thay đổi bởi một jus cogens khácVí dụ: Các quy phạm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; Các quy phạm bảo vệ lợi ích cơ bản của QG; các quy phạm bảo vệ các quyền cơ bản của con ngườiVô hiệu tuyệt đốiCƯ Viên Điều 45:Một quốc gia sẽ không còn có thể nêu lên lý do làm mất hiệu lực một điều ước, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó nếu, sau khi biết rõ các sự kiện, quốc gia đó vẫn: a)Chấp thuận một cách rõ ràng rằng điều ước, tùy từng trường hợp, là có giá trị, còn hiệu lực hoặc tiếp tục việc thi hành điều ước đó; hoặc b) Biểu hiện thái độ, tùy từng trường hợp, phải được xem là họ đã chấp thuận là điều ước vẫn có giá trị, tiếp tục có hiệu lực hoặc tiếp tục được thi hành.**Hiệu lực đối với các bên tham gia ĐƯ ràng buộc các bên tham giaĐược các bên tôn trọng và thi hành trên cơ sở tự nguyện và thiện chí pacta sunt servandaQG không có quyền viện dẫn luật QG để biện minh cho việc không thực thi ĐƯQG phải giải thích ĐƯ một cách thiện chíQG phải thực thi ĐƯ một cách thiện chí*Hiệu lực đối với các bên thứ baVề nguyên tắc: ĐƯ chỉ có hiệu lực đối với các bên tham gia điều ước res inter alios acta (điều 34 CƯ Viên 1969)Trong thực tiễn: một số trường hợp ngoại lệ*Hiệu lực đối với các bên thứ baĐƯQT phát sinh hiệu lực đối với các bên thứ ba thông qua những thoả thuận trước đó: điều khoản Tối huệ quốcĐƯQT phát sinh hiệu lực với bên thứ ba nếu ĐU pháp điển hoá một quy phạm tập quán (điều 38 CƯ Viên)ĐƯQT xác lập các "chế độ có hiệu lực chung": chế độ quản lý vùng Nam cực, chế độ sử dụng và khai thác các eo biển và kênh đào quốc tế*Thay đổi hiệu lực của Điều ước Các trường hợp dẫn tới thay đổi hiệu lực của ĐƯCác hình thức thay đổi hiệu lực của ĐƯ*Các trường hợp dẫn tới thay đổi hiệu lực của Điều ước ĐƯ tự quy định về thay đổi hiệu lựcSự thoả thuận của các bênTuyên bố đơn phương của một bên (điều 56 CƯ Viên 1969, điều kiện: được ĐƯ cho phép)*Các trường hợp dẫn tới thay đổi hiệu lực của Điều ước Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (điều 62):Hoàn cảnh ở đây phải là cơ sở chủ yếu cho việc ký kết ĐƯSự thay đổi là căn bản: Sự thay đổi này dẫn tới thay đổi hoàn toàn các nghĩa vụ của các bênCác bên không lường trước được sự thay đổi đóBất khả kháng (điều 61): đối tượng chính của ĐƯ không còn tồn tạiChiến tranh*Các hình thức thay đổi hiệu lựcXét lại ĐƯĐình chỉ hiệu lựcChấm dứt hiệu lực*Các hình thức thay đổi hiệu lựcXét lại ĐƯ:Bổ sung: đ40Sửa đổi: đ41Gia hạn *Các hình thức thay đổi hiệu lựcĐình chỉ hiệu lực của ĐƯ:Tạm ngừng thực hiện một phần hoặc toàn bộ ĐƯHệ quả:ĐƯ tạm thời không còn hiệu lực một phần hoặc toàn bộ đối với các bên đồng ý đình chỉVẫn có hiệu lực giữa các bên không thoả thuận đình chỉ ĐƯĐiều 72.2 CƯ Viên: Trong thời gian đình chỉ, các bên không được có những hành động gây trở ngại cho việc áp dụng trở lại ĐƯQT*Các hình thức thay đổi hiệu lựcChấm dứt hiệu lực của ĐƯ:ĐƯ hết hiệu lực do hết hạnMọi nghĩa vụ trong ĐƯ đã thực hiện xongDo các nguyên nhân khácSai lầm: Điều 48 CƯ ViênMan trá: Điều 49 CƯ ViênDo hậu quả của việc ký kết một điều ước sau: đ59 CƯ ViênDo hậu quả của việc vi phạm: đ60 CƯ ViênCác hình thức thay đổi hiệu lựcHệ quả:Các bên được giải phóng hoàn toàn khỏi các quyền và nghĩa vụ.Sự chấm dứt này không được gây ảnh hưởng tới các quyền, nghĩa vụ hay tình trạng đã được tạo ra trong quá trình thực hiện ĐƯ.**Đảm bảo thực hiện ĐƯQTGiải thích ĐƯ một cách thiện chí:Điều 31: Giải thích ĐƯ một cách thiện chí theo nghĩa thông thường của từ ngữ dùng trong ĐƯ, trong bối cảnh và phù hợp với đối tượng và mục tiêu của ĐƯCác bước giải thích thông thường:Giải thích theo văn phạm: tìm kiếm nghĩa thông thường.Giải thích logic: căn cứ vào đối tượng và mục tiêu của ĐƯGiải thích theo ngữ cảnh: căn cứ vào bối cảnh cụ thể (bối cảnh đàm phán, thực hiện ĐƯ)Giải thích bằng các công cụ bổ trợ: các văn bản liên quan tới ĐƯ*Đảm bảo thực hiện ĐƯQTTự nguyện, thiện chí pacta sunt servanda:Giải thích ĐƯ một cách thiện chíThực hiện ĐƯ một cách thiện chíCác biện pháp đảm bảo thực hiện ĐƯQT:Cơ chế đảm bảo thực hiện do các bên của ĐƯ lập raSự đấu tranh của dư luận quốc tế*Bài tập tình huốngBốn quốc gia châu Phi A, B, C và D ký một hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do châu Phi ngày 27/4/2000. Hiệp định này yêu cầu các nước phải phê chuẩn. Hiệp định cũng quy định các quốc gia châu Phi khác có thể gia nhập nếu quốc gia đó đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế hàng năm ít nhất 1% tính từ năm 2000.*Bài tập tình huốngNgày 18/11/2000, trong một bài phát biểu trên truyền hình, tổng thống quốc gia B tuyên bố quốc gia B từ bỏ Hiệp định ký ngày 27/4/2000 và không còn bị ràng buộc bởi Hiệp định này. Trong những điều kiện nào thì Quốc gia B có thể khẳng định rằng mình không còn bị ràng buộc bởi Hiệp định.Ngày 22/05/2000, Quốc gia C phát hiện rằng người đại diện của quốc gia D đã ký Hiệp định mà không có giấy uỷ quyền, do đó quốc gia C khẳng định Hiệp định vô hiệu. Theo anh (chị), khẳng định này đúng hay sai? Vì sao?
Tài liệu liên quan