Công tác đà giáo - Ván khuôn - cốt thép -đổ bê tông dầm cầu bê tông cốt thép

Trải qua gần một thế kỷ, kể từ khi kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DƯL) được phát minh, thế giới đã ch i đã ch ứng kiến nhiều thành tựu tuyệt vời trong lĩnh vực xây dựng công trình,đặc biệt là các công trình cầu bằng kết cấu BTCT DƯL. Từ những kết cấu kiểu dầm giản đơn thi công bằng phương pháp công nghệ truyền thống căng trước trên bệ cốđịnh hoặc căng sau rồi lao lắp vào vị trí, ngày nay với nhiều công nghệ mới tiên tiến như đúc đẩy,đúc hẫng (lắp hẫng),đúc trên đà giáo di động, lắp trên đà giáo di động. có thể xây dựng được những nhịp cầu lớn, vượt xa giới hạn khẩu độ nhịp của dầm giản đơn truyền thống,đem lại hiệu quả rất lớn về các mặt kinh tế, kỹ thuật cũng như vẻđẹp kiến trúc công trình.

pdf33 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 9446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác đà giáo - Ván khuôn - cốt thép -đổ bê tông dầm cầu bê tông cốt thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP CẦU BTCT  PHẦN I : CÔNG TÁC ĐÀ GIÁO - VÁN KHUÔN - CỐT THÉP - ĐỔ BÊ TÔNG DẦM CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP  PHẦN II : CÔNG TÁC THI CÔNG LẮP GHÉP DẦM BTCT  PHẦN III : THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP CẦU LỚN PHẦN I CÔNG TÁC ĐÀ GIÁO - VÁN KHUÔN - CỐT THÉP - ĐỔ BÊ TÔNG DẦM CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP i. KHÁI NIỆM ii. ĐÀ GIÁO THI CÔNG DẦM BÊ TÔNG ĐỔ TẠI CHỖ iii. VÁN KHUÔN DẦM iv. CÔNG TÁC CỐT THÉP DẦM CẦU v. ĐỔ BÊ TÔNG NHỊP CẦU vi. HẠ ĐÀ GIÁO THÁO DỠ VÁN KHUÔN vii. THI CÔNG MẶT CẦU KHÁI NIỆM 1. Tình hình phát triển công nghệ xây dựng cầu bê tông cốt thép trên thế giới và ở Việt nam. Trải qua gần một thế kỷ, kể từ khi kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DƯL) được phát minh, thế giới đã chứng kiến nhiều thành tựu tuyệt vời trong lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình cầu bằng kết cấu BTCT DƯL. Từ những kết cấu kiểu dầm giản đơn thi công bằng phương pháp công nghệ truyền thống căng trước trên bệ cố định hoặc căng sau rồi lao lắp vào vị trí, ngày nay với nhiều công nghệ mới tiên tiến như đúc đẩy, đúc hẫng (lắp hẫng), đúc trên đà giáo di động, lắp trên đà giáo di động... có thể xây dựng được những nhịp cầu lớn, vượt xa giới hạn khẩu độ nhịp của dầm giản đơn truyền thống, đem lại hiệu quả rất lớn về các mặt kinh tế, kỹ thuật cũng như vẻ đẹp kiến trúc công trình. Ở nước ta vào đầu những năm 90, các công nghệ thi công cầu tiên tiến như phương pháp đúc đẩy, đúc hẫng đã được áp dụng rộng rãi kết hợp với các nhà thầu lớn của nước ngoài và được tạo điều kiện cho các Tổng công ty xây dựng giao thông trong nước nhập công nghệ và tiếp thu, làm chủ công nghệ. Tiếp theo những năm sau đó, hàng loạt các công trình cầu BTCT DƯL khẩu độ lớn, thi công bằng công nghệ hiện đại ra đời. 2. Tổng quan về các công nghệ thi công cầu BTCT DƯL nhịp liên tục Do kết hợp khả năng chịu nén của bêtông với khả năng chịu kéo cao của cốt thép đặc biệt là cốt thép cường độ cao cùng với ưu điểm dễ dàng tạo mặt cắt kết cấu chịu lực hợp lý và giá thành hạ, kết cấu BTCT DƯL đã được áp dụng chủ yếu trong các công trình cầu trên thế giới. Để đạt mục tiêu về khả năng vượt nhịp lớn, kết cấu BTCT DƯL nhịp liên tục được áp dụng rộng rãi và đã có rất nhiều nghiên cứu có tính đột phá về thiết kế kết cấu gắn với công nghệ thi công, đây là hai mặt không thể tách rời. Có thể thấy rằng kết cấu nhịp BTCT DƯL với quá trình phát triển từ dạng dầm bản đặc, rỗng rồi đến dạng mặt cắt chữ I, chữ T, rồi mặt cắt hình hộp hầu như đã hoàn thiện về mặt kết cấu. Do vậy trong thời gian qua, các nghiên cứu chuyển sang chủ yếu về mặt vật liệu và đặc biệt là công nghệ thi công. 2.1. Công nghệ đổ bêtông tại chỗ theo phương pháp đúc đẩy - CN1 Đúc đẩy thuộc phương pháp đổ bêtông tại chỗ, hệ thống ván khuôn và bệ đúc thường được lắp đặt, xây dựng cố định tại vị trí sau mố. Chu trình đúc được tiến hành theo từng phân đoạn, khi phân đoạn đầu tiên hoàn thành được kéo đẩy về phía trước nhờ hệ thống như: kích thủy lực, mũi dẫn, trụ đẩy và dẫn hướng… đến vị trí mới và bắt đầu tiến hành đúc phân đoạn tiếp theo cứ như vậy cho đến khi đúc hết chiều dài kết cấu nhịp. Mặc dù công nghệ có ưu điểm: thiết bị di chuyển cấu kiện khá đơn giản, tạo được tĩnh không dưới cho các công trình giao thông thủy bộ dưới cầu và không chịu ảnh hưởng lớn của lũ nhưng công trình phụ trợ lại phát sinh nhiều như: bệ đúc, mũi dẫn và trụ tạm… Chiều cao dầm và số lượng bó cáp DƯL nhiều hơn so với dầm thi công bằng công nghệ khác, mặt khác chiều cao dầm không thay đổi để tạo đáy dầm luôn phẳng nhằm đẩy trượt trên các tấm trượt đồng thời chiều dài kết cấu nhịp bị hạn chế do năng lực của hệ thống kéo đẩy. Cầu thi công bằng công nghệ này có kết cấu nhịp liên tục với khẩu độ nhịp lớn nhất hợp lý khoảng từ 35 - 60m. Với công nghệ này khả năng tái sử dụng hệ thống ván khuôn, bệ đúc và kết cấu phụ trợ cao. Trong thời gian qua chúng ta đã áp dụng công nghệ này ở một số công trình cầu với khẩu độ nhịp lớn nhất là 40  42m như: cầu Mẹt - QL.1A - Tỉnh Lạng Sơn, cầu Hiền Lương - QL.1A - Tỉnh Quảng Trị, cầu Quán Hầu - Tỉnh Quảng Bình. 2.2. Công nghệ thi công theo phương pháp đúc hoặc lắp hẫng cân bằng - CN2 Đúc hẫng thực chất thuộc phương pháp đổ bêtông tại chỗ theo phân đoạn từng đợt trong ván khuôn di động treo trên đầu xe đúc. Công nghệ này thường áp dụng cho kết cấu có mặt cắt hình hộp với khẩu độ nhịp lớn từ 60 - 200m. Đặc điểm của công nghệ là việc đúc các đốt dầm theo nguyên tắc cân bằng, sau đó nối các nhịp giữa có thể bằng các chốt giữa, dầm treo hoặc liên tục hóa. Trong quá trình thi công trên mỗi trụ đặt hai xe đúc, mỗi xe di chuyển và đúc một nữa nhịp mỗi bên theo phương dọc cầu. Tùy theo năng lực của xe đúc mà mỗi phân đoạn đúc có thể dài từ 3,5 - 7m hoặc có thể lớn hơn. Từng đốt sẽ lặp lại công nghệ từ đốt thứ nhất và chỉ điều chỉnh ván khuôn theo tiết diện, độ vồng thiết kế. Cũng tương tự như vậy, công nghệ lắp hẫng cân bằng chỉ có khác biệt là các phân đoạn dầm được đúc sẵn và được lao lắp cân bằng do vậy yêu cầu cao hơn về kỹ thuật thực hiện các mối nối với chất lượng và độ chính xác của hai mặt giáp nhau, sự trùng khớp các lỗ luồn cáp DƯL và chất lượng thi công lớp đệm liên kết (keo epoxy, vữa polymer…). Cũng như các công trình thi công theo phương pháp lắp ghép, công nghệ lắp hẫng cân bằng có tiến độ thi công rất nhanh. Công nghệ thi công theo phương pháp đúc hoặc lắp hẫng cân bằng phù hợp với cầu có khẩu độ nhịp lớn và tĩnh không dưới cầu cao, với công nghệ này chiều cao dầm và số lượng bó cáp đòi hỏi cao hơn, nhiều hơn so với dầm thi công bằng công nghệ khác nhưng tiến độ thi công nhanh, công trường gọn gàng và thiết bị phục vụ thi công không đòi hỏi đặc biệt. Ở nước ta trong thời gian qua, công nghệ thi công đúc hẫng cân bằng được áp dụng khá phổ biến với khẩu độ nhịp lớn nhất là 120m: cầu Lai Vu - QL.5 - Tỉnh Hải Dương, cầu Gianh - QL.1A - Tỉnh Quảng Bình, cầu Bến Lức - QL.1A - Tỉnh Long An 2.3. Công nghệ đổ bêtông tại chỗ treo trên đà giáo di động - CN3 Công nghệ này thuộc phương pháp đổ bêtông tại chỗ. Sau khi thi công xong một nhịp, toàn bộ hệ thống ván khuôn và đà giáo được lao đẩy tới nhịp tiếp theo và bắt đầu công đoạn thi công như nhịp trước, cứ như vậy theo chiều dọc cầu cho đến khi hoàn thành kết cấu nhịp. Với công nghệ này trong quá trình thi công ta vẫn tạo được tĩnh không dưới cầu cho giao thông thủy bộ, mặt khác không chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thủy văn và địa chất khu vực xây dựng cầu. Kết cấu nhịp cầu có thể thực hiện theo sơ đồ chịu lực là dầm đơn giản và liên tục nhiều nhịp với chiều cao dầm có thay đổi hoặc không thay đổi. Chiều dài nhịp thực hiện thuận lợi và hợp lý trong phạm vi từ 35 - 60m. Số lượng nhịp trong một cầu về nguyên tắc là không hạn chế vì chỉ cần lực đẩy dọc nhỏ để đẩy đà giáo ván khuôn và không lũy tiến qua các nhịp. Tuy nhiên các công trình phụ trợ của công nghệ này còn khá cồng kềnh: dàn đẩy, trụ tạm, mũi dẫn và hệ đà giáo ván khuôn cồng kềnh để đảm bảo độ cứng lớn khi thi công đúc bê tông dầm. 2.4. Công nghệ thi công lắp ghép các phân đoạn dầm dưới đà giáo di động - CN4 Công nghệ này tương tự như CN3 nhưng có một số thay đổi khác biệt khắc phục được các hạn chế của CN3. Nội dung của giải pháp công nghệ này là các phân đoạn dầm được đúc sẵn, lao lắp toàn bộ nhịp vào vị trí bằng cách treo giữ từng phân đoạn dưới đà giáo di động sau đó mới căng cáp DƯL liên tục hóa các phân đoạn dầm với nhau. Chu trình lặp đi lặp lại cho từng nhịp cho đến khi hoàn thành. Giải pháp công nghệ này có được các ưu điểm như CN3, thêm vào đó có thể đẩy nhanh tiến độ hơn nữa vì việc đúc các phân đoạn dầm hoàn toàn độc lập với quá trình lao lắp kết cấu nhịp. Hệ đà giáo di động chỉ có tác dụng lao giữ các đốt dầm đúng vị trí nên gọn nhẹ hơn, không quá lớn như hệ đà giáo của CN3 phải phục vụ cho quá trình đúc toàn bộ bê tông kết cấu nhịp. Qua phân tích 4 giải pháp công nghệ chính trong thi công cầu BTCT DƯL nhịp liên tục chủ yếu như trên, có thể tóm tắt các đặc điểm chủ yếu ở bảng 1 dưới đây: TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA 4 GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ Ghi chú: CN1: Công nghệ đổ bêtông tại chỗ theo phương pháp đúc đẩy. CN2: Công nghệ thi công theo phương pháp đúc hoặc lắp hẫng cân bằng. CN3: Công nghệ đổ bêtông tại chỗ treo trên đà giáo di động. CN4: Công nghệ thi công lắp ghép các phân đoạn dầm trên đà giáo di động. Tổng chiều dài cầu không giới hạn: xét về mặt lý thuyết. Trong số các công nghệ trên, công nghệ CN1 và CN2 đã được áp dụng phổ biến ở nước ta, riêng công nghệ CN3 và CN4 đang ở những bước đầu nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam. C¸C GI¶I PH¸P C¤NG NGHÖ STT YÕU Tè Kü THUËT CN1 CN2 CN3 CN4 1 KhÈu ®é phï hîp 35 - 60m 60 - 200m 35 - 60m 35 - 60m 2 S¬ ®å kÕt cÊu nhÞp Liªn tôc Liªn tôc Gi¶n ®¬n hoÆc liªn tôc Gi¶n ®¬n hoÆc liªn tôc 3 TiÕn ®é thi c«ng Phô thuéc CN bªt«ng Phô thuéc CN bªt«ng Phô thuéc CN bªt«ng Kh«ng phô thuéc CN bªt«ng 4 ThiÕt bÞ, ®µ gi¸o HÖ kÝch ®Èy phøc t¹p Xe ®óc dÇm ®¬n gi¶n §µ gi¸o nÆng nÒ §µ gi¸o lao l¾p gän nhÑ 5 Tæng chiÒu dµi cÇu Giíi h¹n Kh«ng giíi h¹n Kh«ng giíi h¹n Kh«ng giíi h¹n 6 ChÊt l­îng bªt«ng Cã ®iÒu kiÖn ®¶m b¶o chÊt l­îng Khã ®¶m b¶o chÊt l­îng bªt«ng Khã ®¶m b¶o chÊt l­îng bªt«ng §¶m b¶o chÊt l­îng bªt«ng ĐÀ GIÁO XÂY DỰNG DẦM CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐỔ TẠI CHỖ. Xây dựng cầu dầm bê tông cốt thép toàn khối trên giàn giáo cố định bao gồm các vật liệu sau: Làm giàn giáo, lắp dựng ván khuôn, đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông, bảo dưõng bê tông, tháo dỡ ván khuôn và giàn giáo. Vật liệu làm giàn giáo có thể là gỗ, thép. Giàn giáo phải đủ cường độ bảo đảm độ cứng và độ ổn định theo yêu cầu, chẳng hạn độ võng các thanh trong giàn giáo không lớn quá 1/400 chiều dài nhịp. Cấu tạo giàn giáo phải đơn giản dễ tháo lắp và sử dụng được nhiều lần. Mối nối phải thật khít để giảm biến dạng không đàn hồi, khe nối không hở quá 10mm. Sai số khoảng cách giữa tim giàn không quá 30mm. Giàn giáo được chọn tuỳ chiều dài nhịp, chiều cao cầu, vật liệu và thiết bị thi công có sẵn... Giàn giáo có nhiều dạng chẳng hạn giàn giáo cố định, giàn giáo di động. Để làm giàn giáo cố định, nhiều nước đã sử dụng các loại linh kiện thép ống, nối với nhau bởi những đai "cút" và "rắc co" khác nhau. ở nhiều công ty lớn, còn sử dụng những mảng giàn giáo đã chế tạo sẵn theo mẫu mã nhất định, bảo đảm linh hoạt trong lắp ráp các loại hình giàn giáo không gian một cách nhẹ nhàng và thuận lợi, liên kết với nhau bởi những chi tiết gia công tinh bằng kim loại, chịu được những lực trượt tương đối lớn. Giàn giáo di động là giàn giáo có thể chạy được để chế tạo từ nhịp này đến nhịp khác. Giàn giáo di dộng thích hợp để xây dựng cầu bê tông cốt thép đúc tại chỗ bắc qua sông sâu, lòng sông không thể đóng cọc để làm giàn giáo cố định hoặc không kinh tế. Đặt ván khuôn lắp cốt thép, đúc dầm và bảo dưỡng bê tông đều thực hiện trên giàn giáo treo. Khi bê tông đạt cường độ tháo ván khuôn, lắp cốt thép, đúc dầm và bảo dưỡng bê tông đều thực hiện trên giàn giáo treo. Khi bê tông đạt cường độ tháo ván khuôn và kéo giàn giáo sang nhịp khác và các công việc sẽ được lặp lại như trên. Giàn giáo di động có thể làm bằng dầm hoặc giàn thép định hình. Khi di động cần một số thiết bị phụ trợ. VÁN KHUÔN DẦM 3.4. Bệ căng, ván khuôn, đà giáo 3.4.1. Khái quát A) Các yêu cầu chung Ván khuôn (bao gồm cả hệ đà giáo đỡ nó) và bệ căng cốt thép DƯL kéo trước phải được thiết kế và thi công sao cho đảm bảo được cường độ và độ cứng yêu cầu, đảm bảo độ chính xác về hình dạng, kích thước và vị trí của kết cấu BTCT. Ván khuôn và bệ căng phải có khả năng sử dụng lại được nhiều lần mà không bị hư hỏng theo đúng yêu cầu của bản đồ án thiết kế chung. Ván khuôn phải có cấu tạo hợp lý, dễ dàng lắp dựng, tháo dỡ hoặc điều chỉnh khi cần thiết. Việc thiết kế và thi công ván khuôn, bệ căng cũng như việc khai thác chúng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và các thiết bị liên quan. B) Tải trọng Ván khuôn và bệ căng phải được thiết kế theo các loại tải trọng sau đây: - Tải trọng thẳng đứng bao gồm: trọng lượng của ván khuôn, đà giao, của bê tông và cốt thép, của người và thiết bị có liên quan (đối với thiết bị cần xét lực xung kích). - Tải trọng nằm ngang bao gồm : các tải trọng do rung động gây ra, do các lực lúc lắp dựng ván khuôn, do áp lực gió. - áp lực ngang của hỗn hợp bê tông tươi chưa hoá cứng. - Các tải trọng đặc biệt mà có thể dự đoán xảy ra trong thi công. Tải trọng thẳng đứng được tính với tỷ trọng bê tông cốt thép là 2,5T/m3, hoạt tải được coi là rải đều với trị số không nhỏ hơn 250Kg/m2, và được lấy tuỳ tình hình cụ thể. Tải trọng nằm ngang tác dụng lên ván khuôn thành bên do bê tông tươi lấy như sau: - Khi tốc độ bê tông đổ không quá 2m/giờ p = 0,8 + 80R/(T + 20)  10T/m2 hoặc 2,4.H T/m2 - Khi tốc độ bê tông theo chiều cao lớn hơn 2m/giờ p = 0,8 + (120 + 25R)/(T + 20)  15T/m2 hoặc 2,4.H T/m2 Trong đó: p - áp lực ngang (T/m2) R - Tốc độ đổ bê tông theo chiều cao (m/giờ) T - Nhiệt độ của bê tông trong khuôn (oC) H - Chiều cao của bê tông tươi bên trên điểm đang xét (m) Khi dùng biện pháp rung động bên ngoài ván khuôn dùng bê tông có độ sệt lớn, dùng phụ gia làm chậm hoá cứng hoặc các phụ gia khác, giá trị của p phải tăng lên thích đáng. C/ Vật liệu Vật liệu dùng làm ván khuôn, đà giáo, bệ căng phải được chọn sao cho đảm bảo về cường độ, độ cứng, độ vững, không gây ảnh hưởng xấy đến bê tông tươi do hút nước và cũng không làm hỏng bề mặt ngoài của kết cấu BTCT. Khi chọn vật liệu ván khuôn đà giáo và bệ căng phải xét đầy đủ các vấn đề như loại kết cấu, số lần sẽ sử dụng lại, vị trí sử dụng. Nên dùng thép làm ván khuôn kết cấu BTDƯL. 3.4.2. Thiết kế A/ Thiết kế ván khuôn Ván khuôn phải được thiết kế với hình dạng và vị trí chính xác. Ván khuôn phải dễ lắp dựng và tháo dỡ. Các mối nối phải song song hoặc phải vuông góc với trục dầm và trám kín đủ chống rò rỉ vữa. Ván khuôn phải có vạt cạnh ở chỗ có góc cạnh. B/ Thiết kế đà giáo Vật liệu và kiểu đà giáo được lựa chọn sao cho phù hợp các điều kiện của kết cấu BTCT và điều kiện thi công. Phải chọn cấu tạo sao cho mọi tải trọng đều được truyền xuống đến móng. Đà giáo phải được cố định phần trên của nó vào các kết cấu hiện có hoặc nhờ các giằng ngang và giằng kéo. Cần đảm bảo cho ván khuôn nghiêng không bị áp lực bê tông làm cho biến dạng. Đà giáo phải được thiết kế sao cho dễ dàng tháo dỡ an toàn, tránh xung kích ảnh hưởng xấu đến kết cấu B TCT Các mối nối của các đà giáo và ở các liên kết của cột chống thẳng đứng với các dầm cầu phải đảm bảo không bị trượt, lật và vững chắc. Các dầm của đà giáo có chiều cao quá 300mm phải có các liên kết ngang để chống quay hoặc lật đổ. Móng của đà giáo phải được thiết kế tránh bị lún quá mức và tránh hiện tượng nghiêng lệch. Phải có biện pháp hữu hiệu để bù lại độ lún và biến dạng của đà giáo trong hoặc sau khi đổ bê tông. Độ võng của đà giáo phải được tính toán trước khi thi công và được điều chỉnh, tính toán lại trong quá trình thi công, đặc biệt là đối với các kết cấu thi công phân đoạn. C/ Thiết kế bệ căng Bệ căng cố định hoặc bệ căng di động hoặc bệ căng tháo lắp được cần phải được thiết kế sao cho đảm bảo sử dụng thuận tiện, an toàn được nhiều lần, đảm bảo độ bền, độ cứng và độ ổn định mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng kết cấu BTDƯL kéo trước cũng như tính đồng đều trong sản xuất hàng loạt các kết cấu đó. Bệ căng cố định hoặc bệ căng di động làm bằng thép hoặc bê tông đúc tại chỗ nên được ưu tiên. Cấu tạo bệ căng phải đảm bảo thuận tiện cho việc đặt cốt thép thường và cốt thép DƯL đúng vị trí đảm bảo thuận tiện và đủ không gian cho việc lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, cung cấp bê tông, thi công bê tông và cẩu nhấc kết cấu đã chế tạo xong để đưa đi nơi khác. Vị trí của bệ căng phải ở nơi cao ráo, đảm bảo thoát nước tốt để khu vực quanh bệ căng luôn luôn khô ráo, bệ căng phải đảm bảo tuyệt đối không lún. 3.4.3. Thi công A/ Thi công ván khuôn Các bộ phận ván khuôn phải được liên kết vững chắc với nhau bằng bu lông hoặc thanh thép. Các đầu bu lông và đầu thanh thép đó không được lộ ra trên bề mặt của bê tông sau khi tháo ván khuôn, tốt nhất nên đặt các thanh thép nói trên trong các ống bằng nhựa. Sau khi tháo khuôn thì rút bu lông hoặc thanh thép ra và trám kín ống nhựa. Phần chôn vào bê tông của các thanh thép hoặc bê tông dùng làm giằng, nếu ăn sâu vào bê tông ít hơn 2,5cm thì phải tháo bỏ bằng cách đục bê tông ra. Các lỗ do đục đẽo phải được lấp đầy bằng vữa. Lỗ phải có chiều sâu ít nhất 2,5cm để tránh vữa bị bong ra. Phải bôi trơn bề mặt trong ván khuôn bằng hợp chất đã được lựa chọn cẩn thận sao cho dễ dàng tháo khuôn, tạo được bề mặt bê tông nhẵn đẹp có màu sắc như mong muốn và không ăn mòn bê tông. B/ Thi công đà giáo Đà giáo phải được thi công đúng như đồ án, đảm bảo đủ cường độ và ổn định. Trước khi dựng đà giáo trên mặt đất, phải chuẩn bị và tăng cường nền đất một cách thích đáng để đủ chịu lực và tránh hiện tượng lún không đều. Khi lắp dựng đà giáo phải chú ý luôn luôn đến độ nghiêng, chiều cao, sự thẳng hàng của các bộ phận và các yếu tố khác để đảm bảo đà giáo vững chắc ổn định suốt thời gian thi công. Đà giáo phải được tạo độ vồng đúng theo đồ án. Độ vồng này phải được hiệu chỉnh sau mỗi giai đoạn thi công đúc hay lắp kết cấu BTCT dự ứng lực tuỳ theo thực tế thi công. Đối với các thiết bị đà giáo - ván khuôn di động phải tổ chức giám sát về phương hướng, cao độ và các yếu tố khác để đảm bảo việc lắp dựng thiết bị an toàn chính xác và việc hoạt động của nó là đúng như đồ án quy định. CÔNG TÁC CỐT THÉP DẦM CẦU 4.1. Cốt thép dự ứng lực Cốt thép DƯL phải theo đúng quy định của đồ án thiết kế, các chỉ tiêu về giới hạn cường độ, uốn nguội, giới hạn chảy, độ giãn dài, hiện trạng mặt ngoài... cần phải được thí nghiệm kiểm tra theo yêu cầu của các quy định hiện hành. Bất kỳ sự thay đổi nào không đúng với quy định của đồ án thiết kế đều phải được cơ quan thiết kế và chủ công trình chấp nhận bằng văn bản mới được thực hiện. Các loại thép cường độ cao dùng làm cốt thép DƯL dù có chứng chỉ chất lượng của nhà máy sản xuất cũng vẫn phải lấy mẫu gửi đến cơ quan thí nghiệm hợp chuẩn để làm các thí nghiệm theo quy định của TCVN 4453-87 nói ở Điều 1.1.3. Sợi thép cường độ cao, trơn hoặc có gờ dùng để làm cốt thép DƯL hoặc dùng thành bó thép DƯL phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Loại thép: thép Cacbon có cường độ cao. - Sai số cho phép về đường kính: + 0,05mm ; - 0,04mm - Độ ô van của sợi thép không được vượt quá sai số cho phép của đường kính. - Cường độ chịu kéo khi đứt ft  170kg/mm2 - Giới hạn đàn hồi chảy ứng với độ dãn dài 0,2%: f02  0,8ft. - Độ dẻo uốn với r = 10mm, số lần uốn đến khi gãy phải  4 lần. - Độ dãn dài khi kéo đứt (mẫu dài 100mm)  4% - Mặt ngoài sợi thép phải sạch, không sây sát, dập, nứt gẫy, không có vẩy gỉ. Vận chuyển bảo quản thép cường độ cao làm cốt thép DƯL Thép sợi cường độ cao làm cốt thép DƯL phải có bao gói cẩn thận để tránh bị gỉ và sây sát, không được để dính dầu mỡ, muối, acid, phân hoá học và các chất ăn mòn khác. Kho chứa thép phải khô ráo, phải kê cách đất 20cm, cuộn thép không được xếp đứng mà phải xếp nằm ngang, cao không quá 1,5m. Khi xếp dỡ không được quăng ném từ độ cao xuống. Các loại thép, kích thước, từng lô hàng nhận về khác nhau phải xếp riêng biệt nhau, có đánh dấu riêng để dễ nhận biết. Việc sử dụng các hệ thống thép DƯL khác như thép thanh bó sợi cáp xoắn, thép dẹt... phải tuân theo chỉ dẫn của thiết kế và các tiêu chuẩn, quy trình hiện hành. 4.2. Cốt thép thường và các chi tiết bằng thép chôn sẵn. Cốt thép thường và các chi tiết bằng thép chôn sẵn trong bê tông phải theo đúng đồ án thiết kế và các quy định của các tiêu chuẩn quy trình quy phạm hiện hành nêu trong Điều 1.1.3. 4.3. Gia công cốt thép thường và cốt thép dự ứng lực 4.3.1. Yêu cầu chung Vật liệu được cung cấp đến công trường phải theo đúng chủng loại đã quy định trong đồ án thiết kế. Tiến độ cung cấp phải
Tài liệu liên quan